Báo cáo thực tập tại công ty TNHH ô tô Hoàng Trà
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khuvực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triểnnền kinh tế thế giới Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm
vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tậndụng mọi lợi thế so sánh Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiệnnhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vựccũng như trên thế giới trong nhiều năm qua Một trong những nỗ lực lớn nhất của ViệtNam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thươngmại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế Những bước pháttriển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽgiữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế
Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước Nóthu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đốivới các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, vàthúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển
Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạtđộng mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước Điều này khiến Nhà nước ta luônquan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế Môitrường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệuquả trong hoạt động thương mại quốc tế Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc
tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràngbuộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹthuật Đông Dương - Indochina, vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế của Công ty đã thu hút sự quan tâm của tôi Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết
1
Trang 2và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Bố cục chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành bachương:
Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảosát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề thựctập Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đểchuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hải Ninh
Trang 3CHƯƠNG I:
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1 Khái niệm
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giaohàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua cónghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận(Điều 3 khoản 8- Luật Thương mại 2005) Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động muabán hàng hoá được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, tạmxuất, tái nhập và chuyển khẩu Việc MBHHQT phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồngbằng văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27- LuậtThương mại 2005)
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hoá chính là hợp đồng Hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế (MBHHQT) trước hết là một hợp đồng mang đầy đủ đặc trưng củamột hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng có thêm yếu tố quốc tế Tính quốc tế của hợpđồng MBHHQT có thể được xác định bằng nhiều cách, được công nhận cả trên phạm viluật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia Việc xác định yếu tố quốc tế này căn
cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác, hay những tiêu chuẩn tổngquát hơn như việc đánh giá hợp đồng “có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia”, “liênquan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau”, hoặc “có ảnh hưởng đến cácquyền lợi trong buôn bán quốc tế”(1) Theo giả định của nguyên tắc hợp đồng thươngmại quốc tế ( PICC- Principles of International Commercial Contracts) thì quan điểm vềcác hợp đồng “quốc tế” nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ nhữngtrường hợp không liên quan đến yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản củahợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể
Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữuhình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế làhợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá
1 “ Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” Người dịch: Lê Nết-NXB TP HCM 1999.
3
Trang 4được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữacác bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 của Liên hợpquốc về hợp đồng MBHHQT đã gián tiếp định nghĩa loại hợp đồng này khi quy địnhtrong Điều 1: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được
ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 1997 đề cập đến “hợp đồng mua bán hàng hoávới thương nhân nước ngoài” ở Điều 80, và chỉ đề cập đến những điểm khác biệt củaloại hợp đồng này thông qua sự khác biệt trong quốc tịch của các chủ thể tham gia hợpđồng: “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bánhàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thươngnhân nước ngoài” Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng chỉ đưa ra quy định hìnhthức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là “thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng vănbản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27.2)
Việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, chính xác cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam Điều này có thể do Việt Nam mới tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng, căn cứ vào tính quốc tế cuả hợp đồng (2) Một số tác giả đã đưa ra khái niệm cho hợp đồng này trên tinhthần của các công ước quốc tế, các văn bản pháp luật mà Việt Nam đề cập Tiến sỹ Phan
Thị Thanh Hồng – Đại học KT Đà Nãng đưa ra khái niệm: “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân cớ trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.” (3) Một khái niệm khá phổ biến nữa là của ông Vũ Hữu Tửu-
giảng viên cao cấp, già giáo ưu tú Đại học Ngoại Thương Hà Nội thì “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở
2 Dương Anh Sơn: “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương” Tạp chí KHPL Số 6/2004, phiên bản html: http://www.hcmulaw.edu.vn Ngày truy cập 6/3/2008.
3 Phan Thị Thanh Hồng: “Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” NXB Lao Động 2005.
Trang 5hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng” (4)….
Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ýchí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua
đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đóvới nhau
Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế được biểu hiện:
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng MBHHQT là các thương nhân có quốc tịchkhác nhau (nếu chỉ xác định tính quốc tế bằng cách này thì gặp nhiều khó khăn và đôikhi không xác định được do pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịchcủa pháp nhân không giống nhau) và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (đây làcách xác định theo Công ước Viên 1980 được áp dụng rất phổ biến);
- Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc giahoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khácnhau;
- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việcchuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khácnhau;
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là ngoại tệ đốivới ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng;
- Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quánquốc tế khác về thương mại và hằng hải
4 Vũ Hữu Tửu: “Hợp đồng mua bán quốc tế”.Bài viết hỗ trợ kinh doanh http://laocai.com Ngày 6/3/2008.
5
Trang 6- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải qua biên giới quốc gia (biên giới hảiquan) hay giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nướckhác nhau; hoặc hàng hoá không phải qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc
tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam (sứ quán, công trình đầu tư nước ngoài…) Thuật ngữ
“biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từ thực tiễn hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế, và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác
để xác định ranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu (5)
- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việcchuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khácnhau;
- Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia
mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết Phương thức thanh toán thông qua hệthống ngân hàng
- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp Không chỉ còn luật quốcgia mà còn bao gồm các điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài và các tậpquán thương mại quốc tế
- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án, hay trọng tàithương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là
cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể
2 Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng MBHHQT có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhaunhư các điều ước về MBHHQT, các tập quán quốc tế về thương mại, pháp luật của cácquốc gia… Việc nguồn luật nào điều chỉnh còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể
2.1 Điều ước quốc tế
Theo Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế là tất cảcác văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh” Vậy có thểnói, điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiềuquốc gia ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định,
5 Phan Thị Thanh Hồng: “Mộ số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá
Trang 7thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc
tế
Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế có một số điều ước quốc tế tiêu biểu:
- Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành viên
Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về
mua bán hàng hoá quốc tế ngày 1/1/1980 Đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn công ước này (Xem phụ lục 1)
- Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế
- Công ước Rôma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồngđược ký tại Rôm ngày 19/6/1980
- Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế được ký ở MehicoCity ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc tế Liên Mỹ về tư pháp quốc tế
tổ chức tại Mehico City(6)
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mại song phương
Trong đó phải kể đến: Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định
thương mại chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, điềukhoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng Việc ký kết cáchiệp định thương mại, là thành viên của các công ước quốc tế sẽ tạo cơ sở pháp lý thuậnlợi và thống nhất cho hoạt động MBHHQT giữa các thương nhân Việt Nam với cácthương nhân nước ngoài(7)
2.2 Luật quốc gia
Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thường là luậtcủa nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nướcthứ ba, luật nơi ký hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ hợp đồng được thực
6 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án” NXB Thanh Niên 2004 Trang 23.
7 Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học kinh tế quốc dân 2005 Trang 100.
