Đầutư tiếp theo (cho các công trình liên quan)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 51 - 55)

Có những dự án sau khi thực hiện xong, để đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả cần phải có thêm những công trình phụ trợ. Do đó, khi lập dự án cũng cần phải xem xét đến việc đầu tư tiếp theo (cho các công trình có liên quan). Nội dung cần xem xét như:

- Cần đầu tư bao nhiêu để:

+ Đảm bảo các hệ thống kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của công trình (đường sắt, bộ, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc)

+ Bảo vệ môi trường.

+ Mở thêm trường đào tạo huấn luyện

- Để giải phóng mặt bằng thi công hoặc để đảm bảo cho nhà máy mới đi vào hoạt động theo đúng quy định, cần đầu tư tiếp theo thế nào để đền bù, di chuyển hoặc thay đổi tài sản cố định của các cơ quan xí nghiệp.

- Đầu tư tiếp theo thế nào để tài sản của các cơ quan xí nghiệp và cuả cá nhân không bị ảnh hưởng do hoạt động của công trình mới đầu tư.

- Trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu đầu tư tiếp theo, cần đặt vấn đề hợp tác trong cung ứng và tiêu thụ thế nào để giảm tối đa chi phí đầu tư.

- Những công trình đầu tư tiếp theo đã được sự thỏa thuận của các đơn vị có liên quan cũng như của chính quyền địa phương hay chưa? Các quyết định cần thiết cho việc đầu tư này có chưa và việc triển khai đầu tư có được dảm bảo về vốn và vật tư hay không ? Phân giao trách nhiệm thế nào?

Trước đây, khi lập dự án đầu tư dây chuyền tuyển sấy công nghiệp tro bay tuyển Phả Lại Công ty chưa tính đến những hạng mục phụ trợ để dây chuyền hoạt động ổn định nên sau đó, khi hoàn thành công trình chính, chưa có các công trình phụ trợ, dây chuyền sấy công nghiệp không thể đi vào hoạt

động, nếu cố gắng hoạt động thì cũng không ổn định. Công ty đã phải thực hiện dự án đồng bộ hóa dây chuyền sấy, là dự án nhằm đầu tư xây dựng dự án hạng mục phụ trợ cho dự án đầu tư dây chuyền sấy tại địa điểm thôn Bình Giang. Dự án bao gồm các hạng mục nhà bao che dây chuyền sấy, bãi chứa tro bay và than qua tuyển, sân đường nội bộ bằng bê tông, trạm biến áp 560KVA, giếng khoan cấp nước. Dự án có tổng mức đầu tư 1.225 triệu đồng. Việc thực hiện dự án này là vô cùng cần thiết vì đây là các hạng mục phụ trợ để có thể sớm đưa dự án vào hoạt động một cách ổn định.Nhưng trên thực tế khi lập dự án chính, các hạng mục này chưa được tính toán đến.

1.4.2.12. Thực hiện đầu tư

- Thời hạn thi công dự kiến đã hợp lí chưa, với thời hạn đó có bảo đảm được hiệu quả hay không.

Nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án tại Công ty còn chậm do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, do thị trường vật tư, vật liệu thi công có những biến động không thể lường trước được, cán bộ làm công tác dự án còn thiếu kinh nghiệm nên gặp phải lúng túng khi có vướng mắc phát sinh.

- Việc hoàn thành bàn giao và huy động từng phần của công trình vào sản xuất có mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn không?

- Có thể đưa các hạng mục công trình hoàn thành trước vào sử dụng một cách có kế hoạch và phát huy năng lực mà không phụ thuộc vào các hạng mục công trình tiếp theo hay không?

Ví dụ với dự án nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải:Đây là dự án đầu tư mới trong năm 2007. Theo quyết định đầu tư số 324/QĐ-VTVT ngày 27/03/07, dự án có tổng mức đầu tư là 41.900.000.000 đồng với 6 đoàn

sà lan tự hành và 4 đoàn sà lan tàu đẩy. Năm 2007, Công ty đã thuê tư vấn thiết kế, tổ chức đấu thầu xong và kí hợp đồng chế tạo 03 đoàn sà lan tự hành 700 tấn với giá trị hợp đồng là 10.625.271.000 đồng. Tổng giá trị thực hiện cả năm 2007 đạt 42 % kế hoạch năm. Phần còn lại, trong năm 2008 sẽ tiến hành đầu tư tiếp.

