1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay

31 12,9K 128

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia (tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại) được thể hiện như thế nào? Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam đang được điều chỉnh theo xu hướng nào và giải thích?

Trang 1

KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: Hai xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế của các

quốc gia (tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại) được thể hiện như thế nào? Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam đang được điều chỉnh theo

xu hướng nào và giải thích?

6. Công Thị Thùy Linh (Thư Ký) CQ522010

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4

Trang 2

I NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

1 Xu hướng tự do hóa thương mại 4

1.1 Lý thuyết về xu hướng tự do hóa thương mại 4

1.2 Biểu hiện của xu hướng tự do hóa thương mại 5

2 Xu hướng bảo hộ thương mại 7

2.1 Lý thuyết về xu hướng bảo hộ thương mại 7

2.2 Biểu hiện của xu hướng bảo hộ thương mại 9

3 Đánh giá về hai xu hướng 11

II CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 12

1 Tư tưởng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước khuyến khích, đẩy mạnh tự do hóa thương mại 12

2 Tự do hóa thương mại và hành động của Việt Nam 13

2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 13

2.2 Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam đối với các đối tác kinh tế 14

2.2.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – CEPT/AFTA 14

2.2.2 Tổ chức thương mại thế giới WTO 16

2.2.3 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) 17

2.2.4 Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) 19

2.2.5 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) 21

2.2.6 Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand 21

2.2.7 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) 22

2.2.8 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) 23

2.3 Chính sách thương mại của Việt Nam ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển 25

2.3.1 Giai đoạn 2001 - 2005 25

2.3.2 Giai đoạn 2006 - 2010 26

3 Tự do hóa thương mại và biến động của một số chỉ tiêu kinh tế 26

3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 26

3.2 Vốn đầu tư vào Việt Nam 28

3.3 Tốc độ tăng trưởng 30

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

và bảo hộ thương mại; từ đó để xem xét xu hướng hiện nay của chính sách thương mạiquốc tế ở Việt Nam.

I NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1 Xu hướng tự do hóa thương mại

1.1 Lý thuyết về xu hướng tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào

lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế Tự do hóa thương mại vừa là nhu cầu hai chiềucủa hầu hết các nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhu cầu bán hàng hóa, đầu tư ra nướcngoài và nhu cầu mua hàng hóa, nhận vốn đầu tư của nước ngoài

Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời

sống kinh tế thế giới với những cấp độ khác nhau là toàn cầu hóa và khu vực hóa, lựclượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân cônglao động quốc tế phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của các công ty đa quốcgia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “kinh tếmở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế mỗi nước Tự

do hóa thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia và tạo điều kiện cho từng quốcgia có thể phát huy tối ưu các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của mình so với cácquốc gia khác, dù trình độ phát triển có khác nhau và nói phù hợp với xu thế phát triểnchung của nên văn minh nhân loại

Xu hướng tự do hóa thương mại ra đời nhằm phát triển hoạt động xuất nhập

khẩu hàng hóa, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khácđồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu hàng hóa không có điều kiện để sản xuất hoặcsản xuất với hiệu quả thấp; tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tếnói chung giữa các nước trên thế giới mà trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư; tăng khảnăng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt nhưtạo ra sự bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài –

là động lực quan trong để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh

để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tùy theo mức độ mở cửa thị trường, xu hướng tự do hóa thương mại gồm:

Trang 5

- Tự do hóa thương mại hoàn toàn: Nhà nước mở cửa hoàn toàn thị trường nộiđịa, không sử dụng bất kỳ công cụ hay biện pháp nào can thiệp vào hoạt độngthương mại quốc tế và thị trường thực sự điều tiết hoàn toàn bởi các quy luật thịtrường.