7
Trang 8hiện…(8) Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT trong các trườnghợp:
- Các bên ký hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng.Việc thoả thuận áp dụng luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng phải được ghi tronghợp đồng MBHHQT
- Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT được quy định trongcác điều ước quốc tế liên quan xác định luật của một quốc gia đương nhiên trở thànhluật áp dụng cho các hợp đồng đó Thông thường, luật quốc gia áp dụng sẽ là luật củanước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước thứ
ba, luật nơi ký kết hợp đồng, luật của nước mà các bên mang quốc tịch,…
2.3 Án lệ
Án lệ hay tiền lệ pháp về thương mại cũng được các thương nhân tham gia ký kếthợp đồng thương mại quốc tế coi trọng và lựa chọn, đặc biệt là ở các quốc gia theo hệthống thông luật (Common law) Trong thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụngcác phán quyết của toà án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của án lệ đang ngày mộtgia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật khác nhau Cơ quan xét xử có thể vận dụng
án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc tra cứu, mà các tranhchấp trong hoạt động thương mại quốc tế thường tập trung vào một số vấn đề và cónhiều trường hợp tương đồng
2.4 Tập quán thương mại quốc tế
Các tập quán thương mại quốc tế hình thành từ rất lâu đời Các tập quán này sẽtrở thành nguồn luật đìều chỉnh các hợp đồng MBHHQT nếu các chủ thể tham gia kýkết hợp đồng chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế sẽ là nguồn luật điều chỉnh
Khi được dẫn chiếu vào hợp đồng MBHHQT, các tập quán thương mại sẽ cóhiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể ký kết, chúng được chia thành nhóm: Các(1)tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tậpquán thương mại khu vực Ví dụ, một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế đượcPhòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo
và ban hành một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế là Incoterms (phụ lục 2)
8 Bùi Xuân Nhự (Chủ biên): “Giáo trình Tư pháp quốc tế” ĐH Luật HN NXB Công an nhân dân.1997 Tr 38-41
Trang 9II HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Công ước này được ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo) Ban đầu ký kết chỉ có 6quốc gia thành viên Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày càng tăng lên và
đến nay đã có trên 60 quốc gia thành viên (phụ lục 1) Công ước Viên là nguồn luật chủ
yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay
1 Phạm vi áp dụng
Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Theo Điều 1, Công ước Viên chỉ coitrọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợpđồng
Công ước được áp dụng khi các bên tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia
là thành viên của Công ước Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sởtại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tớiviệc áp dụng luật của nước này ví dụ như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nướcbên bán, mà nước bên bán là thành viên của Công ước; hoặc trường hợp các bên thoảthuận áp dụng luật của nước thứ 3, mà nước này là thành viên của Công ước Ngoài ra,Công ước cũng có thể được áp dụng khi hai bên không có trụ sở thương mại tại nướcthành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước Trường hợp này, Côngước cũng cho phép các bên có thể thoả thuận không áp dụng hoặc không áp dụng hoàntoàn một điều khoản nào đó của Công ước trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng(9)
2 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
2.2 Giao kết hợp đồng MBHHQT
2.2.1 Chào hàng (Offer order)
Chào hàng là “đề nghị về việc giao kết hợp đồng được gửi đích danh cho mộthoặc một vài người” (Điều 14) Có hai loại: chào hàng cố định –Firmed (người đề nghịbày tỏ ý chí rằng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận); chào hàng tự do –Free (đề nghị được gửi cho một hoặc nhiều người không xác định) Hiệu lực chào hàngchỉ phát sinh khi chào hàng tới nơi người được chào hàng (Điều 15 khoản 1) Chào hàngcũng có thể bị huỷ nếu thông báo của người chào hàng về việc huỷ chào hàng gửi đến
9 Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học kinh tế quốc dân 2005 Trang 104 – 205
9
Trang 10tới nơi người được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng (Điều 15 khoản 2) Mộtchào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chốichào hàng (Điều 17).
2.2.2 Chấp nhận chào hàng (Accept order)
Chấp nhận chào hàng là “một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người đượcchào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng” (Điều 14.khoản 1) Sự im lặng hoặc khônghành động của người nhận được chào hàng không được coi là chấp nhận chào hàng.Một chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp lý từ khi người chào hàng nhận được chấpthuận chào hàng, và được gửi tới trong thời hạn mà người chào hàng đã quy định trongchào hàng (Điều 18 khoản 2)
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệulực (Điều 23), và từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy địnhtrong hợp đồng
3 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán
3.1.1 Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
Công ước Viên quy định về giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đếnhàng hoá từ Điều 31 đến Điều 34 của Công ước Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giaohàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian Thời giannày là thời điểm mà các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồngthì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng
số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng Về địa điểm giaohàng, nếu các bên không thoả thuận thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều
31 Công ước
3.1.2 Quyền của bên bán
Công ước nêu rõ, bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định tronghợp đồng Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thựchiện những biện pháp bảo hộ pháp lý cũng theo quy định của Công ước như sau:
- Yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của ngườimua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với cácyêu cầu đó (Điều 62)
Trang 11- Có thể chấp nhận cho người mua một thời gian bổ sung hợp lý để thực hiệnnghĩa vụ của họ (Điều 63 khoản 1).
- Tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp quy định tại Điều 64
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 74
- Ngoài ra, bên bán có thể yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán, theoquy định Điều 78
3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua
3.2.1 Quyền của bên mua
Bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình khi bênbán vi phạm nghĩa vụ của họ Một số biện pháp được quy định trong Công ước là:
- Yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo thoả thuận trong hợpđồng Ở đây có thể là yêu cầu bên bán cung cấp hàng hoá đúng thoả thuận trong trườnghợp hàng hoá chưa phù hợp; hoặc yêu cầu tiếp tục bổ sung hàng hoá nếu không đảmbảo đủ số lượng; hoặc sửa chữa…
- Bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợpđồng nếu bên bán không đảm bảo được đúng thời hạn giao hàng (Điều 47)
- Bên mua cũng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp bên bánkhông thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng haykhi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên
bố sẽ không giao hàng trong thời bạn bổ sung đó (Điều 49)
3.2.2 Nghĩa vụ của bên mua
Điều 53 Công ước Viên quy định: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
và nhận hàng theo quy định của hợp đồng
- Về thanh toán tiền hàng: bên mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy địnhhoặc có thể được xác định theo hợp đồng và theo Công ước, mà không cần phải có mộtlời yêu cầu hay việc thực hiện một tục nào khác về phía người bán (Điều 59) Nghĩa vụthanh toán tiền hàng bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp màhợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán
- Về việc nhận hàng: Bên mua có các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Viêntại Điều 60 Theo đó, bên mua phải thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bángiao hàng và tiếp nhận hàng hoá
11
Trang 124 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên viphạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết Theo Côngước Viên, có các hình thức trách nhiệm pháp lý sau:
- Khi bên bán giao hàng thiếu số lượng: bên mua có quyền yêu cầu bên bán giaohàng bổ sung cho đủ số lượng
- Khi bên mua chậm thanh toán: Bên bán vẫn yêu cầu bên mua trả tiền theo hợpđồng, và có thể yêu cầu phải trả thêm lãi suất cho số tiền chậm thanh toán
- Khi hàng được giao không phù hợp hoặc không đúng theo quy định của hợpđồng: Bên bán phải giao hàng thay thế hoặc sửa chữa khuyết tật nếu có trừ khi việc sửachữa là không hợp lý căn cứ vào tình tiết của sự việc (Điêề 46)
- Khi bên mua không nhận hàng theo hợp đồng: Bên bán yêu cầu bên mua phảinhận hàng Nếu trong thời hạn do bên bán ấn định mà bên mua vẫn không nhận hàng,bên bán buộc phải huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh (Điều 62)
4.2 Bồi thường thiệt hại
Các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị vi phạm:
- Những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu;
- Những thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia;
Về tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng, Công ước Viên quyđịnh: “là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu
do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng” Mức tiền này cũng không được cao hơn thiệt hạithực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ
Trang 134.3 Huỷ hợp đồng
Trách nhiệm pháp lý này chỉ áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng của bên viphạm tạo thành một hành vi nghiêm trọng Tức là hành vi đó làm cho bên bị thiệt hại,trong một chừng mực đáng kể bị mất đi cái mà họ chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (Điều25) Có thể liệt kê các trường hợp mà hình thức pháp lý huỷ hợp đồng được áp dụng:
- Việc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng tạo thành một vi phạmchủ yếu đối với hợp đồng như: Giao hàng không đúng chủng loại đã quy định trong hợpđồng; Hàng kém phẩm chất, hàng giao thiếu bộ phận nào đó mà việc giao thiếu này dẫnđến việc không thể khai thác, sử dụng được hàng đã giao…
- Bên bán không giao hàng trong thời hạn gia hạn thêm của bên mua, hoặc bênbán tuyên bố không giao hàng trong thời gian gia hạn thêm đó
- Bên mua không trả tiền, hay không nhận hàng; hoặc tuyên bố không trả tiền,hay không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm mà bên bán quy định
III CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao
nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua như: Sự phân chia bên bán với bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng như các trách nhiệm: Thuê mướn công cụ vận tải (thuê mướn tàu lưu cước…) bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu, nộp thuế nhập khẩu v.v…; Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các chi phí về giao hàng như các chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm… Sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro về tổn thất hàng hoá (10)
Những nội dung trên là cơ sở nảy sinh các thuật ngữ nhất định trong buôn bánquốc tế như: Giao tại xưởng (ex work), giao hàng trên tàu (free on board), tiền hàng +phí bảo hiểm và cước phí (cost insurance and freight) v.v Nội dung của các điều kiệngiao hàng này khá rộng và mỗi nước, mỗi khu vực có cách giải thích không hoàn toàngiống nhau Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã tổng hợp, xuất bản bộ Incoterm(International Commercial Terms- các điều kiện thương mại quốc tế) nhằm xây dựngcác nguyên tắc giải thích các điều kiện thương mại quốc tế để các bên có thể thoả thuận
áp dụng cho một hợp đồng mua bán Mỗi điều kiện của Incoterms được chọn sẽ trở
10 Vũ Hữu Tửu: “Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế” Bài viết hỗ trợ kinh doanh http://laocai.com Ngày truy cập 6/3/2008.
