1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ

48 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ: NỘI DUNG, NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

KHẨU VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn :

Lớp chuyên ngành : Nhóm thực hiện :

Hà Nội, tháng 10/2013

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều cơhội và thách thức to lớn cho các quốc gia Cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thịtrường thế giới, các quốc gia phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuấtkhẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy ddnhj mở để tạo ra những rào cảnmới như chông bán phá giá, chống trợ cấp để bảo hộ sản xuất trong nước

Những năm gần đây, chống bán phá giá nổi lên là một vấn đề thương mại gâynhiều tranh cãi trong thương mại quốc tế Chống bán phá giá là một biện pháp phòng vệthương mại dành cho những ngành sản xuất nội địa bị thiệt hại bởi những hành vithương mại không lành mạnh của người xuất khẩu Chống bán phá giá hoạt động nhưmột bức tường thành chống lại hành vi cạnh tranh không công bằng của các nhà xuấtkhẩu nước ngoài

Đối với một số thị trường khó tính nhất thế giới như Hoa Kỳ, EU, Việt Nam làmột trong những nước bị khởi kiện điều tra bán phá giá nhiều nhất Từ những năm

2003, Việt Nam đã vi phạm Luật chống bán phá giá của Hoa Kì khi xuất khẩu các mặthàng cá da trơn Cho đến những tháng gần đây, mặt hàng tôm của Việt Nam cũng bịHoa Kỳ đem ra điều tra bán phá giá

Trang 4

Hoa Kỳ, với tư cách là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàng khóchơi nhất, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng luật chống bánphá giá để điều chỉnh mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác Các doanh nghiệpViệt Nam cũng đã có dịp đối mặt với luật chống bán phá giá của Mỹ Sự đơn giản vềmặt bản chất nhưng phức tạp về các quy định cũng như cách thức xử lý đòi hỏi cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải có vốn hiểu biết nhất định về chính sách chốngbán phá giá của Hoa Kỳ.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA

KỲ

1.1 – BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

1.1.1 – Khái niệm

- Bán phá giá: Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra

khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấphơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu

Cụ thể, nếu một sản phầm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X, nhưng lạiđược xuất khẩu sang nước B với giá Y (Y<X) thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá

từ nước A sang nước B

- Chống bán phá giá:

Bán phá giá được coi là hình thức cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc

tế Vì vậy các nước nhập khẩu cần có những biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ nềnsản xuất nội địa Các biện pháp chống bán phá giá như một công cụ phản công, tái lậplại sự bình đẳng trong cạnh tranh

1.1.2 – Nguyên nhân của việc bán phá giá

- Do có các khoản tài trợ của Chính phủ hoặc cơ quan công cộng nước ngoài Chínhsách tài trợ nhằm đạt được 2 muc đích chính sau:

+ Duy trì mức sử dụng nhất định với các yếu tố sản xuất như lao động và tiềnvốn trong nền kinh tế Các hình thức tài trợ chủ yếu là: trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng

ưu đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như các hỗ trợ xuấtkhẩu

+ Các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy vàthiết bị hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh pháttriển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu Do đóchi phí sản xuất giảm xuống dẫn đến việc hạ giá bán

- Do nhập siêu lớn, vẫn phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này Khi đó có thể ápdụng biện pháp bán phá giá để giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ

- Do trong nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế giá bìnhthường

Trang 6

- Bán phá giá cũng được sử dụng như một công cụ cạnh tranh Sau khi đã chiếm lĩnhđược thị trường nội địa của nước nhập khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng nộiđịa thì các hãng sẽ tìm cách thao túng thị trường nội địa để thu được lợi nhuận tối đa.

- Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do sử dụng laođộng trẻ em, tiền lương thấp và sử dụng lao động tù nhân làm hàng xuất khẩu Việc sửdụng lao động trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận còn là cách để cạnh tranh vớicác đối thủ Nhờ giá nhân công rẻ mạt, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuấtkhẩu hàng hóa bán phá giá ở nước ngoài

1.1.3 – Tác động của việc bán phá giá

• Đối với nước xuất khẩu

- Tích cực: Bán phá giá giúp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được lượng hàng tồnkho, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt

Ngoài ra biện pháp bán phá giá còn là công cụ quan trọng trong chính sách Ngoạithương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của nước đó

- Tiêu cực: Người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do phải chịu giá cao hơn so với

trước đây do có sự thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp

Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài nước đã sửdụng lao động trẻ em, phũ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt Hậu quả là người laođộng bị ngược đãi nặng nề Trung Quốc là một trong những nước tiêu biểu sử dụng laođộng tù nhân Theo số liệu mới đây của văn phòng quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thìtrên toàn thế giới có trên 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế

• Đối với nước nhập khẩu

- Tích cực: Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn, tiêu dùng những mặt hàng mới lạ,

giá cả dễ chấp nhận

Đối mặt với những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ hơn, buộc các dịch vụtrong nươc phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng caochất lượng sản phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để

hạ chi phí sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu đươc lợi nhuận tối ưu

Trang 7

- Tiêu cực: Bán phá giá hàng hóa gây ra không ít khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất

là đối với các nước đang phát triển, có thị trường hẹp

Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu, họ phải sử dụng những mặt hàngkém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo về antoàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh hám lợi, tìm mọi cách nhập lậu hànghóa, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước Hơn thế, do không thể cạnh tranhđược với hàng hóa nước ngoài nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bịphá sản hoàn toàn

1.1.4 – Mục đích chống bán phá giá

Bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng Như vậy, đểtạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu,bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh, cácquốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá Do đó mục tiêu của cácbiện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địaphải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra

Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm bảo

sự công bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy Đốivới các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina… sử dụng các biện phápchống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình Đối với các quốcgia phát triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thịtrường, hạn chế sự thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát triển và vừa là cáivan an toàn cần thiết cho chính họ