- Tự do hóa thương mại có điều tiết: Nhà nước không mở cửa hoàn toàn thịtrường nội địa mà sử dụng các công cụ và biện pháp nhằm điều tiết hoạt độngthương mai quốc tế có lợi cho nền kinh tế quốc gia mà biểu hiện ở một số điểmsau:

 Nhà nước thực hiện thương mại tự do mở cửa thị trường nội địa với một

số nước trong quan hệ song phương, đa phương

 Nhà nước thực hiện tự do thương mại chỉ với một số mặt hàng

 Nhà nước thực hiện các công cụ và biện pháp điều tiết thương mại quốctế

1.2 Biểu hiện của xu hướng tự do hóa thương mại

Xu hướng tự do hóa thương mại thể hiện thông qua việc:

- Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt độngthương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính nhằm tạođiều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hóavới nước khác

- Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do

 Về mặt hàng, nhà nước đưa ra danh mục hàng hóa tự do là danh mục cácloại hàng hóa có thể nhập khẩu không phải nộp thuế Hải quan hoặcnhững hàng hóa không thuộc đối tượng phải có giấy phép nhập khẩu

 Về thị trường, nhà nước mở cửa thị trường nội địa, dành cho các nhàkinh doanh nước ngoài những ưu đãi về tiếp cận thị trường, được tự dokinh doanh trên thị trường nội địa

- Nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế: không phân biệt đối xử

Từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã cóbước phát triển đột biến mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: sự ra đời của Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO); các khu thương mại tự do phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA,AFTA đến các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu lục; các Hiệp nghị thương mại

tự do song phương phát triển chưa từng có giữa các quốc gia với nhau như Mỹ Singapore, Mỹ - Thái Lan…đến các Hiệp nghị thương mại tự do giữa các khối thươngmại tự do với các quốc gia như ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản…

-Hàng rào thuế quan giữa các nước phát triển với nhau đã giảm xuống còn 3%, mứcthuế quan quân bình của các nước đang phát triển cũng đã được hạ thấp xuống cònkhoảng 14% Những cam kết giảm bỏ hàng rào bảo hộ đang là nội dung chủ yếu củacác cuộc đàm phán đa phương và song phương hiện nay

Cụ thể:

Trang 6

a) Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

WTO là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sátcác hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thươngmại Từ 23 thành viên sáng lập ban đầu trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuếquan và Thương mại (GATT - General Agreement of Tariffs and Trade) vào năm

1947và tính đến ngày 16/12/2011, WTO có 155 thành viên WTO hoạt động dựa

trên các nguyên tắc sau:

- Không phân biệt đối xử:

 Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nướcngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đókém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước

 Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dànhcho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thànhviên trong WTO

- Tự do thương mại hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán

- Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: các quy định và quy chếthương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định

- Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: giành những thuận lợi và ưu đãi hơncho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ địnhcủa WTO

- Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thànhviên

Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn

đề về thương mại quốc tế Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải kí kết

và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện

Mục tiêu hoạt động của WTO cho đến nay vẫn không đổi: xóa bỏ hoặc giảm thiểurào cản thương mại và thúc đẩy các dòng thương mại mới giữa các quốc gia, qua đóphát huy lợi ích của tăng trưởng kinh tế và phát triển trên quy mô rộng lớn hơn

b) Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiềuquốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàngrào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực

thương mại tự do Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 Hiệp

định thương mại tự do có hiệu lực Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực

hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và mộtquốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp địnhthương mại tự do ASEAN-Trung Quốc

Một hiệp định thương mại tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là Hiệp

Trang 7

hội Thương mại Tự do Châu Âu Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thươngmại đa phương trong khuôn khổ GATT, các hiệp định thương mại tự do song phương(giữa hai nước) và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa thập niên 1990 Vàtrong số những quốc gia hăng hái nhất trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự

do song phương phải kể đến Mexico, Singapore Những khu vực thương mại tự do nổitiếng mới thành lập từ thập niên 1990 điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc

Mỹ (thành lập năm 1994), Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (hiệp định được kýkết vào năm 1992) Ngoài ra, còn có những hiệp định thương mại tự do giữa một nướcvới cả một khối, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (kýkết vào năm 2002)

Do xóa bỏ gần như hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan, nên việc đàmphán để thành lập một hiệp định thương mại tự do rất mất thời gian và qua nhiều vòngthương thảo Những nước hăng hái với tự do hóa thương mại có thể thỏa thuận tiếnhành chương trình giảm thuế quan sớm (còn gọi là chương trình thu hoạch sớm) đốivới một số dòng thuế trước khi đàm phán kết thúc và hiệp định được thành lập