13
Trang 14thành một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chứ không phải là củahợp đồng chuyên chở hàng hoá
Về cơ bản, Incoterms trả lời câu hỏi khi nào ngưòi bán hoàn thành đầy đủ nghĩa
vụ giao hàng của mình Những hậu quả do việc người bán không hoàn thành nghĩa vụgiao hàng không được đề cập trong Incoterms Khi áp dụng Incoterms, các bên đượckhuyến cáo là nên dẫn chiếu đến một phiên bản cụ thể để tránh những hiểu lầm khôngcần thiết do có những sự khác biệt tương đối giữa các phiên bản Incoterms được PhòngThương mại quốc tế xuất bản lần đầu 1936, các bản sửa chữa, tái bản 1953, 1967,1980,1990, và mới nhất là năm 2000 Nội dung cơ bản của các điều kiện giao hàngđược giải thích trong Incoterm 2000 bao gồm:
1 Nhóm điều kiện E
Nhóm này chỉ có một điều kiện: EXW (Giao hàng tại xưởng – EX Work)
Theo điều kiện này, người bán phải: Đặt hàng dưới quyền định đoạt của ngườimua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định Nếu hợp đồng không quyđịnh về thời hạn thì thời điểm giao hàng sẽ là thời điểm thông thường cho việc giaohàng hoá đó Nếu không có thoả thuận về địa điểm mà lại có nhiều địa điểm có thể giaohàng thì người bán có thể chọn điểm giao hàng thuận tiện nhất cho mình Người muaphải nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mỏi rủi ro và phí tổn kể từ thời điểm nhậnhàng
2 Nhóm các điều kiện F
Là nhóm điều kiện mà người bán phải tổ chức toàn bộ khâu vận tải để đưa hàngđến địa điểm quy định giao cho người vận chuyển, và không phải trả cước chặng vậnchuyển Người mua thuê phương tiện vận chuyển và chịu chi phí cho chặng vận tảichính Cụ thể có ba điều kiện: Giao cho người chuyên chở (FCA- Free Carier); Giaodọc mạn tàu (FAS - Free Alongside Ship); Giao lên tàu (FOB – Free on Board)
Trang 153 Nhóm điều kiện C
Là nhóm điều kiện mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tạinơi gửi hàng, có thêm nghĩa vụ tổ chức vận tải hàng hoá và chịu chi phí vận tải chochặng vận chuyển quốc tế Người bán chỉ chịu rủi ro đến khi họ hoàn thành nghĩa vụgiao hàng, tức là thời điểm hàng hoá được gửi đi Người bán cần quan tâm đến ngàygiao hàng cho người vận chuyển chứ không cần quan tâm thoả thuận ngày hàng đếnnước của người mua Nhóm điều kiện này có hai nhóm nhỏ theo phương thức vận tải:
vận chuyển bằng đường biển:Tiền hàng và cước phí CFR – Cost and Freight; và Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí CIF – Cost, Insurance and Freight; vận chuyển bằng mọi phương tiện vận tải kể cả đường biển và vận tải đa phương thức: Cước phí trả tới CPT – Carriage Paid To; và Cước phí và bảo hiểm trả tới CIP – Cost, Insurance Paid to.
4 Nhóm đìều kiện D
Là nhóm điều kiện “nơi đến” Tức là người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàngcủa mình tại địa điểm đích được quy định trong hợp đồng Nhóm D bao gồm 5 điều
kiện: Giao tại biên giới (DAF – Delivered At Frontier); Giao tại tàu (DES – Delivered
Ex Ship); Giao tại cầu cảng (DEQ – Delivered Ex Quay); Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU – Delivered Duty Unpaid); Giao tại dích dã nộp thuế (DDP – Delivered Duty Paid)
IV HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 Thời kỳ trước năm 1997
Trong thời kỳ bao cấp với đặc thù là nền kinh tế tế kế hoặch hoá, nguyên tắc
“Nhà nước độc quyền về ngoại thương (hay thương mại quốc tế)” là cơ sở pháp lý chủyếu của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam Nguyên tắc này được ghi nhận trong HiếnPháp năm 1946, năm 1959, và năm 1980 tại Điều 21 “Nhà nước độc quyền về quản lýhoạt động ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác”
Nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương thể hiện: Mọi hoạt động ngoạithương được tập trung trong tay Nhà nước, chỉ có những tổ chức được Nhà nước chophép mới được tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu; Nhà nước quyết định và thựchiện mọi đường lối ngoại thương thông qua bộ máy thống nhất trong cả nước; Mọi hoạt
15
Trang 16động ngoại thương được tiến hành trên cơ sở kế hoạch chung về trao đổi hàng hoá vớinước ngoài, được Nhà nước hoạch định, kiểm soát và quản lý thống nhất từ trung ươngđến địa phương; Nội dung của nguyên tắc “Nhà nước độc quyền ngoại thương” đã chiphối mọi hoạt động xuất nhập khẩu, là cơ sở, nền tảng pháp lý cho toàn bộ công tác xâydựng pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và tạo thành nét đặc trưng của hoạtđộng ngoại thương trong thời kỳ này(11).
Thời kỳ trước năm 1980, xuất phát từ nguyên tắc trên, mọi hoạt động xuất nhậpkhẩu được Nhà nước giao cho Bộ Ngoại thương độc quyền thực hiện Bộ lập những tổchức gọi là Tổng công ty xuất nhập khẩu được quyền trực tiếp trao đổi, mua bán hànghoá với nước ngoài Hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này gần như bó hẹp trongquan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa Mọi vấn đề pháp sinh thường được giải quyếtdựa vào các quy phạm pháp luật thống nhất quy định trong các hiệp định thương mại vàđặc biệt và trong điều kiện chung giao hàng tay đôi giữa Việt Nam với từng nhà nước
xã hội chủ nghĩa, sau này có thêm điều kiện chung giao hàng SEV – các nước thuộc hộiđồng tương trợ kinh tế Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu chưahình thành
Các bản điều kiện chung giao hàng là công cụ quan trọng trong việc điều tiếtxuất nhập khẩu Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là điều tiết những vấn
đề liên quan đến thủ tục giao kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu;trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; cơ quan xét xử tranh chấp; hay vấn đề ápdụng luật… Các tổ chức ngoại thương của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có cácTổng công ty xuất nhập khẩu trên cơ sở các điều kiện chung giao hàng đã tiết kiệmđược thời gian đàm phán, loại bỏ những điểm bất đồng do có sự quy định khác nhautrong hệ thống luật của mỗi quốc gia(12)
2 Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2005
Nếu như trong thời kỳ bao cấp với cơ chế “Nhà nước độc quyền về ngoạithương” làm cho nền kinh tế đối ngoại chậm phát triển, thậm chí suy giảm trong mộtthời gian dài thì khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế “Nhà nước thống
11 Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng chủ biên): “Giáo trình luật thương mại quốc tế” Đại học Kinh tế Quốc dân NXB: Lao động xã hội 2005 Trang: 28-30.
