Tự do hóa thương mại và biến động của một số chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)

II. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT

3. Tự do hóa thương mại và biến động của một số chỉ tiêu kinh tế

3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Hình 2 thể hiện diễn biến của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2001-2010. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng và lên tới đỉnh điểm vào năm 2007. Sau đó cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 đã tác độnglàm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều bị sụt giảm vào năm 2009, nhưng sau đó lại có chiều hướng tăng lên vào năm 2010 khi nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước hồi phục.

Xuất khẩu

Tổng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng từ 14,5 tỷ USD năm 2000, lên 39,8 tỷUSD năm 2006. Tính chung trong giai đoạn 2000-2006, xuất khẩu đã tăng hơn 2,7 lần, tương đương với mức tăng bình quân khoảng 18,4%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trong GDP cũng tăng từ 44,7% năm 2000 lên 65,3% năm 2006.

Từ sau 2007, xuất khẩu đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 22% năm 2007, và 29% năm 2008. Tuy nhiên, xuất khẩu năm 2009 đã giảm 8,9% so với mức năm 2008, trước khi tăng trở lại khoảng 25,5% vào năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2007-2010, xuất khẩu đã tăng khoảng 1,8 lần, từ 39,8 tỷ USD lên 72,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân tương ứng đạt 15,8%/năm. Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, và tỷ lệ này đạt tới 70,7% vào năm 2010. Như vậy, trong thời kỳ hậu gia nhận WTO, tỷ lệ đóng góp bình quân của tăng trưởng xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế đạt tới 113,2%, tức là cao hơn nhiều so với đóng góp tương ứng của tiêu dùng (89,4%) và tích lũy tài sản (66,4%).

Hình 2 : Kim ngạch xuất, nhập khẩu và nhập siêu giai đoạn 2001-2010 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

Hai nhân tố quan trọng dẫn đến kết quả tăng trưởng xuất khẩu nói trên là: (i) tăng trưởng hương mại toàn cầu; và (ii) tự do hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh. Trong đó, tỷ lệ đóng của nhân tố tự do hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh lại giảm từ 47% trong 2001-2004 xuống còn 39% trong 2004-2007, sau đó tăng lên 43% trong 2007-2008.

Nhập khẩu

Tương tự, nhập khẩu hàng hóa tăng từ 15,6 tỷ USD lên 44,9 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2006 (Hình ). Như vậy, nhập khẩu đã tăng gần 2,9 lần, tức là trung bình khoảng 19,2%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP cũng tăng tương ứng từ 49,6% năm 2000 lên 73,8% năm 2006. Từ sau 2007, nhập khẩu đã có những biến động mạnh hơn. Tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007, và 28,6% năm 2008. Tuy nhiên, nhập khẩu sau đó đã giảm 13,3% năm 2009, và tăng trở lại ở mức 20% trong năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2007-2010, nhập khẩu đã tăng khoảng 1,9 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 84 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình ở mức 17,0%/năm.

Mức độ mở cửa của nền kinh tế

Hình 3 thể hiện độ mở của nền kinh tế và xu hướng mở cửa của nền kinh tế Việt Nam. Có thể thấy độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn. Những điểm tương ứng cho giai đoạn 2000-2006 nằm sát với đường xu hướng, phản ánh xu hướng hội nhập “tự nhiên” của nền kinh tế. Nói cách khác, nền kinh tế tự động mở cửa để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới như một kết quả của sự phát triển kinh tế, của các cam kết đã

ký trước đó...

Hình 3: Tỷ lệ thương mại/GDP, 2000-2010

Ghi chú: Tỷ lệ thương mại/GDP thường được sử dụng để đo độ mở của nền kinh tế. Tỷ lệ này càng lớn, nó thể hiện nền kinh tế càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Trong khi đó, điểm tương ứng cho các năm 2007 và 2008 cao hơn hẳn so với đường xu hướng, qua đó phản ánh tác động ngay lập tức của việc gia nhập WTO đến nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến năm 2009 quả bóng lại rơi xuống dưới đường xu hướng. Đây là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động lên toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.

