Giảipháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 81 - 93)

Lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế - kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý... trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư. Việc lập dự án là bước không thể bỏ qua trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, công tác lập dự án có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến thành công hay thất bại của cả dự án. Trên thực tế cơ hội đầu tư có thể có rất nhiều, nhưng cơ hội đầu tư có tính khả thi cao để có thể nghiên cứu đưa vào lập dự án thì hoàn toàn không nhiều. Lập dự án chính là công tác nghiên cứu nhằm chỉ ra sự cần thiết, mục tiêu, quy mô, công suất, khả năng cạnh tranh, hiệu quả đầu tư của dự án, khả năng hoàn trả vốn trước khi xem xét quyết định đầu tư và các nội dung cần thiết khác. Đồng thời, dự án được lập là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của

dự án tới môi trường đến khai thác và sử dụng tài nguyên, sinh thái, an toàn xã hội, cộng đồng; xem xét sự phù hợp của dự án với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng...

Hiện nay, trong các doanh nghiệp, dự án đầu tư chỉ được coi là một hồ sơ nhằm hợp thức hóa việc thực hiện các cơ hội đầu tư. Việc lập dự án, do đó cũng chỉ là quá trình tính toán, chứng minh vấn đề đặt ra theo một đáp án đã được cho sẵn, mang tính đối phó với các cơ quan quản lý cấp trên cũng như các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác có liên quan (như ngân hàng, đối tác hợp tác kinh doanh...). Việc này làm cho vai trò cũng như tác dụng của dự án và công tác lập dự án trở nên mờ nhạt. Tại Công ty CPVTVTXM, công tác lập dự án cũng phần nào được coi trọng, tuy nhiên, không thể không nói rằng nhận thức của cán bộ lập dự án về vai trò của công tác này phần nào còn hạn chế. Để hoàn thiện công tác lập dự án trong Công ty, trước tiên cần hoàn thiện nhận thức của những cán bộ làm công tác dự án về tầm quan trọng, vai trò của dự án và công tác lập dự án trong cả chu trình của dự án. Phải để cho cán bộ lập dự án hiểu được lập dự án không phải là việc hoàn thiện, hợp thức hóa các cơ hội đầu tư bằng các hồ sơ, giấy tờ mà thực chất là quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học, dựa trên các căn cứ pháp lý, thực tế có tình thuyết phục nhằm thuyết phục chủ đầu tư cũng như các bên có liên quan về hiệu quả thực tế của dự án khi được thực hiện. Để có được điều đó, công tác lập dự án phải tiến hành hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc ngày từ việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, không chỉ dựa vào những cơ hội có sẵn mà phải tìm ra các cơ hội mới, tự tạo lập cơ hội nhằm chớp thời cơ một cách sớm nhất. Việc lập dự án phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của các cơ quan quản lí Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông số phản ánh các yếu tố kĩ thuật của dự án trong từng giai đoạn nghiên cứu vàđánh giá

được tính khả thi của dự án trên các phương diện, trên cơ sở đưa ra các phương án so sánh lựa chọn phương án tốt nhất.

Ngoài ra, không được quan niệm phải thực hiện dự án cho bằng được mà phải tính toán kỹ lưỡng về tính khả thi của dự án, lợi ích và hạn chế của việc thực hiện dự án nhằm đưa ra quyết định chính xác nhất.

Làm được điểu này sẽ dẫn đến những sự thay đổi và hoàn thiện trong công tác lập dự án không chỉ về nội dung, phương pháp mà còn mà còn về nhiều mặt quan trọng khác.

2.2.2.Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án

Quan tâm hơn nữa đến nghiên cứu khía cạnh thị trường

Trên thực tế cho thấy, công tác nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng để có cơ sở vững chắc, đảm bảo tính khả thi của dự án. Hiện nay, do trong lĩnh vực vận tải đường sông, nhu cầu đang rất cao, cung không đủ cầu, còn trong lĩnh vực kinh doanh than thì Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp 100% than cho nhiều nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Hà Tiên… do đóCông ty chưa quan tâm tới việc nghiên cứu thị trường cũng như công tác marketing. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng trên tất cả các ngành nghề kinh doanh, không thể bằng cảm tính để nhận định tiềm năng của thị trường vận tải sông mà phải có những hoạt động điều tra thị trường cẩn thận, hợp lý. Ngoài ra, hiện nay Công ty đang từng bước tiến hành mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh với các lĩnh vực: vận tải đường biển, bất động sản. Đây là các lĩnh vực không đễ dàng đối với các doanh nghiệp mới. Hiện tại, Công tyvới các dự án trên đều phải thực hiện thuê tư vấn bên ngoài cho cả công tác lập dự án và công tác quản lý dự án.

