Quy trình thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 58)

Theo kế hoạch phát triển kinh doanh giai đoạn 2006-2008 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực vận tải, theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty và kế hoạch đầu tư được cấp trên phê duyệt, phòng đầu tư tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội để đầu tư.

Ý tưởng đầu tư phương tiện vận tải thuỷ nội địa được xuất phát từ những căn cứ sau:

- Ngành nghề kinh doanh là kinh doanh vật tư trong ngành xi măng và làm dịch vụ vận tải;

- Vật tư kinh doanh lại chủ yếu là cung ứng than và phụ gia xi măng cho tất cả các nhà máy xi măng. Mỗi năm Công ty cần vận chuyển và cung ứng khoảng 1.500.000 tấn vật tư. Như vậy, với chân hàng này hàng tháng Công ty cần phải thuê bao khoảng 30 đoàn phương tiện thuỷ các loại. Với số lượng phương tiện cần huy động lớn như vậy, Công ty luôn luôn bị phụ thuộc vào phương tiện xã hội, bị sức ép về cước vận tải và nhiều khi không có phương tiện dẫn đến bị động trong việc cung ứng than cho các nhà máy xi măng.

- Sau khi tập trung đầu tư xây dựng xong các trụ sở các chi nhánh, năm 1997, Công ty bắt đầu tập trung nguồn lực để đầu tư một đoàn phương tiện thuỷ đủ mạnh nhằm thay thế việc thuê phương tiện của xã hội. Khi đó Công

ty hoàn toàn chủ động trong việc vận chuyển và cung ứng vật tư cho các Công ty xi măng, đồng thời tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động, tạo thế phát triển ổn định và bền vững cho Công ty.

- Năm 1997, sau khi dự án đầu tư đoàn sà lan được Tổng Công ty xi măng Việt Nam phê duyệt, Công ty đóng được 1 đoàn sà lan đẩy 800 tấn. Do có những khó khăn về vốn, đến năn 2000 Công ty đầu tư đóng tiếp 1 đoàn 800 tấn và đến năm 2003 đầu tư đóng thêm được 1 đoàn nữa. Đoàn vận tải có quy mô 3 đoàn sà lan mới chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu cần phải vận chuyển của Công ty. Sau khichuyển sang hình thức cổ phần, Công ty được chủ động và linh hoạt trong việc huy động vố đầu tư, do vậy trong kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hoá, Công ty đã xác định cần phải tiếp tục tập trung huy động vốn đểđầu tư đóng mới 10 đoàn phương tiện thuỷ với tổng trọng tải khoảng 8.000 tấn.

Sau khi hình thành ý tưởng đầu tư,phòng đầu tư lập báo cáo cơ hội đầu tư trình Giám đốc để xin phép lập dự án.

Sau khi có quyết địnhcủa Giám đốc cho phép lập dự án thì bắt đầu triển khai lập dự án.

Do đây là một dự án đầu tư mở rộng trên cơ sở Công ty đã có 3 đoàn sà lan với trọng tải 800 tấn/đoàn nên không cần thông qua bước nghiên cứu tiền khả thi mà tiến hành ngay vào bước nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư).

1.5.2. Nội dung dự án nâng cao năng lực vận chuyển Đoàn vận tải

1.5.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư

- Quyết định số 280/QĐ-BXD ngày 22/02/2006 của Bộ Xây dựng về viẹc chuyển Công ty vật tư vận tải xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành Công ty cổ phần.

- Quy hoạch phát triển ngành xi măng đến năm 2020 - Quy hoạch phát triển vận tải thủy đến năm 2020

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa của Công ty Vật tư Vận tải xi măng

1.5.2.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư

- Đế nâng cao khả năng cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh

Là đơn vị có chức năng chính trong ngành về lĩnh vực cung ứng – vận tải vật tư cho sản xuất xi măng song hiện nay, lượng phương tiện vận tải thủy của Công ty còn quá nhỏ bé, chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu vận tải than của Công ty, còn lại phải đi thuê các đơn vị vận tải thủy bên ngoài dẫn đến hạn chế trong khả năng chủ động huy động phương tiện của Công ty, bị các chủ phương tiện ép giá.

Việc Tổng Công ty chuyển sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con cũng như áp lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Công ty cũng phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nội lực thực chất. Với đoàn vận tải thủy đủ mạnh sẽ là một minh chứng cụ thể chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Công ty khi tham gia các cuộc đấu thầu trong lưu thông hàng hóa trên thương trường.

