Nguyên nhân thua kiện

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ (Trang 39 - 40)

4. Quyết Định Cuối Cùng Của ITC và DOC

2.1.6.2Nguyên nhân thua kiện

- Sổ sách kế toán không minh bạch, khó khăn trong tính toán chi phí dẫn tới giá cả không đáng tin cậy. Phần lớn sổ sách VN chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cơ quan điều tra đòi hỏi. Luật chống bán phá giá yêu cầu hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quóc tế (IAS).

Ví dụ trường hợp cá tra, ba sa ta bị điều tra. Cá tra, ba sa ở ta là cá nuôi nhưng khi họ hỏi nuôi thì lưu lượng chảy qua lồng là bao nhiêu, nhiệt độ trung bunhf trong lồng, nồng độ các tạp chất trong nước là bao nhiêu ta đều không biết. Thế là cá VN bị kết luận là cá tự nhiên. Rồi có điều tra viên hỏi người nông dân sao giá bán rẻ thế, có người trả lời do các cháu trong nhà tự làm. Thế là họ yêu cầu xem xét không những áp thuế mà còn cấm nhập vì sản phẩm này tận dụng lao động trẻ em.

- Tính tự chủ và tính liên kết của doanh nghiệp Việt Nam không cao sẽ dễ dàng bị thua trong các vụ kiện bán phá giá. Như trong vụ kiện bán phá giá cá basa tại thị trường Mỹ trước đây, do doanh nghiệp không đồng nhất trong việc giải quyết vụ kiện, một số hợp tác cùng Ban điều tra, nhưng một số doanh nghiệp lại từ chối cung cấp thông tin. Kết quả là những doanh nghiệp có tinh thần hợp tác bị áp mức thuế thấp hơn những doanh nghiệp không có thiện chí.

- Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về pháp luật chống bán phá giá quốc tế. Chúng ta thiếu hẳn đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư am hiểu tường tận về kinh tế quốc tế nói chung và pháp luật cạnh tranh quốc tế nói riêng.

- Chi phí vụ kiện, thuê luật sư quá cao làm doanh nghiệp chùn bước. Hầu hết các DN khi tham gia kháng kiện phải tự thuê luật sư, cố vấn tài chính mà ko có sự giúp đỡ từ phía chính phủ

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ (Trang 39 - 40)