12 Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học Kinh tế
Trang 17nhất quản lý và mở rộng kinh tế đối ngoại…” (Điều 24- Hiến pháp 1992) đã thúc đẩyhoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ sôi động hơn
Để phù hợp vơi quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường với những đặc điểm
cơ bản của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đã luật hoá cáchoạt động thương mại Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 ngày 19/5/1997 đã thông quaLuật Thương mại 1997 (Sau đây gọi là Luật Thương mại 1997), bắt đầu có hiệu lực từngày 01/01/1998 Luật Thương mại 1997 ra đời đã thể chế hoá các đường lối, chínhsách của Đảng, cơ chế quản lý thương mại của Nhà nước, trong đó có chính sách vềkinh tế đối ngoại Riêng về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài,Luật dành mục 2 Chương II gồm 37 điều, Điều 82 cũng xác định hợp đồng mua bánhàng hoá với thương nhân nước ngoài phải tuân theo các quy định về mua bán hàng hoácủa Luật Các hành vi mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnhcủa các quy định về mua bán hàng hoá nói chung, được quy định trong Luật
Các vấn đề về điệu kiện hiệu lực của hợp đồng và giao kết hợp đồng, LuậtThương mại 1997 có quy định trong mục riêng dành cho hợp đồng ký kết với thươngnhân nước ngoài Những nội dung chủ yếu của hợp đồng ngoại này sẽ theo quy địnhtrong Điều 50, tuân theo quy định của hợp đồng nói chung Các vấn đề về trách nhiệmpháp lý do vi phạm hợp đồng cũng tuân theo quy định đối với hợp đồng chung Song,lưu ý là bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạmhoặc bồi thường thiệt hại (khác với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/9/1989 ápdụng đồng thời hai hình thức trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm)
Cũng trong thời gian này, pháp luật Việt Nam đã có những sửa đổi khá cơ bản vềquyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân (đến nay vẫn có hiệu lực) góp phầnthúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển như: theo quy định tại Nghịđịnh số 33/CP ngày 19/4/1994, những doanh nghiệp chưa có Giấy phép kinh doanh xuấtnhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương Mọi hợp đồngmua bán ngoại thương do các doanh nghiệp này ký đều không có hiệu lực vì chủ thể kýkết phía Việt Nam không hợp pháp Và thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồntại những doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệpkhông được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lựcpháp lý từ ngày 1/9/1998 đã tạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuấtnhập khẩu đối với thương nhân Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành
17
Trang 18phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập khẩuhàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đãđăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thànhphố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ thương mại Và kể từngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp lý, các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộthương mại đã cấp hết hiệu lực thi hành Như vậy, theo Nghị định 57, quyền kinh doanhxuất nhập khẩu đối với thương nhân đã được mở rộng cho tất cả các doanh các doanhnghiệp Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại CụcHải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu, không còn phải xin phép
Bộ thương mại Và cũng không còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp được quyền vàdoanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nữa Nghị định44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp khiquy định thương nhân có thể xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vàongành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoáthuộc danh mục cấm xuất khẩu Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp vẫn còn bị hạn chế Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoátheo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
3 Thời kỳ từ năm i kỳ t năm ừ năm 2005 đến nay
Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêngkhông ngừng phát triển cùng với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế Vềhoạt động thương mại quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động này ngày càng mởrộng thêm nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, đầu tư, dịch vụ… Ngày càng nhiều cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được hình thành, mặt hàng kinh doanh ngàycàng đa dạng…
Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thay thế cho Luật Thươngmại 1997 đã góp phần tích cực trong khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thương mạiquốc tế Luật Thương mại 2005 không tách rời hẳn một mục cho hoạt động mua bánhàng hoá quốc tế như Luật Thương mại 1997, mà quy định cùng với hoạt động thươngmại trong nước thành “các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hoá” Hợpđồng thương mại quốc tế cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự 2005 phần quan hệdân sự có yếu tố nước ngoài Theo quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế không chỉ dừng lại ở trường hợp các bên giao kết hợp đồng có
Trang 19quốc tịch khác nhau mà còn bao gồm những trường hợp khác như một bên có trụ sởkinh doanh ở nước ngoài, hay mua bán hàng hoá ở khu chế xuất…
Cùng với Luật Thương mại 2005, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoáquốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nướcngoài đã góp phần củng cố khung pháp lý quy định cho hoạt động thương mại quốc tếnói chung và hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng
Từ sau khi có Luật Thương mại 2005, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu củadoanh nghiệp cũng được mở rộng hơn nữa bởi sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP.Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP Theo Nghị định 12, thương nhân đượcxuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừhàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danhmục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối với nội dungcủa hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế Cụ thể:
- Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thi hành kể từngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu là: tên hàng;
số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạngiao nhận hàng Việc quy định hợp đồng phải có 6 nội dung không thể thiếu như trênmâu thuẫn với nguyên lý cơ bản của pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thểtham gia kinh doanh được tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình Mâu thuẫn rõ ràng
là giữa việc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dung củahợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoả thuận hợp đồng.Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (gọi tắt
là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nước phê chuẩn quy định tối thiểu về các nộidung bắt buộc này, chỉ xoay quanh ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14Công ước Viên 1980)
- Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như tôn trọngnguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy
định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: Đối tượng
19
Trang 20của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm,phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạmhợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402) Rõ ràng, quy địnhmới về nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thểgiữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ.
4 Giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005
4.1 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Làm thế nào để hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) có hiệu lựcpháp lý là vấn đề được các bên giao kết hợp đồng đặc biệt quan tâm Vì chỉ khi hợpđồng giao kết giữa các bên có hiệu lực pháp lý thì quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bênmới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng đã thoả thuận, và nếu có tranh chấp xảy
ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụng được giải quyết trước Toà án hay Trọngtài Các vấn đề cần quan tâm để hợp đồng MBHHQT có hiệu lực:
4.1.1 Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên
Cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên ở đây chính là sự thuận mua vừabán Người bán nhất chí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng vàtrả tiền theo cam kết Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu việc giao kết không vi phạmcác trường hợp ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe doạ; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn
4.1.2 Điều kiện về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốcgia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý Trong đó, tư cách pháp lý của các thương nhânđược xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở Theo quyđịnh của Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp, các nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh (Điều 6 Khoản 1) Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thànhlập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luậtnước ngoài công nhận (Điều 16 Khoản 1)
Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại CụcHải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu không còn phải xin phép
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp
Trang 21được quyền hay doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trướcđây nữa.
4.1.3 Điều kiện về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng
Người giao kết hợp đồng là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặctheo uỷ quyền Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầupháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữangười đại diện và người được đại diện Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lậptheo sự uỷ quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm đại diện
Uỷ quyền phải được làm bằng văn bản và người uỷ quyền phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm về hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi quy định của sự uỷ quyền.(Điều 140-142 Bộ Luật Dân sự 2005)
4.1.4 Điều kiện về đối tượng của hợp đồng
Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng MBHHQT) theo hợp đồng phải là hàng hoáđược phép mua bán theo quy định pháp luật của nước bên mua và nước bên bán
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân được xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ nhữnghàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá thuộc Danhmục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương) hoặc các bộ quản lý chuyên ngành (Điều 3, 4 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP) Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của ViệtNam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị định số12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006
4.1.5 Điều kiện về nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồnluật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng Nếukhông quy định trong hợp đồng thì việc xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng sẽ ápdụng quy tắc xung đột pháp luật: “luật nước người bán”; “luật nơi xảy ra tranh chấp”;
“luật nơi ký kết hợp đồng”; “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”
Để phù hợp với pháp luật quốc tế và nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng củacác chủ thể, Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả
21
Trang 22thuận về những nội dung: Đối tượng hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá cả, phươngthức thanh toán; Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụcủa các bên; Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác (Điều 402).Quy định giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràngbuộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ.