Các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiệntượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩuvào nước mình Dẫn đến, nhiều quốc gia đã lạm dụng các biện pháp chống bán phá giámột cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là để đạt được các mục tiêu khắc phục cótính hạn chế mà Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép

1.2 – NỘI DUNG CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ

1.2.1 – Căn cứ xác định

1.2.1.1 – Xác định bán phá giá

Trang 8

Định nghĩa về phá giá và cách xác định phá giá của WTO đã được quy định tạiĐiều 6 của GATT: “Phá giá là hành vi mà sản phẩm của một quốc gia được bán ở quốcgia khác tại mức thấp hơn giá trị thông thường và làm thiệt hại hay đe dọa làm thiệt hại

về mặt vật chất một ngành của quốc gia khác hoặc làm chậm trễ sự thiết lập một ngành

- Nếu không thể xác định dược mức giá nội địa:

+ Mức giá đó thấp hơn mức giá tương đối cao nhất được xuất khẩu tới một nướcthứ ba trong điều kiện thương mại thông thường

+ Mức giá đó thấp hơn chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu cộng với một tỷ lệhợp lý chi phí và lợi nhuận bán hàng

Theo quy định tại khoản 800-801, chương 463 thuộc bộ Luật Doanh Thu 1916của Mỹ (Revenue Act of 1916) hành vi bán phá giá là hành vi nhập khẩu, hỗ trợ việcnhập khẩu, bán hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ tại mức giá thấp hơn đáng kể sovới giá trị thực hoặc giá bán buôn của hàng hóa đó, tính tại thời điểm xuất khẩu vào thịtrường Mỹ, hoặc tại thị trường chính của nước sản xuất, hoặc tại một nước thứ ba cũngnhập khẩu hàng hóa đó (giá trị thực của giá bán buôn nói trên là giá không bao gồmcước vận chuyển, thuế, và các khoản phí khác cần thiết cho việc nhập khẩu và bán tạithị trường Mỹ) với điều kiện hành vi nói trên được thực hiện nhằm phá hủy hoặcphương hại một ngành sản xuất ở Mỹ hoặc ngăn cản việc thành lập một ngành sản xuất

ở Mỹ, hoặc giành vị trí độc quyền buôn bán hàng hóa đó ở Mỹ

Theo định nghĩa trên, một hành vi sẽ được coi là bán phá giá nếu thỏa mãn 2 tiêu chí:

- Hàng hóa đó được bán tại mức giá thấp hơn giá trị thông thường

- Việc bán hàng hóa tại mức giá đó gây thiệt hại tới ngành sản xuất của Mỹ

1.2.1.2 – Các loại sản phẩm có liên quan đến điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ

- Sản phẩm bị điều tra: là những sản phẩm nhập khẩu bị kiện bán phá giá và loại sảnphấm sẽ bị áp đặt thuế chống bán phá giá nếu quyết định chống bán phá giá được banhành

Trang 9

- Sản phẩm nước ngoài tương tự với sản phẩm bị điều tra: là các sản phẩm sản xuất bởicác nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan và được bán tại thị trường nước ngoài (nước nhậpkhẩu hoặc nước thứ ba, tùy từng trường hợp) giống hệt, hoặc giống về những thànhphần cơ bản với giá trị tương đương, hoặc gống về mục đích sử dụng với sản phẩmđang bị điều tra, được sử dụng trong so sánh để xác định xem có bán phá giá không.

- Sản phẩm nội địa tương tự với sản phẩm bị điều tra: là các sản phẩm sản xuất tại Hoa

Kỳ tương tự với sản phẩm bị điều tra, được sử dụng khi xác định ngành sản xuất nội địaliên quan và xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất đó

1.2.2 - Quy trình điều tra và tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá

1.2.2.1 Các cơ quan liên quan

- Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC): có nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế và việclàm Có trách nhiệm thực thi luật thương mại của Mỹ Đơn vị quản lý hoạt động nhậpkhẩu bao gồm 9 cơ quan (văn phòng)

- Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC): có trách nhiệm lớn trong các điều tra vềcác vấn đề thương mại.Thủ tục chống bán phá giá được nêu rõ trong Cuốn Sổ tay vềChống bán phá giá và Thuế Chống bán phá giá (bản 4056)

1.2.2.2 Các bên tham gia tố tụng về chống bán phá giá

Có hai nhóm người tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá - những người

có quyền đại diện pháp lý (các bên liên quan) và những người khác, người không cóquyền đó

Các bên liên quan bao gồm:

- Nhà chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài, hoặc nhà nhập khẩu hoặc các

tổ chức kinh

doanh thương mại Mỹ với đa số các nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặt hàngliên quan;

- Chính phủ của nước sản xuất/xuất khẩu;

- Nhà chế tạo, sản xuất, bán buôn các sản phẩm tương tự trong nước của Mỹ;

- Nghiệp đoàn hoặc nhóm công nhân Mỹ tham gia chế tạo, sản xuất hoặc bán buônsản phẩm

tương tự liên quan;

Trang 10

- Hiệp hội thương mại hoặc kinh doanh doanh Mỹ với đa số tham gia chế tạo, sảnxuất, hoặc

bán buôn các sản phẩm tương tự liên quan

- Đối tượng khác bao gồm người tiêu dùng và sử dụng hàng công nghiệp Mỹ

1.2.2.3 Các giai đoạn chính trong cuộc điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

A Nộp đơn khởi kiện – Đơn khởi kiện phải có tính chất đại diện cho “Ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ”

Một vụ kiện chống bán phá giá bắt đầu bằng việc nộp đơn khởi kiện nhân danh

“ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ” Ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ được địnhnghĩa bao gồm:

- Các nhà sản xuất hoặc kinh doanh một loại sản phẩm nội địa giống hệt với mặt hàngnhập khẩu bị điều tra

