1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những đặc điểm chủ yếu của thị trường mỹ và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu việt nam

25 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 66,3 KB

Nội dung

Đặc điểm của thị trường Mỹ, vấn đề đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt nam, giải pháp thúc đẩy và phát triển hàng hóa xuất sang thị trường mỹ

Trang 1

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT

KHẨU CỦA VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

1 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường Mỹ 3

1.1 Sơ lược về Mỹ 3

1.1.1 Một số nét khái quát 3

1.1.2 Hệ thống chính trị 3

1.1.3 Cơ chế hoạch định chính sách thương mại 3

1.1.4 Một số nét lớn về kinh tế 4

1.2 Luật thương mại của Mỹ 6

1.2.1 Luật chống trợ giá 6

1.2.2 Luật thuế chống phá giá 6

1.2.3 Những quy định khi nhập khẩu vào Mỹ 7

2 Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam 9

2.1 Tổng quan về quan hệ thương mại VN – Mỹ 9

2.2 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp của Việt nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ 11

2.2.1 Cơ hội 11

2.2.2 Thách thức 14

2.3 Thực trạng hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm vừa qua 16 2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ 16

2.3.2 Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 18

2.3.3 Phân tích một số mặt hàng chủ yếu 19

2.4 Những hạn chế của xuất khẩu hàng hóa Việt nam sang thị trường Mỹ 22

2.5 Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ 23

2.5.1 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 23

2.5.2 Về phía Nhà nước 23

Trang 3

1 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường Mỹ

1.1 Sơ lược về Mỹ

1.1.1 Một số nét khái quát

- Mỹ nằm ở Bắc Mỹ có tổng diện tích 2.629.091 km2 với nhiều loại tài nguyên như than

đá, đồng , chì, phốt phát,… Dân số khoảng 324 triệu người (vào năm 2012), trong đó cấu

65 tuổi trở lên: 13,5% (nam 18.424.785 / nữ 24.052.919) (2012 ước tính).

- Tuổi thọ trung bình là 78,7 năm, sắc tộc chủ yếu là người da trắng 77,1% , hàng năm cókhoảng 1 triệu người nhập cư vào Mỹ

- Trình độ giáo dục cao, số người sử dụng internet là 245 203 319 người chiếm 78,1%tính đến tháng 9/2012 Lãnh thổ của Mỹ gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc

1.1.2 Hệ thống chính trị

Mỹ là một nước Cộng hòa Liên Bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập.Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng song không được trái với hiến pháp vàpháp luật của Liên bang

1.1.3 Cơ chế hoạch định chính sách thương mại

Hiến pháp của Mỹ quy định quốc hội có quyền quản lý ngoại thương và quy định thuếnhập khẩu Song Quốc Hội ủy quyền này cho các cơ quan hành pháp thực hiện và những

cơ quan này phải có trách nhiệm báo cáo và tham vấn thường xuyên với các ủy ban củaQuốc Hội và các nhóm cố vấn của khu vực tư nhân

Trang 4

1.1.3.1 Quốc hội liên bang: Có vai trò ban hành và giám sát luật, tất cả các hoạt động

ngoại thương của Mỹ đều do Quốc hội ban hành, các hiệp định sang phương hoặc đaphương do chính quyền ký đều phải được quốc hội thông qua mới có hiệu lực thi hành

1.1.3.2 Chính quyền liên bang: Đứng đầu là tổng thống, giúp việc cho tổng thống có

hệ thống các ủy ban chuyên trách về các vấn đề , các vấn đề thương mại có ủy ban chínhsách thương mại có chức năng giúp cho tổng thống về các vấn đề thương mại

1.1.3.3 Đại diện thương mại: Đại diện thương mại là các thành viên nội các, mang

hàm địa sứ coa nhiệm vụ: xây dựng và điều phối, cố vấn, đàm phán thương mại, phối hợpchính sách thương mại với các cơ quan khác, là phát ngôn viên của tổng thống về thươngmại quốc tế, báo cáo các vấn đề liên quan tới hoạt động thương mại tổng thống

1.1.3.4 Bộ thương mại: bao gồm các cơ quan quản lý thương mại quốc tế và cục quản

lý xuất khẩu Cơ quan quản lý thương mại quốc tế thực thi các luật chống phá giá, chốngtrợ cấp, theo dõi việc tuân thủ các hiệp định thương mại mà Mỹ là một thành viên thamgia

