KHẨU VIỆT NAM ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ
3.1 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỊ KIỆN3.1.1 Xây dựng một chính sách giá hợp lý 3.1.1 Xây dựng một chính sách giá hợp lý
Đây là một yếu tố hết sức mấu chốt và nhạy cảm bởi rõ ràng việc bị kiện bán phá giá đều xuất phát từ yếu tố giá cả. Việc xây dựng một chính sách hợp lý quả thực không phải chuyện đơn giản, còn phải tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và hoàn cảnh của nhà xuất khẩu, tuy nhiên, về cơ bản, chính sách giá hợp lý nhằm tránh các vụ kiện bán phá giá phải đáp ứng được một số tiêu chí sau:
- Đảm bảo sự thống nhất về mức giá giữa các thị trường xuất khẩu khác nhau, giữa thị trường xuất khẩu và nội địa
- Đảm bảo tính cạnh tranh của công ty nội địa nước nhập khẩu với công ty xuất khẩu tránh bị đẩy mức giá xuống thấp.
Trước hết chúng ta phải tự thay đổi mình, tuân theo quy luật thị trường, thiết lập được giá sàn xuất khẩu, nhằm đưa giá xuất khẩu cao hơn. Nhưng giá cao phải hợp lý, bởi còn phụ thuộc chất lượng và giá trị sản phẩm, chất lượng thấp thì không thể giá cao. Để giảm bớt những hậu quả của việc cạnh tranh về giá gây ra, VASEP hướng doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng, thay vì cạnh tranh về giá, mà áp giá sàn xuất khẩu là một trong những giải pháp. Trước đây, VASEP đã nhiều lần đưa ra giá sàn với sự đồng thuận của doanh nghiệp, nhưng không thực hiện được là vì thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước trong thực thi sự đồng thuận, cũng như thiếu chế tài xử lý. Nếu chỉ VASEP vào cuộc thì sẽ không thể thực thi được giá sàn, vì VASEP không có quyền cấm doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu Bộ NN&PTNT có công văn phối hợp với hải quan, yêu cầu không thông quan những đơn hàng xuất khẩu cá tra dưới giá sàn, thì chắc chắn giá sàn xuất khẩu sẽ có hiệu lực.
3.1.2 Xây dựng chiến lược đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh và đa dạng hóa sảnphẩm xuất khẩu phẩm xuất khẩu
Bài học đầu tiên từ vụ cá da trơn là khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn
cản hàng nhập khẩu. Chống bán phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất nội địa của Hoa Kỳ có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng ngoại nhập.Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm phân tán rủi ro, bảo đảm hoạt động sản xuất “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Không nên tập trung xuất khẩu một vài mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước vì đây có thể là cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá.
3.1.3 Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách theo chuẩn mực quốc tế
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề hạch toán chi phí, quy trình hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện sử dụng chứng từ sổ sách và quy trình hạch toán kế toán còn nhiều điều chưa hợp lý, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Qua hai vụ kiện tôm và philê cá da trơn basa ta rút ra kinh nghiệm về chứng từ số liệu kế toán của doanh nghiệp chưa rõ ràng minh bạch, làm cho cơ quan điều tra không chấp nhận những chi phí đó, đã dẫn đến việc khó khăn và bất lợi trong việc điều tra biên độ phá giá của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần có những giải pháp sau:
- Theo hệ thống kế toán của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp chưa có khoản mục chi phí thuê luật sư. Do đó khi bị kiện bán phá giá doanh nghiệp phải thuê luật sư để bào chữa vụ kiện sao cho được áp mức thuế thấp nhất, hầu hết doanh nghiệp đều phải thuê luật sư ở nước ngoài, các công ty luật có uy tín về chống bán phá giá, vì vậy chi phí thuê luật sư là rất lớn. Đây là một khoản mục chi phí hợp lệ mà doanh nghiệp nên áp dụng, nó phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời doanh nghiệp phải hạch toán chi phí rõ ràng, số liệu chứng từ chính xác minh bạch áp dụng đúng theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Nghiên cứu đào tạo nâng cao kiến thức về quy trình hạch toán kế toán quốc tế; Doanh nghiệp Việt nam cần nghiên cứu đào tạo nhân viên kế toán các kiến thức chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao trình độ quản lý, xử lý ghi chép các chứng từ theo đúng quy trình kế toán quốc tế. Đồng thời cần minh bạch rõ ràng số liệu kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Những thông tin về giá bán, số lượng bán, ngày tháng xuất bán, chi phí tàu biển, điều chỉnh giá là phần phải có số liệu rõ ràng nhất. Thông tin về các chi phí trong sản xuất, chi phí khác phải tách bạch…
- Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và phù hợp chuẩn quốc tế: một hệ thống thông tin minh bạch được kiểm định độc lập theo đúng chuẩn quốc tế chính là các bằng chứng mạnh mẽ nhất để tự bảo vệ. Do vậy các doanh nghiệp cần nghiêm túc đầu tư hệ thống thông tin của mình. Hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo đuổi các vụ kiện, cũng như nâng cao tính hiệu quả trong quản lý kinh doanh.