- Hiệp hội các nhà sản xuất hoặc kinh doanh loại sản phẩm đó

- Và công đoàn hoặc nhóm công nhân làm việc trong ngành công nghiệp nội địa đó

Đơn khởi kiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất Hoa Kỳ có sản lượngvừa đồng thời chiếm tối thiểu 25% tổng sản lượng trong nước, vừa chiếm trên 50% tổngsản lượng của tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ lên tiếng nhân danh “ngành công nghiệpnội địa Hoa Kỳ” (ủng hộ hoặc phản đối vụ kiện) Khi thụ lí vụ kiện, trước hết các cơquan giải quyết vụ kiện sẽ xem nội dung đơn khởi kiện có bao gồm những thông tin cầnthiết và được ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ ủng hộ hay không

B Cơ quan giải quyết: ITC và DOC

Đơn khởi kiện chống bán phá giá phải được gửi đồng thời cho cả ITC và DOC.Hai cơ quan này sẽ đồng thời tiế hành điều tra cáo buộc ngành công nghiệp nội địa Hoa

Kỳ theo hai trình tự có mục đích và nội dung điều tra khác nhau

Công việc mà ITC đảm trách trong một vụ kiện chống phá giá là phân tích sự tổnhại của ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ do hàng nhập khẩu gây nên

Còn DOC sẽ xác định có hay không việc hàng hóa nhập khẩu được bán ở mức

“thấp hơn giá trị thông thường” và biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu nước ngoài

là bao nhiêu

C Tiến trình điều tra chống bán phá giá

1 Bắt đầu điều tra:

Trang 11

ITC và DOC sẽ bắt đầu điều tra trong vòng 20 ngày sau khi nguyên đơn nộp đơnkhởi kiện bằng việc xem xét đơn khởi kiện có hội đủ các điều kiện luật định hay không

Giai đoạn điều tra của ITC và DOC là khác nhau Đối với ITC là 3 năm trướcthời điểm đơn kiện được nộp, và khi cần thiết ITC vẫn có thể yêu cầu các bên cung cấpthông tin dự đoán cho 2 năm tiếp theo kể từ thời điểm nộp đơn kiện Trong khi DOCchỉ quan tâm đến thông tin và dữ liệu của 4 quý tài khóa tròn trước và gần ngày nộpđơn khởi kiện nhất – áp dụng đối với những nước có nền kinh tế thị trường, hoặc 2 quýtài khóa tròn trước và gần ngày nộp đơn kiện nhất – áp dụng đối với những nước có nềnkinh tế phi thị trường

2 Điều tra sơ bộ của ITC

a) Điều tra trần tại ITC: ITC sẽ yêu cầu các bên trong vụ kiện cung cấp thông tin và dữ

liệu để phân tích các « dấu hiệu hợp lý » của sự tổn hại nghiêm trọng hoặc sự đe dọagây tổn hại nghiêm trọng mà ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ gánh chịu do hàngnhập khẩu bị điều tra gây ra Các nhà sản xuất được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi(questionnaire) về tình hình sản xuất và xuất khẩu của mình Sau đó các bên sẽ tham giamột phiên điều tra trần (hearing) trước các ủy viên của ITC để trình bày luận điểm củamình

b) Quyết định sơ bộ của ITC: Sau phiên điều tra trần, ITC sẽ đưa ra Quyết định sơ bộ

kết luận về sự tổn hại của ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ (thông thường trong vòng

45 ngày sau khi có đơn khởi kiện)

3 Điều tra sơ bộ của DOC

a) DOC điều tra tình trạng bán phá giá – Bảng câu hỏi : Sau khi ITC công bố Quyết

định Sơ bộ kết luận rằng ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ bị tổn hại nghiêm trọnghoặc bị đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng, DOC sẽ bắt đầu cuộc điều tra sơ bộ của mìnhbằng cách yêu cầu những nhà xuất khẩu tham gia vụ kiện trả lời một bảng câu hỏi

b) Phân chia các bị đơn : DOC phân chia các nhà xuất khẩu nước tham gia vụ kiện

thành 2 nhóm chính

- Nhóm các bị đơn bắt buộc (mandatory respondents), bao gồm những nhà xuất khẩuchiếm ít nhất 60% lượng hàng bị điều tra nhập khẩu vào Mỹ, đây là nhóm bị DOC điềutra trực tiếp bất kể họ muốn hay không muốn tham gia vào vụ kiện

Trang 12

- Nhóm các bị đơn tự nguyện (voluntary respondents) bao gồm những nhà xuất khẩutình nguyện tham giam vụ kiện để được hưởng thuế suất chống phá giá riêng biệt đượctính bằng mức bình quân gia quyền của thuế suất chống bán phá giá của tất cả các bịđơn bắt buộc

c) DOC quyết định Quy chế nền kinh tế thị trường (ME) và nền kinh tế pphi thị trường (MNE) : Để xác định phương pháp tính biên độ phá giá, DOC đưa ra quyết định về quy

chế ME hoặc MNE của quốc gia nơi nhà xuất khẩu bị điều tra

d) Quyết định sơ bộ của DOC : Sau khi nhận và phân tích các câu trả lời, thông tin và

dữ liệu từ phía các nhà xuất khẩu, DOC đưa ra Quyết định sơ bộ (DOC PreliminaryDetermination) thông thường trong vòng 140 ngày sau khi DOC bắt đầu điều tra hoặctối đa 190 ngày trong trường hợp phức tạp Trong quyết định sơ bộ, DOC tạm thời tínhbiên phá giá, của các nhà xuất khẩu và đưa ra nhận định về nhiều vấn đề khác nhau, nhưtrường hợp nhập khẩu khẩn cấp và thuế suất riêng biệt Sau thời điểm này, giai đoạnđiều tra sơ bộ kết thúc và chuyển sang giai đoạn điều tra cuối cùng

