1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

35 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 250,28 KB

Nội dung

quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

  

: :

Hà Nội, tháng 11/ 2013MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNGQUỐC 2

Trang 2

1.1.Cơ sở của mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc 2

1.1.1.Vị trí địa lý 2

1.1.2 Văn hóa 2

1.1.3 Thể chế chính trị 3

1.1.4 Kinh tế 3

1.2 Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung 3

1.2.1 Giai đoạn từ 1991- 2000 3

1.2.2 Giai đoạn 2001 – 2006 4

1.2.3 Giai đoạn từ 2007 – nay 5

1.3 Vai trò của quan hệ thương mại Việt – Trung với nền kinh tế Việt Nam 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆTNAM - TRUNG QUỐC 7

2.1 Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc 7

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc 7

2.1.2 Thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam 10

2.1.3 Đánh giá mối quan hệ thương mại Việt – Trung 13

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới 18

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC 23

3.1 Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc tới 2020 23

3.1.1 Định hướng xuất khẩu 23

3.1.2 Định hướng nhập khẩu 25

3.1.3 Định hướng về xử lý nhập siêu 25

3.1.4 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại 26

3.2 Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 26

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2000 10

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 11

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 12

Trang 3

Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2012 12

Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2000 13

Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 14

Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 15

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2012 17

Trang 4

sở hạ tầng thương mại cũng đang được hai nước quan tâm phát triển Tuy nhiên, hộinhập quốc tế cũng đưa lại những thách thức, đó là cạnh tranh hàng hóa Việt Nam vớihàng hóa của các nước trong khu vực và hàng hóa Trung Quốc ngày càng diễn ra gaygắt Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa hai nước còn nhiều vấn đề phải tiếp tụcgiải quyết như: Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc còn quá lớn, tìnhtrạng buôn lậu và gian lân thương mại có dấu hiệu gia tăng, các doanh nghiệp ViệtNam còn thụ động, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và những

vấn đề đặt ra”góp phần tìm hiểu thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung

Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, từ đó đưa ra các giải pháp phát triểnquan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –

TRUNG QUỐC

1.1.Cơ sở của mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi,

có truyền thống văn hóa tương đồng, gắn bó với nhau Trải qua hàng nghìn năm lịch

sử, Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn hóa phươngĐông Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hóa và tôn giáo Trung hoa cổ đại Nhândân Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đã trảiqua thử thách của thời gian và những thành tích đạt được trong những năm qua tạo tiền

đề tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt – Trung

1.1.1.Vị trí địa lý

Trung Quốc nằm ở trung tâm Đông Á, có đường biên giới với 14 quốc gia vàvùng lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan,Tajikistan, Afganistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào và Việt Nam nên rất thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động buôn bán qua biên giới với các nước lánggiềng, trong đó có Việt Nam.Phía Đông và Đông Nam Trung Quốc tiếp giáp biển TháiBình Dương với đường bờ biển dài 14.500 km

Trung Quốc là nước lớn thứ tư thế giới với tổng diện tích là 9,6 triệu km2, sauNga, Canada và Hoa Kỳ Đây cũng là nước đông dân nhất thế giới với dân số là 1,3 tỷngười, vì thế sức mua rất đa dạng, từ hàng chất lượng trung bình đến hàng chất lượngcao cấp, điều này rất thuận lợi cho việc hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này

Đặc biệt Việt Nam nằm ở điểm trung gian nối Trung Quốc với ASEAN trên cáctuyến đường xuyên Á, hành lang Đông Tây, cũng như trong khuôn khổ hợp tác tiểuvùng sông Mê Kông mở rộng Với điều kiện vị trí địa lý nêu trên, Việt Nam và TrungQuốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mua bán, trao đổi hàng hóa và pháttriển các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội khác

1.1.2 Văn hóa

Việt Nam – Trung Quốc có nét tương đồng về văn hóa, có phong tục tập quán

Á Đông tương đối giống nhau Có thể nói, sự tương đồng về văn hóa và sự gần gũi vềphong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan trọng