1.1.3.5 Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ: là một cơ quan độc lập như toà án thực hiện

các công việc nghiên cứu, báo cóa, điều tra và khuyến nghị lên tổng thống nhiều vấn đềliên quan đến chính sách thương mại

1.1.3.6 Ủy ban cố vấn tư nhân học chính phủ: chuyên cố vấn cho tổng thống các vấn

đề liên quan nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia

1.1.4 Một số nét lớn về kinh tế

1.1.4.1 Quy mô kinh tế: Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn và có sức cạnh tranh

nhất trên thế giới Thu nhập bình quân đầu người lớn và thu nhập quốc dân lớn nhất thếgiới Năm 2005, tổng thu nhập bình quân đầu người là 41.557 USD

1.1.4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Mỹ là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao

so với các nước công nghiệp phát triển nhóm G8

Trang 5

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Năm GDP - Tốc độ tăng trưởng thực tế Thay đổi phần trăm

1.1.4.3 Cơ cấu kinh tế: Hiện nay có tới 80% GDP được tạo ra từ ngành dịch vụ, công

nghiệp chiếm 18% và nông nghiệp chiếm 2%, trong tương lai tỷ trọng ngành dịch vụ sẽcòn tiếp tục tăng Mỹ rất mạnh và đóng vai chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chínhtiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bu điện… Các sản phẩm nông nghiệp chính

là lúc mỳ, ngô, hoa quả, bông, thịt, lâm sản, sản phẩm sữa, cá

1.1.4.4 Kinh tế đối ngoại: Mỹ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật công nghệ và là thị

trường quan trọng nhất để phát triển kinh tế thế giới

1.1.4.5 Các bạn hàng chính của Mỹ: các nước WTO, NAFTA, và một số nước có ký

hiệp định song phương với Mỹ Việt Nam là một trong nhứng nước đã ký hiệp địnhthương mại với Mỹ

1.2 Luật thương mại của Mỹ

1.2.1 Luật chống trợ giá

Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng củanhững sản phẩm nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Mỹ Do

Trang 6

vậy mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá Luật của Mỹ cũng như quyđịnh của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật chống trợ giá nhưmột số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho vùng khó khăn, bảo vệ môi trường…Những trợ cấp này được gọi là “trợ cấp đèn xanh”.

Thuế này chỉ áp dụng khi có đủ hai điều kiện:

+ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập vào Mỹ đượctrợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặclãnh thổ xuất xứ (trợ giá ngược chiều)

+ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợgiá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt vật chất, hăocj ngăn cản hình thànhcông nghiệp tương tự Mỹ

1.2.2 Luật thuế chống phá giá

Luật thuế chống phá giá được dử dụng rọng rãi hơn luật thuế chống trợ giá Thuếchông phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nướcngoài được bán phá giá vào Mỹ hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá” thấp hơn giá trị thôngthường” Thấp hươn giá trị thong thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn giábán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế thích hợp

Thuế chống phá giá sẽ được ấn định bằng mức chêch lệch giữa giá trị thông thường vàmức giá xuất khẩu vào Mỹ

Thuế chống phá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện:

+ DOC phải xác địn hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể bán phá giá ởthị trường Mỹ

+ USITC phải xđ hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất, đe dọagây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Mỹ

1.2.3 Những quy định khi nhập khẩu vào Mỹ

Trị giá hải quan:

Trang 7

Theo quy định của luật pháp Mỹ, trị giá hải quan (tức là trị giá chịu thuế nhập khẩu)của Mỹ cơ bản được dựa trên trị giá giao dịch mà người mua đã thực trả hoặc sẽ phải trảcho người bán.