4 Điều tra cuối cùng của DOC

a) Thẩm tra tại chỗ : Do quyết định sơ bộ được đưa ra trên cơ sở giả định rằng các

thông tin và dữ liệu do bên bị đơn cung cấp là xác thực, DOC cần tiến hành thẩm tra đểkhẳng định tính xác thực này trước khi công bố Quyết định cuối cùng về tình trạng phágiá DOC cử chuyên viên kỹ thuật đến cơ sở sản xuất và kinh doanh của các bị đơn bắtbuộc ở nước sở tại nhằm thẩm tra tại chỗ

b) Báo cáo thẩm tra : Sau khi thẩm tra tại chỗ, các chuyên viên kỹ thuật của DOC lập

Báo cáo thẩm tra, trong đó nhận định những thông tin và dữ liệu mà các bị đơn cáobuộc đã báo cáo trong giai đoạn điều tra sơ bộ của DOC

c) Quyết định cuối cùng của DOC : Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra, DOC đưa ra Quyết

định cuối cùng (thông thường trong vòng 215 ngày sau khi DOC bắt đầu điều tra hoặctối đa 275 ngày trong trường hợp phức tạp), trong đó xác định biên phá giá của các nhàxuất khẩu và kết luận về nhiều vấn đề khác nhau, như trường hợp nhập khẩu khẩn cấp

và thuế suất riêng biệt

5 Điều tra cuối cùng của ITC

Sau phiên điều tra trần, ITC đưa ra quyết định cuối cùng kết luận về sự tổn hại củangành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ (thông thường trong vòng 260 ngày sau khi có đơn

Trang 13

khởi kiện hoặc khoảng 45 ngày sau khi quyết định cuối cùng của DOC trong trườnghợp phức tạp)

6 Lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá

Nếu quyết định cuối cùng của ITC khẳng định dấu hiệu có tổn hại nghiêm trọng hoặc

đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ, thì DOC sẽban hành lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá và giao cho cơ quan hải quan thực hiệnviệc thu thuế chống bán phá giá (thông thường khoảng 1-2 tuần sau Quyết định cuốicùng của ITC) Lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chính thức được thực hiện saukhi được công bố trên Công báo Liên Bang (Federal Registry)

7 Xem xét hành chính hàng năm

Mỗi năm, đến tháng DOC ban hành lệnh áp dụng thuế chống bán phá giá, các bên cóliên quan có quyền yêu cầu DOC xem xét lại biên phá giá theo thủ tục hành chính trong

5 năm liên tiếp

1.2.3 Các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ

1.2.3.1 Thuế chống bán phá giá

- Mục đích: Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, Hoa Kỳ ban hành Luật chống bán phá

giá cho phép chính quyền Hoa Kỳ đánh thuế nhập khẩu đặc biệt, được gọi là “thuếchống bán phá giá” để bù lại phần tổn hại do việc nhập khẩu hàng hóa với mức giá thấp

ở mức được cho là “không công bằng”

- Điều kiện áp dụng thuế:

+ Hàng nhập khẩu bị bán phá giá

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ bị thiệt hại đáng kể

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hạinói trên

- Việc áp thuế chống bán phá giá sẽ được DOC phân định như sau:

+ Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá đượcxác định trong quyết định cuối cùng

+ Về vấn đề hoàn thuế được áp dụng nếu thuế chống bán phá giá chính thứcđược xác định thấp hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì phải thoái trả phần tạm thuvượt quá Nếu quyết định chính thức là không thu thuế chống bán phá giá thì phải trả lại

Trang 14

tiền nộp thuế chống bán phá giá tạm thời, tiền ký quỹ hoặc các bảo đảm dưới các hìnhthức khác

+ Về vấn đề truy thu thuế, nếu thuế chống bán phá giá chính thức được xác địnhcao hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì không thu bổ sung phần thu còn thiếu

- Cách tính thuế: Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa

“giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (U.SDepartment of Commerce – DOC) sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩubằng một trong ba cách Theo thứ tự ưu tiên là:

(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa

(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường nước thứ ba

(3) “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ởthị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hànghóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa, hoặc không được bán ở nước thứ ba

 Đối với các nền kinh tế phi thị trường (Non-Market Economy – NME)

Tiêu chí xác định quy chế kinh tế

Khi xem xét để quyết định kinh tế của nước bị kiện là kinh tế thị trường hay phi thịtrường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây:

(1) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền

(2) Mức độ lương dựa trên cơ sở thị trường

(3) Mức độ cho phép đầu tư nước ngoài ở nước bị kiện

(4) Mức độ chính phủ sở hữu và khống chế tư liệu sản xuất

(5) Mức độ chính phủ quản lý về giá và phân bổ các nguồn lực

(6) Các yếu tố thích hợp khác

Hiện nay, Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường Lý do Hoa

Kỳ đưa ra để giải thích cho quyết định này là mặc dù Việt Nam đã có những bước mởcửa nhất định và cho phép có giới hạn quy luật cung cầu tác động tới sự phát triển kinh

tế, song mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức làm cho giá cả

và chi phi sản xuất không phải là thước đo thực sự đối với giá trị Quy chế kinh tế này

sẽ tiếp tục tồn tại và sẽ được áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá mới và các đợtxem xét lại hàng năm cho đến khi có quyết định thay đổi của DOC

Trang 15

DOC quan niệm sự can thiệp của Chính phủ ở những nước có nền kinh tế phi thịtrường đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả không phản ánh đúng giá trịthông thường của sản phẩm Do vậy, đối với những vụ kiện bán phá giá liên quan đếncác công ty ở những nước này, DOC không sử dụng phương pháp so sánh giá-với-giáhoặc giá tri tính toán để xác định giá trị thông thường của sản phẩm Thay vào đó, DOC

sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác, là phương pháp “Các yếu tố sản xuất” đểxây dựng giá trị thông thường của sản phẩm

Cách tính giá trị thông thường trong trường hợp quốc gia có nền kinh tế phi thị trường

