1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng

111 756 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 722 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng

Trang 1

1.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh 10

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 12

1.2 Khái quát về họat động đầu tư của Công ty 15

1.2.1 Năng lực tài chính 15

1.2.2 Lĩnh vực đầu tư 17

1.2.3 Tổ chức thực hiện công tác đầu tư 17

1.3 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Công ty 19

1.3.1 Giai đoạn trước khi cổ phần( từ khi thành lập đến24/04/2006) 19

1.3.2 Giai đoạn sau khi chuyển thành Công ty cổ phần( từ24/04/2006 đến cuối năm 2007) 21

1.4 Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty 22

1.4.1 Quy trình lập dự án tại Công ty 22

1.4.1.1 Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư 22

Trang 2

1.4.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi 24

1.4.1.3 Nghiên cứu khả thi 24

1.4.2 Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án 29

1.4.2.11 Đầu tư tiếp theo (cho các công trình liên quan) 51

1.4.2.12 Thực hiện đầu tư 52

1.4.3 Tổ chức thực hiện công tác lập dự án tại Công ty 55

1.5 Ví dụ minh họa: dự án nâng cao năng lực vận chuyển của Đoànvận tải 58

1.5.1 Quy trình thực hiện dự án 58

1.5.2 Nội dung dự án nâng cao năng lực vận chuyển Đoàn vận tải 59

Trang 3

1.5.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư 59

Trang 4

2.2.3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng và phân tích tài

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 109

PHỤ LỤC 1: Bảng Tổng mức chi phí cho từng hạng mục theo khốilượng thiết kế sơ bộ Dự án Nhà điều hành Chi nhánh Hoàng Mai 110

PHỤ LỤC 2: Các bảng tính chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nâng cao nănglực vận chuyển của Đoàn vận tải 111

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TMĐT : tổng mức đầu tưTCT : tổng Công tyCTCP : Công ty cổ phần

BCNCTKT : báo cáo nghiên cứu tiền khả thiSXKD : sản xuất kinh doanh

XMVN : xi măng Việt NamVTVT : vật tư vận tải

ĐHĐCĐ : đại hội đồng cổ đôngHĐQT : hội đồng quản trịHĐKD : hoạt động kinh doanhĐTXD : đầu tư xây dựngXDCB : xây dựng cơ bảnTNBQ : thu nhập bình quânXDCB : xây dựng cơ bảnBTCT : bê tông cốt thépTCVN : tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC BẢNGBIỂU

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của năm 2006-2007………16Bảng 1.2: Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hóa……… 20Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008……… 75Bảng 2.2 : Kế hoạch đầu tư năm 2008 của Công ty………76

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnhđạo đã làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.Thị trường điều tiết thay thế cho kế hoạch hoá tập trung đã giúp cho sự vậnđộng của nền kinh tế không còn cứng nhắc, thụ động theo kiểu quan liêu baocấp Trong môi trường của một nền kinh tế mở, (như Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đã tuyên bố khi tiếp xúc với các giới doanh nghiệp nước ngoài) cácdoanh nghiệp đã được toàn quyền chủ động trong quá trình hoạt động kinhdoanh theo sự điều tiết của thị trường Chính thị trường đã buộc các doanhnghiệp phải thay đổi cung cách sản xuất cũng như kinh doanh Đặc biệt, tronglĩnh vực đầu tư và huy động nguồn lực nói chung và nguồn vốn nói riêng đòihỏi doanh nghiệp cần phải thay đổi cách tư duy, cách làm và đặc biệt là cầnnâng cao tính năng động, nhậy bén để tận dụng triệt những cơ hội, nhưngcũng phải biết đối mặt và vượt qua những thách thức do chính nền kinh tế thịtrường đặt ra Thực tiễn cho thấy từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thịtrường, những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được đều là những doanhnghiệp biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả, biết đầu tư đúng lúc, đúng chỗkhicơ hội đến Đó cũng chính là bí quyết quan trọng trong mọi bí quyết đưa đếnsự thành công của một doanh nghiệp.

Nói về đầu tư, là nói về một quá trình huy động nguồn lực nhằm tạothêm lợi nhuận nhiều hơn nữa Một dự án đầu tư có thể có nhiều mục tiêu cầnphải đạt tới, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn phải là sinh lợi Với quan niệmnhư vậy, để sinh lợi, doanh nghiệp có thể bỏ đồng vốn của mình vào hìnhthức đầu tư gián tiếp (còn gọi là đầu tư tài chính) hoặc đầu tư trực tiếp tuỳtheo khả năng, điều kiện và cơ hội mà doanh nghiệp đó có được

Trang 8

Để bảo đảm sinh lợi một cách tối đa khi đã quyết định bỏ vốn đầu tưtrực tiếp, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện quá trình đầu tư theo một trìnhtự có hệ thống, có phương pháp khoa học Nhận thức được tầm quan trọngcủa việc lập dự án đầu tư đối với sự thành công của một quá trình đầu tư vàcũng do thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp có hạn, tôi đã quyết định lựa chọn

đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tưVận tải xi măng” Trong đề tài này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các dự án

đầu tư trực tiếp.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương :

Chương I: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phầnVật tư Vận tải xi măng.

Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ởCông ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng.

Trang 9

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠICÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG

1.1 Khái quát về Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Công ty Cổphần Vật tư Vận tải Xi măng là Xí nghiệpcung ứng Vật tư vận tải thiết bị xi măng Khi đó Xí nghiệp trực thuộc Liênhiệp các xí nghiệp xi măng- Bộ Xây dựng Đến ngày 05 tháng 01 năm 1991,Xí nghiệp cung ứng Vật tư vận tải thiết bị xi măng được sát nhập với Công tyvận tải xây dựng thành Công ty kinh doanh Vật tư Vận tải xi măng Đến ngày12 tháng 3 năm 1993, Bộ Xây dựng có Quyết định thành lập Công ty Vật tưVận tải Xi măngtrên cơ sở Công ty kinh doanh Vật tư Vận tải xi măng.

Công ty Cổphần Vật tư Vận tải Xi măng được chuyển đổi từ Công tyVật tư Vận tải Xi măng theo Quyết định số 280/QĐ-BXD, ngày 22/2/ 2006của Bộ trưởng Bộ xây dựng Là doanh nghiệp cổ phần do Tổng Công ty côngnghiệp xi măng Việt Nam nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Điều lệ tổchức và hoạt động của Công ty cổphần vật tư vận tải xi măng và Luật doanhnghiệp Nhà nước.

Tên Công ty: Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng

Tên giao dịch quốc tế: Materials Transport Cement Joint StockCompany

Tên viết tắt : COMATCE

Trụ sở chính 21B Cát linh – Đống Đa – Hà NộiVốn điều lệ 65.000.000.000đồng

Trong đó:

Trang 10

Nhà nước (Tổng Công ty xi măng Việt Nam ) nắm giữ 55,37% cổphần.

