Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 35 - 51)

Khi phân tích khía cạnh kĩ thuật trong công tác lập dự án, cần xem xétđến trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công trình đầu tư thể hiện ở các mặt như: thiết bị tổ chức sản xuất và nhà xưởng. Biểu hiện cụ thể như sau:

+Chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

+Suất đầu tư thấp hoặc chi phí đầu tư tương xứng với mức tăng của năng lực sản xuất.

+Giám định mức tiêu hao vật tư, năng lượng, lao động, hạ chi phí gián tiếp, giảm giá thành.

+Sản phẩm đạt trình độ tiêu chuẩn hóa cao

Để tiến hànháp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cần xét các vấn đề sau:

- So sánh các chỉ tiêu cần thiết, với các chỉ tiêu tương ứng trên thế giới - Đảm bảo ưu thế cạnh tranh khi áp dụng công nghệ dự kiến

- Chi phíđầu tư cho công trình, chi phí để tiến hành các công tác nghiên cứu thử nghiệm cần thiết ở trong nhà máy hoặc trong cơ sở sản xuất thiết bị, cơ sở tiêu thụ sản phẩm ở trong ngành xây dựng hoặc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện có. Các kết quả khi sản xuất thử sản phẩm mẫu hoặc tương ứng thử công nghệmẫu.

- Tính chắc chắn của các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đã dự kiến, cácảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nếu không đạt được và nhữnggiảipháp để bảo đảm hiệu quả chắc chắn.

1.4.2.5. Công nghệ và tổ chức sản xuất

Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại công nghệ và áp dụng những hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Tuy nhiên mỗi loại công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lại có những đặc tính, chất lượng và chi phí khác nhau. Do đó phải xem xét và lựa chọn trong các công nghệ và các hình thức tổ chức sản xuất để lựa chọn được công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất thích hợp nhất đối với loại sản phẩm mà dự án định sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện máy móc,thiết bị cần mua sắm, với khả năng tài chính và yếu tố có liên quan khác như tay nghề, trình độ quản lý. Để lựa chọn công nghệ và tổ chức sản xuất thích hợp cần xem xét các vấn đề sau đây :

- Có sử dụng những công nghệ đã ứng dụng thực tiễn hay không? Nếu sử dụng công nghệ cũ liệu có bị lạc hậu không?

- Dây chuyền sản xuất sẽ bố trí như thế nào? Cần bao nhiêu diện tích theo quy phạm hiện hành.

- Khi soạn thảo phương án công nghệ có chú ý đến kết quả so sánh với trình độ trên thế giới hay không?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định trong việc lựa chọn phương án công nghệ ( ví dụ: tận dụng những nhà xưởng, diện tích, không gian có sẵn, các bước mở rộng sau nay, yếu tố bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe, môi trường, khả năng hiệp đồng với môi trường hiện hữu, khả năng sử dụng các loại thiết bị, vật tư cho phép.

- Liệu công nghệ dự kiến có làm tăng thứ phẩm, phế liệu hoặc thậm chí phế phẩm hay không? Có cách nào khắc phục được không? Nếu không thì có cách nào tận dụng hoặc tiêu hủy không? Liệu giải quyết các vấn đề đó có buộc phải đầu tư?

- Thêm cho những khâu xử lí tiếp theo và cho địa phương hay không? Liệu có phương án đảm bảo vận chuyển thường xuyên các phế liệu phế phẩm tới tận nơi dùng hoặc bãi tập trung không?

- Dự kiến phải có dây chuyền hoặc thiết bị phụ trợ nào để nhà máy họat động được bình thường chẳng hạn:

+Vận tải, trung chuyển bảo quản,

+Thu nhập, lưu trữ, chuyền và xử lí thông tin +Cung cấp phân phối năng lượng

+Quạt mát, điều hòa nhiệt độ +Cấp, thoát nước

+Xử lí phế phẩm +Lọc bụi

+Thí nghiệm, kiểm tra

+Xưởng thử nghiệm trong nhà máy. +Bộ phận xây dựng

+Bộ phận sửa chữa bảo dưỡng +Bộ máy quản lí và phục vụ

+Những dây chuyền phụ trợ đó có phù hợp với công nghệ đã chọn của dây chuyền chính hay không?

