1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY

48 3,8K 60

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 667,56 KB

Nội dung

NHỮNG CÔNG CỤ CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề Tài:

NHỮNG CÔNG CỤ CHỦ YẾU TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Hà Nội, tháng 3/2013

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu

I Tổng quan về các công cụ của chính sách ngoại thương

I.1. Chính sách ngoại thương và vai trò với sự phát triển kinh tế……… 6

I.2. Các công cụ chủ yếu của chính sách ngoại thương

I.2.1 Công cụ thuế quan……… 6 I.2.2 Công cụ phi thuế quan……… 9

II Thực trạng áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của Việt Nam hiện nay

II.1 Công cụ thuế quan

2.1.1 Thực trạng áp dụng thuế quan ở Việt Nam qua từng giai đoạn……… 112.1.2 Đánh giá thành công và hạn chế của Việt Nam khi áp dụng công cụ thuế quan……24

2.2 Các công cụ phi thuế quan

2.2.1 Thực trạng áp dụng công cụ Phi thuế quan qua từng giai đoạn……… 282.2.2 Đánh giá thành công hạn chế của việc áp dụng công cụ phi thuế quan……… 39

III Định hướng và mục tiêu của chính sách ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới

3.1 Định hướng và mục tiêu của chính sách ngoại thương Việt nam thời gian tới……… 423.2 Một số giải pháp áp dụng có hiệu quả các công cụ chính sách TMQT nhằm đạt được mục tiêu……….44

Kết luận

Trang 4

Lời mở đầu

Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách thương mại quốc tế đang trở thành một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế mỗi quốc gia Chính sách thương mại quốc tế với các công cụ, biện pháp được áp dụng một cách phù hợp và tối ưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài, có khả năng vươn lên trong điều kiện cạnh tranh và hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia

Chính sách thương mại quốc tế bao gồm các công cụ thuế quan và phi thuế quan Việc phân tích các công cụ trên giúp các quốc gia xác định được các chính sách hướng nội, hướng ngoại, tập trung vào những đặc điểm quan trọng trong thực tế chính sách thương mại quốc tế củaquốc gia Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai xu hướng trái chiều nhau nhưng không gạt bỏ nhau mà có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Tùy vào các quan hệ song phương, đa phương mà mỗi quốc gia có các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế Việc thành lập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế Bên cạnh đó, nó đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của mình

Mặc dù thương mại quốc tế nói chung mang lại những lợi ích to lớn, nhưng với nhiều lý do khác nhau, mỗi quốc gia có chủ quyền đều có chính sách thương mại quốc tế riêng, thể hiện ý chí và mục tiêu của Nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế

có liên quan đến nền kinh tế quốc gia Do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia nên khả năng và điều kiện tham gia vào thương mại quốc tế của mỗi nước không giống nhau Tại Việt Nam, chính sách thương mại quốc tế ngày càng được hoàn thiện, giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận lợi

Mục đích của đề tài: nghiên cứu về các công cụ của chính sách ngoại thương, trong đó

bao gồm công cụ thuế quan và phi thuế quan Từ đó, rút ra những đánh giá chủ quan về chính sách thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: các công cụ thuế quan và phi thuế quan được áp dụng ở Việt

Nam

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

- Thống kê, tổng hợp, phân tích những thông tin thu được Qua đó rút ra nội dung và kết luận cho vấn đề

Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các phần chính như sau:

I Tổng quan về các công cụ của chính sách ngoại thương

Trang 5

II Thực trạng áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương của Việt Nam

Trang 6

I. Tổng quan về các công cụ của chính sách ngoại thương

1.1 Chính sách ngoại thương và vai trò với sự phát triển kinh tế

1.1.1 Khái niệm

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính, pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định

1.1.2 Vai trò.

Chính sách thương mại quốc tế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mở rộng buôn bán với nước ngoài, cũng như thông qua đàm phán quốc tế để đạt được mở rộng thị trường hợp pháp Đồng thời chính sách ngoại thương góp phần bảo hộ hợp lý cho sản xuất nội địa, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp trong nước Việc ban hành chính sách ngoại thương làm giảm sự bất trắc bằng cách tạo ra một thể chế tương đối ổn định cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp Chính sách ngoại thương có các vai trò sau:

- Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến qui mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế

- Chính sách thương mại quốc tế giúp khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến qui mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế

- Chính sách ngoại thương là cầu nối liên kết kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, tạo cơhội cho một quốc gia hội nhập về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới theonhững bước đi có hiệu quả

- Chính sách ngoại thương có nhiệm vụ cân bằng cán cân thanh toán thu chi Các hoạt động ngoại thương không chỉ đơn thuần tác động đến sự phát triển và cân đối nền kinh tế trong nước mà còn có nhiệm vụ đặc thù là cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

1.2 Các công cụ chủ yếu của chính sách ngoại thương.

Trang 7

- Thuế quan tài chính: mục đích là nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, loại thuếnày thường ở mức thấp.

