Phântích kĩ thuật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 61 - 63)

1.5.2.2.1. Yêu cầu lựa chọn :

Yêu cầu tăng quy mô đoàn vận tải đi đôi với việc lựa chọn chủng loại và tải trọng sà lan đóng mới nhằm có được sản phẩm đầu tư thật sự đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Từ đó đặt ra yêu cầu phân tích lựa chọn chủng loại, phương tiện,tính năng kĩ thuật, tải trọng, luồng tuyến, mặt hàng vận chuyển phù hợp.

1.5.2.2.2. Tiêu chí lựa chọn:

- Về luồng tuyến: Công ty xác định các đoàn sà lan được đóng mới sẽ hoạt động trong phạm vi các sông thuộc các tỉnh phía Bắc từ Ninh Bình trở ra, cụ thể là từ Quảng Ninh đi các Công ty xi măng nằm tại các tỉnh này và ngược lại.

Mặt hàng vận chuyển chủ yếu là than cám, khi có điều kiện sẽ khai thác hàng 2 chiều: clinker hoặc xi măng...

- Về chủng loại phương tiện, tính năng kỹ thuật, tải trọng: + Sà lan tàu đẩy boong nổi

Đoàn sà lan gồm 1 tàu đẩy và 04 sà lan 200 tấn: Thực tế khai thác sử dụng 03 đoàn sàn lan tàu đẩy boong nổi 800 tấn cho thấy loại sà lan này có một số ưu điểm trong sử dụng vận chuyển than cám như: hoạt động không bị phụ thuộc con nước, khả năng vượt lũ, vượt cạn bình thường, thích ứng được

hầu hết các bến rót và bến dỡ. Nhược điểm: do kết cấu cồng kềnh, khi vận hành phải lựa chọn để tránh luồng hẹp; bảo quản hàng hóa không tốt bằng sà lan tự hành; Suất đầu tư cao, chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí sửa chữa và chi phí tiền lương; Năng suất vận chuyển thấp do hành trình dài. Khảo sát thực tế cho thấy các đơn vị vận chuyển đường sông chuyên nghiệp đã không còn sử dụng loại sà lan này.

Đoàn sàn lan gồm 01 tầu đẩy và 04 sà lan 300 tấn hoặc 400 tấn: ưu điểm trong sử dụng: tương tự loại trên, hạn chế được nhược điểm về suất đầu tư và chi phí vận hành.

Đoàn sà lan gồm 01 tàu đẩy và 04 sà lan 400 tấn hoặc 02 sà lan 500 tấn: ưu điểm trong vận hành: tương tự các loại sà lan trên, tuy nhiên do kết cấu cồng kềnh dẫn đến phải căn luông tuyến trong quá trình hoạt động, chiều rộng, chiều sâu đều ảnh hưởng đến việc xếp dỡ và chạy trên đường nhưng kinh tế hơn các loại sà lan trên.

+ Sà lan tự hành: Theo nhận định chung, sà lan tự hành có ưu điểm trong vận hành: tốc độ hành trình cao hơn đoàn sà lan boong nổi, chi phí sửa chữa và chi phí tiền lương cũng thấp hơn, bảo quản hàng tốt hơn, vận chuyển được cả hàng rời và hàng bao - tạo khả năng tốt để khai thác hàng hóa 2 chiều. Tuy nhiên, đi vào cụ thể từng loại sà lan, hiện nay các đơn vị vận tải sông không còn đóng mới các loại sà lan tự hành trọng tải thấp (≤500 tấn) vì không kinh tế, mà lựa chọn các loại sà lan tự hành có trọng tải từ 600 tấn đến 800 tấn.

Sà lan có trọng tải 800 tấn có ưu điểm: suất đầu tư, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương thấp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là: Mớn nước có hàng sâu, do đó phụ thuộc vào con nước, bố trí xếp hàng không thuận tiện.

Sà lan trọng tải 600 tấn và 700 tấn: hiện được đóng tương đối phổ biến do tập hợp được nhiều ưu điểm nhất trong các loại sà lan tự hành như đã đề cập. Tuy nhiên, việc lựa chọn kích thước chiều chìm cụ thê của sà lan cho phù hợp với điều kiện bến rót cần được khảo sát kỹ lưỡng.

1.5.2.2.3. Kết luận

Tù sự phân tích các ưu nhược điểm của các loại sà lan như trên, Công ty chủ trương sẽ đóng đa dạnh các loại sà lan để phục vụ vận chuyển. Tuy nhiên tập trung vào một số loại sà lan có kết cấu không quá cồng kềnh, vận hành đảm bảo an toàn, suất đầu tư và chi phí vận hành tương đối thấp. Cụ thể trong những năm tới sẽ lựa chọn đóng mới các loại sà lan:

1/ Sà lan tự hành 700 tấn

2/ Sà lan tàu đẩy 2 x 500 tấn /1 sà lan

Quá trình vận hành sẽ tủy tình huống cụ thể về luông tuyến, bến rót để bố trí cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 61 - 63)