FTA trong tương lai: Hiệp định tự do thương mại Mỹ - Liên minh châu Âu

Vào ngày 13/02/2013, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã đồng ý là hai bên sẽ nhanhchóng mở các cuộc đàm phán về một hiệp định tự do thương mại song phương Thờiđiểm khởi sự các vòng thương thuyết sẽ là trong nửa đầu năm 2013 này, tức là từ nayđến tháng Sáu Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Liên minh châu Âu sẽ là một sự kiệnmang tính lịch sử, vì chi phối khoảng một nửa sản lượng của thế giới

Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Liên minh châu Âu có thể cho phép châu Âu cộngthêm khoảng 0,5% vào mức tăng trưởng của mình từ đây đến năm 2027, trong lúc Hoa

Kỳ cũng được thêm 0,4% Tính về thu nhập hàng năm, Liên minh châu Âu sẽ có thêm

86 tỷ euro và Hoa Kỳ 65 tỷ

2 Xu hướng bảo hộ thương mại

2.1 Lý thuyết về xu hướng bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là sự gia tăng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh

vực buôn bán quốc tế; nhưng sự gia tăng này theo hướng có “chọn lọc”, có địa chỉ rõràng và có thời gian, khắc phục triệt để sự can thiệp phi lý của Nhà nước trái với thông

lệ quốc tế, luật pháp quốc tế và cam kết quốc tế

Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ sự phát triển không đều và sự

khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia, do sự chênh lệch về khả năngcạnh tranh giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài, cũng như do cácnguyên nhân lịch sử để lại Ở buổi đầu hình thành nền thương mại quốc tế, người tathường quan tâm đến việc đẩy mạnh xuất khẩu để thu về kim khí quí, trong khi đó lạichủ trương hạn chế nhập khẩu để giảm bớt khả năng di chuyển của kim khí quí ranước ngoài Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các lý do về chính trị và xã hộicũng đưa đến yêu cầu phải bảo hộ thương mại

Xu hướng bảo hộ thương mại ra đời nhằm:

Trang 8

- Bảo vệ nền công nghiệp non trẻ: Chính phủ cần bảo vệ những ngành công

nghiệp mới có tiềm năng của đất nước để giúp chúng lớn mạnh và trưởng thành

có được khả năng sáng tạo mới và sức cạnh tranh cao

- Tạo nên nguồn tài chính công cộng: Việc đánh thuế với hàng hóa nhập khẩu

sẽ giúp chính phủ có một khoản thu lớn phục vụ cho tài chính công cộng

- Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp: Thông qua việc thực hiện thuế

quan bảo hộ, việc có những hàng rào bảo hộ sẽ giúp cho sản phẩm nước ngoàigiá cao hơn Nhờ vậy mà hàng trong nước phần nào có lợi thế hơn về giá so vớihàng xuất khẩu Chính vì vậy, sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước qua

đó khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp

- Thực hiện phân phối lại thu nhập: Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can

thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, các chính sách đểvận động, thuyết phục những người có thu nhập cao đóng góp để cùng nhànước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp

- Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp: Khi thương mại tự do phát triển thì sẽ

ngày càng có nhiều hàng hóa đi vào thị trường nội địa của các quốc giá đó.Điều này đã làm ảnh hưởng cho các nhà sản xuất trong nước, làm cho hàng hóatrong nước phải cạnh tranh mạnh hơn với các hàng hóa nước ngoài Nếu hànghóa trong nước không đủ sức cạnh tranh và bị thất bại dẫn đến sản xuất giảmsút dẫn đến người lao động trong nước mất việc làm dẫn đến tình trạng thấtnghiệp cao Việc có hàng rào bảo hộ sẽ giúp tăng lợi thế sản phẩm nội địa, qua

đó bảo vệ được ngành công nghiệp trong nước, việc làm cũng được bảo vệ

- Bảo vệ an ninh quốc gia: Một số ngành công nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối

với quốc gia chúng ta cũng phải ra sức bảo hộ Để bảo vệ những công nhân, cácchính phủ đã ban hành luật hạn chế các công ty có thể làm trong việc theo đuổilợi nhuận ví dụ như pháp luật liên quan đến: lao động trẻ em, thương lượng tậpthể, cạnh tranh (chống độc quyền), bảo vệ môi trường, cơ hội bình đẳng, sở hữutrí tuệ, lương tối thiểu, an toàn lao động và sức khỏe…