Những chi phí sau đây không coi là trị giá giao dịch để áp thuế nhập khẩu nếu đượctách bạch trên hóa đơn bán hàng: Cước phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm; cước phí vậntải nội địa từ nhà máy đến cảng ở nước xuất khẩu nếu giao hàng được thực hiện bằng mộtvận đơn suốt; chi phí hợp lý cho xây lắp, lắp ráp, duy tu và trợ giúp kỹ thuật đối với hànghóa sau khi đã nhập vào Mỹ hoặc chi phí vận tải hàng hóa sau nhập khẩu; các loại thuếnhập khẩu và thuế liên bang khác

Ngược lại, những chi phí sau đây (nếu có và chưa nằm trong giá mà người mua đã trảhoặc sẽ phải trả cho người bán) sẽ được cộng vào trị giá giao dịch để tính thuế nhập khẩu:Các chi phí đóng gói hàng hóa mà người mua phải chịu; hoa hồng bán hàng mà ngườimua phải chịu (hoa hồng người mua trả cho đại lý của người bán hoặc của nhà sản xuất);phí bản quyền hoặc lixăng mà người mua phải trả như là một điều kiện của hợp đồng; cáckhoản tiền phải trả cho người bán xuất phát từ việc bán lại hoặc sử dụng hàng hóa nhậpkhẩu

Trị giá hỗ trợ của người nhập khẩu dành cho nhà xuất khẩu Trong thực tế có nhiềutrường hợp người nhập khẩu cung cấp dụng cụ, khuôn mẫu, nguyên liệu hoặc linh kiệnhoặc các mặt hàng khác với giá hạ hoặc miễn phí cho người xuất khẩu để sử dụng sảnxuất ra hàng hóa Các thông số kỹ thuật và các bản vẽ thiết kế không phải được làm ở Mỹđược người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu cũng coi là những trợ giúp và trị giácủa nó được cộng vào thành trị giá hải quan Như vậy, trị giá tính thuế nhập khẩu có thểkhác với giá mà người mua và người bán đã thỏa thuận

Trong trường hợp hải quan xác định trị giá giao dịch thể hiện trên chứng từ mua bánkhông phải là giá đầy đủ hoặc có yếu tố giá nào đó không xác định được thì hải quan sẽ

sử dụng các phương pháp định giá khác để tính trị giá tính thuế nhập khẩu Các phươngpháp này xếp theo thứ tự ưu tiên sử dụng gồm: trị giá giao dịch của hàng hóa cùng loạihoặc tương tự, trị giá khấu trừ và trị giá tính toán

Thảo hóa đơn thương mại cho người nhập khẩu để kiểm tra thông qua trước khi lậphóa đơn chính thức

Trang 8

Xuất xứ hàng hoá:

Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa Tuynhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có phức tạp vàkhó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sảnxuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từnhiều nước khác nhau

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa vào sự biếnđổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hànghóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng đểmang tên mới và có đặc tính sử dụng mới Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng

da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam

Tuy nhiên, trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những côngviệc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng đượctạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nướcxuất xứ hàng hóa

Hóa đơn thương mại:

Hóa đơn thương mại là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng và

là cơ sở quan trọng để xác định trị giá hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.Hàng nhập khẩu vào Mỹ không có hóa đơn thương mại có thể bị Hải quan giữ lại Thôngtin trong hóa đơn thương mại không đầy đủ và/hoặc không trung thực và/hoặc khôngchính xác có thể gây khó khăn và chậm trễ cho người nhập khẩu trong khâu giải phónghàng hoặc bị phạt tiền hoặc chịu “oan” thêm thuế nhập khẩu

Đối với người xuất khẩu, thông tin không trung thực và/hoặc không chính xác tronghóa đơn thương mại có thể dẫn đến bị Hải quan Mỹ phạt tiền hoặc cấm không cho xuấthàng vào Mỹ hoặc ghi vào sổ đen để kiểm tra kỹ hơn các lô hàng xuất khẩu sau đó

Hóa đơn thương mại phải được lập bằng tiếng Anh hoặc có bản dịch tiếng Anh chínhxác kèm theo Một số thông tin yêu cầu (như trình bầy đưới đây) có thể được ghi ngaytrên hóa đơn hoặc trên phụ lục kèm theo

Trang 9

Các yêu cầu đối với hóa đơn thương mại xuất hàng vào Mỹ rất nhiều và phức tạp.Những thông tin yêu cầu có trong hóa đơn thương mại vượt quá xa mức bình thường vàkhông cần thiết đối với mục đích khai hải quan và tính thuế nhập khẩu Yêu cầu này gâykhó khăn và tốn kém đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và mới thâm nhập thị trườngnhư hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Thực tế có không ít doanh nghiệp Việt Nam đãphải làm đi làm lại không dưới vài ba lần một hóa đơn thương mại xuất hàng sang Mỹ