4.1.6 Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng LuậtThương mại 2005 quy đinh rõ: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ
sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”(Điều 27 Khoản 2) Các hình thức có gía trị pháp lý tương đương văn bản như: điệnbáo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (Khoản 15 Điều 3)
Giao kết hợp đồng bằng phương thức gián tiếp: Các bên không trực tiếp gặpnhau để bàn bạc, thảo luận mà thực hiện trao đổi qua các tài liệu giao dịch như côngvăn, điện báo, đơn đạt hàng, đơn chào hàng…có ghi rõ nội dung công việc cần giaodịch Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn: Đề nghịgiao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Những vấn đề này khôngđược Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ Luật Dân sự
2005 sẽ được áp dụng, và áp dụng chung cho cả hợp đồng MBHHQT
Trang 234.2.2 Thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được
sự thoả thuận Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợpđồng MBHHQT cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung, vì vậy áp dụng BộLuật Dân sự 2005 Điều 404 có các trường hợp sau:Với hợp đồng giao kết trực tiếp bằngvăn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; Vớihợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết là khi bên đề nghị nhậnđược trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng; Hợp đồng giao kết bằng lời nói không ápdụng cho hợp đồng MBHHQT vì theo quy định của Điều 27 Luật Thương mại 2005hình thức hợp đồng MBHHQT phải là văn bản hoặc hình thức giá trị pháp lý tươngđương
Thời điểm giao kết hợp đồng cũng được coi là thời điểm hợp đồng có hiệu lực,trừ phi các bên thoả thuận một thời điểm khác hoặc vào một thời điểm mà một điều kiệncủa hợp đồng được thực hiện như thời điểm mở L/C khi thoả thuận thanh toán bằng tíndụng thư, hay thời điểm có quota khi hàng hoá theo quy định phải được cấp hạn ngạch
Luật thương mại 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thoả thuậnnhững nội dung cụ thể nào trong hợp đồng MBHHQT cũng như trong hợp đồng MBHHnói chung Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2005 đưa ra các nội dung chủ yếu của hợp đồngmang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật giúp hạn chế những rủi ro pháp
lý những tranh chấp trong hoạt động MBHH đặc biệt là hoạt động MBHHQT(13)
4.3 Thực hiện hợp đồng MBHHQT
Các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng saukhi hợp đồng được xác lập và có hiệu lực pháp lý Cùng với các nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động thương mại (Mục 2 Điều 10-15 Luật Thương mại 2005), nguyên tắcthực hiện hợp đồng dân sự (Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng MBHH nóiriêng phải được thực hiện một cách trung thực, trên tinh thần họp tác cùng có lợi
Với hợp đồng MBHHQT thường có những thủ tục là điều kiện để hợp đồng cógiá trị pháp lý mà các bên phải hoàn thành trước khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng như:Xin giấy phép xuất nhập khẩu hoặc quota (với trường hợp giấy phép phải có hạnngạch); Mở thư tín dụng nếu hợp đồng có thoả thuận phương thức thanh toán này
13 Giáo trình Luật Thương mại II Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân 2006 Trang 23-24.
23
Trang 24Sau các điều kiện trên, các bên thực hiện những nghĩa vụ cụ thể khác đã thoảthuận trong hợp đồng như: Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hoá; Giao/ nhậnhàng; Làm thủ tục hải quan; Kiểm tra hàng hoá; Thanh toán Các nghĩa vụ khác khi cóyêu cầu Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng mua bán hàng hoá (áp dụng chung cho cả mua bán hàng hoá trong nước và muabán hàng hoá quốc tế) tại Mục 2 của Luật.
4.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người bán
Nghĩa vụ của người bán: Giao hàng đúng thoả thuận trong hợp đồng về số lượng,chất lượng, quy cách… thời hạn và địa địa điểm giao hàng Đảm bảo quyền sở hữu chongười mua đối với hàng hoá đã bán Các nghĩa vụ này ngoài quy định trong LuậtThương mại còn phải tuân theo những điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đã thoảthuận lựa chọn
Quyền của người bán: Nhận tiền theo thoả thuận trong hợp đồng Nếu do lỗi củangười mua dẫn đến việc người bán chậm nhận được tiền hoặc không nhận được tiềnthanh toán thì họ có quyền áp dụng các biện pháp do luật định như buộc thực hiện đồng,phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng (Điều 297, 300,302,308, 312 LuậtThương mại 2005)
4.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người mua
Nghĩa vụ của người mua: Tiếp nhận và thanh toán hàng hoá theo đúng thoả thuậntrong hợp đồng.Người mua phải thanh toán tiền hàng kể cả trong trường hợp mất mát,
hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm hàng hoá đã nằm trong sự định đoạt của ngườimua, tức là sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sangngười mua, trừ phi do lỗi của người bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005) Cácnghĩa vụ của người mua còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đãthoả thuận lựa chọn
Quyền của người mua: Nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng Người mua
có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 khi cóbằng chứng về việc buôn bán lừa dối, hàng hoá là đối tượng đang bị tranh chấp, bên baágiao hàng không phù hợp với hợp đồng
Trang 255 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005
5.1 Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQTnói riêng và hợp đồng MBHH nói chung được áp dụng khi có các căn cứ do pháp luậtquy định Để kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần xem xét các vấn đềlà:
- Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã giao kết;
5.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005)
Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợpđồng (như giao hàng không đúng đối tượng, quy cách phẩm chất… quy định trong hợpđồng) thì bên có quyền được yêu cầu họ phải thực hiện., nếu không phải thanh toán theogiá trị thị trường (các bên thoả thuận áp dụng giá thị trường) của hàng hoá Nếu bên cónghĩa vụ gây ra thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đãthanh toán giá trị hàng hoá cho bên có quyền
5.2.2 Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300 Luật Thương mại 2005)
Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạmhợp đồng nếu hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách Mức phạt vi phạm
do các bên thoả thuận, nhưng tổng mức phạt không 8% gía trị phần nghĩa vụ hợp đồng
bị vi phạm
25
Trang 265.2.3 Bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương mại 2005)
Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên
bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thât thực tế, trực tiếp mà bên
bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạmđáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Các căn cứ phát sinh trách nhiệmbồi thường thiệt hại theo quy định Điều 303 Luật Thương mại 2005
5.2.4 Huỷ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005)
Huỷ hợp đồng bao gồm huỷ một phần hợp đồng, hay huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng.Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm
mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bảnnghĩa vụ hợp đồng
Luật Thương mại 2005 còn quy định về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng(Điều 308), đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310) và các trường hợp miễn trách (Điều294) Với các trường hợp miễn trách, các bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứngminh cho trường hợp miễn tranh của mình
V GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT
1 Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
1.1 Khái niệm
Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế Trong quan hệ thương mại quốc tế, các bên tham gia thường có sự cách biệt địa lý, có truyền thống pháp luật, tập quán thương mại… khác nhau (14) Thêm vào đó còn là sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hay bản
thân ý thức thực hiện, tuân thủ hợp đồng của các bên… Những điều này dẫn đến việctranh chấp phát sinh, hay khó có thể tránh khỏi, và chủ yếu là tranh chấp trong hợp đồngMBHHQT
1.2 Các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
1.2.1 Chọn luật áp dụng
Đặc điểm quan trọng của hợp đồng MBHHQT là yếu tố “quốc tế” tức là các bêntham gia hợp đồng khác nhau về hệ thống pháp luật nên cần phải có căn cứ pháp lý cho
Trang 27việc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra Điều này đỏi hỏi các bên ký kết ngay khiđàm phán, soạn thảo hợp đồng cần phải lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng Có cáccách để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng:
MBHHQT chi tiết, cụ thể tất cả các quy tắc, quy định pháp luật nội dung để giải quyếtbất cứ tranh chấp nào có thể phát sinh Với các hợp đồng lớn, phức tạp thì cách làm này
sẽ cần nhiều thời gian, công sức, khi giải quyết tranh chấp dễ làm cho các cơ quan xét
xử nhầm lẫn những nội dung chính, phụ Ngoài ra, cách thức ghi chi tiết, tỉ mỉ từngtranh chấp có thể xảy ra cũng như cách thức giải quyết cũng không thể lường trướcđược hết các bất đồng khác có thể phát sinh
chính, sau đó chọn luật áp dụng chung để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh từhợp đồng Đây là cách làm phổ biến và có ưu điểm là dể hiểu, không gây nhầm lẫn vàcũng làm cho hợp đồng gọn nhẹ mà vẫn đầy đủ nội dung Song, các bên cần chú ý khichọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật áp dụng được chọn phải dễ tiếp cận, dễ nghiêncứu, có uy tín trong thương mại quốc tế và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được thựchiện
1.2.2 Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
Không chỉ lựa chọn luật nội dung để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, các bêntham gia thoả thuận, ký kết hợp đồng còn cần phải thương lượng để đưa vào hợp đồngmột điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung: Phương thức giải quyếttranh chấp do các bên nhất trí lựa chọn; Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp
đỡ giải quyết tranh chấp như người hoà giải, trọng tài, trọng tài viên, toà án…; Các quytắc áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp; Cơ chế đảm bảo thi hành kết quả giảiquyết tranh chấp
1.3 Lý do phát sinh tranh chấp
Sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thươngmại… dễ gây ra những tranh chấp bất đồng trong quan hệ TMQT Các doanh nghiệpViệt Nam khi tham gia ký kết các hợp đồng MBHHQT với các đối tác nước ngoài cũngkhông tránh khỏi thực tế này Đặc biệt, khi Việt Nam lại là nước đang phát triển, khungpháp lý điều chỉnh cho các hoạt động ngoại thương đã được xây dựng và áp dụng, songvẫn đang dần hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới
27
Trang 28Khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại cũng gây những khókhăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặcbiệt là với các doanh nghiệp của Châu Âu, Bắc Mỹ vì đây là khu vực mà tồn tại nhiềutập quán thương mại quốc tế lâu đời.