Vì vậy, hiện nay, một nhu cầu được đặt ra là công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty cần được hoàn thiệnđể có thể đảm bảo cung cấp số liệu chính xác về tình hình thị trường, khả năng gia nhập của Công ty cũng như đối thủ cạnh tranh... giúp đưa thêm các thông tin chinh xác cho hoạt động lập dự án của phòng đầu tư. Các biện pháp có thể thực hiện như thành lập phòng Marketing và nghiên cứu thị trường hoặc nếu trong điều kiện chưa thể thành lập ngay thì có thể lập một nhóm nghiên cứu thị trường riêng biệt trực thuộc phòng đàu tư hoặc phòng kế hoạch rồi tiến lên thành lập phòng sau.

Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

Trong thời gian trước đây, tại nước ta nói chung và tại Công ty nói riêng, việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội khi tiến hành lập dự án chưa có được sự quan tâm đúng mức. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội chính là việc đánh giá so sánh giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và xã hội nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Đây là một nội dung phân tích khá quan trọng, là cơ sở để nhà đầu tư, trong trường hợp này là Công ty có cơ sở để thuyết phục các cơ quan chức năng cũng như các nhà tài trợ vốn, các bên có liên quan để dự án có thể được chấp thuận đưa vào thực hiện.

Việc phân tích này có thể được thực hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu: NVA, NPVE,B/CE, các chỉ tiêu tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập, tạo công ăn việc làm cho xã hội và tác động đến môi trường sinh thái.

Về chỉ tiêu giá trị gia tăng: giá trị gia tăng gồm 2 bộ phận chính là phần lương được trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phần thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả cho việc thực hiện

dự án, lãi suất phải trả cho các cơ quan tài chính, lợi nhuận dự án đem lại cho doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ, quỹ phát triển của doanh nghiệp… Giá trị gia tăng thực NVA được xác định bằng giá trị gia tăng chung trừ đi phần giá trị gia tăng chuyển ra ngoài như lương, lợi tức cổ phần… Đây là phần đóng góp thực của dự án với nền kinh tế quốc dân.

Về giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVE, chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ toàn nền kinh tế quy về gốc thời gian hiện tại. Dự án sẽ được chấp thuận nếu NPVE > 0, khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của cả đời dự án quy về hiện tại, ngược lại nếu NPVE< 0 thì dự án sẽ bị bác bỏ hoặc điều chỉnh lại trên góc độ lợi ích của toàn nền kinh tế. Công thức tính :

Trong đó:

BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội.

Về chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế B/CE, chỉ tiêu này đựơc sử dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Nếu tổng thu của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi dự ánquy về mặt bằng

hiện tại tức là B/C E >1 thì dự án được chấp nhận, và ngược lại khi B/CE <1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc điều chỉnh lại. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Trong đó:

BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế.

rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội.

Về tác động tạo công ăn việc làm : Để đánh giá hiệu quả về tạo công ăn việc làm của dự án cần sử dụng 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối là chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu tương đối là chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá vốn đầu tư.