- Phương tiện và phương thức vận chuyển nội bộ như thế nào? Có phù hợp với phương tiện và phương thức vận chuyển ngoài nhà máy cũng như hệ thống kho tàng hay không, và tóm lại phương tiện và phương thức đó đã tối ưu chưa?

- Chiều dài, chiều rộng, quy hoạch, đường đi, lối lại đã bố trí hợp lí chưa

- Công nghệ dự kiến cho dây chuyền chính và phụ trợ có ảnh hưởng như thế nào tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nếu có yêu cầu thay đổi chủng loại và tính năng, quy cách sản phẩm có thực hiện được hay không.

- Nhu cầu diện tích công tác có phù hợp với quy phạm kĩ thuật không - Công nghệ có đáp ứng các quy phạm an toàn lao động, an toàn sản xuất chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì sao phải tính đến việc nhập khẩu thiết bị và các yếu tố phần mềm công nghệ

- Trong trường hợp phải nhậpthiết bị và công nghệ nước ngoài thì có những hậu quả gì cần lưu ý

- Có cách nào khắc phục hoặc chỉ nhập hạn chế các thiết bị nước ngòai hay không? ( chọn giải pháp công nghệ khác, tận dụng mọi khả năng trong nước, tự chế tạo thiết bị)

- Khi cần thiết phải nhập thiết bị thì đó là loại thiết bị của một công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi hay là của một công nghệ mới chưa được thử thách trong thực tế? Có tài liệu hướng dẫn hoặc tham khảo kèm theo thiết bị không?

- Có chọn được giải pháp tối ưu qua các bản chào hàng không hay nhất thiết phải thuê chuyên gia nước ngoài.

- Chi phí đầu tư cho thiết bị chủ yếu( kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt và đưa vào vận hành) phân theo chủng loại, số lượng và năng lực được ước tính chính xác đến đâu? Chi phí có thể chấp nhận được không?

- Các thiết bị cho dây chuyền chính và các dây chuyền phụ trợ đã có đơn giá hay chưa? Đây là đơn giá chào hàng hay đơn giá thỏa thuận qua đàm phán, đã hợp lí chưa?

- Quản lí sản xuất như thế nào? Từng bộ phận của nhà máy cần phối hợp với nhau ra sao? Dự kiến phân công, công tác như thế nào giữa các dây chuyền chính và phụ trợ trong nhà máy.

- Bộ máy quản lí điều hành cần những phương tiện kĩ thuật gì - Công nghệ được chọn có ảnh hưởng ra sao đến :

+ Nhu cầu về nguyên liệu chính, phụ, năng lượng,nước + Nhu cầu phụ tùng thay thế

+ Năng suất lao động

+ Mức độ nặng nhọc, an toàn với người lao động. + Mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.

Lựa chọn phương án công nghệ có vai trò rất quan trọng trong nội dung phân tích kĩ thuật của công tác lập dự án.Dẫn chứng như dự án đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp tro bay tuyển Phả Lại, đây là dự án chuyển tiếp từ năm 2006, có tổng mức đầu tư là 2.485.000.000 đồng trong đó chi phí thuê đất trong thời gian xây dựng là 66.000.000 đồng nhưng do đây là công trình có công nghệ hoàntoàn mới và phức tạp, nên sau khi lắp đặt xong dây chuyền, nhà thầu phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh công nghệ và căn chỉnh thiết bị trong quá trình chạy thử. Do đó, chi phí thuê đất thực tế phải trả tính đến hết năm 2007 là 368.000.000 đồng, vượt so với chi phí thuê đất tính trong dự án đầu tư là 302.000.000 đồng làm cho chi phí đầu tư của dự án tăng lên.

Nhìn chung, phân tích kĩ thuật nếu đựơc thực hiện tốt sẽ làm tiền đề cho phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi, loại bỏ được các phương án không hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho hoạt động đầu tư của Công ty.

1.4.2.6. Quy hoạch lãnh thổ

Đối với những dự án đầu tư XDCB mà Công ty đã và đang tiến hành thực hiện lập dự án như dự án đầu tư cụm nhà văn phòng Cát Linh, dự án xây dựng nhà điều hành sản xuất kinh doanh của các chi nhánh hay lớn hơn là dự án đầu tư xây dựng toà nhà COMATCE tại Nhân Chính – Hà Nội thì yêu cầu đặt ra là phải phù hợp với quy chuẩn, quy hoạch đô thị và phải thực hiện đầy đủ các thủ tục để xin cấp giấy phép xây dựng. Do đó khi tiến hành lập dự án Công ty đã tíến hành tìm hiểu quy hoạch của Nhà nước về quản lý xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. Điểm thuận lợi của Công ty là các khu vực tiến hành thực hiện dự án đều đã có quy hoạch chi tiết được duyệt nên không cản trở việc lập và thực hiện dự án.

Bên cạnh việc phù hợp với các quy chuẩn, quy hoạch đô thị như nêu trên Công ty còn phải xem xét đến các yêu cầu, điều kiện về mặt địa điểm xây dựng ( điều kiện tự nhiên, hệ thống cấu trúc hạ tầng, cơ sở hạ tầng điện nước...) để có thể lường trước những khó khăn sẽ gặp phải để có biện pháp giảm thiểu thiệt hại do những khó khăn đó gây ra. Do các dự án Công ty thực hiện chủ yếu nằm tại các khu vực đồng bằng, tại các đô thị lớn là Hà Nội, Quảng Ninh… là chủ yếu nên các yếu tố điều kiện tự nhiên, hệ thống cấu trúc hạ tầng khá thuận lợi. Với các công trình tại các tỉnh, địa phương có điều kiện không thuận lợi bằng, Công ty cũng đã có những biện pháp nghiên cứu, tranh thủ các lợi thế của mình trong quan hệ với địa phương để có thể có được địa điểm thuận lợi cho công tác tiến hành xây dựng.

Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng công tác nghiên cứu điều kiện mặt bằng thi công, xây dựng của Công ty còn chưa đảm bảo dẫn đến gây khó khăn trong công tác thực hiện dự án sau này. Dẫn chứng với dự án xây dựng nhà điều hành chi nhánh Quảng Ninh, do chưa thực hiện tốt việc xem xét điều kiện địa điểm về mặt xây dựng như đã nêu trên nên trong quá trình thi công dự án đã vấp phải những khó khăn như:

- Do các công trình 2 bên cạnh đã thi công trước nên mặt bằng thi công công trình bị chật hẹp nên khó khăn trong di chuyển giàn máy ép cọc và tập kết vật liệu.

- Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng nguồn cấp điện, cấp nước chưa có, nhà thầu phài tự lo mua nước và bồn chứa.

- Ngoài ra, thời điểm thi công không được tính toán hợp lý, do không tính toán được tình hình thực tế nên trong quá trình thi công điều kiện thời tiết không thuận lợi: nắng gắt, mưa bão nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công.

Với những dự án xây lắp, đầu tư cho máy móc thiết bị, lắp đặt dây chuyền sản xuất thì cần phải tính đến những yếu tố sau:

- Địa điểm được xây dựng có phù hợp với quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất hay không. Địa điểm xây dựng đã chọn có đảm bảo cự ly, khối lượng và chi phí vận tải là thấp nhất hay không (ví dụ: vận chuyển cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, đưa rước công nhân, chở các loại phế phẩm đến bãi thải...)? Đây là một yếu tố hết sức quan trọng và được Công ty hết sức chú trọng. Với các dự án, Công ty thực hiện tính toán, tìm mọi cách để có thể rút ngắn cự ly vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiếp nhận hàng hóa, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Địa điểm xây dựng có phù hợp với dự báo phát triển dài hạn của nền kinh tế quốc dân cũng như với quy hoạch xây dựng và tổng sơ đồ mạng lưới giao thông của địa phương hay không?

- Đã nghiên cứu những phương án địa điểm nào, trên quan điểm nào và kết quả ra sao? (cho biết tiêu chuẩn lựa chọn dự án có lợi nhất).

- Địa điểm xây dựng có đáp ứng yêu cầu của công trình (như diện tích, đặc điểm địa chất, sử dụng tiết kiệm đất đai diện tích để mở mặt bằng thi công..) hay không? Có dự kiến diện tích để mở mặt bằng thi công hay không? Có dự kiến diện tích dự phòng hay không?

- Đối với những địa điểm xây dựng phải giải phóng mặt bằng thì cần chi phí thêm những gì? Những chi phí đó có hợp lý về mặt kinh tế - xã hội hay không?

- Có khả năng sử dụng những mặt bằng đã giải phóng từ trước hay không?

- Có thể kết hợp công trình với mạng lưới giao thông (bộ, sắt, thủy) một cách hợp lý trên cơ sở lưu ý đến những yêu cầu phát triển trong tương lai hay không?

- Có những khả năng nào để cung cấp điện, hơi, khí nén, nước và tiêu hủy phế phẩm? (do nhà máy tự giải quyết hay kết hợp sử dụng chung với đơn vị khác?). Các biện pháp đảm bảo cung cấp đó đã được đơn vị xí nghiệp có liên quan đồng ý và đảm bảo về mặt cân đối hay chưa? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tóm lại, địa điểm đã lựa chọn có những ưu điểm gì so với phương án khác, tồn tại những vấn đề gì và khắc phục ra sao.

Theo kinh nghiệm thực hiện, chọn được một địa điểm phù hợp, có thể giảm được chi phí giá thành sản phẩm xuống hơn 10%. Nếu địa điểm không

tốt sẽ gây nhiều bất lợi ngay từ đầu và rất khó khắc phục. Hiện nay, Công ty chưa chú ý đến việc phân tích các yếu tố liên quan đến địa điểm xây dựng có tác động đến môi trường, xã hội như:

- Có phải sử dụng tới đất nông nghiệp hay không? Đã nghiên cứu xem có khả năng nào đề không phải hoặc cùng lắm chỉ sử dụng đất canh tác loại xấu chưa?

- Địa điểm xây dựng được lựa chọn tác động như thế nào đến việc: + Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa. + Bảo vệ đất đai, rừng đầu nguồn.

+ Chống ô nhiễm nước, không khí. + Chống tiếng ồn v.v...

- Nếu gần khu vực bảo vệ thiên nhiên hoặc nơi nghỉ ngơi an dưỡng thì có biện pháp gì để khắc phục những ảnh hưởng có hại.

Có thể lấy dự án đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp tro bay tuyển Phả Lại làm ví dụ. Sau khi thực hiện công tác lập dự án và được phê duyệt, công trình bắt đầu được khởi công tháng 2/2006 tại xưởng tuyển xỉ của chi nhánh Phả Lại nhưng ngay từ khi bắt đầu thi công đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân địa phương vì lí do môi trường ( mặc dù Công ty đã đăng kí bản tiêu chuẩn chất lượng môi trường). Vì vậy sau nhiều lần đàm phán, Công ty đã quyết định di chuyển địa điểm thực hiện sang khu đất thuê tại thôn Bình Giang thị trấn Phả Lại. Việc di chuyển địa điểm này làm phát sinh các hạng mục phụ trợ do đó dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án từ 2.195 triệu đồng lên 2.485 triệu đồng.

1.4.2.7. Phương án xây dựng

Trong số những dự án mà Công ty đã lập và thực hiện đầu tư, phần lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản như dự án xây dựng nhà văn phòng Cát Linh, xây nhà điều hành sản xuất kinh doanh và trụ sở các chi nhánh…

Khi lập phương án xây dựng cần tiến hành xem xét những nội dung: - Phương án xây dựng dự kiến để bảo đảm công năng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, điều kiện của địa phương và độ bền cần thiết của công trình.

- Quy hoạch tổng mặt bằng - Giải pháp kiến trúc

- Giải pháp về kết cấu xây dựng

- Các chỉ tiêu và định mức kinh tế kĩ thuật.

- Chi phí xây lắp từng hạng mục và cả công trình.

Với những dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty, trong quá trình lập dự án, các cán bộ làm công tác dự án đãthực hiện nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề quy hoạch tổng mặt bằngđể từ đó xác địnhđược những vấn đề cần lưu ý trong quy hoạch phục vụ cho việc xây dựng công trình.Chi phí xây lắp từng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 35 - 51)