Đối với trường hợp nền kinh tế phi thị trường các nhà sản xuất hàng bị điều traphải cung cấp các thông tin và số liệu về loại và số lượng, khối lượng của các yếu tốđầu vào của sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, các chi phí vốn, các chi phí cầnthiết khác ) DOC xây dựng chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản xuất của mộtđơn vị sản phẩm bằng cách nhân số lượng (khối lượng) của các yếu tố đầu vào do bịđơn cung cấp với giá của các yếu tố đầu vào này ở nước thay thế Sau đó, DOC sẽ cộngthêm một khoản các chi phí cố định (factory overhead cost), chi phí khấu hao, và cácchi phí chung, bán hàng và hành chính (GSA) để tính ra toàn bộ chi phí sản xuất củamột đơn vị sản phẩm Chi phí sản xuất này cộng với lãi và chi phí đóng gói theo mức ởnước này thay thế được coi là giá trị thông thường của sản phẩm

Nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường và có trình độ phát triển kinh tếtương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập quốc dân bình quân đầungười), và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng nước bị điều tra

- Áp dụng phương pháp “Zeroing” hay “ Quy về 0” để tính thuế chống phá giá

Ngoài cách tính biên độ bán phá giá theo phương pháp thông thường, Hoa Kỳcòn áp dụng phương pháp “Zeroing” để tính biên độ bán phá giá cho một số mặt hàngnhập khẩu của các quốc gia

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thông thườngcủa hàng nhập khẩu

(Biên độ bán phá giá = Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu )

Trang 16

+ Nếu như theo phương pháp thông thường tất cả các mức biên độ của các chênh lệchđược cộng hết với nhau Các giá trị biên độ âm bù trừ cho các giá trị biên độ dương để

ra một biên độ bán phá giá cuối cùng

+ Theo phương pháp “Zeroing” thì chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để tínhkhối lượng bán phá giá còn các giao dịch có biên độ bán phá giá âm thì được quy về 0

và đưa vào công thức tính toán

Hiển nhiên, việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuếchống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinhbiện pháp chưa bao giờ được sử dụng Chính vì vậy đây là phương pháp gây tranh cãigay gắt trong thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá trên thế giới, đặc biệt là Hoa

Kỳ, quốc gia thường xuyên sử dụng phương pháp này khi tính toán biên độ phá giá.Việc Hoa Kỳ áp dụng “zeroing” trong 1 thời gian dài đã bị phản đối ít nhất 6 lần tại Tổchức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược lại với các cam kết củaHoa Kỳ tại WTO

- Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Cũng như các quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ sử dụng thuế chống bán phá giá làcông cụ hữu hiệu nhất trong việc chống lại tình trạng bán phá giá của các nước xuấtkhẩu vào Hoa Kỳ để bảo vệ nền sản xuất trong nước

Hiện nay Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ, nhưng TrungQuốc cũng là quốc gia có nhiều mặt hàng nhập khẩu bị Hoa Kỳ áp thuế chống phá giánhiều nhất Tính đến năm 2012, Trung Quốc có khoảng 25 mặt hàng bị DOC áp thuếchống bán phá giá, một số mặt hàng bị áp mức thuế rất cao

Bảng 1.1: Một số mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc

bị áp thuế chống bán phá giá Mặt hàng Năm áp dụng Mức thuế chống bán phá giá

Trang 17

Năm 2004, Mỹ đồng loạt kiện 6 nước gồm: Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ, TháiLan, Braxin và Việt Nam khi DOC cho rằng các nước này đã xuất ồ ạt sản phẩm tômđông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá thành sản xuất Trong số cácquốc gia này thì Trung Quốc là nước bị áp thuế chống bán phá giá cao nhất

Để đưa ra lý lẽ rằng các Công ty Trung Quốc bán phá giá tôm tại Hoa Kỳ, cácluật sư của nguyên đơn đã đặt ra một mô hình kinh tế phức tạp để xác định chi phí sảnxuất tôm tại Trung Quốc và Việt Nam Nhưng Trung Quốc và Việt Nam bị xếp vàodiện các nước không có nền kinh tế thị trường, do vậy họ nói rằng số liệu cơ bản, xácthực về chi phí sản xuất có thể là không hiệu lực Thay vào đó, các luật sư nguyên đơnlấy mức giá và chi phí tại Mỹ và Ấn Độ làm thị trường phụ để xác định số liệu Đối vớitrường hợp Trung Quốc các luật sư khảo sát các nhà chế biến tôm ở Hoa Kỳ nhằm tínhtoán các hạng mục để có thể chế biến được 1 pao (0,454kg) tôm đông lạnh, như điệnnước, vật liệu đóng gói…Tiếp đến họ nghiên cứu nền kinh tế Ấn Độ để xác định chi phícủa các mục này Sau đó họ kết hợp hai kết quả này để đưa ra mức chi phí sản xuất.Cuối cùng họ ước tính tỷ lệ lãi đối với mặt hàng của Trung Quốc Kết quả của cách tínhtoán này đưa ra “giá sản xuất” đối với tôm loại to của Trung Quốc là 10,6 USD/pao, caohơn 7,72 USD/pao so với mức giá tôm Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa kỳ, và mứcchênh lệch này được chuyển thành mức thuế chống phá giá được đề nghị là 263,68%(mức cao nhất được dự kiến đối với tôm của Trung Quốc” Kết quả của vụ kiện, phánquyết cuối cùng của DOC , tôm động lạnh của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phágiá là 27,89-112,81% Tuy nhiên các nhà kinh tế cho rằng cách tính toán của chính phủHoa Kỳ như vậy là không hợp lý, bộc lộ đầy rẫy những bất cập

Về phía Trung Quốc, hoàn toàn cho rằng mức thuế chống phá giá mà Hoa Kỳ ápdụng đối với tôm đông lạnh của Trung Quốc là không hợp lý Năm 2011, Trung Quốc

đã kiện Mỹ ra tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp chốngbán phá giá hàng nhập khẩu tôm đông lạnh và lưỡi cưa gắn kim cương của Trung Quốcxuất khẩu sang thị trường Mỹ, song không có kết quả, người phát ngôn Chính phủ Mỹcho rằng, cáo buộc đó là “không có căn cứ” và rằng Mỹ đã ngừng cách tính này Hồiđầu năm, Mỹ nhất trí ngừng cách tính “quy về 0” nhằm chấm dứt tranh cãi suốt 9 nămtại WTO và tránh tổn thất hàng trăm triệu USD bởi các biện pháp trả đũa của Nhật Bản

và Liên minh châu Âu

Trang 18

Kết quả, vào ngày 8/6/2012, Tổ chức Thương mại Quốc tế ủng hộ Trung Quốctrong vụ Mỹ kiện Trung Quốc bán phá giá tôm đông lạnh và lưỡi cưa gắn kim cương.