- Thuế quan bảo hộ: là loại thuế đánh cao vào hàng hóa nhập khẩu, làm cho giá bán hàng nhập khẩu tăng lên bằng hoặc cao hơn giá bán hàng cùng loại được sản xuất trong nước, giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu

- Thuế trừng phạt: Chính phủ áp dụng thuế trừng phạt nhằm trừng phạt, hạn chế triệt để hàng hóa ở nước khác xâm nhập vào nước mình

- Thuế chống bán phá giá: một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá nếu hội tụ đủ 2 điều kiện sau:

Điều kiện cần: giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn một mức giá tham chiếu

Điều kiện đủ: hành vi trên gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất nội địa

Theo đối tượng đánh thuế

- Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu Chính phủ các nước hạn chế đánh thuế xuất khẩu vì sẽ làm giá hàng hóa tăng, giảm sức cạnh tranh

- Thuế nhập khẩu: là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức giá mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được

- Thuế quá cảnh: là thuế đánh vào hàng hóa không đi vào trong nước mà chỉ đi qua nước đó

Theo phương pháp tính thuế

- Thuế tính theo số lượng: là mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa nhập khẩu

- Thuế tính theo giá trị: là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá hàng hóa trảcho nhà xuất khẩu ngoại quốc

- Thuế quan hỗn hợp: là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóavừa cộng với mức thuế tính theo một dơn vị vật chất của hàng hóa

- Mức thuế ưu đãi: là mức thuế được áp dụng cho các nước trong khối cùng liên kết kinh tế

và các nước có quan hệ thân thiện, đồng minh với nhau

1.2.1.2 Đánh giá công cụ thuế quan.

Trang 8

- Mức độ bảo hộ trong thuế quan rất rõ ràng, minh bạch Người tiêu dùng, các nhà sản xuất

và nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết được thuế suất Như vậy thuế quan cho phép tạo nên khả năng tiên liệu và tính minh bạch, đây là một đặc tính mà những hàng rào phi thuếquan theo kiểu hạn chế số lượng hoàn toàn không có được

- Giảm thâm hụt trong cán cân thương mại do thuế nhập khẩu làm cho hàng hóa nhập khẩutrở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế trong nước

- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường

- Là cơ sở cho các đàm phán thương mại như thực hiện ưu đãi hay trả đũa thương mại vì thuế quan có tính minh bạch, dễ thực hiện

- Thuế nhập khẩu giúp các ngành sản xuất trong nước tránh bị thua thiệt trong cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từ đó tạo việc làm ổn định cho người lao động

- Và cuối cùng, thuế quan cho phép hình thành khả năng "tự động" cân đối nền kinh tế mà không gây biến động giá cả trong nước Thuế quan giúp cân bằng cung cầu đồng thời đảm bảo mức chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới đúng bằng mức thuế đã quy định

1.2.2 Công cụ phi thuế quan

Trong khuôn khổ WTO, khái niệm biện pháp phi thuế quan được coi là: “Biện pháp phi thuế quan là biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”, còn: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.”

1.2.2.1 Phân chia công cụ phi thuế quan.

1.2.2.1.1 Nhóm các biện pháp định lượng.

- Hạn ngạch

Trang 9

Hạn ngạch (hay hạn chế số lượng) là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.

Ba loại hạn ngạch là: hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch thuế quan

- Giấy phép nhập khẩu:

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó khăn trong điều hòa cán cân xuất - nhập khẩu Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập dữ liệu thống kê về mặt hàng đó

1.2.2.1.2 Nhóm các biện pháp quản lý giá cả.

- Trị giá tính thuế Hải quan

Là một công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước

Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa khiđược bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu

Trị giá tính thuế có thể bao gồm một số chi phí khác như: phí hoa hồng, môi giới, đóng gói,

lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)…

- Phụ thu:

Tất cả các loại phí và phụ thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được giới hạn ở mức tương ứng chi phí dịch vụ bỏ ra và không được sử dụng như sự bảo hộ gián tiếp các sản phẩm trong nước như thuế xuất nhập khẩu hay cho mục đích thu ngân sách

1.2.2.1.3 Nhóm các biện pháp tài chính-tiền tệ.

- Các yêu cầu thanh toán trước

Giá trị của giao dịch nhập khẩu và thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giâý phép nhập khẩu

- Quản lý ngoại hối

Giao dịch tiền mặt bằng ngoại tệ chỉ được phép nếu người chi trả và người nhận được cho phép thực hiện giao dịch này Nếu không, việc thanh toán sẽ phải chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ.Tất cả nguồn thu ngoại hối phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối Việc sử dụng nguồn ngoại hối phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền

- Dịch vụ khác

1.2.2.1.4 Thuế nội địa với nhập khẩu

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa,

Trang 10

dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phầnđảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước

- Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá

trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

1.2.2.1.5 Các biện pháp hành chính kỹ thuật

- Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn.