Ngoài những lý do nêu trên, điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước cũng có thể gây ranhững khó khăn khó lường trước, có thể là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiệnnghĩa vụ hợp đồng
2 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT
2.1 Thương lượng giữa các bên
Khi tranh chấp bắt đầu phát sinh, hầu hết các trường hợp, các bên tự nguyện vànhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng Thương lượng là phương thức giảiquyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo
gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hayphán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào
Pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thông thường đều
quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhận kết quả thương lượng là Biên bản Nếu kết qủa thương lượng không được một bên tự giác thực hiện, Biên bản thương lượng sẽ
được bên kia sử dụng như một chứng cứ quan trọng yêu cầu các cơ quan tài phán côngnhận và cưỡng chế thi hành những thoả thuận đó
2.2 Hoà giải giữa các bên
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ balàm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh cháp tìm kiếm các giải phápnhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải
có ưu điểm là bảo vệ bí mật kinh doanh, điều mà sẽ không thực hiện được khi tiến hành
tố tụng tại toà theo quy tắc công khai, tranh tụng và theo các quy tắc về thu thập chứng
cứ trong tố tụng tư pháp
Hiệu lực pháp lý của hoà giải:Thoả thuận hoà giải không có tính chất bắt buộcnên trên thực tế, không có toà án nước nào lại ra lệnh đình chỉ vụ kiện chỉ vì một bênkhông thực hiện thoả thuận hoà giải Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằnghoà giải giống như một điều khoản hợp đồng có tính rằng buộc các bên
Trang 292.3 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài
Để tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải có sựthoả thuận của các bên Thoả thuận này có thể là một điều khoản trọng tài trong hợpđồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh.Điều khoản thoả thuận trọng tài dù có được ghi ngay trong hợp đồng chính hay là mộtthoả thuận riêng biệt thì nó vẫn luôn độc lập với các điều khoản khác của hợp đồngchính Vì vậy, ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hay bị vô hiệu thì cũng khônglàm cho điều khoản thoả thuận trọng tài vô hiệu tương ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọngtài Thương mại của Việt Nam 2003)
Quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được Toà án công nhận và cho thihành thông qua một thủ tục tư pháp được quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luậtcủa các quốc gia Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết củatrọng tài nước ngoài 1958 là văn bản pháp lý nổi bật và quan trọng nhất trong lĩnh vựcnày Luật mẫu UNCITRAL, các hiệp định khu vực và pháp luật các quốc gia…cùng vớiCông ước New York đã góp phần tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh
để nhằm điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài TMQT(15)
Ưu điểm của trọng tài thương mại
- Là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, mang tính chung thẩm cao;Quyết định, phán quyết của trọng tài cũng được công nhận rộng rãi do phạm vi Côngước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoàirộng
- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng khách quan.Trong quátrình giải quyết tranh chấp hoàn toàn có thẻ sử dụng ngôn ngữ, hay pháp luật của nướcthứ 3, tùy từng trường hợp cụ thể
- Phương thức giải quyết bằng trọng tài cũng không mang nặng tính đối kháng,
uy tín, các bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp cũng được bảo mật vì phán quyếttrọng tài không công khai (trọng tài xét xử kín)
Một số cơ quan trọng tài thương mại quốc tế quan trọng được giới kinh doanh thế giới sử dụng nhiều nh ư:
-Toà án trọng tài thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) được thành lập tại Parisnăm 1923; Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) thành lập 1965
15 Nguyễn Vũ Hoàng: “Các liên kết kinh tế-Thương mại quốc tế” NXB Thanh Niên 2003 Trang 329
29
Trang 30trên cơ sở Công ước quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân củacác nước khác.
- WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp WTO là tổ chức duy nhất có một cơ chếgiải quyết tranh chấp được chấp nhận chung dựa trên nguyên tắc mọi thành viên đều cómột phiếu bầu ngang nhau Việc Việt Nam đã là thành viên tổ chức thương mại thế giớiWTO sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đối mặt vớicác vụ kiện có tính quốc tế(16).
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại ở Việt Nam và thủ tục Công nhận và cho thi hành quyết định, bản án của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
2.4 Giải quyết tranh chấp tại Toà án
Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT bằng toà án là hình thức giải
quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước – cơ quan cóquyền nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ phải thi hành
Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường và có hệ thống pháp luậtphát triển trên như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Cộng hoà Pháp , cho thấy rằng việc giảiquyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT nói riêng và giải quyết tranh chấp TMQTnói chung bằng con đường toà án đều có những điểm khác nhautương đối về tổ chức hệthống toà án, về thẩm quyền và thủ tục tố tụng Trên thực tế, chưa có một Toà án quốc
tế nào giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế mà chỉ có thể giải quyếttại Toà án của một quốc gia nào đó theo quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia đó(17)
Ưu điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Toà án:
- Phương thức giải quyết bằng Tòa án được tiến hành theo trình tự, thủ tụcnghiêm ngặt, chặt chẽ nên đảm bảo cho tính khách quan và công bằng cho các bên
- Bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp được đưa ra nếu không có
sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhànước (tính cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ quốc gia có Toà án)
- Với các tranh chấp kinh doanh trong MBHHQT, quyết định của Toà án ngàynay cũng được công nhận khá rộng rãi bằng việc các nước có thoả thuận công nhận và
16 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp TMQT bằng con đường Toàn án” NXB Thanh Niên Trang 47.
17 Bùi Xuân Nhự (Chủ biên): “Giáo trình Tư pháp quốc tế” Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân 1997
Trang 31cho thi hành quyết định, bản án của Toà án nước ngoài Nổi bật là công ước Washington
về công nhận và cho thi hành quyết định của toà án nước ngoài
Ở Việt Nam, thủ tục giải quyết tranh chấp TMQT này được dựa trên nền tảngcủa Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004
CHƯƠNG II:
THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY INDOCHINA
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY INDOCHINA
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Vật tư kỹ thuật Đông Dương được thành lập theo giấy phép kinh
doanh số: 0102009759, ngày 29/8/2002 (đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 13/09/2005)
do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Công ty có thay đổi một lần về thànhphần thành viên góp vốn và điều chỉnh môt lần về vốn điều lệ của công ty Công tyĐông Dương là một trong những loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại hàng hoá dịch vụ, hoạch toán kinh tế độc lập, có condấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật: tài khoản 6603339tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Hà Nội Tư cách pháp nhân củacông ty được pháp luật thừa nhận kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh:
CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG Tên giao dịch: DONG DUONG SCIENTIFIC AND TECHNICAL MATERIALS
COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: INDOCHINA CO., LTD
Trụ sở chính: Số 56, Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Văn phòng giao dịch: Số 60, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
Trang 32- Buôn bán vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học,hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấp).