Các cổ đông là người lao động trong Công ty và các cổ đông khác nắmgiữ 44,63%.

Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phầntừ ngày 24/04/2006 theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số0103011963 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp

1.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là :- Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng ;

- Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt) ;- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải ;

- Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng sửa chữa ô tô ;

- Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ chosản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội.

Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty như sau:

- Kinh doanh than: Công ty tiến hành thu mua than của Tổng Công tythan Việt Nam tại các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh Than được vận chuyểnbằng đường biển và giao nhận trực tiếp cho các nhà máy xi măng tại cảng nhưXi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch; đối với các nhà máy xi măngkhác, Công ty tiến hành kết hợp vận chuyển bằng cả đường thủy; đường bộbằng ô tô và đường sắt.

Hiện nay khách hàng của Công ty là các nhà máy xi măng lớn trong cảnước, bao gồm: Xi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bút

Trang 11

Sơn, Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp và Xi măng Hà Tiên 2 Côngty là đơn vị duy nhất cung cấp 100% nhu cầu than cho tất cả các nhà máy ximăng nêu trên Chủng loại than cung cấp của Công ty là loại 3B, 3C.

- Kinh doanh các loại phụ gia xi măng: Ngoài than, Công ty còn tiếnhành kinh doanh các loại vật liệu phụ gia xi măng khác phục vụ cho việc sảnxuất xi măng của các nhà máy như đá bô xít, đá bazan, đá đen, đá xilíc, quặngsắt Tương tự như kinh doanh than, các loại phụ gia này được Công ty tiếnhành thu mua, tổ chức vận chuyển và bán lại cho các nhà máy sản xuất ximăng.

- Kinh doanh vận tải: Công ty hiện có một đội 03 sà lan với trọng tải800 tấn/1 sà lan chuyên vận tải đường thủy Đối với các hợp đồng vật tải lớn,Công ty tiến hành thuê thêm các phương tiện vận tải ngoài

Công ty chủ yếu thực hiện dịch vụ vận tải cho Công ty Xi măng Vậtliệu Xây dựng Xây lắp Đà Nẵng (đây cũng là một Công ty con của TổngCông ty xi măng Việt Nam, chịu trách nhiệm phân phối và tiêu thụ xi măngtại thị trường khu vực miền Trung) Công ty tiến hành vận chuyển Xi măng từcác nhà máy phía Bắc như Bút Sơn, Hoàng Thạch vào các cảng miền Trungbằng đường thủy.

Ngoài ra Công ty còn tiến hành thực hiện các dịch vụ vận chuyển khácnhư: Vận chuyển Clinker giữa các nhà máy xi măng, thực hiện dịch vụ trungchuyển than từ cảng ra các tàu lớn phục vụ mục đích xuất khẩu than.

- Sản xuất và kinh doanh xỉ: Công ty có một Xí nghiệp Tuyển xỉ PhảLại đặt tại Chí Linh, Hải Dương Xí nghiệp có nhiệm vụ thu mua xỉ phế liệucủa nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tiến hành phân loại thành than phế liệu và xỉ,sấy và đóng bao Các sản phẩm xỉ này được sử dụng làm chất phụ gia chế tạo

Trang 12

bê tông, chủ yếu cung cấp phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy thủy điệntại miền Trung.

- Kinh doanh kho bãi:Công ty hiện đang tiến hành kinh doanh dịch vụkho bãi tại khu vực Trung Hòa - Nhân Chính Hà Nội trên diện tích khoảng6.500 m2 trong thời gian tới, Công ty sẽ có kế hoạch nhằm tận dụng tốt hơndiện tích kho bãi nêu trên.

1.1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Phòng Kỹ thuậtPhòng Tài chính Kế toán

Thống kê

Phòng Tổ chức lao độngPhòng Kinh tế - Kế hoạch

BAN GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH HẢI PHÒNGCHI NHÁNH HÀ NAM

Phòng Kinh doanh vận tài

CHI NHÁNH QUẢNG NINHCHI NHÁNH HOÀNG THẠCH

CHI NHÁNH PHÚ THỌCHI NHÁNH KIÊN GIANG VÀ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠITP HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN VẬN TẢI

Phòng Đầu tư và phát triểnPhòng Kinh doanh phụ gia

Trang 13

Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng được tổ chức và hoạt độngtuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 Các hoạt động của Công ty tuân thủLuật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đạihội cổ đông nhấnhất trí thông qua Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty nhưsau:

- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất củaCông ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quyđịnh Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm củaCông ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệmthành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhândanh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công tytrừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hiện tạiHĐQT của Công ty có 05 thành viên Người đại diện theo pháp luật của Côngty là Giám đốc Công ty.

- Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đạihội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạtđộng quản trị và điều hành sản xuất của Công ty Hiện Ban kiểm soát Công tygồm 03 thành viên Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị vàBan Giám đốc.

- Ban Giám đốc : gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc Giám đốcdo HĐQT thuê là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu

Trang 14

trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao.

- Văn phòng Công ty: Là đơn vị quản lý công tác, hành chính quản trị;hậu cần an ninh; an toàn cơ quan; mua sắm và quản lý các tài sản thuộc cơquan Công ty; phục vụ và chăm lo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộcông nhân viên trong toàn Công ty.

-Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giámđốc Công ty và tổ chức thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hóa,công tác quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển củaCông ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh Phòng chịu trách nhiệm kinh doanhmặt hàng than cám Giúp Giám đốc Công ty tổng hợp thông tin về tình hìnhsản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty.

- Phòng Kinh doanh Phụ gia: Tham mưu cho Giám đốc Công ty xâydựng, tổ chức thực hiện và triển khai phương án kinh doanh các mặt hàng phụgia cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.

- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thựchiện công tác quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản lý kỹ thuật xemáy, thiết bị máy móc; quản lý chi nhánh tuyển xỉ Phả Lại; tham mưu quản lýtoàn bộ hệ thống định mức kỹ thuật, quy định giao nhận, hao hụt vật tư, địnhmức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, vật tư trong Công ty; nghiên cứu cải tiếnkỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Phòng Đầu tư và phát triển: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổchức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiêncứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty.

Trang 15

- Phòng Kinh doanh vận tải: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về côngtác vận tải và kinh doanh vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanhcủa Công ty; tổ chức thực hiện công tác vận tải và kinh doanh vận tải.

- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về cơ cấutổ chức, bộ máy quản lý trong Công ty, công tác lao động tiền lương và thựchiện chế độ chính sách đối vơi người lao động theo quy định của Nhà nước vàCông ty.