Là các biện pháp đề cập đến các sản phẩm có đặc trưng liên quan đến vấn đề kỹ thuật như chất lượng, an toàn, kích cỡ…

- Ngoài ra còn có các biện pháp: Kiểm dịch động thực vật, an toàn VSTP, an toàn về nhãn mác, đóng gói, quy định về môi trường…

1.2.2.1.6 Nhóm các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời.

- Chống bán phá giá

Việc bán phá giá một sản phẩm xảy ra nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từmột nước đến một nước khác thấp hơn giá so sánh của sản phẩm tương tự dùng để tiêu thụ tại nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường

- Trợ cấp và thuế đối kháng

Hàng hoá của một nước nếu được Chính phủ thực hiện các biện pháp trợ cấp trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nhập khẩu vào thị trường nước khác đã tạo ra một sự không công bằng trong cạnh tranh với hàng hoá cùng loại được bán trên cùng một thị trường

Các biện pháp áp dụng chống trợ cấp tương tự chống bán phá giá, nước nhập khẩu cũng thường

sử dụng biện pháp đánh thuế chống trợ cấp, còn gọi là “thuế đối kháng”

1.2.2.1.7 Các biện pháp khác

- Thủ tục hành chính

- Thủ tục hải quan

- Biện pháp mua sắm chính phủ

- Các biện pháp đơn phương

1.2.2.2 Đánh giá công cụ phi thuế quan

Trang 11

 Ưu điểm

- Bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước

- Phong phú trong việc áp dụng, đáp ứng nhiều mục tiêu

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước kéo dài thời gian nâng cao sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

- Cải thiện cán cân thương mại

- Bảo vệ sức khỏe con người, sức khỏe động thực vật, môi trường và cuộc sống hoang dã, bảo đảm an ninh quốc gia

 Nhược điểm

- Chính phủ không có khoản thu nào từ các biện pháp phi thuế quan

- Việc soạn thảo, ban hành các tiêu chuẩn làm rào cản phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

- Chi phí áp dụng cao

- Nhận thức của người tiêu dùng, nhà sản xuất về các biện pháp này còn hạn chế

- Tính ổn định không cao

2 Thực trạng áp dụng các công cụ chủ yếu trong chính sách ngoại thương

của Việt Nam hiện nay

2.1 Công cụ thuế quan

2.1.1 Thực trạng áp dụng công cụ thuế quan ở Việt Nam qua từng giai đoạn

2.1.1.1 Giai đoạn 1986-2000

Luật thuế xuất, nhập khẩu đầu tiên Việt Nam ra đời vào tháng 12 năm 1987 để quản lý hoạt độngxuất nhập khẩu và thay thế cho chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đó Sau một thờigian áp dụng, Luật thuế xuất nhập khẩu được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1991, lần thứ hai vàonăm 1993 và lần gần đây nhất là ngày 20/05/1998 Trong đó vấn đề mà thường xuyên được cácthương gia và nhà nước quan tâm nhiều nhất là biểu thuế suất đối với hàng xuất khẩu và nhậpkhẩu

Đối với thuế xuất khẩu

Trong giai đoạn này thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu nên nhà nước ta chủ chương đánhthuế thấp đối với các mặt hàng xuất khẩu Năm 1991 biểu thuế xuất khẩu có 11 mức đánh vào 60mặt hàng Đặc biệt đối với mặt hàng gạo là mặt hàng có thế mạnh ở Việt Nam, trong năm nàygiảm thuế suất từ 10% xuống còn 1%

Trang 12

Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam năm 1999( nguồn tổng cục thống kê)

Nhìn vào biểu thuế xuất khẩu trên ta có thể thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô,

sơ chế Tuy nhiên, điều này có tác động không tốt đối với nguồn tài nguyên quốc gia gây cạn kiệttài nguyên

Đối với thuế nhập khẩu

Nhìn chung trong giai đoạn này chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước hầu hết nhằm tăngcường bảo hộ cho sản xuất trong nước nên mức thuế suất tương đối cao

Biểu thuế nhập khẩu năm 1991

Trang 13

- Ngày 29/4/98 Bộ tài chính đã ra quyết định về việc ban hành giá mua tối thiểu

để tính thuế nhập khẩu làm căn cứ xác định giá tính thuế nhập khẩu

Trang 14

Bảng giá mua tối thiểu với một số mặt hàng:

Nhìn chung thì quy định trên là rất cần thiết và góp phần hạn chế tình trạng người mua và người bán thông đồng với nhau ghi giá hàng thấp Đồng thời cũng giúp cho việc tính thuế được nhanh hơn và có thể hạn chế được việc bán phá giá; nhằm đẩy mạnh việc nhập hàng hoávào trong nước Tuy nhiên việc tính thuế nhập khẩu theo giá mua tối thiểu có một số hạn chế.Thứ nhất, giá cả thế giới luôn biến động nên việc tính theo giá này gây nên sự cứng nhắc Thứhai, nó không phù hợp với thông lệ quốc tế là tính theo giá CIF Thứ ba, qui định này chỉ ápdụng với một số mặt hàng các mặt hàng còn lại thì sẽ do cục hải quan địa phương xác định nên

có thể hàng hóa bị đẩy cao hơn hoặc thấp hơn giá tri thực tế

Thuế doanh thu

Thuế doanh thu ban hành ngày 30/6/1990 nhằm hỗ trợ cho việc thu ngân sách nhà nước và

quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh.Giai đoạn 1996-1998 là giai đoạn cuối cùng thực hiện

thuế doanh thu Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện thuế doanh thu với hàng xuất khẩunhưng hiệu quả đạt được không cao

