Về cầu cần phân tích hai nội dung sau: Nhu cầu về chất lượng sản phẩm
- Đặc điểm chất lượng phù hợp đến mức nào với tiêu chuẩn quốc tế, nhà nước hoặc tiêu chuẩn ngành hay không?
- Sau khi so sánh chất lượng của loại sản phẩm dự kiến sản xuất với trình độ chế tạo cao nhất trong và ngoài nước rút được kết luận gì?
- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến chi phí đầu tư, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Mức tăng chất lượng hàng hóa có phù hợp với mức tăng chi phí sản xuất và giá thành hay không?
- Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt là của khách hàng tiêu thụ chính nói riêng? Liệu có thể thông qua chất lượng sản phẩm mà nhập khẩu mặt hàng cùng loại được không?
- Thay đổi chất lượng có thể làm thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm. Vậy khi chu kỳ sống của sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu về số lượng sản phẩm đó cũng như đến chi phí cần thiết để đáp ứng nhu cầu nói trên?
- Liệu có khả năng nào thay thế những sản phẩm với chất lượng dự kiến bằng một sản phẩm khác hay không? Nếu có thì đó là sản phẩm gì, sắp tới sản phẩm đó có được cải tiến và thay thế dần dần sản phẩm đang xem xét hay ngược lại?
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có tác động như thế nào đến chất lượng và giá cả sản phẩm đang xem xét?
- Liệu vấn đề chất lượng sản phẩm đã được đặt ra một cách toàn diện để có thể quyết định một cách dứt khoát về phương án công nghệ hay chưa?
Nhu cầu về số lượng sản phẩm:
- Nhu cầu toàn bộ đối với sản phẩm đó hiện nay và trong những năm tiếp theo là bao nhiêu? Số lượng đó đựoc tính tóan trên cơ sở nào? Dự báo theo phương pháp nào? có gì bảo đảm phương pháp dự báo đó là đúng? Cơ cấu của loại sản phẩm đó ra sao?
- Nhu cầu tiêu dùng hiện nay và trong nứơc có biến động theo nữa hay không?
- Những yếu tố nào quyết định quy mô của nhu cầu, ảnh hưởng của những yếu tố đó ra sao?
Các nhu cầu xã hội khác:
- Sau khi đầu tư các nhu cầu, lợi ích dưới đây có được đảm bảo không + Đất đai, tài nguyên, môi trường
+ Đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử
+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nguồn lực + Bảo vệ môi trừơng: đất, nước, không khí, tiếng ồn
+ Có chỗ thải an toàn cho chất thải công nghiệp và có phương án sử dụng lại những chất này dưới dạng nguyên liệu thứ cấp.
+ Chống ồn cho khu vực dân cư. + Quốc phòng, an ninh.
+ Các nhu cầu chính trị xã hội khác như: cải thiện mức sống của nhân dân, tận dụng lực lượng lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn...
+ Các vấn đề về bảo hộ lao động, phòng cháy...
+ Các vấn đề văn hóa: Ví dụ như các nhu cầu về thẩm mỹ như quy hoạch thành phố hình khối kiến trúc.
Trong các dự án do Công ty lập, phân tích cầu thị trường chưa đựơc xem xét cụ thể, nguyên nhân do: là thành viên trong Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty được giao chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh và phục vụ: cung cấp, vận tải vật tư đầu vào cho sản xuất của các nhà máy xi măng (như than cám, phụ gia xi măng các loại, vỏ bao, phụ tùng thiết bị…). Do đó, có thể nói rằng Công ty luôn có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Cũng chính vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường,ở đây cụ thể là phân tích cầu thị trường cũng chưa được chú trọng đúng mức.
Về cung :
- Với số lượng bao nhiêu và thời điểm nào, nhu cầu của nền kinh tế quốc dân được thỏa mãn ở mức tối thiểu? Việc đáp ứng không đúng với nhu cầu thừa hoặc thiếu sẽ dẫn tới những ảnh hưởng gì về mặt kinh tế.
- Đề đáp ứng nhu cầu đề ra thì hiện nay trong tay có những gì rồi( vốn,thiết bị, vật tư, công suất)?
- Tình hình sử dụng và khai thác tài sản cố định và năng lực hiện có? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng và khai thác đó.
- Các máy móc thiết bị có công suất lớn đã được khai thác triệt để chưa?
- Đối với các nhà máy trong và ngoài ngành sản xuất loại sản phẩm tương tự hoặc có công dụng tương đương thì tình hình vận dụng công suất máy móc thiết bị như thế nào?
- Những thiết bị máy móc nào mà vì lý do kĩ thuật hoặc kinh tế phải thanh lí hoặc cải tiến.
- Liệu nhu cầu đã được đáp ứng với chi phí thấp nhất chưa?
- Có cần thiết phải đầu tư để thỏa mãn nhu cầu hay không và cách đó có phải là hợp lí nhất để đáp ứng nhu cầu hay không ? Đã tận dụng mọi biện pháp và khả năng để hợp lí hóa sản xuất hay chưa?
- Nếu cần đầu tư thì liệu có giành được lợi thế trong cạnh tranh hay không? Giành bằng cách nào? Liệu sẽ chiếm lĩnh đựơc thị trường với tỉ lệ bao nhiêu?
- Chọn hình thức đầu tư hợp lí nào: +Cải tạo, đổi mới công nghệ
+Mở rộng để đồng bộ hóa
+Xây mới (trong trường hợp đặc biệt cần thiết)
- Nếu chọn hình thức đầu tư cải tạo thì sẽ tíết kiệm được bao nhiêu thiết bị, hệ thống phụ trợ so với đầu tư mới?
- Với dự kiến đầu tư như vậy có đảm bảo đựơc đưa sản phẩm ra chiếm lĩnh thị trừơng vào đúng lúc cần thiết không?
Công tykhông trực tiếp tiến hành sản xuất những mặt hàng kinh doanh của mình mà chỉ tổ chức thu mua từ các nhà sản xuất rồi vận chuyển và bán lại cho các nhà máy sản xuất xi măng, cụthể là: tiến hành thu mua than từ Tổng Công ty than Việt Nam tại các mỏ than ở Quảng Ninh, tương tự đối với kinh doanh than, các chất phụ gia cũng được Công ty tổ chức thu mua vận chuyển rồi bán lại cho các Công ty xi măng. Như vậy, nguồn cung sản phẩm của Công tylà có sẵn. Do đó, phân tích cung thị trường trong lập dự án tại Công ty là hầu như không có.