- Để quản lí và điều phối thống nhất việc chuẩn bị vàthực hiện đầu tư, ban quản lí công trình cần tổ chức và hoạt động như thế nào? Các cán bộ chủ chốt cần có trình độ ra sao?

- Khi lựa chọn nhà thầu trúng thầu cần xem xét xem nhà thầu này có đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện chức năng nhận thầu chính hay không. Trong bản chào hàng của đơn vị nhận thầu có những yếu tố gìcho phép tin rằng họ sẽ hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng công trình.

Do không trực tiếp tiến hành thực hiện các dự án mà thông qua tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện nên trong khi lập dự án Công ty phải xem xét lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp để lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đáp ứng đựơc các yêu cầu đặt ra. Do đó phương thức đấu thầu được lựa chọn thường là đấu thầu rộng rãi.

- Dự kiến cần bao nhiêu vốn đầu tư cho việc thiết lập mặt bằng thi công? Chi phí này đã được tính riêng trong khái toán với từng khỏan mục cụ thể hay chưa? Chi phí nào cho mặt bằng thi công có hợp lí hay không?

- Đã có những phương án nào để thực hiện việc xây lắp (các biện pháp chuẩn bị thi công, thi công ngầm, thi công nổi, thi công đặc biệt, thi công lắp máy)

- Năng lực, xây lắp có được cân đối hay không? Khâu yếu nhất là khâu nào? Biện pháp khắc phục?

- Liệu các vật tư, thiết bị thi công cần thiết có được chuẩn bị đúng hẹnđể thi công hay không?

- Đối với trường hợp đầu tư cải tạo mở rộng, tổ chức và tiến độ thi công có đảm bảo để trong thời gian thi công các tài sản cố định sẵn có vẫn có thể sử dụng một cách hợp lí hay không?

- Tiến độ rót vốn có phù hợp với tiến độ thi công dự kiến hay không? Có đảm bảo chắc chắn không? Nếu phải áp dụng biện pháp gì để phòng ngừa nhữngthiệt hại có thể xảy ra? Làm cách nào để những biện pháp đó có thể thực hiện?

- Kết quả phân tích tài chính dự án cho thấy dự án có an toàn và có hiệu qủa về mặt tài chính không?

Hơn nữa, trong phân tích và đánh giá tài chính cũng cần đảm bảo rằng với những mục tiêu đã xác định, và trong phạm vi độ tin cậy của nghiên cứu khả thi cho phép, các điều kiện sau đây được thỏa mãn:

+ Xác định được phương án phù hợp nhất trong tất cả các phương án cóthể trong điều kiện bất trắc chiếm ưu thế.

+ Các biến số quan trọng và các chiến lược có thể có nhằm quản lí và kiểm tra rủi ro đã xác định được.

+ Xác định được các luồng tài chính cần thiết trong khi đầu tư, vận hành thử và hoạt đông, xác định được nguồn vốn rẻ nhất cho thời gian cần thiết và sử dụng theo cách hiệu quả nhất.

Trong phân tích tài chính các dự án của Công ty mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản nhưIRR,NPV,T mà chưa xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn về mặt tài chính của các dự án đầu tưtrên các mặt: an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh tóan các nghĩa vụ tài

chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án sẽ cho chủ đầu tư ( là Công ty ) biết được yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để từ đó có biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án, mặt khác còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho những kết quả dự tính.

- Trong thực hiện côngtác lập dự án chưa quan tâm nghiên cứu đến khía cạnh kinh tế xã hội của dự án để đánh giá hiệu qủa kinh tế xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu NVA, NPVE, B/CE,các chỉ tiêu tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động đến môi trường sinh thái... nên trong một số trường hợpđã gặp phải những khó khăn khi thực hiện đầu tư. Ví dụ nhưkhi lập dự án dây chuyền sấy công nghiệp tại chi nhánh Phả Lại đã xem nhẹ những thủ tục pháp lý về môi trường nên đã vấp phải sự cản trở gay gắt của người dân địa phương, do đó dự án không thể khởi công theo đúng kế hoạch đã định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w