Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
485,5 KB
Nội dung
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MÔN HỌC: ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: TS NGUYỄN THỊ HÀ HỌC VIÊN: PHAN THỊ CẨM CHI LỚP HCC : 16M Câu 1: Phân tích mối quan hệ đổi mới phương thức điều hành tổ chứ công và cải cách hành chính hiện nay? Bài làm Trong xu thế mở rộng toàn cầu hóa trên thế giới, Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước nhằm ngày càng hội nhập quốc tế và đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh của đất nước. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những thách thức và cơ hội mới đòi hỏi phải có những cố gắng cao độ. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Cái khó trong cải cách hành chính ở Việt Nam là phải tiến hành một cuộc cải cách hành chính từ quản lý lập trung quan liêu, bao cấp sang quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng dân chủ. Trong khi đó, các tổ chức công trong bộ máy hành chính nhà nước họat động còn tỏ ra nhiều bất cập, hạn chế, cồng kềnh và chồng chéo dẫn đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước không cao. Do vậy cần thiết phải đổi mới phương thức điều hành của các tổ chức công nhằm nâng cao hơn nữa năng lực điều hành của bộ máy quản lý nhà nước. Việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công có quan hệ như thế nào trong cải cách hành chính hiện nay của Việt Nam. Mối quan hệ đó thể hiện ra sao trong tình hình thực tiễn hiện nay của đất nước? Để làm rõ mối quan hệ này, trước hết cần nắm rõ các khái niệm liên quan, từ đó phân tích cụ thể các nội dung. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. Quan niệm về tổ chức Trước hết, chúng ta hiểu tổ chức là một tập hợp có tính hệ thống. Các thành phần của tổ chức liên kết với nhau theo một nguyên tắc nhất định. Các mối liên kết đó quyết định tính chất của tổ chức. Mỗi tổ chức (xã hội) đều hoạt động theo một mục tiêu gắn với một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định. Mục tiêu của tổ chức định hướng hoạt động của nó. Tổ chức nào cũng có thiết chế của mình để làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của nó. Quá trình vận hành của tổ chức hướng tới mục tiêu luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Có những yêu tố chính và những yếu tố phụ, khách quan và chủ quan. Có tổ chức công và tổ chức tư, tổ chức chính trị -xã hội. 2. Tổ chức công là gì Tổ chức công được hiểu là những đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó hoặc thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định. Tổ chức công là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập hoạt động vì mục tiêu công, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tổ chức công có một số đặc điểm sau: - Là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Mà các hoạt động sự nghiệp này lại do các tổ chức công được nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp cho thị trường. Nhà nước vai trò là bộ máy quản lý nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị truờng trước hêt nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng. Do đó việc cung ứng các hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các tổ chức công được thành lập và hoạt động trên cơ sở của pháp luật. Với các tổ chức công thì đây là các cơ quan thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ pháp luật, chỉ đạo thực hiện các chủ trương kế hoạch của nhà nước. Đối với các cơ quan này trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó. - Nguồn vốn để hoạt động đối với các tổ chức công do nhà nước cấp. Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo để duy trì sự hoạt động bình thường của các cơ quan đơn vị trong tổ chức công. Các đơn vị này có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công, không đòi hỏi người đuợc phục vụ trả thù lao. Do đó, Ngân sách nhà nước phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạt động của các tổ chức công. Và phương thức điều hành tổ chức công được hiểu là là phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động; là biện pháp có tính công nghệ vận dụng trong hoạt động của bộ máy quản lý để giải quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức công. Trong quá trình điều hành tổ chức công hay cụ thể là công sở, có nhiều nội dung quan trọng trong để thực hiện tốt các họat động của công sở. Thứ nhất là Thiết kế và phân tích công việc trong công sở. Đó là phân chia các công việc lớn, nhỏ hợp lý nhưng đảm bảo phù hợp với mục tiêu của công sở, nội dung công việc phải rõ ràng, phù hợp thực tế.Công việc phải có ý nghĩa đối với nhiệm vụ chung. Tạo ra khả năng sáng tạo cho cán bộ, công chức (phát huy tính tự chủ, thời gian hợp lý, cách thức giải quyết công việc). Tạo được khả năng hợp tác. Có khả năng kiểm tra việc thi hành công việc thuận lợi. Thứ hai là phân công công việc dựa trên cơ sở thực tế, đó là: - Theo vị trí pháp lý và thẩm quyền của cơ quan; - Theo khối lượng và tính chất công việc; - Theo khối lượng biên chế và cơ cấu tổ chức của cơ quan. Thứ ba là Tổ chức điều hành công