4. Quyết Định Cuối Cùng Của ITC và DOC
2.1.6.1 Nguyên nhân bị kiện
- Tiêu thụ hàng hóa nội địa nước nhập khẩu giảm. Có nhiều lý do để Mỹ khởi kiện nhiều quốc gia về việc chống bán phá giá trong đó phải kể đến nguyên nhân suy giảm kinh tế Mỹ, khiến cho các nhà sản xuất nội địa không cạnh tranh được với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ngoài.
- Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Khi một nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà xuất khẩu của nước đó sẽ gặp phải sự bất lợi vô cùng lớn trong các cuộc điều tra chống bán phá giá do ba nguyên nhân chính sau:
+ Thứ nhất, việc sử dụng giá và chi phí sản xuất tại nước thay thế sẽ dẫn đến biên độ bán phá giá rất cao. Mức biên độ bán phá giá cao này gần như là chắc chắn, vì các nhà sản xuất tại nước thay thế đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tại nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường và do đó, sẽ không có lợi cho họ trong việc giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ.
+ Thứ hai, việc sử dụng các số liệu của nước thay thế cũng dẫn đến việc nhiều lợi thế so sánh của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá trình điều tra và các doanh nghiệp của nước này bị áp dụng một mức thuế chống bán phá giá mà lẽ ra, có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền kinh tế thị trường .
+ Thứ ba, việc lựa chọn nước thay thế nhiều khi rất tuỳ tiện. Pháp luật của các nước quy định không giống nhau về việc xác định nước thay thế. Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ thì nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường, có trình độ phát triển tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người) và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng đang bị điều tra.
Cho đến nay, rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì toàn bộ số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại Việt Nam đều bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu từ chối xem xét. Chẳng
hạn, trong vụ kiện chống bán phá giá philê cá da trơn từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường và Bangladesh được chọn là nước thay thế. Quyết định áp thuế được đưa ra sau khi DOC tính toán các sản phẩm philê của Việt Nam sẽ có giá thành bao nhiêu nếu cá nguyên liệu được nuôi ở một trang trại vùng Kishoregonj của Bangladesh với chi phí lao động mà cơ quan này cho là phổ biến ở Việt Nam căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người lúc đó. Trong khi đó, đại đa số các nhà sản xuất/xuất khẩu philê cá da trơn của Việt Nam đều áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá, chế biến đến xuất khẩu, dẫn đến giá thành philê cá rất thấp. Tuy nhiên, yếu tố này đã không được DOC xem xét trong quá trình điều tra.
- Giá cả xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nước nội địa
+ Ngành sản xuất Việt Nam được xem là dễ rơi vào các vụ kiện phá giá còn do hoạt động sản xuất gia công và xuất khẩu hàng nguyên liệu nông sản thô, ít qua chế biến còn chiếm tỉ trọng cao nên giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn.
+ Chính sách tiền lương chưa hoàn thiện. Mức lương tối thiểu còn thấp, chưa do thị trường quyết định và chưa tương xứng với giá trị lao động. Mỹ và một số nước khác xem xét và áp đặt quy chế kinh tế phi thị trường và tiền lương chưa được xác định thông qua thỏa thuận tự do giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc suy trì chính sách tiền lương thấp cũng khiến các doanh nghiệp bị thua trong hầu hết các vụ kiện.
+ Chưa tính toán hết các chi phí vào giá thành sản phẩm
- Hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa cũng là một trong những nguyên nhân. Thực tế, đã có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam bị kiện bán phá giá nhưng không do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, chủ yếu do hàng của Trung Quốc muốn tránh bị áp thuế nhập khẩu cao, đã xuất hàng sang Việt Nam, hoặc chuyển phần gia công sang Việt Nam rồi mới xuất đến thị trường nhập khẩu. Cụ thể, Việt Nam đang đối mặt với ba vụ kiện AD/CVD về sản phẩm móc áo, tuốc-bin điện gió và ống thép carbon. Trong đó có đến hai sản phẩm “khoác áo” xuất xứ Việt Nam nhưng thực chất được sản xuất tại nước bạn, chuyển sang Việt Nam gia công rồi xuất khẩu. Khi Việt Nam xuất khẩu cùng mặt hàng thì khả năng bị kiện rất cao trong khi thực chất là hàng xuất khẩu của nước khác, Việt Nam không được hưởng lợi.