- Phòng Kế toán thống kê tài chính: Tham mưu cho Giám đốc Công tyvà chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tổ chức chỉ đạo toànbộ công tác kế toán – thống kê – tài chính trong toàn Công ty theo đúng LuậtKế toán

1.2 Khái quát về họat động đầu tư của Công ty

1.2.1 Năng lực tài chính

Trang 16

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bảnnăm 2006-2007của Công ty

Đơn vị : triệu đồngQuý

IV (2007) Năm (2007) Năm (2006)Doanh thu thuần 205,169 684,189 369,443

Nguồn:Báo cáo tài chính các năm 2006,2007 của CTCP VTVT xi măng

Qua bảng 1.1, ta có thể thấy tình hình tài chính của Công ty được thểhiện một cách khái quát qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản Doanh thu thuầncủa Công ty năm 2007 tăng 314,746 triệu đồng, tăng 85% so với năm 2006,đồng thời lợi nhuận gộp tăng 69,998 triệu đồng, tương ứng với tăng 98% sovới năm 2006 Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp ngoài việc tăng trưởngmạnh mẽ còn thực hiện được việc giảm giá thành sản phẩm (giảm khoản mụcgiá vốn hàng bán) khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp đềurất cao, trong đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp cao hơn tốc độ tăng trưởngdoanh thu Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuậnròng tăng tương ứng 5,649 triệu đồng và 4,359 triệu đồng, tức 228% và226% Đây là các con số rất ấn tượng sau khi cổ phần hóa cho thấy tình hìnhkinh doanh của Công ty sau cổ phần hóa đã đạt được rất nhiều thành công.

Trang 17

Về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, trong tháng 1 năm 2007, Công tyđã tiến hành phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn và tiến hành niêm yết trêntrung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 18/12/2006, tăng vốn đầutư của chủ sở hữu từ 25 tỷ lên 65 tỷ và thặng dư vốn cổ phần từ 0 tăng thành40 tỷ Tại thời điểm 31/12/2007, Công ty mới sử dụng phần vốn tăng thêmnày chủ yếu để dưới dạng tiền gửi ngân hàng (khoảng 40 tỷ) và một phần đầutư vào tài chính ngắn hạn (30 tỷ).

1.2.2 Lĩnh vực đầu tư

- Đầu tư xây dựng các dự ánnhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại,siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao,khu giải trí cao cấp (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);

- Đóng mới các phương tiện vận tải thủy phục vụ vận chuyển.

- Đầu tư xây dựng cơ bản nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng của đơn vị - Đầu tư phát triển đa dạng hóa các ngành nghề của Công ty.

- Đầu tưxây lắp các dây chuyền công nghệ phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh.

1.2.3 Tổ chức thực hiện công tác đầu tư

Những năm trước, do Công ty chưa triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ tổchức thực hiện công tác đầu tư chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong phòng đầutư.Từ năm 2005, để phát triển bền vững Công ty trong xu thế mở cửa để hộinhập, Công ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng đã thành lập Phòng Đầu tư vàphát triển

Phòng đầu tư được biên chế 10 người và có chức năng tham mưu giúpGiám đốc và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực XDCB, đầu tư,nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty Nhiệm vụ của

Trang 18

phòng đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty quy định cụ thể nhưsau:

- Chủ trì và phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty đểxây dựng kế hoạch đầu tư,xây dựng cơ bản ngắn hạn, trung hạn và dài hạncủa Công ty trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt

- Nghiên cứu, đề xuất và lập các BCNCTKT, khả thi, các báo cáo đầutưtheo chỉ đạo của Giám đốc Công ty và kế hoạch đầu tư được cấp trên phêduyệt, phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công tynhư xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải, các công trình đầu tư khai thác chế biến mỏ, dự án liên doanh liênkết…

- Tổ chức triển khai các dự án đã được phê duyệt theo đúng các quyđịnh của Nhà nước và cấp trên trong từng thời kỳ, đảm bảo hoàn thành đúngtiến độ, chất lượng có hiệu quả.

- Thẩm định các dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, quy chế xét thầu, đấuthầu (khi có nhu cầu).

- Chỉ đạo và cùng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện cácphương án đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty đãđược các cấp có thẩm quyền xét duyệt.

- Soạn thảo các hợp đồng và thanh lý hợp đồng để trình ký hoặc ký kếtkhi được ủy quyền của Giám đốc Công ty theo đúng Pháp luật Quản lý hồ sơ,giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng, sở hữu các công trình xây dựng cơ bản,xưởng, kho tàng của Công ty.

Trang 19

- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế của Công ty, chế độ chínhsách của Nhà nước trong quản lý và thực hiện đầu tư Phối hợp với các đơn vịtrong Công ty để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu củaGiám đốc Công ty.

1.3 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Công ty

1.3.1 Giai đoạn trước khi cổ phần( từ khi thành lập đến 24/04/2006)

Trước khi cổ phần hoá, Công ty chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực thuộcngành nghề kinh doanh của Công ty là kinh doanh vận tải, kho bãi và các loạivật tư xây dựng cho ngành xi măng Trước khi chuyển sang hoạt động theohình thức cổ phần, Công ty đã thực hiện xong các dự án đầu tư như trongbảng 1.2 dưới đây.

Trang 20

Bảng 1.2: Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hóa

1 Trụ sở Chi nhánh Hoàng Thạch 1983 62.063.6132 Trụ sở Chi nhánh Bỉm Sơn 1987 41.196.5953 Trụ sở Chi nhánh Lâm Thao 1987 46.405.3634 Trụ sở Chi nhánh Hải Phòng 1987 19.928.6845 Xưởng tuyển xỷ Phả Lại 1993 2.875.387.183

8 Kho xi măng số 3 1996 1.127.317.9609 Trụ sở Chi nhánh Ninh Bình 1997 187.636.60310 Trụ sở làm việc 2 tầng 1997 356.893.00011 Đoàn sà lan số 1 1997 2.462.139.36012 Trụ sở Chi nhánh Hà Nam 1999 572.441.87413 Đoàn sà lan số 2 2000 1.846.472.60714 Đoàn sà lan số 3 2003 2.144.343.70015 Trụ sở Chi nhánh Quảng Ninh 2003 786.347.35216 Nâng tầng nhà làm việc 2003 290.000.00017 Dây chuyền sấy tro bay Phả Lại 2006 2.485.000.000

Nguồn: Báo cáo công tác đầu tư các năm của CTCP VTVT

Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hoá chủ yếu thuộc lĩnh vựcđầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt độngsản xuất và kinh doanh của Công ty và đều do Công ty lập dự án

Tất cả các dự án trước khi được đầu tư đều có trong danh mục ĐTXDđược Tổng Công ty phê duyệt Nhìn chung, việc đầu tư các dự án đều có hiệuquả Công tác đầu tư xây dựng tại Công ty đã đảm bảo tuân thủ triệt để mọiquy định của Luật Đấu thầu, nghị định 16/2005/NĐ-CP và của Tổng Công ty.