2 Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam

2.1 Tổng quan về quan hệ thương mại VN – Mỹ

Hai nước đã ký một số hiệp định, thỏa thuận về kinh tế:

- Tháng 8/1997, chính phủ mỹ thông qua quy chế đặc biệt cho phép cơ quan phát triểnQuốc tế Mỹ (USAID) hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động thương mại thông qua chươngtrình hỗ trợ kỹ thuật về thương mại và chính sách thương mại

- Ngày 27/6/1997: hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả

Hiệp định gồm 11 điều, được ký tại Hà Nội do 1 lần ngoại trưởng Mỹ Albright thămViệt Nam đã ký với ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm Hiệp định gồm 2 bản tiếng Việt vàtiếng Anh, tinh thần hiệp định dựa trên mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa VN và

Mỹ, đồng thời thừa nhận các lợi ích mà cả 2 quốc gia có từ sự bảo hộ lẫn nhau về quyềntác giả

- Ngày 11/3/1998: tổng thống Clinton ban hành quy chế tạm miễn áp dụng cho Đạoluật sửa đổi bổ sung Jackson – Vanik đối với VN, mở đường cho hoạt động nhiều công ty

và tổ chức của Mỹ tại VN Đạo luật sửa đổi bổ sung Jackson – Vanik của Mỹ (1974) từchối các quan hệ kinh tế thị trường với một số quốc gia mà Mỹ đánh giá là có nền kinh tếphi thị trường và có những hạn chế đối với các quyền di trú

- Ngày 26/3/1998: hiệp định hoạt động của cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC)Việt Nam

- Ngày 9/12/1999: hiệp định bảo lãnh khung và khuyến khích dự án đầu tư giữa ngânhàng nhà nước VN và ngân hàng XNK Mỹ - EXIMBANK, cho EXIMBANK vào ViệtNam

Trang 10

- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực

từ ngày 10/12/2001)

Đây có thể coi là Hiệp định mang tính toàn diện gồm nhiều lĩnh vực như thương mạihàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… trong đó những nguyên tắcpháp lý cơ bản làm nền tảng cho thương mại toàn cầu được vận dụng vào trong Hiệp địnhthương mại của 2 nước

- Hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001)

Mỗi bên phù hợp với pháp chính của mình và các hiệp định song phương lien quan đến

sở hữu trí tuệ được ký kết hoặc sẽ được ký kết giữa các bên, bảo đảm bảo hộ 1 cách đầy

đủ và hiệu quả tài sản trí tuệ được tạo ra hoặc sử dụng cho các hoạt động hợp tác trongkhuôn khổ hiệp định này

- Hiệp định dệt may (có hiệu lực từ 1/5/2003 đến hết 31/12/2004)

Nếu các bên không chấm dứt hiệp định hoặc chấm dứt hiệp định trước 01/12/2004hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho tới khi Việt Nam ra nhập WTO thì hiệpđịnh này sẽ tự động có hiệu lực them 1 năm nữa

Theo đó trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức cơ

sở nhất định Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng them 7% mỗi năm (2% đối với các sảnphẩm từ len)

- Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004)

- Thư thỏa hiệp thỏa thuận hợp tác về phòng chống ma túy (có hiệu lực từ ngày26/7/2004)

- Năm 2005: Hiệp định khung hợp tác về kinh tế kỹ thuật

- Tháng 6/2005: Bản ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp

- Ngày 14/5/2006: Mỹ và Việt Nam đạt được sự nhất trí trên nguyên tắc về việc ViệtNam gia nhập WTO Ngày 31/5/2006 hai nước đã ký Thỏa thuận chính thức kết thúc đàmphán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam -Mỹ

Trang 11

- Ngày 29/12/2006, tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR (Quan hệ Thương mạibình thường vĩnh viễn) cho Việt Nam.