Thuế VAT

Tháng 5/1997, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu Thuế giá trị gia tăng bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thu cả hàng hoá ở khâu nhập khẩu, tạo nguồn thu lớn, ổn định và kịp thời cho ngân sách Nhà

Trang 15

nước.Trong giai đoạn đầu do tác động của khủng hoảng nên điều chỉnh thuế VAT xuống từ 20% xuống 10 % đối với các tư liệu sản xuất để kích thích sản xuất trong nước.Cũng để khuyến khíchxuất khẩu một số hàng hóa dịch vụ áp thuế 0% đối với một số ngành như sửa chữa máy móc điện

tử, xuất khẩu lao động để doanh nghiệp được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào

- Trong giai đoạn này ta cũng phải chú ý đến mốc năm 1995 là năm Việt Nam gia nhậpASEAN Cùng với quá trình hội nhập này VIệt Nam thực hiện cam kết của Hiệp địnhthương mại mậu dịch tự do AFTA về chương trình ưu đãi thuế quan chung CEPT với bavấn đề chủ yếu là cắt giảm thuế, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và hài hòa các thủ tụchải quan Năm 1998, mức thuế suất cao nhất (trong CEPT) chỉ còn 60% Trong năm này,Việt Nam chính thức giới thiệu lộ trình CEPT không chính thức 2006 Quốc hội thựchiện sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu vào tháng 5 năm 1998 và theo đó kể từ ngày 1tháng 1 năm1999, thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam bao gồm 3 mức là mức thôngthường, mức tối huệ quốc và mức ưu đãi đặc biệt

Như vậy, trong giai đoạn này chính sách thuế của Việt Nam chủ yếu là bảo hộ sản xuất trong nước đồng thời hướng ra xuất khẩu Mức thuế suất các mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi theo hướng ngày càng khai thác lợi thế so sánh của nước ta Các mức thuế suất chỉ mang tính tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn.

2.1.1.2 Giai đoạn 2000-2007

Trước khi gia nhập WTO

Trong giai đoạn này nhà nước ta thực hiện các chính sách vừa nhằm bảo vệ sản xuất trongnước vừa tích cực chuẩn bị các điều kiện tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

- Nhà nước chủ chương đánh thuế cao với một số mặt hàng như xe máy (80% năm 2004), thuốc

lá 70% năm 2004 cấm nhập khẩu một số mặt hàng như xe đạp, xe hai bánh, ba bánh gắn máy cũ,các vật tư, phương tiện đã qua sử dụng Hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, quần áo, đồ điện

tử, điện lạnh, điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị y tế, đồ gia dụng, các sản phẩm côngnghệ thông tin đã qua sử dụng cũng nằm trong danh mục hàng cấm nhập Nhà nước còn quy địnhhạn ngạch XNK đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữanguyên liệu chưa cô đặc, muối, ngô hạt và trứng gia cầm, Số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽđược điều chỉnh thuế suất dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu và năng lực sản xuất trong nước

- Ban hành chính sách ân hạn thuế Cụ thể, thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu

là 15 ngày, với nguyên phụ liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu là 275 ngày kể từ ngày rathông báo nộp thuế

- Về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, chủ trương áp dụng bảng giá tối thiểu và giá tham khảo

để tính thuế nhập khẩu với một số mặt hàng: rượu vang, rượu mạnh, gạch lát, v.v…

Trang 16

Năm 2006, Việt Nam thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hàng linhkiện, phụ tùng điện tử, và ô tô; cho phép nhập khẩu ô tô cũ kể từ ngày 1 tháng 5 và ban hànhmức thuế tuyệt đối đối với việc nhập khẩu ô tô cũ.

( Nguyên nhân:Do sản xuất xe trong nước được đảm bảo hộ cao, nhưng tỉ lệ nội địa hóa chỉ2%-10%,và nhà nước giảm tỉ lệ bảo hộ với sản xuất xe trong nước từ 300% xuống còn 70% năm

2006, hơn nữa mức giá xe trong nước cao hơn 1.5 đến 2 lần so với các nước trong khu vực=>việc cho phép nhập khẩu xe ô tô cũ nhằm kích thích tiêu dùng trong nước đáp ứng cầu thị trườngkhi sản xuất trong nước chưa đáp ứng được)

Chính sách này có tác dụng làm tăng lượng nhập khẩu ô tô, tăng tiêu dùng trong nước và đặc biệtvới viêc áp dụng thuế tuyệt đối sẽ làm các nhà nhập khẩu nhập khẩu những loại xe có chất lượngtốt tránh cho việt Nam trở thành bãi rác của thế giới

 Tác động Tích cực:

Trang 17

+ Trước tiên các chính sách trên giúp hạn chế những mặt hàng xa xỉ phẩm vì một số mụcđích xã hội

+ Thứ hai, nhà nước có những qui định khắt khe về các mặt hàng như rượu, thuốc lá, xì gà,

vì đây là những mặt hàng thực tế nếu nhập nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe conngười

+ Thứ ba, Nhà nước có những chính sách hạn chế nhập với những mặt hàng dệt may, ô tô,

đã góp phần làm giảm cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước

+ Thứ tư, nó còn giúp Nhà nước quản lý lượng dự trữ tài nguyên quốc gia như: than đá, kimloại màu, điện,…