Trang 21

Trong quá trình thực hiện các bước của quá trình đầu tư, Công ty đã tuân thủđúng phân cấp của Tổng Công ty trong từng giai đoạn

1.3.2 Giai đoạn sau khi chuyển thành Công ty cổ phần( từ24/04/2006 đến cuối năm 2007)

- Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp tro bayPhả Lại công suất 4 tấn/giờ.

- Dự án nâng cao năng lực của đoàn vận tải đó được phê duyệt Tổngmức đầu tư 41.900.000.000 đồng Giai đoạn 1 Công ty đang đóng mới 3 sàlan tự hành 800 tấn/ sà lan;

- Đang làm thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đội tầu vận tải biển 40.000tấn Tổng mức đầu tư 100.000.000.000 đồng

- Đang lập dự án đầu tư xây dựng toà nhà COMATCE tại NhânChính,quận Thanh Xuân, Hà Nội Tổng mức đầu tư khoảng 400.000.000.000đồng.

Ở giai đoạn sau cổ phần hoá, các dự án của Công ty chủ yếu nhằm mụctiêu nâng cao khả năng cạnh tranh (dự án nâng cao năng lực vận chuyển củaĐoàn vận tải) và mở rộng đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh (dự ánđội tàu vận tải biển và dự án toà nhà COMATCE)

Trong số những dự án trên chỉ có dự án dây chuyền sấy và dự án nângcao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải là do Công ty lập, còn 2 dự án mởrộng ngành nghề sản xuất kinh doanh đều thuê tư vấn lập do đây là những dựán lớn, những ngành nghề kinh doanh này còn khá mới mẻ đối với hoạt độngcủa Công ty.

Trang 22

1.4 Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty

1.4.1 Quy trình lập dự án tại Công ty

Quá trình soạn thảo dự án đầutư tại Công tytrải qua 3 cấp độ nghiêncứu:

1.4.1.1 Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư

Để pháthiện các cơ hội đầu tư xuất phát từ những căn cứ sau:

- Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành,củaTổng Công ty xi măng Việt Nam và của Công ty

- Nhu cầu thị trường trong nước về cácloại vật tư xây dựng cho ngànhxi măng và dịch vụ vận tải, kho bãi.

- Lợi thế so sánh so với các đơn vị khác:

Tốc độ tăng sản lượng xi măng sản xuất ra kéo theo sự tăng lên củakhối lượng than nguyên liệu tiêu thụ, các chất phụ gia xi măng cũng như tăngnhu cầu vận chuyển các sản phẩm đầu vào và đầu ra của các nhà máy sản xuấtxi măng Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng với lợi thế của việc đã cóquan hệ làm ăn lâu dài và là nhà cung cấp nguyên liệu than duy nhất cho cácnhà máy xi măng lớn như Xi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch, Ximăng Bút Sơn, Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp và Xi măng Hà Tiên2, trong tương lai sẽ có khả năng giữ vững được thị phần hiện tại của mìnhcũng như mở rộng và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian tới, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh tại ViệtNam sẽ được cải thiện đáng kểkhi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO Việc môi trường kinh doanh ngày càng trở nênhoàn thiện, công bằng, minh bạch và bình đẳng hơn sẽ tạo điều kiện để Côngty có những bước phát triển dài và mạnh mẽ Tuy nhiên điều này cũng tạo ra

Trang 23

không ít khó khăn thách thức đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thíchhợp nhằm khắc phục và vươn lên.

- Những kết quả về tài chính, kinh tế - xã hội sẽ đạt được nếu thực hiệnđầu tư.

Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằmxác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trongchiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, của ngành.

Ví dụ như với dự án đầu tư toà nhà CTCP VTVT xi măng, ý tưởng cơhội đầu tư này được xuất phát từ những căn cứ sau:

- Nhu cầu đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh của CTCPVTVT xi măng.

- Thuận lợi về tình hình thị trường bất động sản trong những năm gầnđây, đó là hiện nay nhu cầu về nhà ở và văn phòng làm việc nói chung tại khuvực Hà Nội rất lớn, nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

- Khu đất Nhân Chính có vị trí giao thông thuận lợi, gần các tổng côngty và tập đoàn kinh tế, các cơ quan hành chính Nhà nước, các khách sạn quốctế 5 sao,các khu nhà ở cao cấp; là cửa ngõ phía Tây Nam, một trong nhữnghướng phát triển của Thủ đô nên rất có ưu thế trong kinh doanh bất động sản,thương mại, dịch vụ tài chính và ngân hàng

- Nếu Công ty đầu tư xây dựng ở khu đất Nhân Chính nhà cao tầng caocấp dùng làm văn phòng và nhà ở cho thuê và bán là rất phù hợp và đồng bộvới quy hoạch của Thủ đô cũng như có nhiều triển vọng về đầu ra.

- Việc đầu tư thực hiện dự án là cơ hội để khai thác hiệu quả khu đất ởNhân Chính, chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đưa Côngty phát triển sang một tầm cao mới

Trang 24

Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư nhằm loại bỏ ngay những dự kiếnrõ ràng không khả thi mặc dù không cần đi sâu vào chi tiết Tính không khảthi được chứng minh bằng các số liệu thống kê, các tài liệu thông tin kinh tếdễ tìm Điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí và thời gian cho cácnghiên cứu kế tiếp.

1.4.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi

Đây là bước nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiềutriển vọng đã được lựa chọn Với những cơ hội đầu tư có triển vọng đem lạihiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Công ty cổ phần Vật tưvận tải xi măng chủ yếu thực hiện đầu tư các dựán nhóm B,C nên do đó không yêu cầu phải lập BCNCTKT.

1.4.1.3 Nghiên cứu khả thi

Tại CTCP VTVT xi măng, do thường thực hiện các dự án nhỏ hoặc cótính chất quen thuộc, Công ty thường bỏ qua các bước NCTKT mà chỉ thựchiện việc nghiên cứu khả thi, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm tiếtkiệm thời gian và chi phí Do đó, đây là bước quan trọng nhất, cần được hoànthiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự án cũng như thực hiện dự ánsau này.

Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu Ởgiai đoạn này phải khẳng định được cơ hội đầu tưcó khả thi hay không? Cóvững chắc, có hiệu quả hay không?

Ở bước nghiên cứu này, mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ởtrạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từngnội dung nghiên cứu Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong

Trang 25

điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tácđộng đảm bảo cho dự án có hiệu quả

Kết quả nghiên cứu này sẽ được các cán bộ lập dự án cụ thể hóa trongbáo cáo nghiên cứu khả thi, tuân theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiệnnay (Nghị định số 07/2003/ NĐ-CP).

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:

1 Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư: Các căn cứ nàyđược Công ty xác định dựa trên chiến lược phát triển của ngành, của TổngCông ty xi măng Việt Nam, dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, đảmbảo phù hợp với các yêu cầu, quy định chung về hoạt động đầu tư của các cơquan chức năng, các bộ, ban ngành có liên quan và của Nhà nước.