- Ngày 15/03/2007: Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp định hàng hải song phương tạiWashington D.C

- Ngày 21/6/2007: thứ trưởng Bưu chính – Viễn thong Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đạidiện Thương mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định về khung Thương mại và Đầu tư (TIFA)trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ 18 – 23/6

- Trong năm 2007 và 2008, Mỹ đã thong qua 1 loạt đạo luật và các văn bản quy địnhnhững điều kiện liên quan đến nhập khẩu 1 số mặt hàng, trong đó có những mặt hàngchiếm thị phần lớn trong xuất khẩu hàng hóa Việt Nam là đạo luật nông trại, đạo luậtLaccy sửa đổi tác động trực tiếp vào việc xuất khẩu hàng nông sản, gỗ, hàng tiêu dung, vào thị trường Mỹ

- Tháng 9/2008: ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ và tổng cục Tiêu chuẩn đolường chất lượng Việt Nam (STAMEQ), thuộc bộ Khoa học và công nghệ, đã ký tuyên bốchung về hợp tác trong lịnh vực an toàn sản phẩm tiêu dùng

Kể từ khi HĐTM có hiệu lực tới nay, quan hệ buôn bán giữa 2 nước tăng nhanh: kimngạch xuất khẩu tăng cao, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng cao trong những năm gầnđây Hiện có hơn 800 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam

2.2 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp của Việt nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ

2.2.1 Cơ hội

- Thứ nhất, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam Trong 6

tháng đầu năm 2013, Mỹ nhập hàng hóa của Việt Nam với tổng trị giá 10,9 tỷ USD, tăng17,2% so cùng kỳ 2012 Theo Tổng cục Hải quan, với sự kiện Việt Nam trở thành thànhviên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hànghóa song phương Việt Nam - Mỹ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tiếp tục cónhững bước khởi sắc đáng kể Cho đến nay, Mỹ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên

Trang 12

toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trongkhu vực Châu Mỹ.

- Thứ hai, Mỹ là thị trường có thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính Đây là một dân

tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng Họ có tâm lý càng mua sắm nhiều thì càng kích thíchsản xuất và dịch vụ tăng trương Mỹ không phải thị trường cao cấp, trái lại là thị trườngrất dễ tiêu thụ, bởi có nhiều mức tiêu thụ hàng cho những người thu nhập cao, thu nhậptrung bình và thu nhập thấp Hàng hóa có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán đượctrên thị trường Mỹ Các yếu tố phân phối, giá cả và chất lượng lần lượt là những yếu tố ưutiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Mỹ…

- Thứ ba, thị trường này vẫn thường xuyên phải nhập khẩu với khối lượng lớn, nên

dù kinh tế suy thoái cũng không dễ cắt giảm mạnh ngay được Hiện nay những mặt

hàng Việt Nam có thế mạnh và đang xuất khẩu mạnh như: may mặc, giày dép, thủy sản,

cà phê, sản phẩm gỗ cũng là những mặt hàng Mỹ thường xuyên phải nhập khẩu do cungkhông đủ cầu

- Thứ tư, cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam:

Dệt may: Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lớn nhất:

- Nhu cầu nhập khẩu quần áo may sẵn, vải sợi, hàng thêu ren… là rất lớn

- Chất lượng, mẫu mã hàng dệt may Việt Nam ngày càng phù hợp với tiêu dùng tại Mỹ

- Các công ty Mỹ thích kí hợp đồng mua hàng trực tiếp hơn là đặt gia công

- Những quy định nhập khẩu tại Mỹ: Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá, sựkiểm tra về chất lượng, nguyên liệu hàng hóa cũng “ít” khắt khe hơn so với Trung Quốc

- Sự chuyển hướng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ Mâu thuẫn giữa TrungQuốc và Mỹ như việc điều chỉnh giá đồng nhân dân tệ, Mỹ áp thuế chống bán phá giá vớihàng dệt may Trung Quốc… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dệt may Việt Nam

Giày dép: Mỹ là thị trường nhập khẩu da giày lớn thứ hai:

- Được chú ý và đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã tại thị trường Mỹ

- Kim ngạch xuất khẩu tăng khá ổn định Được hưởng ưu đãi về thuế

Ngày đăng: 07/10/2014, 23:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Năm GDP - Tốc độ tăng trưởng thực tế Thay đổi phần trăm - Phân tích những đặc điểm chủ yếu của thị trường mỹ và những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu việt nam
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Năm GDP - Tốc độ tăng trưởng thực tế Thay đổi phần trăm (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w