- Trả đũa: Để trả đũa dằn mặt hàng hóa các quốc gia cũng áp dụng các chính

sách bảo vệ thương mại các hàng hóa của mình Đó là khi thực hiện thương mại

tự do không công bằng Khi một nước cho nước khác được tự do vào nướcmình nhưng trong khi đó nước đó lại thực hiện chính sách bảo hộ hàng hóa của

họ không cho hàng hóa của mình vào nước họ thì dẫn đến nước đó cũng sẽ thựchiện chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ ngành của họ

- Văn hóa: Các quốc gia hạn chế buôn bán hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được

các mục tiêu về văn hóa nhất là mục tiêu bảo về bản sắc văn hóa và truyềnthống dân tộc Văn hóa và tự do hóa thương mại đan quyện và tác động qua lạivới nhau Văn hóa mỗi quốc gia đều dần dần có sự thay đổi do có sự hiện diệncủa con người và sản phẩm từ các nền văn hóa khác Những tác động ngoàimong muốn của văn hóa buộc chính phủ phải ngăn cản việc nhập khẩu nhữngsản phẩm được coi là có hại

Trang 9

Tùy thuộc vào mức độ bảo hộ của nền sản xuất trong nước, xu hướng bảo hộ thương mại bao gồm:

- Xu hướng bảo hộ thương mại hoàn toàn: nhà nước đóng cửa hoàn toàn thịtrường nội địa, cấm hẳn không cho phép cá nhà sản xuất – kinh doanh kinhdoanh nước ngoài và kinh doanh trên thị trường nội địa

- Xu hướng bảo hộ thương mại có giới hạn:

 Nhà nước chỉ bảo hộ thương mại đối với một số mặt hàng, trên một sốthị trường khu vực

 Nhà nước thực hiện các công cụ và biện pháp can thiệp vào hoạt độngthương mại quốc tế, gây khó khăn cho các nhà kinh doanh nước ngoài

2.2 Biểu hiện của xu hướng bảo hộ thương mại

Xu hướng bảo hộ thương mại được thể hiện ở một số nội dung sau:

- Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp vào quá trình nhập khẩu,giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa Nhànước thực hiện các biện pháp nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước có khảnăng cạnh tranh được với các nhà kinh doanh nước ngoài và mở rộng xuất khẩu

ra thị trường nước ngoài

 Biện pháp để thực hiện bảo hộ thương mại là sử dụng các công cụ thuếquan, phi thuế quan và đặt biệt là các “rào cản thương mại” để hạn chếnhững tác động xấu từ bên ngoài

 Về mặt hàng, giới hạn số lượng hàng xuất nhập khẩu, đưa ra danh mụchàng hóa không cho phép xuất nhập khẩu nhằm ngăn cản sự cạnh tranhcủa hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa

 Về thị trường, nhà nước cho phép hoặc hạn chế các nhà doanh nghiệpnước ngoài kinh doanh trên thị trường nội địa

- Nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế: là nguyên tắc có sự phân biệt đối xửgiữa các nhà kinh doanh nước ngoài với nhà kinh doanh trong nước, gây khókhăn cho các nhà kinh doanh nước ngoài

Cụ thể

a) Trên thế giới

Hiện nay, hầu hết nền kinh tế các nước đều gặp phải nhiều khó khăn Ảnh hưởngcủa cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn ám ảnh ở nhiều quốc qia, thêm vào đó khủnghoảng nợ công ở một số nước càng làm mậu dịch thế giới trở lên u ám và giảm sút.Báo cáo mới nhất về tình hình buôn bán thế giới do Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO)công bố cuối tháng 12/2011 cho biết mức tăng trưởng mậu dịch thế giới năm 2011 chỉđạt 5,8% thấp hơn so với mức dự kiến ban đầu 6,5% Đây là mức tăng thấp nhất 18năm qua, trong đó các nước phát triển chỉ tăng 3,7%, nước đang phát triển tăng 8,5%.Năm 2010, mức tăng trưởng mậu dịch thế giới đạt 14,5% cho dù vẫn bị tác động tiêu