Nội dung nghiên cứu khía cạnh thị trường trong lập dự án chưa đượcquan tâm đúng mức do dựa vào nhận định chủ quan củaCông ty, thị trườngcác sản phẩm Công ty cung cấp là rất hấp dẫn, cung còn quá ít so với cầu.

2 Lựa chọn hình thức đầu tư: Chủ yếu là hình thức đầu tư trực tiếp, baogồm cả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh (dự án nâng cao năng lực đoànvận tải) và mở rộng đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh (dự án độivận tải biển).

3 Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự áncó sản xuất)

4 Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến côngtrình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọnđịa điểm nhưng trong đó chưa đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnhhưởng đối với môi trường và xã hội)

Trang 26

Trước đây khi Công ty tiến hành lập dự án có sản xuất ra sản phẩmhàng hóa là dự án dây chuyền sấy tro bay công nghiệp đã chưa chú ý đến nộidung 3 và nội dung 4 Với dự án này, chương trình sản xuất và các yếu tố phảiđáp ứng còn chưa được tính toán chính xác nên phải thực hiện thêm dự án bổsung nhằm đưa dự án vào hoạt động ổn định Hơn nữa, địa điểm thi công chicó một phương án nhằm tận dụng khu đất có sẵn của Công ty nhưng vấp phảisự phản đối của người dân xung quanh nên phải tiến hành di chuyển địa điểmgây lãng phí vốn đầu tư.

5 Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).6 Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.

Đây là một nội dung được các cán bộ làm công tác dự án của Công tyrất quan tâm vì phân tích kĩ thuật công nghệ chính là tiền đề cho việc phântích kinh tế tài chính của dự án Quyết định đúng đắn trong phân tích kĩ thuậtkhông chỉ loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kĩ thuật mà còn giúp tránhnhững tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư saunày

7 Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của cácphương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.

Với các dự án nhỏ, Công ty tự lập, việc phân tích các yếu tố 5,6,7 đượctiến hành khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác cần thiết đốivới dự án Còn đối với dự án lớn như tòa nhà COMATCE tại Nhân Chính,quận Thanh Xuân, Hà Nội, Công ty thuê tư vấn chuyên nghiệp nên các nộidung trên được tính toán kỹ lưỡng, chính xác và chuyên nghiệp.

8 Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính,tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ Phương án hoàn trả vốn đầu tư(đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư)

Trang 27

Trước đây nguồn vốn chủ yếu là từ Tổng Công ty Xi Măng Việt Namnhưng trong những năm gần đây, nhất là sau khi được cổ phần hóa, các dự ánđược tính toán nguồn vốn rất hợp lý, dần dần hướng sang sử dụng nguồn vốntự có của Công ty kết hợp với vốn vay để tiến hành thực hiện dự án thay choviệc dựa vào vốn vay ưu đãi của Tổng Công ty.

9 Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động được phòngđầu tư – phát triển xây dựng dựa trên tình hình thực tế Trong dự án nâng caonăng lực vận chuyển của Đoàn vận tải, phương án khai thác và sử dụng laođộng được rút ra từ tình hình các đội tàu sẵn có của Công ty Công ty đã xâydựng cả phương án số lượng lao động, nguồn lao động sao cho có đủ khảnăng đáp ứng công việc và cả phương án đào tạo khái quát tuy chưa nêu đượckinh phí dự trù cho việc đào tạo nay.

10 Phân tích hiệu quả đầu tư.

Công tác phân tích hiệu quả đầu tư được thực hiện thông qua việc phântích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu nhưng chưa tính toán trong trạng tháiđộng (phân tích độ nhạy của dự án ) do theo quan điểm của Công ty, các dựán Công ty thực hiện không mới, không cần phân tích độ nhạy

Với các dự án do Công ty lập, việc đánh giá hiệu quả tài chính của dựán được thực hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như giá trị hiện tại ròng NPV, tỉsuất hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T

Việc xem xét hiệu quả đầu tư mới chỉ thực hiện xem xét trên góc độhiệu quả tài chính mà chưa chú ý đến xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của hoạtđộng đầu tư.

11 Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư

Trang 28

Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu Dự án nhóm A, B cóthể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thểcủa dự án) Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa côngtrình vào khai thác sử dụng (chậm nhất)

12 Tất cả những dự án do Công ty lập đều áp dụng hình thức chủ đầutư (Công ty) tự quản lý thực hiện dự án Chỉ với những dự án lớn có tính chấtkĩ thuật phức tạp, thuộc các lĩnh vực kinh doanh mớinhư dự án toà nhàCOMATCE và dự án đội tàu vận tải Công ty phải thuê ngoài để lập và quản lídự án.

13 Xác định chủ đầu tư: Các dự án được thực hiện đều do Công ty làmchủ đầu tư.

14 Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.15 Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt,nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9,10, 11, 12, 13 và 14.

16 Thời gian lập dự án đầu tư nhóm C không quá 3 thángThời gian lập dự án đầu tư nhóm B không quá 9 tháng

Mục đích của nghiên cứu khả thi là xem xét lần cuối cùng nhằm đi đếnnhững kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án bằng các số liệu đãđược tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kĩ thuật, các lịch biểu vàtiến độ thực hiện dự án trước khi quyết định đầu tư chính thức

Trang 29

1.4.2.Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án

1.4.2.1 Xác định mục tiêu

Trước khi bắt tay vào nghiên cứu lập dự án, điều cốt yếu đầu tiên, đó làphải xác định mục tiêu mà dự án cần phải đạt được ứng với nguồn lực vàtrong khoảng thời gian đã xác định Bởi lẽ ngoài mục tiêu sinh lợi, dự án còncó những mục tiêu khác như nâng cao năng lực sản xuất ( dự án nâng caonăng lực vận chuyển của Đoàn vận tải ), nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng choCông ty(dự án đầu tư xây dựng cụm nhà văn phòng tại 21B Cát Linh), pháttriển đa dạng hóa ngành nghề (dự ánxây dựng tòa nhà Công ty Vật tư Vận tảixi măng)… nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là tối đa hóa giá trị của doanhnghiệp.

- Để đạt đựơc những mục tiêu nêu trên, chi phí đầu tư bỏ ra là baonhiêu, liệu có những giải pháp nào khác để đạt đựoc cùng mục tiêu trong từngtrường hợp cụ thể.Cần xem xét những gì để kết luận dự án là tối ưu cho mụctiêu đã định.

- Các hàng hóa dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà dự án sẽ sản xuất.Nó nhằm đáp ứng nhu cầu gì cho sản xuất, đời sống Người ta sử dụng nótrong trường hợp nào?

- Trong lúc này, có những ai( người, Công ty,xí nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế) đang chuẩnbị cho ra đời một dự án tương tự dự án này Liệu nócó thể trở thành đối thủ cạnh tranh không? Điều đó có nguy cơ gây thiệt hạicho dự án hoặc cho nền kinh tế quốc dân không? Các thông tin và nhận địnhtrên đây chính xác đến mức nào? Cần được kiểm tra như thế nào, ở đâu để cóđối sách thích hợp.