Về tác động đến phân phối thu nhập: Mỗi dự án đầu tư ra đời sẽ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân thông qua giá trị gia tăng của mình và giá trị gia tăng của các dự án có liên quan. Phần giá trị gia tăng này được phân bố cho các nhóm đối tượng khác nhau như những người làm công ăn lương, những người hưởng lợi nhuận, Nhà nước, các quỹ dự trữ và phát triển của doanh nghiệp. Chính việc phân phối này tạo nên những ảnh hưởng của dự án đối với các mối quan hệ về thu nhập trong xã hội và từ đó tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ 2 dự án mỗi năm tạo ra cùng một lượng giá

trị gia tăng nhưng sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau nếu việc phân phối giá trị gia tăng của 2 dự án khác nhau. Như vậy, cơ cấu phân phối giá trị gia tăng của dự án là yếu tố đóng vai trò quyết định đến tác động phân phối thu nhập. Cơ cấu này được thể hiện qua 2 loại chỉ tiêu: chỉ tiêu tuyệt đối được xác định bằng phần giá trị gia tăng phân phối hàng năm cho các đối tượng khác nhau, chỉ tiêu tương đối được xác định bằng tỷ trọng giá trị gia tăng phân phối hang năm cho từng nhóm đối tượng trên tổng giá trị gia tăng thực hàng năm.

Về tác động của dự án đến môi trường sinh thái có thể xem xét trên 2 mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Những ảnh hưởng tích cực có thể kể đến là : tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh vật, tạo thêm cây xanh làm dịu mát và trong sạch không khí, cải thiện điều kiện vệ sinh y tế, làm đẹp thêm cảnh quan, tôn tạo vẻ đẹp của thiên nhiên. Những ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra là : Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Đây là trường hợp hay gặp nhất, đặc biệt là với các dự án công nghiệp : làm bẩn, nhiễm độc không khí, các nguồn nước nhất là nước mặt đất, gây ồn ào cho các khu vực dân cư. Mức độ ô nhiễm môi trừơng được đánh giá bằng các thiết bị đo riêng cho từng loại. Các chỉ tiêu quy định cho phép về độ ô nhiễm đã được Nhà nước ban hành. Những dự án nào vi phạm các quy định này sẽ bị loại bỏ. Trong khi lập dự án, cần phải xem xét đến mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục và chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường.

Hiện nay, khi các vấn đề về môi trường cũng như lợi ích xã hội được xã hội đặc biệt coi trọng, các dự án không phù hợp, không có hiệu quả kinh tế xã hội tuy mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng dễ dàng bị bỏ qua hoặc trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Dự án dây chuyền sấy công nghiệp tro bay Phả Lại là một ví dụ điển hình. Vì vậy, trong thời gian tới, các dự án của Công ty nên xem xét một cách nghiêm túc tới việc phân tích hiệu quả

kinh tế xã hội nhằm đảm bảo tính khả thi trên thực tế. Cụ thể là không được xem nhẹ hay bỏ qua nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong các nội dung của lập dự án. Các lợi ích kinh tế xã hội có thể là lợi ích định lượng được như mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngân sách… cũng có thểkhôngđịnh lượng được như sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những lĩnh vực ưu tiên… Chính vì vậy, việc tính toán đo lường các chỉ tiêu lợi ích kinh tế xã hội phải có phương pháp luận đúng đắn với những thông số được lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, để có thể có được sự ủng hộ của các bộ ban ngành cũng như địa phương nơi dự án được thực hiện, các chỉ tiêu về mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, phân phối thu nhập và lượng công ăn việc làm mới được tạo ra sau khi dự án được hoàn thành cũng là những vấn đề cần quan tâm. Cán bộ lập dự án nên quan tâm phân tích một cách kỹ lưỡng hơn về lượng việc làm tăng thêm, lấy từ nguồn nào, có thể lấy từ nguồn lao động tại địa phương hay không. Đây chính là một yếu tố có thể đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của dự án, thậm chí đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân dự án.

Phân tích độ nhạy của dự án

Phươngpháp phântích độ nhạy thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn trong giai đoạn từng bước hoàn thiện, tốc độ phát triển nhanh, mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc phân tích độ nhạy là vấn đề không thể bỏ qua trong côn tác lập và thẩm định dự án. Hiện nay, các dự án của Công ty thường là các dự án không mới, đã có nhiều dự án được lập trước đó và Công ty đã có những hiểu biết nhất định như các dự án đóng sà lan vận chuyển

đường sông, dự án xây dựng nhà làm việc... nên Công ty thường bỏ qua nội dung này. Tuy nhiên, với các dự án mới, có quy mô khá lớn mà Công ty đang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w