 Tác động Tiêu cực

+ Sơ hở trong chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế của Nhà nước

Chính sách ân hạn thuế có phần thông thoáng khiến cho các doanh nghiệp đễ dàng lách luật Họ

có thể bán hết số nguyên phụ liệu đã nhập về cho thị trường trong nước khi chưa hết hạn nộpthuế Sau đó họ giải tán doanh nghiệp để trốn cả thuế tiêu thụ nội địa lẫn thuế nhập khẩu

+ Khâu quản lí thu thuế còn chưa hiệu quả gây nên tình trạng trốn thuế, lậu thuế nợ đọng thuế+ Mức thuế suât còn khá cao so với các nước Asean và các nước trên thế giới Điều này gây khókhăn cho nhiều mặt hàng nhập khẩu có nhu cầu lớn Tóm lại các chính sách như trên đã kìm hãm

sự phát triển của các doanh nghiệp chuyên kinh doanh XNK, hạn chế sự phát triển một số mặthàng, làm tăng giá cả trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của thị trường Ngoài ra, cách tính trịgiá nhập khẩu chưa hợp lý sẽ làm mất đi sự công bằng

- Cùng với đó trong giai đoạn này Việt Nam cũng tích cực thực hiện lộ trình cắt giảm thuếtheo hiệp định CEPT Lộ trình cắt giảm thuế theo chương trình ưu đãi thuế quan có hiệulực chung CEPT nhằm thực hiện giảm thuế quan với hàng nhập khẩu từ các nước trongnội khối với điều kiện tỉ lệ nội địa hóa 40% sau đến năm 2004 giảm còn 20% và 10%

Trang 18

Như bảng trên ta thấy số mặt hàng giảm thuế qua các năm ngày càng tăng cho thấy Việt Namđang thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo đúng lộ trình.

Trên đây là lộ trình cắt giảm thuế quan chủ yếu áp dụng đối với hàng nhập khẩu Việt Nam

Tác động của việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình CEPT

Đối với xuất khẩu sang thị trường ngoài ASEAN thì lợi ích mà AFTA đem lại cho sản xuất của Việt Nam là làm giảm giá thành sản xuất, nhờ mua được vật tư đầu vào với giá hạ hơn từ các nước ASEAN Tuy nhiên thách thức đối với Việt Nam là những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu(chủ yếu là dầu thô, nông sản chưa chế biến cao su, thép ) không nằm trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), nhưng nhập khẩu một số lượng lớn cácsản phẩm chế biến và các sản phẩm công nghệ hiện đại; trong khi chương trình của CEPT lại nhằm tới ưu đãi thuế đối với những sản phẩm công nghệ chế biến nên việc thực hiện chương trình này chưa thực sự có tác dụng đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

- Cũng trong giai đoạn này một sự kiện quan trọng đó là Việc kí kết hiệp định thương mạiViệt Nam- Hoa Kỳ vào tháng 7-2000 Đây có thể được xem là sự kiện quan trọng, là điềukiện để Việt Nam có thể gia nhập WTO.Đối với thương mại hàng hoá, Việt Nam cam kếtgiảm thuế nhập khẩu hàng nông nghiệp và công nghiệp từ Hoa Kỳ Ngược lại, hàng hoácủa Việt Nam sẽ chỉ chịu mức thuế suất bình quân 4,9% thay vì mức 35% (thuế suấtkhông ưu đãi MFN) Hàng năm, Hoa Kỳ vẫn xem xét lại quy chế MFN đối với Việt Nam.Thuế nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ được áp theo mứcthuế MFN

Tuy còn một số bất cập trong chính sách nhưng Việt Nam đã có những sự chuẩn bị cần thiết

Trang 19

Năm 2007 đánh dấu một năm quan trọng trong quá trình phát triển của kinh tế Việt Nam đặc

biệt đối với hoạt động thương mại Khi gia nhập tổ chức này Việt Nam phải cam kết thựchiện lộ trình giảm thuế quan theo qui định của tổ chức

 Cam kết cắt giảm thuế trong WTO

Việt nam cam kết giàng buộc với toàn bộ biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế.Thuế suất bình quân giảm 23% so với mức thuế bình quân hiện hành, từ 17,4% xuống còn 13,4%thời gian ân hạn được thực hiện dần trong vòng 5 - 7 năm.Một số mặt hàng đang có mức thuếcao từ trên 20% sẽ được cắt giảm thuế ngay sau khi gia nhập Những nhóm mặt hàng có cam kếtcắt giảm thuế nhiều nhất gồm: Hàng dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế toạ khác,máy móc thiết bị - điện tử

- Đối với thuế xuất khẩu

WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu Tuy nhiên, một số thành viên(chủ yếu là các nước phát triển) yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu, đặc biệt đối với phế liệukim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập

- Đối với thuế nội địa

Việt Nam cam kết thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia trong vòng 3 năm kể từ khigia nhập Tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu mức thuếtuyệt đối tính theo lít của rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm Đối với bia trongvòng 3 năm kể từ khi gia nhập sẽ áp dụng một mức thuế phần trăm chung, không phân biệt hìnhthức đóng gói, bao bì