Trang 6

tạo nên truyền thống láng giềng hòa mục, hữu hảo, gần gũi và dễ thông cảm lẫn nhautrong giao lưu, quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt – Trung từ bao đời nay.

là những yếu tố bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước

và tiến trình tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu Trong bối cảnhchung của tình hình quốc tế và khu vực nêu trên, tình hình riêng của Việt Nam vàTrung Quốc cũng có những thau đổi theo chiều hướng thuận lợi

Trong quan hệ đối ngoại, Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng mối quan hệvới các nước láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đềthuộc về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, cũng từng bước thực hiện bình thường hóa quan hệ vàthiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.Trong quan hệ với Việt Nam,Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của mình đối với việc bình thường hóaquan hệ giữa hai nước Hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong cáclĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa theo nguyên tắc bình đẳngcùng có lợi

1.2 Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung

1.2.1 Giai đoạn từ 1991- 2000

Sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhiều văn bản hiệp đinh liênquan đến thương mại được ký kết giữa hai nước nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại

Trang 7

giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của nhau Năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của ASEAN, thôngqua cầu nối giữa Trung Quốc với ASEAN, Việt Nam và Trung Quốc còn phát triểntheo nhiều loại hình kinh doanh Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương, Chínhphủ hai nước cũng chú trọng đến hợp tác đa phương.

Về phía Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc

tế, Chính phủ Việt Nam cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng được ápdụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu Bên cạnh đó, Chính phủViệt Nam cũng ban hành nghị định 57/1998/NĐ-CP về việc quy định chi tiết Luậtthương mại, sửa đổi luật khuyến khích đầu tư trong nước, miễn thuế nhập khẩu đối vớihàng tạm nhập tái xuất, bãi bỏ thuế tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục gia công, áp dụngthuế VAT, Những chính sách ưu đãi trên đã khuyến khích một số ngành sản xuấttrong nước phát triển, góp phần làm thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của ViệtNam sang Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh thị trường các nước có chung đường biêngiới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ và thu hút các loại nguyên nhiên liệu phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãibiên mậu, thuế VAT, hoàn thuế VAT cho hàng hóa xuất qua biên mậu Đồng thờithành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa phương vàphân cấp mạnh quản lý cho địa phương Những chính sách này đã giúp cho TrungQuốc rất thành công trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước có chungđường biên giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao đổi hàng hóa với các nước

Ngoài ra chính phủ hai nước đã ký Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biêngiới, Hiệp định về biên giới trên bộ, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa qua biêngiới giữa hai nước diễn ra thuận lợi

1.2.2 Giai đoạn 2001 – 2006

Năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc đã dành cho cácnước đang phát triển được hưởng quy chế tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam Tạo cơhội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và thị trường Trung Quốc.Bên cạnh

đó hệ thống chính sách của Trung Quốc cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầucủa WTO Đặc biệt là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với

Trang 8

hàng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc yêu cầu ở mức cao hơn trước đây Một sốchính sách ưu đãi đối với biên mậu cũng được chính phủ Trung Quốc loại bỏ dần.Điềunày đã gây tổn hại cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 14/11/2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Hiệp định khung về hợp táckinh tế toàn diện, tạo tiền đề thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc(ACFTA) vào năm 2010 đối với các nước ASEAN Hiệp định này mở ra cho ViệtNam và Trung Quốc một thị trường tiêu thụ rộng lớn

Tháng 5/2004, chính phủ hai nước chủ trương xây dựng “hai hành lang và mộtvành đai kinh tế”, đây được coi là chương trình hợp tác trung và dài hạn giữa hai nướcnhằm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển

1.2.3 Giai đoạn từ 2007 – nay

Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO,điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Như vậy, Việt Nam vàTrung Quốc đều là thành viên của WTO, hệ thống hành lang pháp lý khá hoàn chỉnhtạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hainước.Tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàndiện”

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc là bạn hàng thương mại hàng đầu của ViệtNam; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt hơn 40 tỷ USD, tăng 15,35% sonăm 2011 Hai bên có nhiều tiềm năng để nâng mức trao đổi thương mại song phươngtrong thời gian tới

Bước sang thế kỷ 21, công cuộc đổi mới và cải cách ở cả hai nước Việt Nam vàTrung Quốc đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới Vì vậy việc củng cố vàtăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước theo phươngchâm mười sáu chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng tới tương lai” không những đáp ứng nguyện vọng và lợi ích lâu dài của nhândân hai nước mà còn phù hợp với xu thế hòa bình và phát triển khu vực cũng như thếgiới

1.3 Vai trò của quan hệ thương mại Việt – Trung với nền kinh tế Việt Nam

Thời buổi hiện nay là thời buổi nền kinh tế mở cửa, cho nên xuất nhập khẩu làmột trong những nhân tố vô cùng quan trọng.Mà trong những năm gần đây, Trung

Trang 9

Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.Bởi vậy quan hệ thươngmại Việt – Trung đối với nền kinh tế Việt Nam nắm vai trò quan trọng hàng đầu.

Nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Việt Nam bắt đầu gia tăng mạnh từ năm

2000 Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam,vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc trongtổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ năm 2000 đến nay liên tục gia tăng (năm 2000

- 2005 - 2010 - 2012 các tỷ lệ tương ứng là 8,9 - 16,0 - 23,8 - 25,3%), lớn hơn bất kỳmột nước hay khu vực nào khác

Năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức trở thành đối tác thương mạilớn nhất của Việt Nam.Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc trongkhối các nước ASEAN Năm 2012, nước ta nhập siêu từ Trung Quốc trên 16,4 tỷUSD Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu cả nước xấp xỉ 63,45 tỷUSD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc gần 17 tỷ USD (chiếm26,8%)

Mặt khác, Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu nôngsản lớn nhất của Việt Nam, với nhiều mặt hàng như gạo, sắn lát, cao su thiên nhiên,các loại rau và hoa quả, hạt điều và thủy, hải sản

Ngoài than đá, giày dép, khoáng sản (quặng sắt, đồng, titan ), sản phẩmnhựa, hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng nhập khẩu số một về gạo, cao su, hạtđiều, là nước nhập khẩu thuỷ sản thứ 3 và nhập khẩu trên 56% giá trị rau quả tươi xuấtkhẩu của Việt Nam Ngoài ra, một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầuthâm nhập và từng bước mở rộng thị phần trên thị trường Trung Quốc như hàng dệtmay, linh kiện điện tử, Trong những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sangthị trường Trung quốc đã không ngừng được mở rộng cả về quy mô và chủng loại

Từ đó, có thể thấy Trung Quốc là bạn hàng không thể thiếu được của Việt Nam,

cả về nguồn hàng cũng như thị trường tiêu thụ

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆTNAM - TRUNG

QUỐC

2.1 Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mạiTrung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng Kim ngạch thương mại giữahai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700lần Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

a Giai đoạn 1991 – 2000

Giai đoạn từ 1991 – 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trườngTrung Quốc không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nướcnhà

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2000

Đơn vị: Triệu USD

295,70

361,9

340,2

474,1

478,90

858,90

1536,4

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1536 triệuUSD, tăng 79 lần so với năm 1991 là 19,3 triệu USD Tính trung bình tốc độ tăngtrưởng giai đoạn 1991 – 2000 là khoảng 20%/năm Tốc độ phát triển này khá cao sovới tốc độ phát triển thương mại Việt Nam với một số nước khác (như Mỹ, EU, NhậtBản)

b Giai đoạn 2001 – 2006

Việc Trung Quốc gia nhập WTO (2001) đã tác động đến nhiều nước, trong đó

có nước ta Hơn nữa, Việt Nam là nước làng giềng, lại có nhiều nét tương đồng về chế