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Sản xuất và buôn bán Trang thiết bị Y tế, Hoá mỹ phẩm
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh
- Sản xuất và buôn bán mẫu cơ khí
Vốn điều lệ: 3.400.000.000 đồng (Ba tỷ bốn trăm triệu đồng)
Danh sách thành viên góp vốn:
Số
TT
Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú đối với cá nhân
Giá trị vốn góp(đồng)
Phần vốngóp (%)
1 Đào Việt Trung Phòng 5, C16, TT Kim
Giang, Thanh Xuân, HN
1.700.000.000 50
2 Lê Thái Bình Phòng 408, H3, TT Kim
Giang, Thanh Xuân, HN
1.700.000.000 50
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Đào Việt Trung Giới tính: (Nam)
Ngày sinh: 22/12/1975 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt NamChứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 012136220
Ngày cấp: 25/10/2000 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phòng 5, khu C16B, tập thể Kim Giang, phường KimGiang, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Chỗ ở hiện tại: Phòng 5, khu C16B, tập thể Kim Giang, phường Kim Giang, quậnThanh Xuân, Hà Nội
Công ty TNHH Vật tư KHKT Đông Dương (Indochina) được thành lập trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự hoàn thiện, ổn địnhkhung pháp lý cơ bản trong kinh doanh thương mại, khuyến khích đầu tư, thành lậpdoanh nghiệp, phát triển kinh tế Lãnh đạo của Indochina mong muốn sử dụng nhữngkiến thức, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực buôn bán vật tư máy móc, thiết bị phục
vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vì lợi ích của đối tác
Trang 33Hơn 10.000 sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau trong các ngành hoá, y,sinh, dược phẩm, mỹ phẩm cùng với trên 10 loại hình dịch vụ về chuyển giao côngnghệ, sửa chữa bảo dưỡng… những sản phẩm và loại hình dịch vụ hữu ích đã giúp
Indochina ngày càng khẳng định vị thế của mình
Đặc biệt, công ty có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, được đào tạo từ các trường đạihọc lớn trên cả nước như: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại họcQuốc Gia Hà Nội… và được đào tạo theo chuyên ngành của một số hãng như:ALLTECH, MERCK, 3B CIENTIFIC, ADAM,… Đội ngũ kỹ thuật của công ty đãtham gia cung ứng, lắp đặt, vận hành, sử dụng, tư vấn, sửa chữa nhiều thiết bị hiện đại,công nghệ cao như máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao, máy quang phổ, thiết bị đo độ hoàtan thuốc… Đội ngũ kỹ thuật cũng có thể sửa chữa và thay thế các trang thiết bị, máymóc cho các phòng thí nghiệm, Bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp khi có yêu cầu(18)
2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
2.1 Sơ đồ cấu trúc
18 Giới thiệu năng lực kinh doanh của Công ty Indochina Tài liệu dự thầu số 4, hộp 3 Năm 2007.
33
Trang 342.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
*Các phòng ban
Phòng quản lý hành chính nhân sự : Phụ trách công tác nhân sự, tuyển dụng nhân
sự và công tác hành chính của toàn công ty
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
kế toán
Phòng Bảo hành, bảo trì
Phòng Kinh doanh
Kho tàng
và giao hàng
Kiểm toán bán hàng
và dịch vụ
Thủ quỹ
Nghiên cứu thị trường Giao dịch văn phòng
Trang 35Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng tài chính, kế toán bán hàng, dịch vụ,
thủ quỹ, thủ kho, báo cáo cho cấp lãnh đạo Phòng Tài chính kế toán của công ty đượctrang bị phần mềm kế toán máy phiên bản mới 2007, do công ty TNHH phần mềm máytính Ngọc Anh cung cấp, tiện lợi, dễ dùng nên hoạt động và quản lý đạt hiệu quả cao
Phòng bảo hành, bảo trì: Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng về bảo hành, bảo trì
sản phẩm bao gồm có bảo trì thiết bị sau thời gian bảo hành; nâng cấp thiết bị, cung cấp,thay thế phụ kiện tiêu hao trong quá trình sử dụng; sửa chữa thiết bị; lắp đặt mới hoặcthi công dịch chuyển địa điểm đối với các thiết bị phức tạp…
tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, đấu thầu,dịch vụ tư vấn lựa chọn và sử dụng các máy móc thiết bị mà công ty cung cấp, báo cáocho cấp lãnh đạo
trong kinh doanh Thực hiện giao hàng chính xác, an toàn tuyệt đối các sản phẩm củacông ty đến nơi cung cấp, báo cáo tình hình cho cấp lãnh đạo khi có sự cố
2.3 Nhân lực
Tổng số nhân viên là 57 người, trong đó:
- Đại học và trên đại học: 42 người
- Trung cấp, cao đẳng: 15 người
Trong đó theo từng lĩnh vực công việc:
+ Phòng giám đốc: 2 người;
+ Phòng quản lý hành chính nhân sự: 8 người;
+ Phòng tài chính kế toán: 7 người;
+ Phòng bảo hành, bảo trì: 9 người;
+ Phòng kinh doanh: 16 người
+ Kho tàng và giao hàng: 13 người
Ngoài ra còn có ban lễ tân và bảo vệ: 2 người
Ban Giám đốc Indochina là những người có nhiều năm kinh nghiệm,có kiến
thức chuyên sâu về lĩnh vực hoá dược, công nghệ sinh học, được đào tạo bài bản vàtrình độ học vấn cao
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Indochina dày dặn kinh nghiệm trong việc triển
khai và thực hiện công việc, dự án… Đội ngũ kỹ thuật của công ty không những được
35
Trang 36đào tạo từ các trường đại học lớn trên cả nước mà còn được đào tạo theo chuyên nghànhcủa một số hãng như: ALLTECH, MERCK, 3B SCIENTIFIC, ADAM, EPPENDORE,HIRSCHMANN
Danh sách đội ngũ kỹ thuậtSTT Họ và tên Trình độ (bằng cấp) Thời gian đào tạo
1 Đào Việt Trung Cử nhân Hoá học
4 Lương Hoàng Hà Kỹ sư Hoá - Thực phẩm 2001-2006
5 Trịnh Hải Hoàn Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006
6 Dương Hoàng Hải Kỹ sư Công nghệ thông tin 1998-2003
7 Phạm Bình Minh Cử nhân Công nghệ Hoá học
Thạc sĩ Khoa học Vật liệu
1998-2004
8 Phan Thị Thái Hằng Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006
9 Trịnh Thu Thuỷ Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006
10 Nguyễn Thị Huyền Cử nhân Công nghệ sinh học 2001-2005
11 Trần Thuý Hằng Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006
14 Phạm Hùng Sơn Kỹ sư Công nghệ hữu cơ-hoá
dầu
1999-2004
15 Lê Thị Khánh Dư Cử nhân Hoá học 2003-2007
16 Trần Thu Hường Kỹ sư Công nghệ hữu cơ 2000-2005
17 Trần Việt Thắng Kỹ sư công nghệ sinh học 1999-2004
18 Phan Thanh Hải Kỹ sư công nghệ sinh học 1999-2004
Nhân viên của Indochina trong các phòng, ban còn lại đều là những người có
trình độ, chuyên môn cao Như đội ngũ của phòng kế toán, tài chính đều là những người
có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, hiểu biết sâu trong lĩnh vực kế toán, tài chính Cácnhân viên trong các phòng ban này đều là những người được đào tạo bài bản, thấp nhất
là bậc cao đẳng, trung cấp Với một nguồn nhân lực chất lượng như vậy, Indochina đãngày càng đi lên và đáp ứng nhu cầu thị trường
Trang 373 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngày 26/3/2008, Indochina đã đưa ra báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty trong năm 2007 vừa qua Indochina cũng có đưa ra đánh giá tổng quát cácchỉ tiêu và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty (19)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
Năm 2007, Công ty đã đạt được mức doanh thu cao hơn dự kiến Lợi nhuận đạtđược cũng tăng so với năm 2006 Tuy nhiên, Công ty gặp khó khăn về vốn lưu động dovòng quay vốn chậm, hàng tồn kho tương đối nhiều, dẫn đến nợ lớn Bên cạnh đó, Công
ty cũng bị ảnh hưởng kinh tế chung của cả nước là chỉ số lạm phát tăng cao, giá vốntăng, trong đó việc xây dựng bảng giá hàng hoá mới chưa được thực hiện kịp thời nên tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu chưa cao Mục tiêu hướng tới của Công ty là doanh thucao sẽ tỷ lệ thuận với lợi nhuận Doanh thu kế hoạch cho năm 2008 là 15 tỷ đồng (Theođánh giá tổng quát các chỉ tiêu và kiến nghị của Indochina)
19 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Phòng kế toán.