- Về thuế nhập khẩu

Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thựchiện trong 5 – 7 năm Cụ thể, có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là cácdòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản,

xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô – xe máy…vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất đinh

Về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế

của WTO (CVA) kể từ khi gia nhập: lấy giá trị để tính thuế nhập khẩu theo giá trị giao dịch thực tế; bỏ bảng giá tối thiểu,…

 Tác động của việc cắt giảm thuế khi gia nhập WTO

- Tăng cường trao đổi thương mại, tăng lượng FDI (đầu tư nước ngoài) chảy vào Việt Nam.Nhờ việc cắt giảm thuế quan mà ta có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, máy móc vật tư kĩthuật nhằm giúp sản xuất trong nước phát triển

Trang 20

- Gia nhập WTO chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới (có kim ngạch

tới 548 tỷ USD/ năm) do phải chịu mức thuế quan thấp

- Những thay đổi trong thuế XNK còn đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản,…dẫn

đến chảy máu tài nguyên quốc gia

Như vậy trong giai đoạn này Việt Nam tăng cường tham gia các hiệp định hợp tác nhằm

tăng cường hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới, tiến tới hoàn thành thực hiện các

cam kết về thuế quan Tất cả đều là sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào tổ chức thương mại

lớn nhất thế giới WTO

2.1.1.3 Giai đoạn từ 2008 đến nay

- Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết WTO:

Bảng số dòng thuế cắt giảm theo lộ trình gia nhập WTO giai đoạn 2008-2013

Cụ thể:

Năm 2008 cắt giảm 1.740 dòng thuế gồm những mặt hàng thuộc 26 ngành hàng như: nông thổ

sản, rau quả tươi, cà phê… với mức giảm từ 1-7%, trong đó, đa số các mặt hàng có mức giảm

2-3% Có thể thấy, trong năm này, mức cắt giảm đối với tất cả các mặt hàng thực hiện theo lộ trình

giảm dần

Theo lộ trình, năm 2009, chính phủ tiếp tục cắt giảm 1.770 dòng thuế trong 337 nhóm mặt hàng

với mức giảm dao động trong khoảng từ 1-10% Năm 2010, số dòng thuế được giảm là trên

1.650 với mức giảm thêm từ 1-6%

Năm 2011 cắt giảm 924 dòng thuế, mức cắt giảm cao nhất là 10% như xì gà từ 120% xuống

110%, giảm thấp nhất là 1%, còn lại chủ yếu là từ 1-3% Đặc biệt, thực hiện kiên định mục tiêu

đã đề ra, năm 2011, Việt Nam tiếp tục giữ các mức thuế suất trần theo cam kết WTO đối với một

số nhóm hàng có mức thuế cao và mang tính chất nhạy cảm như thuế thuốc lá 135%, xì gà

110%, ô tô nguyên chiếc 82% và 77% với rượu, bia.Nhìn chung các cam kết về thuế được thực

hiện tuân thủ đầy đủ các cam kết trong WTO theo đúng lộ trình Mức thuế bình quân giản đơn

của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2011 là 10,47% và trong một số trường hợp, mức thuế suất

áp dụng đã được quy định thấp hơn so với mức cam kết để phù hợp với mục tiêu điều hành kinh

tế vĩ mô và khuyến khích sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, trong đó chủ yếu

là nhóm hàng vật tư, nguyên nhiên vật liệu, linh kiện phục tùng và máy móc, thiết bị trong nước

không sản xuất được…

Trang 21

Đặc biệt, năm 2012 là năm có sự thay đổi lớn, theo đó, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2012gồm 9.558 dòng thuế, tăng 1.258 dòng thuế Trong số 9.558 dòng thuế này thì phải cắt giảm 945dòng thuế theo cam kết WTO cho năm 2012 với mức cắt giảm chủ yếu từ 1-3%, gồm các mặthàng thủy hải sản, hoa quả, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu, thuốc lá

 Các chính sách thuế khác trong giai đoạn này

- Năm 2008 chứng kiến một tần suất hiếm thấy trong điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu đốivới nhiều mặt hàng Một mặt, những điều chỉnh này được thực hiện theo các cam kết thuếquan giữa các nước thành viên khối ASEAN và theo lộ trình gia nhập WTO; mặt khác,đây cũng là ứng xử của nhà điều hành chính sách trước những biến động mạnh và bấtthường trên thị trường thế giới nhằm hỗ trợ cho sản xuất, bình ổn thị trường trong nước,

Thuế một loạt các mặt hàng nông sản, đồ gỗ, sắt thép, xăng dầu, gas, ôtô, giấy, nguyênvật liệu cho sản xuất… liên tục được điều chỉnh; điển hình như thuế xuất khẩu thép(tănglên 20% sau đó lại giảm về 10%), thuế nhập khẩu xăng dầu giảm từ 5%-0% sau đó lạităng 5% do dự đoán giá dầu thế giới tăng ảnh hưởng đến giá xăng

 Tác động của các chính sách

Nhìn chung đây là năm mà Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO Việc cắtgiảm thuế quan đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại trao đổi hàng hóatrong nước với các thị trường khác trên thế giới Đứng trước sự khủng hoảng suy giảm kinh tế để