Trang 30

1.4.2.2 Phân tích thị trường (cung cầu) đối với sản phẩm của dự án

Về cầu cần phân tích hai nội dung sau:Nhu cầu về chất lượng sản phẩm

- Đặc điểm chất lượng phù hợp đến mức nào với tiêu chuẩn quốc tế,nhà nước hoặc tiêu chuẩn ngành hay không?

- Sau khi so sánh chất lượng của loại sản phẩm dự kiến sản xuất vớitrình độ chế tạo cao nhất trong và ngoài nước rút được kết luận gì?

- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đầu tư,chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Mức tăng chất lượng hàng hóa có phùhợp với mức tăng chi phí sản xuất và giá thành hay không?

- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động củanền kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt là của khách hàng tiêu thụ chínhnói riêng? Liệu có thể thông qua chất lượng sản phẩm mà nhập khẩu mặt hàngcùng loại được không?

- Thay đổi chất lượng có thể làm thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm.Vậy khi chu kỳ sống của sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đếnnhu cầu về số lượng sản phẩm đó cũng như đến chi phí cần thiết để đáp ứngnhu cầu nói trên?

- Liệu có khả năng nào thay thế những sản phẩm với chất lượng dựkiến bằng một sản phẩm khác hay không? Nếu có thì đó là sản phẩm gì, sắptới sản phẩm đó có được cải tiến và thay thế dần dần sản phẩm đang xem xéthay ngược lại?

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tác động nhưthế nào đến chất lượng và giá cả sản phẩm đang xem xét?

Trang 31

- Liệu vấn đề chất lượng sản phẩm đã được đặt ra một cách toàn diệnđể có thể quyết định một cách dứt khoát về phương án công nghệ hay chưa?

Nhu cầu về số lượng sản phẩm:

- Nhu cầu toàn bộ đối với sản phẩm đó hiện nay và trong những nămtiếp theo là bao nhiêu? Số lượng đó đựoc tính tóan trên cơ sở nào? Dự báotheo phương pháp nào? có gì bảo đảm phương pháp dự báo đó là đúng? Cơcấu của loại sản phẩm đó ra sao?

- Nhu cầu tiêu dùng hiện nay và trong nứơc có biến động theo nữa haykhông?

- Những yếu tố nào quyết định quy mô của nhu cầu, ảnh hưởng củanhững yếu tố đó ra sao?

Các nhu cầu xã hội khác:

- Sau khi đầu tư các nhu cầu, lợi ích dưới đây có được đảm bảo không+ Đất đai, tài nguyên, môi trường

+ Đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử

+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nguồn lực+ Bảo vệ môi trừơng: đất, nước, không khí, tiếng ồn

+ Có chỗ thải an toàn cho chất thải công nghiệp và có phương án sửdụng lại những chất này dưới dạng nguyên liệu thứ cấp.

+ Chống ồn cho khu vực dân cư.+ Quốc phòng, an ninh.

+ Các nhu cầu chính trị xã hội khác như: cải thiện mức sống của nhândân, tận dụng lực lượng lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nôngthôn

Trang 32

+ Các vấn đề về bảo hộ lao động, phòng cháy

+ Các vấn đề văn hóa: Ví dụ như các nhu cầu về thẩm mỹ như quyhoạch thành phố hình khối kiến trúc.

Trong các dự án do Công ty lập, phân tích cầu thị trường chưa đựơcxem xét cụ thể, nguyên nhân do: là thành viên trong Tổng Công ty xi măngViệt Nam, Công ty được giao chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh vàphục vụ: cung cấp, vận tải vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy ximăng (như than cám, phụ gia xi măng các loại, vỏ bao, phụ tùng thiết bị…).Do đó, có thể nói rằng Công ty luôn có thị trường để tiêu thụ sản phẩm củamình Cũng chính vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường,ở đây cụ thể là phântích cầu thị trường cũng chưa được chú trọng đúng mức

Về cung :

- Với số lượng bao nhiêu và thời điểm nào, nhu cầu của nền kinh tếquốc dân được thỏa mãn ở mức tối thiểu? Việc đáp ứng không đúng với nhucầu thừa hoặc thiếu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng gì về mặt kinh tế.

- Đề đáp ứng nhu cầu đề ra thì hiện nay trong tay có những gìrồi( vốn,thiết bị, vật tư, công suất)?

- Tình hình sử dụng và khai thác tài sản cố định và năng lực hiện có?Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng và khai thác đó.

- Các máy móc thiết bị có công suất lớn đã được khai thác triệt đểchưa?

- Đối với các nhà máy trong và ngoài ngành sản xuất loại sản phẩmtương tự hoặc có công dụng tương đương thì tình hình vận dụng công suấtmáy móc thiết bị như thế nào?

Trang 33

- Những thiết bị máy móc nào mà vì lý do kĩ thuật hoặc kinh tế phảithanh lí hoặc cải tiến.

- Liệu nhu cầu đã được đáp ứng với chi phí thấp nhất chưa?

- Có cần thiết phải đầu tư để thỏa mãn nhu cầu hay không và cách đócó phải là hợp lí nhất để đáp ứng nhu cầu hay không ? Đã tận dụng mọi biệnpháp và khả năng để hợp lí hóa sản xuất hay chưa?

- Nếu cần đầu tư thì liệu có giành được lợi thế trong cạnh tranh haykhông? Giành bằng cách nào? Liệu sẽ chiếm lĩnh đựơc thị trường với tỉ lệ baonhiêu?

- Chọn hình thức đầu tư hợp lí nào:+Cải tạo, đổi mới công nghệ

+Mở rộng để đồng bộ hóa

+Xây mới (trong trường hợp đặc biệt cần thiết)

- Nếu chọn hình thức đầu tư cải tạo thì sẽ tíết kiệm được bao nhiêu thiếtbị, hệ thống phụ trợ so với đầu tư mới?

- Với dự kiến đầu tư như vậy có đảm bảo đựơc đưa sản phẩm ra chiếmlĩnh thị trừơng vào đúng lúc cần thiết không?

Công tykhông trực tiếp tiến hành sản xuất những mặt hàng kinh doanhcủa mình mà chỉ tổ chức thu mua từ các nhà sản xuất rồi vận chuyển và bánlại cho các nhà máy sản xuất xi măng, cụthể là: tiến hành thu mua than từTổng Công ty than Việt Nam tại các mỏ than ở Quảng Ninh, tương tự đối vớikinh doanh than, các chất phụ gia cũng được Công ty tổ chức thu mua vậnchuyển rồi bán lại cho các Công ty xi măng Như vậy, nguồn cung sản phẩmcủa Công tylà có sẵn Do đó, phân tích cung thị trường trong lập dự án tạiCông ty là hầu như không có.

Trang 34

1.4.2.3 Năng lực (công suất)

- Dự kiến năng lực của công trình là bao nhiêu? Năng lực đó có phải lànăng lực tối ưu hay không? Lý do để coi đó là năng lực tối ưu.

- Có khả năng thông qua tập trung và chuyên môn hóa sản xuất để đạtđược một năng lực tối ưu không?

- Nguồn nguyên liệu, phương thức cung cấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm,các điều kiện lãnh thổ có ảnh hưởng đến công suất của công trình?

- Các phương án công nghệ có ảnh hưởng thế nào đối với năng lực?Với năng lực dự kiến, liệu có xác lập được một dây chuyền công nghệ vừahiện đại vưà thích hợp cho phép khai thác hết công suất hay không?

- Sự cân đối năng lực giữa các công đoạn của dây chuyền sản xuất cũngnhư dây chuyền sản xuất chính với các dây chuyền sản xuất phụ trợ và phụcvụ thế nào? Có khâu nào thừa và khâu nào thiếu hay không? Xử lí bằng cáchnào?

- Xét các yếu tố nền kinh tế quốc dân nói chung của ngành hoặc củanhà máy thấy có cần năng lực dự phòng hay không? Cụ thể là những năng lựcgì?

- Dự kiến chế độ làm việc, có bố trí sản xuất hai ca hay không, lợi hạithế nào?

- Có dự kiến đưa vào sử dụng từng năng lực của nhà máy hay không?Đó là những phần nào?

- Công suất dự kiến của thiết bị chính đã phải là hợp lí nhất hay chưa,khi có sự cố trong các nhà máy (nếu thiết bị chính ngừng hoạt động) thì sẽảnh hưởng như thế nào đến các khâu khác trong dây chuyền sản xuất?

- Có khả năng mở rộng trong tương lai ở khu vực lãnh thổ hay không?

Trang 35

1.4.2.4 Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật

Khi phân tích khía cạnh kĩ thuật trong công tác lập dự án, cần xemxétđến trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công trình đầu tư thể hiện ởcác mặt như: thiết bị tổ chức sản xuất và nhà xưởng Biểu hiện cụ thể như sau:+Chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu củakhách hàng.

+Suất đầu tư thấp hoặc chi phí đầu tư tương xứng với mức tăng củanăng lực sản xuất.

+Giám định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động, hạ chi phí giántiếp, giảm giá thành.

+Sản phẩm đạt trình độ tiêu chuẩn hóa cao

Để tiến hànháp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cần xét các vấn đềsau:

- So sánh các chỉ tiêu cần thiết, với các chỉ tiêu tương ứng trên thế giới - Đảm bảo ưu thế cạnh tranh khi áp dụng công nghệ dự kiến

- Chi phíđầu tư cho công trình, chi phí để tiến hành các công tác nghiêncứu thử nghiệm cần thiết ở trong nhà máy hoặc trong cơ sở sản xuất thiết bị,cơ sở tiêu thụ sản phẩm ở trong ngành xây dựng hoặc trong lĩnh vực bảo vệmôi trường

- Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện có Các kết quả khi sản xuấtthử sản phẩm mẫu hoặc tương ứng thử công nghệmẫu.

- Tính chắc chắn của các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đã dự kiến, cácảnhhưởng đến hiệu quả đầu tư nếu không đạt được và nhữnggiảipháp để bảo đảmhiệu quả chắc chắn.

Trang 36

1.4.2.5 Công nghệ và tổ chức sản xuất

Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại côngnghệ và áp dụng những hình thức tổ chức sản xuất khác nhau Tuy nhiên mỗiloại công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lại có những đặc tính, chất lượngvà chi phí khác nhau Do đó phải xem xét và lựa chọn trong các công nghệ vàcác hình thức tổ chức sản xuất để lựa chọn được công nghệ và hình thức tổchức sản xuất thích hợp nhất đối với loại sản phẩm mà dự án định sản xuấtsao cho phù hợp với điều kiện máy móc,thiết bị cần mua sắm, với khả năngtài chính và yếu tố có liên quan khác như tay nghề, trình độ quản lý Để lựachọn công nghệ và tổ chức sản xuất thích hợp cần xem xét các vấn đề sau đây:

- Có sử dụng những công nghệ đã ứng dụng thực tiễn hay không? Nếusử dụng công nghệ cũ liệu có bị lạc hậu không?

- Dây chuyền sản xuất sẽ bố trí như thế nào? Cần bao nhiêu diện tíchtheo quy phạm hiện hành.

- Khi soạn thảo phương án công nghệ có chú ý đến kết quả so sánh vớitrình độ trên thế giới hay không?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định trong việc lựa chọnphương án công nghệ ( ví dụ: tận dụng những nhà xưởng, diện tích, khônggian có sẵn, các bước mở rộng sau nay, yếu tố bảo đảm an toàn, bảo vệ sứckhỏe, môi trường, khả năng hiệp đồng với môi trường hiện hữu, khả năng sửdụng các loại thiết bị, vật tư cho phép.

- Liệu công nghệ dự kiến có làm tăng thứ phẩm, phế liệu hoặc thậm chíphế phẩm hay không? Có cách nào khắc phục được không? Nếu không thì cócách nào tận dụng hoặc tiêu hủy không? Liệu giải quyết các vấn đề đó cóbuộc phải đầu tư?

Trang 37

- Thêm cho những khâu xử lí tiếp theo và cho địa phương hay không?Liệu có phương án đảm bảo vận chuyển thường xuyên các phế liệu phế phẩmtới tận nơi dùng hoặc bãi tập trung không?

- Dự kiến phải có dây chuyền hoặc thiết bị phụ trợ nào để nhà máy họatđộng được bình thường chẳng hạn:

+Vận tải, trung chuyển bảo quản,

+Thu nhập, lưu trữ, chuyền và xử lí thông tin+Cung cấp phân phối năng lượng

+Quạt mát, điều hòa nhiệt độ+Cấp, thoát nước

+Xử lí phế phẩm+Lọc bụi

+Thí nghiệm, kiểm tra

+Xưởng thử nghiệm trong nhà máy.+Bộ phận xây dựng

+Bộ phận sửa chữa bảo dưỡng+Bộ máy quản lí và phục vụ

+Những dây chuyền phụ trợ đó có phù hợp với công nghệ đã chọn củadây chuyền chính hay không?

- Phương tiện và phương thức vận chuyển nội bộ như thế nào? Có phùhợp với phương tiện và phương thức vận chuyển ngoài nhà máy cũng như hệthống kho tàng hay không, và tóm lại phương tiện và phương thức đó đã tốiưu chưa?

Trang 38

- Chiều dài, chiều rộng, quy hoạch, đường đi, lối lại đã bố trí hợp líchưa

- Công nghệ dự kiến cho dây chuyền chính và phụ trợ có ảnh hưởngnhư thế nào tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Nếu có yêu cầuthay đổi chủng loại và tính năng, quy cách sản phẩm có thực hiện được haykhông.