37
Trang 383.2 Mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina buôn bán vật
tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất Bao gồm hơn10.000 sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau phục vụ trong các ngành hoá, y,sinh, dược phẩm, mỹ phẩm Công ty là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoáa; kinhdoanh các dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế; dịch vụ sửa chữa, bảodưỡng và bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh Mặt hàng kinh doanh củaIndochina có tính đặc thù, song các sản phẩm của Công ty lại rất đa dạng cả về mẫu mãnhư kích thước, hay công dụng… và có nhiều hãng cung cấp khác nhau, với giá thànhtuỳ thuộc vào chất lượng, hãng cung cấp Điều này giúp cho Indochina mở rộng thịtrường với nhiều tầng lớp khác hàng Các mặt hàng kinh doanh có thể chia thành banhóm là: Các thiết bị đo phân tích; Thiết bị phòng thí nghiệm; Và các dịch vụ đi kèmvới các sản phẩm Dưới đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởiIndochina:
DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ INDOCHINA CUNG CẤP:
A, Thiết bị đo, phân tích
Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao – HPLC, Detector UV-VIS,
huỳnh quang, độ dẫn, chỉ số khúc xạ, Diode array, khối phổ
MERCK – HITACHI- ĐỨC
Quang phổ tử ngoại khả biến UV-VIS GBC – ĐỨC; JENWAY –
ANH; UNICAM – ANH;CECIL – ANH; JASCO –NHẬT BẢN
Máy chuẩn độ điện thế, cực phổ
Xác định tổng axit bazơ, chuẩn độ môi trường không nước
Máy chuẩn độ KARL FISCHER
METHROHM- THỤY SĨSCHOTT- ĐỨC
RADIOMETER – ĐỨCLABINDIA - ẤN ĐỘMáy sắc ký khí
Máy sắc ký DETECTOR khổi phổ
THERMOFINIGAN – MỸKONIK – MỸ
Thiết bị kiểm tra hiện trường, phân tích ô nhiễm nước, khí đất,
COD, BODm pH, oxy hòa tan DO, ORP, máy đo độ đục, máy
đo nồng độ ion, máy lấy mẫu khí, máy đo khí độc, máy kiểm tra
độ sạch không khí, độ sạch phòng GMP
MERCK – ĐỨC, HACH –
MỸ, PALINTEST – MỸ,WTW – ĐỨC, SIBATA-NHẬT BẢN, OSK – NHẬTBẢN
Trang 39viên thuốc, độ rã, độ hòa tan, độ chịu nén viên thuốc DISTEK – MỸ
Thiết bị kiểm tra hàm lượng ẩm
Bằng phương pháp cân nhiệt, cân hồng ngoại, sensor cầm tay
SATORIOUS- ĐỨC, KET –NHẬT BẢN
Bộ sắc ký bản mỏng TLC:
Bộ chấm, phun, sấy, buồng chạy, buồng đọc sắc ký bản mỏng
MERCK – ĐỨC, CARMAG
- ANH, SUPELCO – MỸ
B, Một số thiết bị cơ bản phòng thí nghiệm Indochina cung cấp
Tủ ấm, tủ sấy, tủ ấm CO2
Bể điều nhiệt
MEMMERT – ĐỨC, TRITEC – ĐỨC
Máy cất nước một lần, hai lần
Máy khử ion nước cho sắc ký lỏng IC
BIBBY STERILY –ANH, HAMILTON – ANH, GFL - ANH, KOTERMAN – ĐỨCMáy Lắc, máy Khuấy, máy Nghiền và Đồng thể mẫu, bơm chân
không
HELDOLP- ĐỨC, LABNET – MỸ, IKA- ĐỨCCân phân tích, cân kỹ thuật hiện số điện tử SATORIOUS- ĐỨC,
METTLER TOLEDO- THỤY SỸ, ADAM- ANHKính hiển vi, Phân cực kế, Khúc xạ kế, Máy đo độ đường, độ
muối, Buồng đếm khuẩn lạc
AKRUSS-ĐỨC, OLYMPUS- NHẬT BẢN, BIBBY STERILY-ANH, UNICON- ẤN ĐỘHóa chất các loại:
Dung môi sắc ký, Karl Fischer, PA
Thuốc thử hữu cơ, chỉ thị mầu, muối tinh khiết
Môi trường vi sinh
Chất chuẩn cho phân tích kiểm nghiệm
Hóa chất dùng trong công nghệ Sinh học
MERCK- ĐỨC, SIGMA, SUPELCO- MỸ,
SANOFI/BIO-RAD- PHÁP, NAM KHOA- VIỆT NAM, MBI-FERMENTAS, PEARCE, ICN, …
PROLABO, MIONIX – MỸMáy Lỹ tâm thường, Ly tâm lạnh, Ly tâm siêu tốc, Ly tâm cô
dịch (đông khô), ly tâm hồng cầu
HETTICH, EPPEEDORF, SIGMA- ĐỨC, HELME0 ANH
39
Trang 40C, Các dịch vụ của Indochina
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh
- Chuyển giao công nghệ - đào tạo tại nước ngoài
- Lắp đặt mới, hoặc thi công dịch chuyển địa điểm đối với các thiết bị phức tạp
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty, trong năm 2007, Indochina đã
ký gần 190 hợp đồng dịch vụ các loại Tính riêng hợp đồng và dịch vụ cung cấp trongnước hơn 100 hợp đồng Các hợp đồng quốc tế chủ yếu là hợp đồng nhập khẩu, nămqua là hơn 80 hợp đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm qua (theo
báo cáo tài chính năm 2007) là 13.698.339.812 đồng VN Indochina đang ngày càng
phát triển không ngừng và không ngừng mở rộng thị trường trong cả nước Các sảnphẩm và dịch vụ công ty cung cấp đã tới cả các Viện, phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm ởnhững vùng xa như Viện chăn nuôi Quảng Bình, Trung tâm thú ý Cà Mau, Dự án pháttriển cây ăn quả vùng Vinh… Các bạn hàng lâu năm của Indochina là các Viện, Họcviện lớn của Trung ương như Viện Khoa học hình sự- Bộ công an, Viện pháp y, Việnkiểm nghiệm thuốc Trung ương… và các công ty dược phẩm y tế trên toàn miền Bắc và
một tỉnh thành lân cận Indochina còn tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các dự
án y tế lớn như Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu Iod- Bộ Y tế, Dự án máu
và các bệnh truyền nhiễm đường máu – Viện huyết học và truyền máu Trung ương…;các dự án quốc tế như dự án JICA – Nhật Bản, dự án ICD- Singapore… Những kết quả
này đã giúp Indochina ngày càng khằng định vị thế của mình trong môi trường kinh
doanh đang không ngừng thay đổi Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổchức Thương mại thế giới WTO
1.3 Thị trường hoạt động kinh doanh của Indochina
Với mặt hàng kinh doanh có tính đặc thù là phục vụ cho các ngành hoá, y, sinh,dược phẩm và mỹ phẩm nên thị trường của công ty được xác định rất cụ thể chủ yếu làtrong trong nước với một mạng lưới cung cấp hàng dày đặc ở khu vực phía bắc, miềntrung, và đang mở rộng xuống phía nam Thị trường quốc tế cũng được công ty quantâm song mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các đơn đặt hàng nhỏ, lẻ ở các nước lân cậnnhư Thái Lan, Lào, Cambuchia… Công ty hiện chưa có chi nhánh ở các nước này Banquản trị công ty đang có kế hoạch trung hạn cho việc mở rộng thị trường sang các nướclân cận