3.3.4. Nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO cũng như luật chốngbán phá giá của Hoa kỳ bán phá giá của Hoa kỳ
Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải biết tìm hiểu nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO và của Hoa Kỳ, nhanh chóng bồi dưỡng nhiều chuyên gia thông thạo các quy tắc mậu dịch quốc tế, mời các chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia nước ngoài đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp và luật sư lành nghề. Trên cơ sở đó hình thành các tổ chức chuyên phục vụ việc ứng phó với các tranh chấp về ngoại thương, bao gồm đội ngũ luật sư, kế toán, nhà kinh tế và chuyên gia chuyên sâu, có năng lực làm việc về vấn đề này, thì mới có đủ khả năng tư vấn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho chính phủ khi xảy ra vụ kiện chống bán phá giá để đối phó.
3.2 GIẢI PHÁP KHI BỊ KIỆN
Việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại hiện nay là một xu thế tất yếu, không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các nước khác, đặc biệt là các nước xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng vào công việc chuẩn bị để đối phó và có thể thành công khi có vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng.
3.2.1 Tham gia một cách đầy đủ và hợp tác dưới sự cố vấn của các chuyên gia
Các doanh nghiệp trong quá trình điều tra phải hợp tác với cơ quan điều tra, cung cấp cho cơ quan điều tra tất cả các thông tin mà cơ quan cần. Điều quan trọng nhất không phải là chứng minh rằng “lẽ phải thuộc về mình” mà là giảm thiểu mức áp thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt.
Việc trả lời các câu hỏi mà USITC đưa ra cũng như cung cấp thông tin mà DOC yêu cầu không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần sự cố vấn của các chuyên gia để biết cần trả lời các câu hỏi chi tiết đến mức nào, biết đươc khả năng thẩm tra thông tin của DOC ở mức độ nào để tránh sai sót có thể dẫn đến việc phải chịu thuế chống bán phá giá.
3.2.2 Giành phần thắng trong giai đoạn điều tra ban đầu
- Kết hợp với nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu chính là người phải gánh vác bất kì một sự tăng lên nào của mức bán phá giá. Chính vì vậy các nhà xuất khẩu nên kết hợp với các nhà nhập khẩu để tạo thành một liên minh cùng tham gia vào vụ kiện. Nhà nhập khẩu có thể biện hộ một cách hiệu quả rằng hành vi bán dưới mức hợp lý không gây thiệt hại cho ngành sản xuất. Ngoài ra các nhà nhập khẩu còn có thể thuyết phục người tiêu dùng biện hộ cho nhà xuất khẩu tại DOC và USITC.
- Xác định rõ các yếu tố đầu vào để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm - Thái độ với các điều tra viên
- Hợp tác toàn diện và tận dụng mọi cơ hội
3.3 GIẢI PHÁP KHI BỊ THUA KIỆN
- Phối hợp, đoàn kết các doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo, điều phối chung của Hiệp hội ngành hàng
Các vụ kiện chống bán phá giá hay tự vệ thường liên quan đến số lượng lớn các doanh nghiệp. Do đó, để thống nhất hành động cần phải có sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo và điều phối chung của Hiệp hội ngành hàng, tổ chức tập hợp tự nguyện của các doanh nghiệp. Như trong vụ tôm, Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã làm rất tốt công việc này và kết quả công tác kháng kiện là tích cực. - Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, tài liệu chứng minh
KẾT LUẬN
Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có vấn đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán phá giá của các nước xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
Chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ là một trong những biện pháp có tính chất tự vệ trong thương mại quốc tế. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung nhằm mục đích cao nhất là hạn chế và loại bỏ những thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài, nhằm giữ vững thế cân bằng trong cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp Hoa Kỳ áp dụng chính sách chống bán phá giá như một công cụ để bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần hết sức lưu ý để hạn chế tối đa vướng vào các vụ kiện điều tra bán phá giá.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với đặc điểm là nền kinh tế chuyển đổi, đang phát triển, Việt Nam đồng thời phải đối mặt với tình trạng bán phá giá của hàng hóa nước ngoài tại thị trường nội địa và tình trạng hàng hóa xuất khẩu bị áp dụng các biện pháp bảo hộ tại thị trường nước ngoài, trong đó có biện pháp lạm dụng thuế bán phá giá. Trong bối cảnh đó, nhu cầu cấp bách đặt ra là Việt Nam sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tự vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói riêng, trên cơ sở hài hòa hóa với các quy định và thực tiễn của thương mại quốc tế.