việc, phải đảm bảo cho cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiện tốt nhất các công việc được giao để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Thứ tư là Xây dựng các quy chế làm việc: gồm các văn bản quy định cụ thể về: - Các quyền và nghĩa vụ của người giữ chức vụ; - Quan hệ làm việc trong cơ quan; - Trách nhiệm của mỗi chức vụ, bộ phận; - Cách thức phối hợp để hoạt động có hiệu quả; - Tiêu chuẩn để đánh giá công việc,… Thứ năm là Xây dựng kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Đó là chương trình công tác, là phương án tổ chức các công việc trong quá trình hoạt động của cơ quan, công sở. Thứ sáu là Tổ chức và điều hành các cuộc họp. Lưu ý: - Không tổ chức cuộc họp với nội dung nghèo nàn, không cần thiết. - Cơ cấu hợp lý về thành phần tham dự. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc họp. - Chuẩn bị tốt chương trình nghị sự, bài phát biểu cho lãnh đạo. - Chuẩn bị chu đáo các văn bản cần thông qua tại cuộc họp và các tài liệu cần thiết. - Nắm vững các yêu cầu chính trong quá trình thảo luận. - Đảm bảo về thời gian. - Lập biên bản cuộc họp và giải quyết tốt các vấn đề sau cuộc họp. - Kỹ năng điều hành của người điều khiển có vai trò quan trọng. Thứ bảy là Kiểm tra, kiểm soát công việc. Đây là một biện pháp tất yếu của quá trình tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, công sở. Nhằm phát hiện những sai lầm, những chỗ không phù hợp trong kế hoạch để điều chỉnh kịp thời. Đồng thời đánh giá kết quả, chỉ dẫn cho hoạt động của cơ quan, công sở được đúng hướng. 3. Ý nghĩa của đổi mới phương thức điều hành tổ chức công Từ những nội dung trên, trong quá trình cải cách hành chính hiện nay của nước ta, việc đổi mới phương thức điều hành là rất cần thiết và quan trọng, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trước hết trong bối cảnh hiện nay của xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của khoa học công nghệ thực sự làm thay đổi các phương thức quản lý lạc hậu, giúp cho việc điều hành công sở được đẩy nhanh hơn, chất lượng và hiệu quả hơn, thông tin được cung cấp, cập nhật được kịp thời và đầy đủ. Xác định rằng, đổi mới phương thức điều hành sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm những chi phí không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực; giảm biên chế từ đó làm giảm quỹ tiền lương, giảm chi phí hành chính. Về mặt xã hội tạo ra quan hệ tốt, gắn bó giữa cơ quan và người dân. Là điều kiện để các cơ quan nhà nước tiếp thu những kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Về mặt chính trị đó là thực hiện tốt chủ trương về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Và đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là tự đổi mới mình để hội nhập quốc tế. II. MỘT SỐ THỰC TRẠNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG HIỆN NAY Tuy nhiên thực tế hiện nay phương thức, lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại. Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất, thông suốt. Quy trình làm việc của cán bộ, công chức nhìn chung còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu còn khá đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức ở tất cả các cấp. Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ; đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu. Trang bị thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nói chung còn nhiều hạn chế. Sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc, khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và giải quyết công việc của dân. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trước thực trạng đó, muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của điều hành tổ chức công thì việc đổi mới là rất cần thiết nhất là trong bối cảnh đất nước đang tập trung để đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay. Trong mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay thực sự ngày càng thể hiện rõ nét và có tác động trực tiếp qua lại lẫn nhau. Trước hết nói về việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công đó là đổi mới các cách thức tác động, cách thức điều hành với nhiều biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đặt ra với chất lượng hiệu quả và chi phí thấp nhất, từ những họat động thiết kế và phân tích công việc, phân công công việc dựa trên cơ sở thực tế, … cho đến kiểm tra, kiểm soát công việc. Xây dựng và áp dụng phương thức điều hành tổ chức công vụ, kết hợp hiện đại với truyền thống. Bảo đảm tính khoa học của quá trình điều hành. Tạo được sự điều hành thuận lợi đơn giản và phù hợp. Giảm nhẹ cường độ và nâng cao năng suất lao động, góp phần tinh giản biên chế. Do vậy thực hiện tốt những nội dung này thực ra góp phần thực hiện tốt một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính, đó là cải cách bộ máy hành chính nhà nước và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ công chức. Cải cách hành chính ngoài yêu cầu của đổi mới phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách nền hành chính còn do yêu cầu bức xúc của người dân: không muốn bị phiền hà, sách