ổn định kinh tế, chống lạm phát thì nhà nước cũng đã có những chính sách phù hợp tăng giảmthuế phù hợp để đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô

Năm 2009

Đây là một năm kinh tế suy thoái khủng hoảng khiến cho nhu cầu tiêu thụ các thị trường lớn

giảm mạnh tác động không tốt đến một số ngành như dệt may , da giầy, nhựa hơn nữa số vụ kiện chống bán phá giá ngày càng tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu Đứng trước thực trạng này nhà nước ta đã

có những điều chỉnh về thuế để phù hợp với tình hình

Đáng kể nhất là việc điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi hàng nghìn dòng thuế theo cam kết trongCEPT/AFTA, ACFTA

Riêng việc thực hiện hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản đã giảm thuế nhậpkhẩu đối với các mặt hàng như ô tô, sữa, đồ điện tư, điều hòa nhiệt độ, điện thoại, thức ăn chănnuôi, rau quả

- Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu : thực hiện điều chỉnh linh hoạt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong khung thuế suất đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, phù hợp với diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước và cam kết WTO; trong

Trang 22

đó có những mặt hàng điều chỉnh tăng để bảo hộ sản xuất trong nước, giảm nhập siêu như: điều chỉnh tăng thuế hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô

Cũng trong năm vừa qua, nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặnsuy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông

tư hướng dẫn thực hiện việc giãn, giảm, hoãn, miễn thuế, đáng chú ý là việc giảm 50% mức thuếsuất thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hoá của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việc giảm thuếGTGT đầu ra đối với 19 nhóm hàng hoá, dịch vụ năm 2009 với số tiền giảm 25.507 tỷ đồngnhằm mục tiêu kích thích tiêu dùng qua đó gián tiếp kích cầu đầu tư Tuy nhiên, việc giảm thuếGTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu chỉ giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm đượcgánh nặng về tài chính qua đó giảm được giá bán cho người tiêu dùng, nhưng lại gây sức ép rấtlớn cho sản xuất trong nước vì tạo ra áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu

Tóm lại trong năm 2009, nhà nước đã có những chính sách thuế phù hợp để hạn chế nhập siêu,

So với con số nhập siêu trên 18 tỷ USD của năm 2008, năm nay, chênh lệch thương mại quốc tế

đã được kiềm chế chỉ còn khoảng 2/3, đạt gần 12,25 tỷ USD.Tuy nhiên, những điều chỉnh trongchính sách thuế trên còn chưa đem lại hiệu quả cao gây khó khăn cho sản xuất trong nước

Đến năm 2010

Khởi đầu năm 2010, chính sách thuế nhập khẩu có nhiều điều chỉnh theo hướng giảm để phù hợpvới các cam kết Việt Nam đã đưa ra Đáng chú ý, Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ đã banhành kèm theo Thông tư số 217/2009/TT-BTC biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của ViệtNam giai đoạn 2010-2012

Tuy nhiên trước những tác động tiêu cực từ nhập siêu mang lại, ngay 16/4 Bộ Công Thương đãban hành các danh mục các mặt hàng xuất khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không đượcphép nhập khẩu

Một số dòng xe ô tô nhập khẩu giảm mức thuế suất 83% xuống còn 80% Thuế giá trị gia tăngvới ô tô tăng lên 10% chứ không như trước kia5%

Năm 2011

Để hạn chế việc các cá nhân doanh nghiệp lợi dụng chính sách thuế lách các qui định để nhậpkhẩu vàng nên nhà nước đã tăng thuế nhập khẩu vàng lên 10% thay cho 0% trước đó Các loạivàng trang sức khác có hàm lượng cao; vàng miếng vàng thỏi, vàng bột có hàm lượng dưới99,99% cũng chịu thuế suất 10% so với mức 0% hiện hành

Từ ngày 1-1-2011, thuế nhập khẩu ô tô có xuất xứ từ ASEAN giảm thêm 13%, theo cam kết Khuvực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu các dòng ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam giảm từ mức 83% hiện nay xuống còn 70%

Trang 23

Đây là chính sách phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết để hướng tới đến năm

2018 thuế nhập khẩu ô tô có xuất xứ ASEAN vào Việt Nam là 0%

Năm 2012

- Biểu thuế năm 2012 có nhiều điểm thay đổi cả về danh mục hàng hóa và thuế suất Cụthể có 87 nhóm mặt hàng xuất khẩu thay đổi biểu thuế gồm tài nguyên khoáng sản, nhưquặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu kim loại, như vàng, sắt, đồng và một số mặthàng không khuyến khích xuất khẩu khác

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu của 87 dòng thuế là các nguyên liệu,vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được hoặc để khắc phục bất hợp lý, bảo đảm phù hợp với mức thuế nhập khẩu thành phẩm Trong số 87 dòng thuế giảm, có 7 dòng thuế có mức giảm

từ 1-2%, 80 dòng thuế có mức giảm nhiều hơn

Năm 2013

- Về chính sách ân hạn thuê vẫn là 275 ngày nhưng kèm theo một số điều kiện bắt buộc với doanh nghiệp: DN có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam; có hoạt động xuất nhập khẩu ít nhất 2 năm liên tục đến ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hành vi gian lận thương mại,trốn thuế, nợ thuế quá hạn; tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê; thực hiện thanh toán qua ngân hàng Việc ràng buộc các điều kiện như vậy sẽ làm tăng tính cạnh tranh hơn cho các DN thực hiện tốt và tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và hải quan