Cụ thể, Ban giải quyết tranh chấp của WTO cho rằng, Mỹ đã không tuân thủ các quytắc thương mại quốc tế khi áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập khẩu từTrung Quốc và cáo buộc rằng những sản phẩm này cố tình được bán thấp hơn giá thịtrường và vì thế gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp của Mỹ Hai nước sẽ có thời gian

60 ngày để kháng cáo quyết định của WTO

1.2.3.2 Các biện pháp tạm thời

Theo quy định, DOC có thể áp dụng các biện pháp tạm thời nếu như quyết định

sơ bộ xác định có sự tồn tại của bán phá giá và có thiệt hại gây ra bởi bán phá giá chomột ngành công nghiệp trong nước

Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng:

- Thuế chống bán phá giá tạm thời;

- Cung cấp các khoản tiền gửi tiền mặt, trái phiếu hoặc các hình thức bảo đảm kháckhông vượt quá biên độ bán phá giá được thành lập trong quyết định sơ bộ

Theo quy định của WTO tại Điều 52 về “Hình thức của các biện pháp tạm thời” thì:

“Các biện pháp tạm thời sẽ có dạng một đảm bảo - đặt cọc bằng tiền mặt hoặc trái phiếu– không lớn hơn biên phá giá dự tính được nêu ra trong thông báo về quyết định sơbộ” Thời hạn các biện pháp tạm thời theo quy định của Hoa Kỳ là không quá 4 tháng

và trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 9 tháng; trong khi đó theo quy định củaWTO thì lại quy định “các biện pháp tạm thời sẽ được áp dụng trong một thời hạnkhông quá 6 tháng

1.2.3.3 Các cam kết về giá

Thứ nhất, theo quy định của DOC, trong suốt quá trình điều tra chống bán phágiá, một nhà xuất khẩu bán phá giá hàng hóa có đề xuất với DOC một cam kết nhằmthay đổi mức giá bán hoặc ngừng xuất khẩu hàng hoá bán phá giá Cam kết này đượcgọi là “cam kết về giá” Điều khoản Cam kết về giá của Hoa Kỳ định nghĩa như sau:Thuật ngữ “Cam kết về giá” được đề cập đến trong các quy định này là cam kết mộtcách tự nguyện của các nhà xuất khẩu và các nhà sản xuất với DOC, họ hưởng ứngcuộc điều tra chống bán phá giá bằng cách thay đổi mức giá bán hoặc ngừng xuất khẩu

Trang 19

hàng hóa đang được điều tra chống bán phá giá để được DOC chấp thuận đình chỉ hoặcchấm dứt điều tra.

Thứ hai là, theo Quy định chống bán phá giá của Hoa Kỳ, nếu các nhà xuất khẩu

vi phạm các thỏa thuận về cam kết giá thì cơ quan điều tra của Hoa Kỳ có thể tiếp tụccuộc điều tra dựa trên các thông tin sẵn có tốt nhất và quyết định áp dụng các biện pháptạm thời và áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực hồi tố lên các sản phẩm nhập khẩutrong vòng 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời, miễn

là trước khi vi phạm cam kết các sản phẩmnhập khẩu không bị áp thuế có hiệu lực hồi

tố Quy định “áp dụng hiệu lực hồi tố 90 ngày” này về cơ bản là phù hợp với các quyđịnh của WTO

Các Quy định tạm thời về cam kết giá quy định thêm rằng nếu trong kết luậncuối cùng đưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức thấp hơn mức đặt cọc trongkết luận sơ bộ, thì khoản chênh lệch phải được hoàn lại Điều khoản này phù hợp vớinguyên tắc bồi hoàn theo Hiệp định chống bán phá giá

Trường hợp Uỷ ban thuế quan quyết định tiến hành điều tra theo quy định trên,trong vòng 9 tháng kể từ ngày tiếp theo ngày thông báo công khai về vụ điều tra, cơquan liên quan sẽ đưa ra kết luận Trường hợp cần thiết, thời gian đó sẽ được kéo dài,nhưng thông thường, cuộc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ ngày bắt đầuđiều tra

Bên cạnh đó DOC còn thực hiện các biện pháp rà soát , kiểm soát hết sức chặtchẽ đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia có nguy cơ bán phá giá tại thịtrường Hoa Kỳ

Mặt hàng dệt may Việt Nam tuy chưa bị kiện nhưng Việt Nam luôn bị đặt trongtình trạng “báo động đỏ” về khả năng bị kiện chống bán phá giá mặt hàng này Cụ thể

Trang 20

ngày từ đầu năm 2007 Hoa Kỳ bắt đầu chương trình giám sát đặc biệt đối với mặt hàngdệt may của Việt Nam và có thể khởi xướng chống bán phá giá khi có điều kiện Cùngvới đó, sự gia tăng mạnh về lượng xuất khẩu của một số mặt hàng khác (như đồ gỗ, bao

bì nhựa…) vào thị trường Hoa Kỳ cũng khiến cho tình hình trở nên “căng thẳng”