Trang 10

cực của năm 2009 để lại Đầu Quý 1/2011, mậu dịch thế giới có bước khởi sắc đángmừng với mức tăng tới 22%, nhưng sau đó cứ lùi dần và cả năm chỉ tăng được 5,8%.Thương mại thế giới bắt đầu xu hướng đi xuống vào giữa năm 2008, khi nền kinh tếtoàn cầu bắt đầu suy thoái

Trước áp lực phục hồi kinh tế, các quốc gia đã buộc phải áp dụng một loạt chínhsách mang tính bảo hộ (như thuế quan, trợ giá và bảo lãnh tài chính) nhằm bảo vệ sảnxuất trong nước Vấn đề bảo hộ thương mại đang ngày càng nóng lên sau khi các nướcđưa ra các gói kích thích kinh tế lớn và khuyến khích dùng hàng nội để giảm bớt khókhăn cho các nhà sản xuất Ngoài việc che chắn, bảo vệ cho nền sản xuất trong nướctrước sức tấn công của hàng hóa nhập khẩu, nhiều nước đang ra sức nâng đỡ cácngành công nghiệp yếu kém trong nước

Tiêu biểu cho xu hướng bảo hộ thương mại là nước Mỹ với chương trình “Buy

American”, làm dấy lên lo ngại rằng các nước khác như Trung Quốc, cũng có thể

hành động tương tự - điều sẽ gây tổn hại thêm đối với thương mại toàn cầu trong giaiđoạn khủng hoảng hiện tại Bên cạnh đó, quyết định tài trợ 17,4 tỷ USD của Mỹ chongành xe hơi cũng đang bị giới phân tích đánh giá là một hành động trợ cấp khôngcông bằng, đặt các đối thủ cạnh tranh vào vị trí bất lợi Nước Mỹ cũng gặp phải nhiềuchỉ trích gay gắt từ các thành viên của WTO khi Mỹ tái ban hành những biện pháp trợgiá xuất khẩu đối với các sản phẩm sữa của nước này, bởi cảnh báo rằng nó có thể làmột tiền lệ nguy hiểm khiến thế giới quay lại chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt có nguy cơbùng nổ thành những cuộc chiến thương mại

Trung Quốc cũng tuyên bố phương châm “Buy Chinese” của mình chỉ một vài

tháng sau chương trình “Buy American” Sau nhiều chỉ trích với các kế hoạch bảo hộthương mại của Mỹ, đến lượt mình, Trung Quốc bị lên án đã đi ngược lại tinh thầnchống chủ nghĩa bảo hộ khi yêu cầu các cơ quan chính phủ mua hàng hóa sản xuấttrong nước nếu có thể cho các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảokhoản tiền 585 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế có lợi cho các doanh nghiệp trongnước

Ấn Độ đã tăng thuế suất nhập khẩu dầu đậu nành thêm 20% để bảo hộ nông dântrong nước khi giá dầu ăn trên thị trường thế giới giảm mạnh trong khi Indonesia bắtđầu hạn chế nhập khẩu ít nhất 500 mặt hàng với nhiều biện pháp hạn chế khác như yêucầu doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy phép đặc biệt và phải nộp một khoản lệ phímới Nga sử dụng biện pháp tăng thuế suất nhập khẩu xe hơi thêm 35%, đồng thờithuế thịt heo và thịt gia cầm cũng được điều chỉnh tăng Argentina và Brazil cũng đangtìm cách nâng thuế suất nhiều mặt hàng nhập khẩu, từ rượu vang đến hàng dệt may,hàng da giày và trái cây vào các nước này

Đối mặt với khủng hoảng tài chính và dòng sản phẩm giá rẻ từ bên ngoài, chính phủcác quốc gia Nam Mỹ ngày càng không che giấu ý đồ ngăn chặn hàng nhập khẩu Ví

dụ điển hình là việc các nước thuộc Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đãquyết định tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu tại cuộc họp cuối năm 2011.Tháng 2/2012 vừa rồi, Chính phủ Argentina quyết định hạn chế hàng nhập khẩu từLiên hiệp Anh, chỉ vài tháng sau quyết định tăng thuế đối với một số sản phẩm nhậpkhẩu từ Trung Quốc Trong khi đó, Pháp và EU cũng không thiếu kinh nghiệm trongviệc bảo hộ thị trường của mình Hàn Quốc tăng thuế hải quan từ 1% tới 3% đối vớixăng dầu nhập khẩu và Indonesia đã giảm nhập cảng đối với các sản phẩm điện tử vớicái cớ chống buôn lậu