- Tăng thuế suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng quặng, khoáng sản thô đang có mức thuếsuất từ 20% lên 30%

- Đối với các mặt hàng khoáng sản không cấm xuất khẩu như các loại tinh quặng niken,vonfram; đá phiến, đá cẩm thạch, đá cuội; than đá, than bùn, than non vẫn giữ như mứchiện hành (của năm 2012)

- Về thuế nhập khẩu-:Bổ sung sửa đổi 3 cách thức phân loại, điều kiện để được áp dụngmức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

Biểu thuế xuất, nhập khẩu 2013 đã tổng hợp mới nhất các quy định thuế xuất khẩu, nhập khẩu

ưu đãi, ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu đăng

ký với cơ quan hải quan từ ngày 1/1/2013

Như vậy trong giai đoạn này các chính sách của Việt Nam nhằm giảm thuế nhập khẩu các

nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng trong nước không có khả năng sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp theo các cam kết lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế Điều chỉnh tăng thuế lên mức trần cam kết đối với các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được và có sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước để khuyến khích sản xuất trong nước

Trang 24

Tuy nhiên, chính sách nhà nước ta cũng còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập còn chồng chéo, chưa minh bạch rõ ràng, các chính sách thuế đôi khi đưa ra còn chưa hợp lí phù hợp với bối cảnh quốcgia gây ra sự kém hiệu quả.

2.1.2 Đánh giá thành công và hạn chế của việc áp dụng công cụ thuế quan

2.1.2.1 Thành công

- Thứ nhất, thuế quan đã góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giá trị thuế xuất nhập khẩu cũng như tỉ trọng thuế xuất nhậpkhẩu trong cơ cấu thuế tăng đều qua các năm Mặc dù giai đoạn này Việt Nam giai nhập ASEAN

và thực hiện việc cắt giảm thuế quan, nhưng do thương mại Việt Nam với các nước khác pháttriển hơn nên số thu từ thuế xuất nhập khẩu vẫn tăng

Cùng với đó việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởngtrực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) Tuy nhiên thực hiện cam kết này về trunghạn và dài hạn sẽ không có nhiều khả năng gây tác động tiêu cực cho nguồn thu ngân sách Kimngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kimngạch nhập khẩu hàng năm Bên cạnh đó nếu tính tác động giảm thuế dẫn đến tăng kim ngạchthương mại nói chung dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu thì tác động tổng cộng của việc giảmthuế của hội nhập kinh tế quốc tế đến tổng thu NSNN sẽ thấp Theo ước tính sơ bộ, tác động trựctiếp về cắt giảm thuế suất sẽ làm số thu giảm khoảng 10% tổng số thu thuế từ hoạt động xuấtnhập khẩu Chưa kể đến triển vọng là khi thực hiện thành công các cam kết trong WTO, có thểtăng trưởng kinh tế, nguồn thu ngân sách sẽ tăng lên Bảng 5 cho thấy nguồn thu từ hải quan vẫnđang tăng đều đặn qua các năm Tính toán mới nhất cho các năm 2009 và 2010 cũng chỉ ra rằng

Ngày đăng: 27/02/2014, 02:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn vào hai bảng trên ta thấy các mặt hàng này đánh thuế cao vì đối với thuốc lá và rượu là hai mặt hàng có hại cho sức khỏe nên hạn chế nhập khẩu, cịn đối với ơ tơ nhằm bảo hộ sản xuất  trong nước. - NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY
h ìn vào hai bảng trên ta thấy các mặt hàng này đánh thuế cao vì đối với thuốc lá và rượu là hai mặt hàng có hại cho sức khỏe nên hạn chế nhập khẩu, cịn đối với ơ tơ nhằm bảo hộ sản xuất trong nước (Trang 15)
- Về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, chủ trương áp dụng bảng giá tối thiểu và giá tham khảo - NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY
x ác định trị giá tính thuế nhập khẩu, chủ trương áp dụng bảng giá tối thiểu và giá tham khảo (Trang 18)
Như bảng trên ta thấy số mặt hàng giảm thuế qua các năm ngày càng tăng cho thấy Việt Nam đang thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo đúng lộ trình. - NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY
h ư bảng trên ta thấy số mặt hàng giảm thuế qua các năm ngày càng tăng cho thấy Việt Nam đang thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo đúng lộ trình (Trang 20)
thực tế; bỏ bảng giá tối thiểu,… - NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY
th ực tế; bỏ bảng giá tối thiểu,… (Trang 22)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giá trị thuế xuất nhập khẩu cũng như tỉ trọng thuế xuất nhập khẩu trong cơ cấu thuế tăng đều qua các năm - NHỮNG CÔNG cụ CHỦ yếu TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG của VIỆT NAM HIỆN NAY
h ìn vào bảng trên ta có thể thấy giá trị thuế xuất nhập khẩu cũng như tỉ trọng thuế xuất nhập khẩu trong cơ cấu thuế tăng đều qua các năm (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w