Thành công

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ (Trang 36 - 37)

4. Quyết Định Cuối Cùng Của ITC và DOC

2.1.5.1 Thành công

- Các cấp quản lý kinh tế: Chính phủ, Bộ, ngành, doanh nghiệp đều đã tăng cường nhận thức phải đối phó với các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu để bảo vệ thị trường, bảo vệ sự phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Vai trò của Hiệp hội ngành hàng (VASEP, VITAS…) ngày càng được nâng cao trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá

- Nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia “hầu kiện”, trả lời đầy đủ các câu hỏi, nộp đúng hạn, hợp tác với nhóm nhân viên điều tra đến từ nước nhập khẩu, sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ…đều chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn hoặc được đình chỉ điều tra.

- Chính phủ phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp đã tổ chức các cuộc vận động hành lang ở các vụ kiện lớn như :tôm, sú, giày, mũ da. Sự ảnh hưởng từ các cuộc vận động hành lang đến kết quả các vụ kiện bán phá giá rất tích cực và rõ nét. - Ở một số vụ kiện, các doanh nghiệp dưới sự hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng đã khá thành công trong việc lôi kéo các nhà nhập khẩu, nhà phân phối hàng nhập khẩu tham gia cùng với mình để đối phó với các vụ kiện.

2.1.5.2 Hạn chế

- Tần số các vụ Việt Nam bị kiện chống bán phá giá ngày càng tăng. Mức thuế cũng cao, phổ biến ở mức 40% và cá biệt có sản phẩm chịu thuế tới hơn 100%. Một số sản phẩm của VN sau khi hết thời hạn áp thuế chống bán phá giá lần đầu đã tiếp tục bị gia hạn. Trong thời điểm kinh tế Hoa Kì đang gặp khó khăn thì kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm cạnh tranh đến từ nước dễ có cơ hội thắng như Việt Nam là miếng mồi béo bở.

- Quy mô các vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam tại Hoa Kì đều rất lớn, là những sản phẩm chiến lược của nền kinh tế như thuyể sản, công nghiệp nhẹ. Những ngành công nghiệp này chủ yếu mang tính chất gia công, hàm lượng lao động cao, sử dụng hàng triệu lao động phổ thông việt nam. Chính vì vậy mỗi vụ kiện có thể ảnh hưởng tới việc làm của hàng triệu người dân Việt nam.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường xuyên rơi vào thế bất lợi khi bị kiện chống bán phá giá.

- Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá và tranh tụng trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w