Nền kinh tế dường như chỉ trở lại xu hướng hội nhập “tự nhiên” vào năm 2010. Điểm đáng lưu ý là việc gia nhập WTO, cùng với việc hứng chịu những tác động nhanh và mạnh của các diễn biến kinh tế thế giới (như khủng hoảng tài chính toàn cầu), cũng tác động trở lại đối với độ mở thương mại (so với xu hướng hội nhập “tự nhiên”).

3.2 Vốn đầu tư vào Việt Nam

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ngày một gia tăng trong những năm qua.Từ 13 dự án năm 2001 lên đến 80 dự án năm 2007, 113 dự án năm 2008 và 89 dự án năm 2009. Số vốn đăng ký cũng tăng mạnh, từ 7,7 triệu USD năm 2001 lên tới gần 1 tỷ USD năm 2007, khoảng 3,3 tỷ năm 2008 và có giảm xuống còn 2,4 tỷ USD do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đáng lưu ý là vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng mạnh sau khi nước ta gia nhập WTO.

Hình 4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp phép thời kỳ 1989-2009

Nguồn: TCTK

Ở chiều ngược lại, FDI vào nước ta thể hiện những diễn biến khác biệt đáng kể giữacác giai đoạn 2000-2006 và 2007-2010. Số dự án FDI đã tăng gần như liên tục từ 391 vào năm 2000 lên 811 vào năm 2004 và 987 năm 2006. Tổng vốn đăng ký của các dự án này cũng tăng từ hơn 2,8 tỷ USD năm 2000 lên 4,5 tỷ USD năm 2004 và hơn 12 tỷ USD năm 2006.

Hình 5: FDI vào Việt Nam 2001-2010

Thực tế là sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, dòng vốn FDI thậm chí còn gia tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, bất ổn kinh tế vĩ mô và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến FDI sụt giảm vào năm 2009. FDI chỉ được khôi phục vào năm 2010 khi nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi. Theo đó, số dự án đã tăng lên tới 1,544 vào năm 2007,

trước khi giảm xuống còn 839 năm 2009 và 969 năm 2010. Vốn FDI đăng ký cũng tăng lên tới 21,3 tỷ USD năm 2007 và đạt đỉnh 64,0 tỷ USD năm 2008, sau đó giảm xuống còn 17,2 tỷ USD năm 2010. Vốn FDI thực hiện lại tăng gần như liên tục, từ 4,1 tỷ USD năm 2006 lên 8,0 tỷ USD năm 2007, và khoảng 11,0 tỷ USD năm 2010.

3.3 Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế tăng dần kể từ năm 2001 cho đến năm 2005 và đạt ở mức cao, trên 8%, cho đến năm 2007. Đáng lưu ý, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn nước ngoài đổ vào nền kinh tế mạnh mẽ và đã có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngay sau đó tác động tiêu cực lên nền kinh tế và làm cho tốc độ tăng trưởng suy giảm mạnh. Vì thế, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006-2010 thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7,5%, nhưng đến giai đoạn 2006-2010 thì giảm còn 7,01% (xem Hình).

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 (%)

Nguồn: TCTK

Sụt giảm tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 chủ yếu rơi vào 3 năm từ 2008 đến 2010, đặc biệt là năm 2009, những năm nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu. Hơn nữa, trong giai đoạn này, các nước tập trung vào các giải pháp chống suy thoái kinh tế nên không quan tâm nhiều đến các vấn đề và cam kết của hội nhập.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua các hình thức đa dạng khác nhau. Như vậy, có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước ta nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam trong bối cảnh hậu khủng hoảng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-te-quoc-te-chuong-2.806231.html http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0107_i.html http://niemtin.free.fr/kinhtetoancau.htm http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=11640 http://vietbao.vn/Kinh-te/Tu-do-hoa-thuong-mai-va-hai-nhom-rao-can-lon/65064629/87/ http://trungtamwto.vn

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam hiện nay (Trang 26 - 31)