nhiễu; được pháp luật bảo vệ nền hành chính có trách nhiệm chính trong việc đáp ứng yêu cầu đó. Không phải ngẫu nhiên Trung ương Đảng đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ phục vụ đắc lực nhân dân; cải cách hành chính là để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức và nhân dân. Đây là vấn đề liên quan đến bản chất của nền hành chính nhà nước ta - nền hành chính trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, nhân dân là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước. Do vậy mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay thực sự có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau, cùng hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước. Để thực hiện tốt hơn việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công cũng như thực hiện tốt cải cách hành chính hiện nay cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Một là Xây dựng mô hình mẫu và quy trình chuẩn cho quá trình điều hành hoạt động của các cơ quan. Có như vậy thì các tổ chức có được cơ sở, tiêu chuẩn để áp dụng một cách bài bản, khoa học và mang tính đồng bộ hơn, xử lý công việc được hiệu quả hơn góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình. Hai là tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại để xử lý công việc, đặc biệt là thu thập, xử lý thông tin, truyền đạt các quyết định. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng, gần như thế giới đang được xích lại gần nhau hơn thông qua việc trao đổi thông tin đa phương tiện, thì việc ứng dụng và sử dụng các thiết bị hiện đại của công nghệ thông tin sẽ thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ. Nếu thông tin được cập nhật thường xuyên hơn, đầy đủ hơn vàg việc xử lý thông tin tốt hơn thì chắc chắn rằng công việc sẽ được hoàn thành chóng vánh và chất lượng cao hơn. Ba là Xây dựng các định mức cần thiết và thực hiện việc tiêu chuẩn hóa trong công việc. Đây là một trong những nội dung cần thiết để thực hiện việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công bởi khi có những định mức và tiêu chuẩn tối thiểu thì đội ngũ cán bộ công chức mới có được cơ sở để định hướng cho mục tiêu công việc của mình, tránh được tình trạng lấn sân, hay bỏ ngõ nhiệm vụ Bốn là Đổi mới quy trình kiểm tra họat động của cơ quan, công sở. Nếu thực hiện tốt nội dung này thì sẽ góp phần chấn chỉnh, uốn nắn mọi họat động của cơ quan, tổ chức theo đúng quỹ đạo của quản lý nhà nước. Tuy nhiên về quy trình kiểm tra cần phải theo hướng nhanh chóng, thuận lợi tránh nặng nề hình thức mang tính uốn nắn, định hướng là chủ yếu. Năm là bồi dưỡng kỷ năng hành chính cho cán bộ, công chức. Đây là đòi hỏi có tính bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ công chức hành chính bởi khi đội ngũ cán bộ công chức được trang bị đầy đủ về kỷ năng nghiệp vụ hành chính thì việc thực hiện công việc mới trôi chảy hơn, tránh được tình trạng lúng túng, thiếu khoa học nên bị dồn việc sinh ra tình trạng bỏ bê, thiếu quan tâm hay đổ thừa trách nhiệm lẫn nhau. Sự chuyên nghiệp hóa của đội ngũ cán bộ công chức chỉ được thể hiện với sự chuyên môn hóa cao, kinh nghiệm thực tiễn và kết hợp với đạo đức công vụ. Tóm lại, trước xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, đẩy mạnh cải cách hành chính để đạt được những mục tiêu đặt ra là đòi hỏi khách quan và cần tập trung thực hiện tốt. Bên cạnh đó bản thân mỗi tổ chức công cần phải đặt mình trong lộ trình ấy để hòa vào dòng chảy chung, nhất là việc đổi mới phương thức điều hành đảm bảo phù hợp với quy luật, phù hợp với xu thế, qua đó góp phần đưa tổ chức đạt được những mục tiêu nhiệm vụ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển bền vững và ổn định. Câu 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa trong tổ chứ công ? Khi nói đến thuật ngữ “Văn hóa” thì tất cả các nhà nghiên cứu hay các tài liệu đều nhận định: Văn hóa là một trong những thứ mà ai cũng biết nhưng cực kỳ khó nhận biết”. Để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở trên chúng ta có thể tìm hiểu các quan niệm về văn hóa Quan niệm thứ nhất: Văn hóa là tất cả những gì liên quan đến con người và do con người tạo ra. - “Văn hóa là tổ hợp các tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các năng lực, thói quen khác mà con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thu được". Tylor (1832-1917) Quan niệm thứ hai: Văn hóa là tích cực, là những gì tốt đẹp, thậm chí hoàn hảo, là cái gọi là "giá trị”, là tinh hoa của đời sống tinh thần của cộng đồng, dân tộc và cần được tôn vinh. - Văn hóa có nghĩa là những giá trị vật chất, tinh thần con người tạo ra ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa” Tổ chức UNESCO “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc từng khẳng định bản sắc riêng của mình” - Văn hóa là tổng thể những giá trị (vật chất lẫn tinh thần), tồn tại qua nhiều thế hệ, được nhân loại thừa nhận, chia sẻ, giữ gìn và áp dụng - Văn hóa gắn liền với chân lý, với tính nhân bản và cái đẹp (Chân, Thiện, Mỹ ) - Văn hóa gắn liền với nhận thức, với đời sống con người, với truyền thống dân tộc - Văn hóa là cốt lõi của văn minh Từ các quan niệm về văn hóa thì văn hóa tổ chức là sự pha trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, trông đợi và chuẩn mực được hình thành và duy trì trong tổ chức, phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học có kỷ cương dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình.Với các đặc tính căn bản của tổ chức công như: sự tự quản của các cá nhân trong tổ chức(trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong cách làm việc ); các cơ chế của tổ chức đó (các qui tắc, quy chế, điều lệ… riêng); sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên; tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức; sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột; các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công bao gồm 2 yếu tố bên trong và bên ngoài. Yếu tố bên trong với đội ngũ CBVC, thể chế bộ máy tổ chức, tình hình tài chính, mục tiêu của tổ chức và yếu tố bên ngoài như môi trường chính trị, Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước, xu thế hoạt động của thế giới, các yếu tố của môi trường tự nhiên, các mqh của tổ chức, các công dân tại nơi tổ chức hoạt động, văn hóa hành chính của hệ thống công vụ, đời sống kinh tế văn hóa của đất nước.Tuy nhiên các yếu tố trên khó dễ dàng nhận thấy rõ đâu là điều kiện cấu thành văn hóa tổ chức nó chỉ thực sự được biểu hiện cụ thể trên các phương diện ở mức độ tự giác và sự đoàn kết trong công việc; năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; cách thức chỉ huy lãnh đạo; phương tiện và lề lối làm việc; hiệu quả công tác; quy chế làm việc và mức độ tuân thủ quy chế truyền thống của tổ chức; lợi ích tập thể được đề cao; thái độ trách nhiệm trước công việc; mức độ của bầu không khí trong tổ chức; các chuẩn mực để đánh giá công việc; cách sử dụng tiềm lực của tổ chức; cách giải quyết các xung đột nội bộ; thái độ cách ứng xử của công chức trong quan hệ với công dân. Từ các yếu tố cấu thành đó thì văn hóa tổ chức thể hiện qua nếp sống và các quan hệ trong tổ chức, điều kiện và môi trường làm việc, cách tổ chức trong công việc, hiệu quả của việc điều hành và quy chế cách thức làm việc. Một tổ chức muốn đánh giá về có cái nhìn đánh giá tốt về văn hóa của tổ chức mình thì phải xác định tầm quan trọng của văn hóa tổ chức sẽ: 1. Tạo động lực làm việc: Rõ mục tiêu, định hướng, công việc, môi trường làm việc 2. Điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân: qua câu chuyện, truyền thuyết, chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc 3. Giảm xung đột: do gắn kết hoà nhập, thống nhất 4. Tạo lợi thế cạnh tranh: tăng hiệu quả hoạt động, tạo sự khác biệt Việc xác định tầm quan trong đó cho mỗi tổ chức công bởi vai trò của văn hóa tổ chức là: - Tạo nên niềm tin, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức - Phản ánh các quan hệ trong tổ chức công - Cụ thể hóa những giá trị được coi trong tổ chức(lòng trung thành, sự say mê công việc, …) - Tác động đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các cá nhân - Tạo nên dấu ấn của tổ chức (phân biệt tổ chức này với tổ chức khác) - Phản ánh uy tín và năng lực của đội ngũ quản lý trong tổ chức; ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành và sự phát triển bền vững của tổ chức Trong tiến trình phát triển hiện nay văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Đối với tổ chức công, phải xây dựng được văn hóa tổ chức công tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa tổ chức công tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBVC với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công. - Tính tự giác của CBVC trong công việc sẽ đưa tổ chức công này phát triển vượt hơn lên so với tổ chức công khác. [...]... hóa tổ chức công cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài tổ chức công, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các CBVC đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của tổ chức công Đó chính. .. hoàn thiện mình - Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở Kiểu văn hóa quyền lực giúp tổ chức công có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của CBVC, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của tổ chức công Xây dựng, đổi mới, ... nhanh chóng đạt được mục tiêu của tổ chức công Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện tổ chức công giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao Tóm lại thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa tổ chức dưới con mắt của mỗi người dân./ . Việc đổi mới phương thức điều hành tổ chức công có quan hệ như thế nào trong cải cách hành chính hiện nay của Việt Nam. Mối quan hệ đó thể hiện ra sao trong tình hình thực tiễn hiện nay của. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Trước thực trạng đó, muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của điều hành tổ chức công. đổi mới là rất cần thiết nhất là trong bối cảnh đất nước đang tập trung để đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay. Trong mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách