Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 72 - 76)

- Thời gian đầu, khi còn là Công ty thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt nam, Công ty đã triển khai lập một số dự án đầu tư, nhưng sau khi lập xong không đủ căn cứ để cấp thẩm quyền phê duyệt, do xác định mục tiêu không rõ, điều tra nhu cầu thị trường không đủ thông tin. Chẳng hạn dự án sản xuất cung ứng phụ gia cho xi măng, dự án vận tải Bắc – Nam.

- Dự án đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp tro bay Phả Lại có một số vấn đề tồn tại ngay từ khi lập dự án cho đến khi triển khai thực hiện. Đó là:

+ Dự án được phê duyệt từ 15 tháng 12 năm 2004, nhưng do việc tổ chức đấu thầu không thành dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đồng thời với việc tổ chức đấu thầu lại. Quá trình lựa chọn nhà thầu kéo dài đến tận ngày 14 tháng 10 năm 2005 mới ký được hợp đồng thi công. Trong thời gian này, do giá cả vật tư tăng mạnh buộc chủ đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư lần thứ hai. Tất nhiên sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuả Dự án vẫn được bảo đảm:

Hệ số trả nợ > 1,6.

NPV: + 1.648.489.000 đồng

IRR = 35,4% trong khi chỉ cần cao hơn tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng hiện tại là đủ.

Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân 17,6%.

+ Dự án không xét tới các yếu tố tác động đến môi trường, cho nên khi thực hiện đúng vào thời điểm ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nhạy cảm, việc khởi công đã không thể thực hiện được do sự cản trở của dân địa phương. Đây chính là một bài học đắt giá cho Công ty khi lập dự án đã xem nhẹ những những thủ tục pháp lý về môi trường.

Mặc dù ngay từ đầu, dự đã xác định rõ phải đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản, đó là nâng cao năng lực sản xuất tro bay của Chi nhánh tuyển xỷ Phả Lại để tăng lợi nhuận nhưng đồng thời phải đảm bảo hạn chế đến mức tối thiểu sự tác động của quá trình sản xuất đến môi trường. Nhưng thực tế khi triển khai thực hiện, Công ty chưa có biện pháp nhằm tập trung đạt cho được

mục tiêu thứ hai, đó là hạn chế đến mức tối thiểu sự tác động của quá trình sản xuất đến môi trường.

+ Dự án thiếu giải pháp đồng bộ cho quá trình sản xuất khi đưa dây chuyền vào hoạt động, thiếu các hạng mục phụ trợ nhằm duy trì cho dây chuyền sấy hoạt động ổn định.

- Quá trình nghiên cứu lập dự án chưa thật chú ý đến những căn cứ là thông số đầu vào của dự án, thiếu thông tin thị trường.

- Cán bộ vẫn còn thiếu cả về lượng lẫn chất so với yêu cầu đầu tư phát triển của Công ty. Công tác tổ chức lập dự án do phòng đầu tư đảm nhiệm, trong quá trình tổ chức lập dự án còn gặp một số khó khăn về bố trí nhân sự do số cán bộ chuyên môn còn ít.

- Hầu hết các dự án mới chỉ chú trọng đến phân tích tài chính và phân tích kĩ thuật. Trong phân tích tài chính cũng chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản nhưIRR,NPV,T mà chưa xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn về mặt tài chính của các dự án đầu tưtrên các mặt: an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh tóan các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án sẽ cho chủ đầu tư (là Công ty) biết được yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để từ đó có biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án, mặt khác còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính.

- Nguồn vốn đầu tư của Công ty chủ yếu được huy động trên 2 nguồn chính là nguồn vốn tự có và vốn vay. Tỉ lệ vốn tự có so với vốn vay thường là 30:70. Do tách khỏi Tổng Công ty xi măng Việt Nam tiến hành cổ phần hóa, Công ty phải hoàn toàn tự chủ về nguồn vốn, không có sự bao cấp của Nhà nước như trước đây. Cũng chính vì vậy, khi tiến hành lập dự án phải chú ý

đến năng lực thực chất và khả năng huy động vốn, khi tính tóan các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cần phải xem xét tới khả năng trả nợ của dự án.

- Khi lập dự án chưa chú ý đến khía cạnh kinh tế xã hội của dự án, chưa đánh giá hiệu qủa kinh tế xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu NVA, NPVE, B/CE, các chỉ tiêu tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động đến môi trường sinh thái...

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w