Trang 11

b) Tình hình Việt Nam

Về trợ cấp, nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam đã áp dụng trợ cấp theo

các hình thức khác nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn chưa tự đứng vữngtrên thị trường trong nước cùng như thị trường quốc tế

Về rào cản kỹ thuật, Việt Nam cho tới nay chưa áp dụng được biện pháp này trong

bảo hộ thương mại của mình bởi thực tế nhiều chỉ tiêu kỹ thuật của Việt Nam vẫn cònthấp hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế nên hàng hóa nhập khẩu dễ dàng đáp ứngđược các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam để ra do được sản xuất với trình độ công nghệcao đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ những nước phát triển như: Mỹ, Nhật Ràocản kỹ thuật của Việt Nam chủ yếu dùng để ngăn chặn những hàng hóa đã gây nguvhiểm và bị phát hiện từ nước ngoài như: sữa nhiễm chất melamine gây nguy hiểm chothận hay rau quả của Nhật có nhiễm phóng xạ do động đất vừa qua…

3 Đánh giá về hai xu hướng

Xu hướng tự do thương mại và bảo hộ thương mại đều có những ưu nhược điểmnhất định Điều đó đòi hỏi khi áp dụng cần phải cân nhắc, tính toán một cách thậntrọng, có luận cứ khoa học, không áp đặt chủ quan, không can thiệp phi lý

Những ưu điểm và nhược điểm chủ yếu:

Tự do hóa thương mại Bảo hộ thương mại

Ưu

điểm

 Mọi trở ngại trong TMQTđược loại bỏ, tạo điều kiện thúcđẩy tự do lưu thông hàng hóa giữacác nước

 Làm cho thị trường nội địaphong phú hàng hóa hơn, ngườitiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầucủa mình một cách tốt nhất

 Tạo điều kiện cho các nhàsản xuất trong nước vươn ra nướcngoài

 Làm suy yếu hoặc xóa bỏchính sách bảo hộ thương mại củacác nước khác, tạo cơ sở cho cácnhà kinh doanh nội địa dễ dàngthâm nhập và phát triển thị trườngmới

 Giảm sức cạnhtranh của hàng hóa nhậpkhẩu

 Bảo hộ các nhà sảnxuất kinh doanh trongnước giúp họ tăng cườngsức mạnh trên thị trườngnội địa

 Giúp các nhà xuấtkhẩu tăng sức cạnh tranhthâm nhập thị trườngnước ngoài

 Sử dụng hợp lýnguồn ngoại tệ, tạo sự cânbằng cán cân thanh toánquốc tế của quốc gia

 Các nhà sản xuất kinhdoanh trong nước phát triển không

 Kinh tế của đấtnước bị cô lập, đi ngượclại với xu thế của thời đạingày nay là toàn cầu hóakinh tế thế giới

 Bảo hộ thương mạidẫn tới sự trì trệ và bảo

Trang 12

đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sảntrước sự tấn công của hàng hóanước ngoài.

thủ của các nhà kinhdoanh nội địa, thiếu độnglực thú đẩy phát triển vàhoàn thiện kinh tế trongnước

 Bảo hộ thương mạilàm thiệt thòi cho ngườitiêu dùng trong nước

Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng trên đối nghịch nhau và chúng gây nên tác độngngược chiều nhau đến hoạt động thương mại quốc tế Nhưng, chúng không bài trừnhau mà trái lại thống nhất với nhau Trong thực tế, hai xu hướng cơ bản này songsong tồn tại và chúng được các quốc gia sử dụng và khéo léo kết hợp ở những mức độkhác nhau tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước

II CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Xu hướng thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay là “Đẩy mạnh tự do hóathương mại” Theo đó nhà nước tăng cường áp dụng các biện pháp cần thiết để từngbước giảm thiểu các trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trongquan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện càng thuận lợi hơn cho các hoạt độngthương mại quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu Các biện pháp đó là việc điềuchỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần và theo bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏathuận song phương và đa phương đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồntại trong quan hệ thương mại quốc tế Cụ thể, đó là việc thực hiện các biện pháp cắtgiảm thuế quan và nới lỏng hoặc rỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch, cáctiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, về nhãn mác hàng hóa…

1 Tư tưởng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước khuyến khích, đẩy mạnh tự do hóa thương mại

Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6, nhận thấy xu thế hội nhập quốc tếngày càng phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đổi với tình hình chính trị và kinh tế

thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, Đảng ta nhận định: “ Xu thế mở rộng

phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta” từ đó, Đảng chủ trương đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh

tế với các nước ngoài hệ thống xã hộ chủ nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển,các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã nêu rõ: “Trong

hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hóa và

đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu”,… “Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn

Trang 13

đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp”

Tại Đại hội khóa 9 (năm 2001), Đảng ta đã nêu quan điểm: “Trong quá trình chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cường vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế khu vực và thế giới”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (năm 2006) Đảng ta nêu quan điểm: Thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; chínhsách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Đồng thời

đề ra chủ trương: “ Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù

hợp”

Như vậy, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoáquan hệ quốc tế được xác lập trong mười năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1996),đến Đại hội X (năm 2006) được bổ sung, phát triển theo phương châm chủ động, tíchcực hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình,hợp tác và phát triển

2 Tự do hóa thương mại và hành động của Việt Nam

2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Dấu mốc quan trọng mở đầu tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam bắt

đầu từ năm 1995 với ba sự kiện chính Thứ nhất, nước ta đã gia nhập Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN

(AFTA) và tiếp đó là hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác (ASEAN+) Thứ hai,

chúng ta đã đàm phán và ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳvào năm 2000 Tác dụng nổi bật của hiệp định này, một mặt đây là bước tập dượtquan trọng để Việt Nam tham gia sau rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực(tham gia các FTA) và toàn cầu (gia nhập WTO) Mặt khác, hiệp định này cho phépchúng ta tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới mà không bị phân biệt đối

xử Thứ ba, Việt Nam đã đàm phán gia nhập WTO và trở thành thành viên của tổ

chức này tháng 1 năm 2007 Cùng với các FTA khu vực, Việt Nam cũng đã ký hiệpđịnh đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (EPA) mà thực chất là một FTA songphương

Trang 14

2.2 Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam đối với các đối tác kinh tế

2.2.1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – CEPT/AFTA

Ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về Chương trình ưuđãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Mậu dịch Tự doASEAN (AFTA) CEPT có nghĩa là thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, và là mứcthuế có hiệu lực, được thỏa thuận ưu đãi cho ASEAN, được các nước ASEAN ký kếtnăm 1992 và được áp dụng cho tất cả hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia thành viênASEAN Tất cả các sản phẩm nông sản chế biến được đưa vào Chương trình cắt giảm

Trang 15

thuế quan theo quy định của Hiệp định AFTA Đối với những sản phẩm thuộc diệnPTA (thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN) sẽ được áp dụng chương trình cắt giảmthuế quan có xem xét tới thuế quan sau khi đã áp dụng mức ưu đãi thuế quan thấp nhất(MOP) kể từ ngày 31-12-1992 Xét đến mục đích thiết lập, CEPT là một thỏa thuậnchung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEANxuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng ràophi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 Tuy nhiên vấn đề giảm thuếquan xuống còn 0-5% còn tùy thuộc theo từng thời điểm đối với các nước cũ và cácnước mới, nhưng thời hạn tối đa để cắt giảm thuế quan là trong vòng 10 năm Đồngthời tiến hành việc giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN là vấn đề loại bỏ hàng rào phiquan thuế (NTB): hạn ngạch, cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹthuật: kiểm dịch, vệ sinh dịch tễ Cùng với việc tiến hành việc hài hoà các thủ tục Hảiquan.