1.2.4 Đánh giá chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ

hệ thống WTO nếu xảy ra cuộc tranh chấp về bán phá giá

Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ rất chặt chẽ và tỉ mỉ, vì vậy đòi hỏi các nướckhi xuất khẩu sang thị trường này cần phải có sự chuẩn bị , hiểu thấu đáo các quy địnhliên quan về luật pháp của nước này, đây là tiền đề vững chắc để Hoa Kỳ bảo vệ cácngành sản xuất nội địa tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hành động bán phá giá của cácquốc gia khác

1.2.4.2 Nhược điểm

Thứ nhất, chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn đầy dẫy những bất cập,

bất hợp lý Với “lối chơi” không công bằng quen thuộc của mình, Hoa Kỳ đã vấp phải

sự phản đối của rất nhiều quốc gia trên thế giới

Luật pháp của Mỹ về các biện pháp đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳngnói chung, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nói riêng cũng như điều khoản

201 về biện pháp tự vệ thường vẫn luôn được coi là những hỗ trợ chính trị trong nướccho nền kinh tế trong quá trình tự do hoá thương mại Do đó, có quan điểm cho rằngnhững biện pháp nói trên đã thực sự củng cố thêm các cam kết của Mỹ đối với Tổ chứcThương mại thế giới (WTO).Tuy nhiên, luận điểm đó đã bỏ qua một điều gây tranh cãirằng luật thương mại Mỹ đang gây xung đột rất lớn với các đối tác thương mại nướcngoài Mỹ là nước đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc nhất về việc không tuân thủcác quy tắc đa phương liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, thuế đối kháng và tự vệ

Trang 21

Trên cơ sở hàng loạt đơn kiện luật pháp và thông lệ mà Mỹ đang áp dụng, Uỷ ban giảiquyết các tranh chấp của WTO đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng trong đó khẳngđịnh Chính phủ Mỹ đã vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của mình

Việc Hoa Kỳ áp dụng phương pháp “zeroing” trong một thời gian dài đã bịphản đối ít nhất 6 lần tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đingược lại với các cam kết của Hoa Kỳ tại WTO Với phương pháp này khi tính toánbiên độ bán phá giá trung bình qua thời gian hoặc qua các sản phẩm, DOC thường bỏqua các biên độ bán phá giá "tiêu cực", ví dụ như trong trường hợp giá của các sảnphẩm nhập khẩu ở Mỹ cao hơn giá thị trường nội địa, đương nhiên sẽ làm mức thuếchống bán phá giá của Hoa Kỳ tăng lên so với các quốc gia khác trên thế giới, tạo ranhững mức thuế phi lý, chưa từng có Đây là biện pháp gây nhiều tranh cãi đôi khikhiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính bảo hộ nhiều hơn Chính vìvậy, việc áp dụng phương pháp “Quy về 0” một cách tùy tiện đã làm cho chính sáchchống bán phá giá của Hoa Kỳ bị lên án gay gắt trong thương mại quốc tế và trực tiếplàm cho Hoa Kỳ dính vào vòng kiện tụng nhiều lần với các nước trên thế giới

Thứ hai, chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn gây ra những ảnh hưởng

tiêu cực đến bản thân nền kinh tế Hoa Kỳ

Luật chống bán phá giá bấy lâu nay đã bị lạm dụng bởi những người theo chủnghĩa bảo hộ, những người muốn tìm kiếm một lối thoát khỏi sự cạnh tranh của hànghóa nhập khẩu Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình đã bắt đầu thay đổi.Việc lạm dụng luật chống bán phá giá phần nào giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hóanhập khẩu đối với các sản phẩm tiêu thụ nội địa của Hoa Kỳ nhưng lại chuyển nhữngkhó khăn đó sang cho các nhà xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đang dần trởthành mục tiêu chính mà đạo luật chống bán phá giá của các chính phủ nước ngoàihướng tới Với việc Hoa Kỳ lạm dụng luật chống bán phá giá vào thương mại quốc tế ,các quốc gia khác cũng tích cực xây dựng bộ luật chống bán phá giá riêng cho mìnhnhư 1 công cụ đối kháng khi mà các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác phải dầnloại bỏ theo quy định của WTO

Bên cạnh đó, do những điều luật phi lý của Hoa Kỳ về thuế chống bán phá giá đãkhiến Hoa Kỳ phải đương đầu với những biện pháp trả đũa của các quốc gia trên thếgiới để bù lại những thiệt hại do điều luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ gây ra

Trang 22

Ngày 11/11/2004, Liên minh châu Âu (EU) và 6 nước gồm Nhật Bản, HànQuốc, Ấn Độ, Canada, Mexico và Brazil đã trình Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)danh sách các sản phẩm của Mỹ bị đánh thuế trả đũa vì Mỹ đã không chịu hủy bỏ điềuluật chống bán phá giá Byrd theo phán quyết của WTO Điều luật này, do Thượng nghị

sĩ Robert C.Byrd đưa ra năm 2000, cho phép chính phủ Mỹ "phân phối lại" tiền tăngthuế đối với các công ty nước ngoài bị tố cáo bán sản phẩm với giá quá thấp tại thịtrường Mỹ WTO coi đây là một hình thức bảo hộ mậu dịch, vi phạm các quy địnhthương mại quốc tế và cho phép Liên minh châu Âu cùng 6 quốc gia, trong đó cóMexico, Brazil và Canada áp dụng các biện pháp trả đũa để bù lại những thiệt hại dođiều luật chống bán phá giá Byrd gây ra

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ

GIÁ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

2.1-DIỄN BIẾN CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

2.1.1 Thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013

Tại cuộc hội thảo tìm giải pháp đối phó với nguy cơ đang ngày càng có nhiều vụkiện chống bán phá giá nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam do Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng công ty luật Mỹ Squire Sanders đồng tổ chứcmới đây, các chuyên gia Việt Nam và Mỹ đã nhận định: tính đến quý I năm 2013, ViệtNam đang phải đối mặt với nguy cơ kiện chống bán phá giá tăng đặc biệt từ thị trường