- Tạo điều kiện để Công ty bố trí thêm việc làm cho người lao động (một đoàn sà lan cần số lao động từ 6-9 người )

- Đa dạng hóa ngành nghề Công ty: việc có đoàn vận tải thủyđủ mạnh, kết hợp với đầu tư tàu biển sẽ mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới – kinh doanh vận tải sông biển.

1.5.2.1.3. Hình thức đầu tư: đóng mới

1.5.2.2. Phân tích kĩ thuật

1.5.2.2.1. Yêu cầu lựa chọn :

Yêu cầu tăng quy mô đoàn vận tải đi đôi với việc lựa chọn chủng loại và tải trọng sà lan đóng mới nhằm có được sản phẩm đầu tư thật sự đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Từ đó đặt ra yêu cầu phân tích lựa chọn chủng loại, phương tiện,tính năng kĩ thuật, tải trọng, luồng tuyến, mặt hàng vận chuyển phù hợp.

1.5.2.2.2. Tiêu chí lựa chọn:

- Về luồng tuyến: Công ty xác định các đoàn sà lan được đóng mới sẽ hoạt động trong phạm vi các sông thuộc các tỉnh phía Bắc từ Ninh Bình trở ra, cụ thể là từ Quảng Ninh đi các Công ty xi măng nằm tại các tỉnh này và ngược lại.

Mặt hàng vận chuyển chủ yếu là than cám, khi có điều kiện sẽ khai thác hàng 2 chiều: clinker hoặc xi măng...

- Về chủng loại phương tiện, tính năng kỹ thuật, tải trọng: + Sà lan tàu đẩy boong nổi

Đoàn sà lan gồm 1 tàu đẩy và 04 sà lan 200 tấn: Thực tế khai thác sử dụng 03 đoàn sàn lan tàu đẩy boong nổi 800 tấn cho thấy loại sà lan này có một số ưu điểm trong sử dụng vận chuyển than cám như: hoạt động không bị phụ thuộc con nước, khả năng vượt lũ, vượt cạn bình thường, thích ứng được

hầu hết các bến rót và bến dỡ. Nhược điểm: do kết cấu cồng kềnh, khi vận hành phải lựa chọn để tránh luồng hẹp; bảo quản hàng hóa không tốt bằng sà lan tự hành; Suất đầu tư cao, chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí sửa chữa và chi phí tiền lương; Năng suất vận chuyển thấp do hành trình dài. Khảo sát thực tế cho thấy các đơn vị vận chuyển đường sông chuyên nghiệp đã không còn sử dụng loại sà lan này.

Đoàn sàn lan gồm 01 tầu đẩy và 04 sà lan 300 tấn hoặc 400 tấn: ưu điểm trong sử dụng: tương tự loại trên, hạn chế được nhược điểm về suất đầu tư và chi phí vận hành.

Đoàn sà lan gồm 01 tàu đẩy và 04 sà lan 400 tấn hoặc 02 sà lan 500 tấn: ưu điểm trong vận hành: tương tự các loại sà lan trên, tuy nhiên do kết cấu cồng kềnh dẫn đến phải căn luông tuyến trong quá trình hoạt động, chiều rộng, chiều sâu đều ảnh hưởng đến việc xếp dỡ và chạy trên đường nhưng kinh tế hơn các loại sà lan trên.

+ Sà lan tự hành: Theo nhận định chung, sà lan tự hành có ưu điểm trong vận hành: tốc độ hành trình cao hơn đoàn sà lan boong nổi, chi phí sửa chữa và chi phí tiền lương cũng thấp hơn, bảo quản hàng tốt hơn, vận chuyển được cả hàng rời và hàng bao - tạo khả năng tốt để khai thác hàng hóa 2 chiều. Tuy nhiên, đi vào cụ thể từng loại sà lan, hiện nay các đơn vị vận tải sông không còn đóng mới các loại sà lan tự hành trọng tải thấp (≤500 tấn) vì không kinh tế, mà lựa chọn các loại sà lan tự hành có trọng tải từ 600 tấn đến 800 tấn.

Sà lan có trọng tải 800 tấn có ưu điểm: suất đầu tư, chi phí sửa chữa, chi phí tiền lương thấp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là: Mớn nước có hàng sâu, do đó phụ thuộc vào con nước, bố trí xếp hàng không thuận tiện.