Vào năm 2010, các nước ASEAN thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóaASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định CEPT Thực hiện đúng yêu cầu của CEPT, ta đãđưa ra các Danh mục cắt giảm thuế:

Danh mục cắt giảm thuế quan (IL): là danh mục các sản phẩm mà các nước thành

viên đã sẵn sàng cắt giảm thuế Hàng năm, Chính phủ ban hành Nghị định thư công bốthực hiện CEPT/AFTA cho năm đó Gần đây nhất, ngày 12/6/2008, Bộ Tài chính đãban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện CEPT giaiđoạn 2008-2013:

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Ngày 12/6/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã banhành Quyết định số ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãiđặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2008 -2013.Theo đó, xe thiết kế đặc biệt nhập khẩu nguyên chiếc (xe để đi trên tuyết, xehạng golf, kể cả xe chở người có khoang chứa hành lý và ôtô đua…) từ các nước thuộckhối ASEAN sẽ được hưởng thuế suất 5%, thay cho mức 10% cũ Dòng xe du lịch loạidưới 9 chỗ ngồi sẽ có mức thuế 60-70% trong những năm tiếp từ 2011 đến 2013, thaycho mức 83% hiện hành Các dòng xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh

từ 1,0 trở lên vẫn áp dụng thuế suất cũ 83% như đối với các nước nằm ngoài khốiASEAN Thuế suất này được giữ nguyên trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Đến năm2011-2012 thuế được giảm xuống còn 70% và đến năm 2013 chỉ còn 60% Đối với cácloại linh kiện phụ tùng ôtô nhập khẩu từ các nước ASEAN, mức thuế mới áp dụngchung cho giai đoạn từ 2008 đến 2013 là 5% và thấp hơn khoảng 5-10% so với cácnước nằm ngoài khối Các loại xe máy phân khối lớn tạm thời vẫn giữ thuế suất 90%hiện hành Mức thuế này sẽ được giảm xuống 75% vào 2012 và còn 60% vào năm

2013 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 vừa qua, ta đã thống nhất vớicác nước ASEAN Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng xăng dầu Ta cũng đãthỏa thuận sẽ đưa mặt hàng thuốc lá ra khỏi Danh mục GEL (Danh mục loại trừ hoàntoàn) để cắt giảm thuế quan trước năm 2015

Đến thời điểm này, danh mục IL của Việt Nam gồm 10.455 dòng thuế Lộ trình cắt

giảm thuế quan theo CEPT/AFTA trong giai đoạn 2005-2013 như sau (bảng 2).

Theo Quy định trong Hiệp định ATIGA, tới năm 2015 các nước ASEAN sẽ đưathuế suất xuống 0% đối với tất cả các mặt hàng, trừ những mặt hàng nằm trong danh

Ngày đăng: 15/05/2014, 02:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng chính - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 3 Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng chính (Trang 16)
Bảng 4:  Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 4 Lộ trình giảm thuế theo NT của Việt Nam (Trang 18)
Bảng 5: Thuế suất trung bình (%) của Việt nam trong hiệp định ACFTA - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 5 Thuế suất trung bình (%) của Việt nam trong hiệp định ACFTA (Trang 19)
Bảng 6: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong hiệp định AKFTA - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 6 Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong hiệp định AKFTA (Trang 20)
Bảng 7:  Cam kết thuế nhập khẩu (%) của Việt Nam đối với các mặt hàng nhập - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 7 Cam kết thuế nhập khẩu (%) của Việt Nam đối với các mặt hàng nhập (Trang 22)
Bảng 11: Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong hiệp định VJEPA - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Bảng 11 Thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong hiệp định VJEPA (Trang 24)
Hình 1: Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu biểu - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 1 Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu biểu (Trang 25)
Hình 2 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2001-2010 (triệu USD) - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 2 Kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2001-2010 (triệu USD) (Trang 27)
Hình 3: Tỷ lệ thương mại/GDP, 2000-2010 - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 3 Tỷ lệ thương mại/GDP, 2000-2010 (Trang 28)
Hình 5: FDI vào Việt Nam 2001-2010 - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 5 FDI vào Việt Nam 2001-2010 (Trang 29)
Hình 4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 1989-2009 - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 4 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 1989-2009 (Trang 29)
Hình 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 (%) - chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay
Hình 6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 (%) (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w