- Nhu cầu diện tích công tác có phù hợp với quy phạm kĩ thuật không- Công nghệ có đáp ứng các quy phạm an toàn lao động, an toàn sảnxuất chưa?

- Vì sao phải tính đến việc nhập khẩu thiết bị và các yếu tố phần mềmcông nghệ

- Trong trường hợp phải nhậpthiết bị và công nghệ nước ngoài thì cónhững hậu quả gì cần lưu ý

- Có cách nào khắc phục hoặc chỉ nhập hạn chế các thiết bị nước ngòaihay không? ( chọn giải pháp công nghệ khác, tận dụng mọi khả năng trongnước, tự chế tạo thiết bị)

- Khi cần thiết phải nhập thiết bị thì đó là loại thiết bị của một côngnghệ đã được ứng dụng rộng rãi hay là của một công nghệ mới chưa được thửthách trong thực tế? Có tài liệu hướng dẫn hoặc tham khảo kèm theo thiết bịkhông?

- Có chọn được giải pháp tối ưu qua các bản chào hàng không hay nhấtthiết phải thuê chuyên gia nước ngoài.

- Chi phí đầu tư cho thiết bị chủ yếu( kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặtvà đưa vào vận hành) phân theo chủng loại, số lượng và năng lực được ướctính chính xác đến đâu? Chi phí có thể chấp nhận được không?

Trang 39

- Các thiết bị cho dây chuyền chính và các dây chuyền phụ trợ đã cóđơn giá hay chưa? Đây là đơn giá chào hàng hay đơn giá thỏa thuận qua đàmphán, đã hợp lí chưa?

- Quản lí sản xuất như thế nào? Từng bộ phận của nhà máy cần phốihợp với nhau ra sao? Dự kiến phân công, công tác như thế nào giữa các dâychuyền chính và phụ trợ trong nhà máy.

- Bộ máy quản lí điều hành cần những phương tiện kĩ thuật gì- Công nghệ được chọn có ảnh hưởng ra sao đến :

+ Nhu cầu về nguyên liệu chính, phụ, năng lượng,nước+ Nhu cầu phụ tùng thay thế

+ Năng suất lao động

+ Mức độ nặng nhọc, an toàn với người lao động.+ Mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.

Lựa chọn phương án công nghệ có vai trò rất quan trọng trong nội dungphân tích kĩ thuật của công tác lập dự án.Dẫn chứng như dự án đầu tư dâychuyền sấy công nghiệp tro bay tuyển Phả Lại, đây là dự án chuyển tiếp từnăm 2006, có tổng mức đầu tư là 2.485.000.000 đồng trong đó chi phí thuêđất trong thời gian xây dựng là 66.000.000 đồng nhưng do đây là công trìnhcó công nghệ hoàntoàn mới và phức tạp, nên sau khi lắp đặt xong dây chuyền,nhà thầu phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh công nghệ và căn chỉnh thiếtbị trong quá trình chạy thử Do đó, chi phí thuê đất thực tế phải trả tính đếnhết năm 2007 là 368.000.000 đồng, vượt so với chi phí thuê đất tính trong dựán đầu tư là 302.000.000 đồng làm cho chi phí đầu tư của dự án tăng lên

Trang 40

Nhìn chung, phân tích kĩ thuật nếu đựơc thực hiện tốt sẽ làm tiền đềcho phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi, loại bỏ được các phương ánkhông hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho hoạt động đầu tư của Công ty.

1.4.2.6 Quy hoạch lãnh thổ

Đối với những dự án đầu tư XDCB mà Công ty đã và đang tiến hànhthực hiện lập dự án như dự án đầu tư cụm nhà văn phòng Cát Linh, dự án xâydựng nhà điều hành sản xuất kinh doanh của các chi nhánh hay lớn hơn là dựán đầu tư xây dựng toà nhà COMATCE tại Nhân Chính – Hà Nội thì yêu cầuđặt ra là phải phù hợp với quy chuẩn, quy hoạch đô thị và phải thực hiện đầyđủ các thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng Do đó khi tiến hành lập dự ánCông ty đã tíến hành tìm hiểu quy hoạch của Nhà nước về quản lý xây dựng,các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và làm thủ tục xin cấp phép xây dựng.Điểm thuận lợi của Công ty là các khu vực tiến hành thực hiện dự án đều đãcó quy hoạch chi tiết được duyệt nên không cản trở việc lập và thực hiện dựán.

Bên cạnh việc phù hợp với các quy chuẩn, quy hoạch đô thị như nêutrên Công ty còn phải xem xét đến các yêu cầu, điều kiện về mặt địa điểm xâydựng ( điều kiện tự nhiên, hệ thống cấu trúc hạ tầng, cơ sở hạ tầng điệnnước ) để có thể lường trước những khó khăn sẽ gặp phải để có biện phápgiảm thiểu thiệt hại do những khó khăn đó gây ra Do các dự án Công ty thựchiện chủ yếu nằm tại các khu vực đồng bằng, tại các đô thị lớn là Hà Nội,Quảng Ninh… là chủ yếu nên các yếu tố điều kiện tự nhiên, hệ thống cấu trúchạ tầng khá thuận lợi Với các công trình tại các tỉnh, địa phương có điều kiệnkhông thuận lợi bằng, Công ty cũng đã có những biện pháp nghiên cứu, tranhthủ các lợi thế của mình trong quan hệ với địa phương để có thể có được địađiểm thuận lợi cho công tác tiến hành xây dựng

Ngày đăng: 28/11/2012, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bảnnăm 2006-2007của Công ty - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bảnnăm 2006-2007của Công ty (Trang 16)
Bảng 1.2: Các dự án đãthực hiện trước khi cổphần hóa - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
Bảng 1.2 Các dự án đãthực hiện trước khi cổphần hóa (Trang 20)
Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanhnăm 2008 - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
Bảng 2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanhnăm 2008 (Trang 78)
Bảng 2. 2: Kế hoạch đầutư năm 2008 củaCông ty - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
Bảng 2. 2: Kế hoạch đầutư năm 2008 củaCông ty (Trang 79)
PHỤ LỤC 1: Bảng Tổng mức chi phí cho từng hạng mục theo khối lượng thiết kế sơ bộDự án Nhà điều hành Chi nhánh Hoàng Mai - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
1 Bảng Tổng mức chi phí cho từng hạng mục theo khối lượng thiết kế sơ bộDự án Nhà điều hành Chi nhánh Hoàng Mai (Trang 110)
Giá trị tscđ hình thành 27.069.355 13.019.806 00 00 00 00 00 00 00 40.089.161 - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
i á trị tscđ hình thành 27.069.355 13.019.806 00 00 00 00 00 00 00 40.089.161 (Trang 111)
BẢNG KÊ DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN - Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng
BẢNG KÊ DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w