Sà lan trọng tải 600 tấn và 700 tấn: hiện được đóng tương đối phổ biến do tập hợp được nhiều ưu điểm nhất trong các loại sà lan tự hành như đã đề cập. Tuy nhiên, việc lựa chọn kích thước chiều chìm cụ thê của sà lan cho phù hợp với điều kiện bến rót cần được khảo sát kỹ lưỡng.

1.5.2.2.3. Kết luận

Tù sự phân tích các ưu nhược điểm của các loại sà lan như trên, Công ty chủ trương sẽ đóng đa dạnh các loại sà lan để phục vụ vận chuyển. Tuy nhiên tập trung vào một số loại sà lan có kết cấu không quá cồng kềnh, vận hành đảm bảo an toàn, suất đầu tư và chi phí vận hành tương đối thấp. Cụ thể trong những năm tới sẽ lựa chọn đóng mới các loại sà lan:

1/ Sà lan tự hành 700 tấn

2/ Sà lan tàu đẩy 2 x 500 tấn /1 sà lan

Quá trình vận hành sẽ tủy tình huống cụ thể về luông tuyến, bến rót để bố trí cho phù hợp.

1.5.2.3. Giải pháp thực hiện

1.5.2.3.1. Về phương án thiết kế:

Công ty sẽ thuê đơn vị tư vấn có chức năng, năng lực và kinh nghiệm lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, tổ chức thẩm định phê duyệt.

1.5.2.3.2. Hình thứclựa chọn nhà thầu:

Công ty sẽ tổ chức đầu thầu rộng rãi để tiến hành lựa chọn nhà thầu chế tạo.

1.5.2.3.3. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lí dự án

* Phân đoạn thực hiện

Trên cơ sở cân đối khả năng tai chính, năng lực quản lí dự án hiện có, Công ty dự kiến phân kì thực hiện dự án thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ tháng 2/2007 đến tháng 8/2007

Thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự tóan 03 sà lan tự hành 700 tấn, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu chế tạo, kí hợp đồng chế tạo, giám sát thực hiện hợp đồng chế tạo 03 đoàn sà lan này. Tổng thời gian thực hiện là 07 tháng.

- Giai đoạn 2: từ tháng 09/2007 đến hết năm 2008

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự tóan 07 đoàn sà lan gồm 03 sà lan tự hành 700 tấn và 04 đàon sà lan tàu đẩy 4x500 tấn /1sà lan, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhàthầu chế tạo, kí hợp đồng chế tạo, giám sát thực hiện tổ chức hợp đồng chế tạo 07 đoàn sà lan này. Dự kiến thời gian thực hiện các công việc này là 14tháng.

* Hình thức quản lí: chủ đầu tư ( Công ty ) tự quản lí

1.5.2.4. Phương án khai thác và sử dụng lao động

1.5.2.4.1. Phương án khai thác

Thời gian vận doanh bình quân 1 năm của các đoàn sà lan là 11 tháng. 1 tháng ngừng hoạt động để sửa chữa.

- Mặt hàng và tuyến vận chuyển: + Sà lan tự hành 700 tấn

Các tháng mùa khô: vận chuyển than, clinker theo lộ trình Quảng Ninh- Ninh Bình-Bút Sơn

1 tháng mùa lũ: vận chuyển than theo lộ trình Quảng Ninh-Hoàng Thạch

+ Sà lan tàu đẩy 1.000 tấn

Các tháng mùa khô: vận chuyển than, clinker theo lộ trình Quảng Ninh- Ninh Bình-Bút Sơn

1 tháng mùa lũ: vận chuyển than theo lộ trình Quảng Ninh-Hải Phòng 1.5.2.4.2. Phương án sử dụng lao động

Đối với sà lan tự hành 700 tấn sẽ biên chế lao động mỗi sà lan 06 thuyền viên với cơ cấu

- Thuyền trưởng: 01 người - Thuyền phó: 01 người - Máy trưởng: 01 người - Máy phó: 01 người - Thủy thủ: 02 người

Đối với đoàn sà lan 1.000 tấn sẽ biên chế lao động mỗi đoàn sà lan 08 thuyền viên với cơ cấu

- Thuyền trưởng: 01 người - Thuyền phó: 01 người - Máy trưởng: 01 người - Máy phó: 01 người - Thủy thủ: 04 người

Việc tuyển dụng lao động cho các đoàn sà lan được đầu tư sẽ giao cho phòng Tổ chức lao động của Công ty phối hợp với Đoàn vận tải tiến hành.

Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuỷ thủ sẽ đựơc hình thành chủ yếu trên cơ sở tuyển dụng mới các học viênđã qua đào tạo tại trường Trung học Hàng Giang Trung ương I. Trong quá trình đầu tư các đoàn sà lan Công ty cũng sẽ áp dụng hình thức tự đào tạo một số vị trí chủ chốt- thuyền trưởng, máy trưởng trên cơ sở lực lượng thuỷ thủ của các đoàn sà lan hiện có.

1.5.2.5.Phân tích tài chính

Tính tóan hiệu quả kinh tế (có các biểu tính tóan chi tiết kèm theo) Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án:

Tổng lợi nhuận sau thuế: 38.250.123.000 đồng Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư bình quân: 5,96% Hệ số trả nợ các năm: >1

Tỉ suất sinh lời nội bộ IRR: 14% ( >8%)

Giá trị hiện tại ròng NPV: 16.998.064.410 đồng Thời gian hoàn vốn : 9,05 năm.

1.5.3. Đánhgiá công tác lập dự án Nâng cao năng lực vận chuyển củaĐoàn vậntải củaĐoàn vậntải

1.5.3.1. Về quy trình lập dự án

Dự án nâng cao năng lực của Đoàn vận tải thực hiện theo đúng quy trình lập dự án tại Công ty. Quá trình lập dự án có nhiều thuận lợi do Công ty đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng3 sà lan có tính chất tương tự với trọng tải 800 tấn/ 1 sà lan.

1.5.3.2. Về nội dung lập dự án

Trong quátrình lập dự án đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng các văn bản quy phạmpháp luật để chỉ ra được những văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư, sự cần thiết phải tiến hành đầu tư.

- Khía cạnh thị trường:

Đối với Công ty, dự án không cần phải đi sâu phân tích cơ hội, phân tích thị trườngdo Đoàn vận tải không cần phải lo khai thác chân hàng, lo việc bốc xếp hàng hoá ở hai đầu. Tuy nhiên, dự án chưa nêu ra tình hình thực tế của lĩnh vực kinh doanh vận tải hiện nay. Do trong tình hình hiện naycác Công ty Nhà nước cũng đang tiến hành cổ phần hóa gần hết, các Công ty trong ngành cũng có những chuyển biến nhất định. Điều này cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng chiếm lĩnh thị trường đối với sản phẩm của dự án trong tương lai. Khi tham gia vào lĩnh vực này, Công ty sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì, liệu đoàn vận tải của Công ty có khả năng cạnh tranh với những đoàn vận tải khác hay không và thị phần có thể chiếm giữ là bao nhiêu, có đem lại lợi ích tương xứng không.

Cần bổ sung thêm cơ sở cụ thể và các số liệu cần thiết để chứng minh việc thực hiện dự án có hiệu quả hơn so với việc thuê dịch vụ vận chuyển bên ngoài như vẫn đang làm.

- Khía cạnh kĩ thuật :

Về khía cạnh kĩ thuật, đã đưa ra được các yêu cầu phân tích lựa chọn chủng loại, phương tiện,tính năng kĩ thuật, tải trọng, luồng tuyến, mặt hàng vận chuyển cụ thể để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo tăng quy mô của đoàn vận tải.

Phương án khai thác và sử dụng lao động sau khi dự án đi vào vận hành khai thác cũng đã được tính toán, trình bày cụ thể và đã có sự chuẩn bị chophương án đào tạo và tuyển dụng lao động, tuy nhiên chưa dự tính chi phí cụ thể cho công tác này.

- Khía cạnh tài chính:

Phân tích tài chính của dự án mới chỉ ra 4 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cơ bản (Hiệu suất sử dụng vốn, hệ số trả nợ, IRR,NPV)mà chưa xem xét đến các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tưvì tính khả thi của dự án được đánh giá không chỉthông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án như IRR, NPV mà còn được xem xét thông qua độ an toàn về tài chính. Độ an toàn về tài chính được thể hiện trên các mặt: an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh tóan các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án. Tuysản phẩm của dự án hoàn toàn không phải là mới đối với xã hội, nhưng vẫn cần phân tích độ nhạy đối với các yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w