Mỹ từ cá ba sa sẽ có thể đang lan sang các mặt hàng như dệt may, đồ gỗ, thép và đinh.Ngoài ra một số mặt hàng có thể cũng sẽ bị điều tra như túi nhựa, và một số mặt hàngmới như hóa chất, sản phẩm cơ khí, điện, nhựa

Theo như Luật sư Peter John Koenig của công ty luật Mỹ Squire Sanders nhậnđịnh: “Những mặt hàng này đều thuộc diện mặt hàng khai phá thị trường củaViệt Nam nên chưa có kim ngạch lớn Một khi bị áp thuế chống bán phá giá trong thời

kỳ 5 năm, rà soát từng năm và cuối kỳ để xem gia hạn, thiệt hại đối với doanh nghiệp sẽ

vô cùng dai dẳng Hiện tôm đông lạnh của Việt Namxuất sang Mỹ đang bị rà soát nămthứ 4, mặt hàng cá đang rà soát cuối kỳ, và có khả năng bị áp thuế thêm 5 năm nữa”

Bảng 2.1: Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam

trong giai đoạn 2000 – 2013

Năm Mặt hàng bị

kiện

Ngày nộp đơn kiện

Quá trình điều tra

Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng

Thời gian khởi kiện

Ngày

Biên

độ bán phá giá (%)

Thời gian Ngày

Biên độ bán phá giá (%)

Thời gian

Trang 24

135.81-24/12/12

220.68

157-5 năm

2011 ống thép

carbon

26/10/2011

15/11/2011

1/6/2012

29.76

0-2010 Mắc treo

quần áo

bằng thép

22/07/2010

31/01/

2003

23/06/2003

36.84-63.88

(Nguồn: Phòng công nghệ và thương mại Việt Nam – VCCI)

2.1.2 Diễn biến các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu của Mỹ đối với VN

Cá da trơn (Catfish)

Giai đoạn 1:

Vào cuối năm 2000, CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấuhình ảnh cá tra, cá basa VN Đến tháng 2/2001, Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt Namnhập khẩu tăng, cuộc chiến lại rộ lên Mỹ phát động chiến dịch quảng cáo kéo dài 9tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện cá nheo Mỹ phát động và được CFA tài trợ đểchốn lại việc nhập khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam

Ngày 25/10/01, Thượng việc Mỹ biểu quyết, thông qua 35 điều luật bổ sung vàkhông cho phép FDA sử dụng ngân sách được cấp làm thủ tục cho phép nhập khẩu cácloài cá da trơn mang tên “catfish’ trừ phi chúng thuộc họ cá nheo Mỹ và cấm hoàn toànviệc dùng tên catfish cho cá tra và cá basa của Việt Nam áp dụng cho tất cả các khâu từnhập khẩu, bán buôn, bán lẻ,…trong vòng 5 năm và có khả năng kéo dài vĩnh viễn

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Quang Huy, Chủ động kháng kiện chống bán phá giá, http://phapluattp.vn/201302160719419p1014c1071/chu-dong-khang-kien-chong-ban-pha-gia.htm Link
6. Thanh Dung, Chiến lược đối phó rủi ro khi bị kiện, http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130404/Chien-luoc-doi-pho-rui-ro-khi-bi-kien.aspx Link
7. Hoàng Lan, Đương đầu với kiện chống bán phá giá, http://www.thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-ban-pha-gia-article-4766.tsvn Link
8. Thùy Trang, Thiếu hiểu biết thị trường khiến hàng xuất khẩu Việt Nam đối mặt với kiện tụng, http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/thuong-truong/thieu-hieu-biet-thi-truong-khien-hang-xuat-khau-vn-doi-mat-voi-kien-tung.html Link
9. Sao Mai, Đối phó với kiện chống bán phá giá cá tra, http://www.baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/34423/doi-pho-voi-kien-chong-ban-pha-gia-ca-tra.htm#.UlF4olOeusU Link
10. Ái Vân, Để tránh bị kiện bán phá giá, http://vneconomy.vn/20090813100137436P19C9931/de-tranh-bi-kien-ban-pha-gia.htm11. Lưu Vân, Các vụ kiện chống bán phá giá sẽ không dừng lại ở con số 42, http://dddn.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/cac-vu-kien-chong-ban-pha-gia-se-khong-dung-lai-o-con-so-42-20100310041640638.htm Link
12. Thu Hường, Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, http://www.baomoi.com/Chu-dong-ung-pho-voi-cac-vu-kien-phong-ve-thuong-mai/45/11772843.epi Link
1. Luật chống bán phá giá của Mỹ (United States – Anti Dumping Act of 1916) 2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO (Anti-Dumping Agreement – WTO) 3. Tài liệu hướng dẫn về chống bán phá giá – UNCTAD – 4/2001 Khác
4. Các quy định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ - Hội đồng Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) – 12/2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Một số mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 1.1 Một số mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá (Trang 16)
Bảng 2.1: Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013 - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.1 Thống kê các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 23)
Bảng 2.3: Tên các công ty bị đánh thuế sau khi đã sửa đối lần 1 - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.3 Tên các công ty bị đánh thuế sau khi đã sửa đối lần 1 (Trang 29)
Bảng 2.2: Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.2 Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá của DOC (Trang 29)
Bảng 2.4: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày 18/07/2003) - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.4 Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định cuối cùng (lần 2) đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày 18/07/2003) (Trang 30)
Bảng 2.5: Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định sơ bộ của xem xét hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.5 Mức thuế phá giá cá tra, cá basa trong quyết định sơ bộ của xem xét hành chính hàng năm lần 1 đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ ( ngày (Trang 30)
Bảng 2.6: Mức thuế chống bán phá giá cho doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định sơ bộ ngày 16/07/2004 - Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ
Bảng 2.6 Mức thuế chống bán phá giá cho doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định sơ bộ ngày 16/07/2004 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w