độ chính trị, xã hội, về cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường,

về nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, về nhu cầu đối với chủng loại, chất lượng sản

Trang 11

phẩm, về trình độ kỹ thuật, công nghệ , thì tác động đối với Việt Nam sẽ không nhỏ,

cả về trực tiếp và gián tiếp, cả về thách thức và thời cơ, cả về buôn bán và đầu tư.KhiTrung Quốc gia nhập WTO, các loại hàng hóa giá trị cao như xe cộ, máy móc, hàngđiện tử và các loại hàng hóa khác sẽ được nhập khẩu mạnh từ Tây Âu, Mỹ, Nhật bản,Hông Kông, Đài Loan, Xingapo, Hàn Quốc; bản thân Trung Quốc cũng sẽ chuyểnsang các lĩnh vực này để cạnh tranh; khi đó việc nhập khẩu ngô, gạo, các loại nôngsản, hải sản khác sẽ gia tăng Đây là thời cơ cho hàng của Việt Nam xuất khẩu vàoTrung Quốc

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006

Đơn vị: Triệu USD

c Giai đoạn 2007 – nay

Trong giai đoạn 2007- 2012, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trườngTrung Quốc nói riêng biến động mạnh hơn so với giai đoạn trước Trong khi nền kinh

tế Trung Quốc đang chậm lại, xuất khẩu từ Việt Nam sang nước này lại tăng lên Điều

đó bắt nguồn từ thực tế là Việt Nam đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoàitrong khi chi phí sản xuất ở đất nước lớn thứ hai thế giới tăng lên, dẫn tới việc hànghóa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất sang Trung Quốc khi nước này ngày càng hộinhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trang 12

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

và liên tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo năm (2010 đã tăng 43,3% và 43,7%năm 2011) Trong cả giai đoạn 2007- 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quânđạt 24,1%/ năm

Nửa đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, giảm 0,18%, tương đương với6,1 tỷ USD

Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2012 Trung Quốc là thị trường nhậpkhẩu hàng Việt Nam thứ năm thế giới với kim ngạch 12,2 tỷ USD (chiếm tỷ trọng10,6% xuất khẩu của Việt Nam)

Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2012

Giai đoạn từ 1991 – 2000: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu là khoáng sản, hàng

nông sản, thủy hải sản thu gom

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theohướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế Tuy

Trang 13

hàng thô hay mới sơ chế còn khá cao nhưng có thể nói xu hướng tăng tỷ trọng hàngchế biến là rõ nét Cụ thể, ở thời điểm năm 2001, trong danh mục những mặt hàng chủyếu của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 triệu USDtrở lên tuy gồm 15 mặt hàng, nhưng tổng cộng cũng chỉ đạt 1,156 tỷ USD và chiếm81,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm này Năm 2006 , tuy danh mục này cũngchỉ tăng lên 18 mặt hàng, nhưng đã đạt 2,331 tỷ USD và chiếm 76,93% trong tổng kimngạch xuất khẩu Số mặt hàng đạt quy mô xuất khẩu 10 triệu USD trở lên năm 2001chỉ gồm 8 mặt hàng, thì con số này trong năm 2008 đã là 11 mặt hàng.

Hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng nhập khẩu số 1 về cao su, than đá.Ngoài ra thuỷ sản, rau quả tươi cũng là mặt hàng có tỷ trọng đáng kể Một số mặthàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập và từng bước mở rộng thị phầntrên thị trường Trung Quốc như : giày dép , hàng dệt may, linh kiện điện tử

Như vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu đã tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng tiêudùng, hàng trung gian và hàng hóa vốn, trong khi tỷ trọng dầu thô giảm.Đây là hệ quảtích cực từ việc tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và mạng sản xuấtkhu vực Dù vậy, lợi thế vẫn tập trung ở các nhóm hàng sử dụng tài nguyên khoángsản, dựa vào nông nghiệp và các ngành chế biến thâm dụng lao động

2.1.2 Thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam

2.1.2.1 Kim ngạch nhập khẩu

a Giai đoạn 1991 – 2000

Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2000

Đơn vị: Triệu USD

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 1991 mới có 18,4 triệu USD, đến năm

1995 đạt xấp xỉ 330 triệu USD, đến năm 2000 đã lên tới 1.423 triệu USD, chiếm 9,4%tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Trung Quốc đứng thứ 5 sau Xingapo, NhậtBản, Đài Loan, Hàn Quốc

Trang 14

b Giai đoạn 2001 – 2006

Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006

Đơn vị: Triệu USD

Chính vì nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này liên tục tăng bùng nổ như vậy,cho nên ngay từ năm 2003 ,Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia xuấtkhẩu hàng hoá lớn nhất cho nước ta

c Giai đoạn 2007 – nay

Gia nhập WTO cũng đồng thời với việc chúng ta phải cam kết mở cửa thịtrường hàng hóa và dịch vụ.Thông qua cam kết này hàng hóa của các nước có thể dễdàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Ngay sau khi gia nhập WTO nhập khẩu tăngnhanh, song đã tăng chậm lại trong thời gian gần đây (do khó khăn trong nước và tăngnăng lực kiểm soát nhập khẩu).Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng nhanh nhất, và TrungQuốc hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhập khẩu của Việt Nam Hàng trung gianchiếm tỷ trọng lớn nhất, dù có giảm (năm 2006 chiếm 62,4%; đến 2011 chiếm 58,7%)

Tỷ trọng hàng hóa vốn và hàng tiêu dùng có tăng trở lại

Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

Trang 15

Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu mới chỉ ở mức 7390,3 triệu USD thì đến năm

2007 đã tăng lên 12710 triệu USD ( tăng 72,0% mức kỷ lục nhất từ trước đến nay).Năm 2008 vẫn tiếp tục tăng với tốc độ tăng là 25,7% từ 12710 tỷ USD lên 15973,6.Đến năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên kim ngạch nhậpkhẩu từ Trung Quốc giảm nhưng không đáng kể Tuy nhiên đến 2010kim ngạch nhậpkhẩu lại tiếp tục tăng với 31,1% và 21,7% năm 201

2.1.2.1 Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu

Theo quan điểm ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu vềtiêu dùng trong nước.Cơ cấu hàng nhập khẩu thay đổi theo hướng tăng nhập khẩu tưliệu sản xuất, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng Cụ thể:

Giai đoạn 1991 – 2000: Những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn

này chủ yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin cácloại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng giađình, xe đạp, giấy Hàng hóa nhập từ Trung Quốc với khối lượng lớn, chủng loại đadạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ, phù hợp với thu nhập ở mức thấp nên chỉ sau mộtthời gian ngắn đã tràn ngập thị trường Việt Nam Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng hóanhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một

số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất

xe đạp Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu nêu trên, hàng hóa là máy mócthiết bị chiếm 27,95%, nguyên liệu chiếm 19,7%; hàng tiêu dùng chiếm 47% Nhữngnhóm hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này là: máy móc nông nghiệp và chếbiến nông lâm sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sảnxuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ

Giai đoạn 2001- 2006: Về cơ cấu hàng nhập khẩu giai đoạn này đã có sự thay

đổi cơ bản Trên 85% hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước

và phục vụ gia công xuất khẩu Các sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu lớn từ TrungQuốc vào Việt Nam là những tác nhân chính khiến cho biên độ nhập siêu của ViệtNam từ Trung Quốc ngày càng gia tăng là xăng dầu các loại, phân bón các loại; máymóc, thiết bị, phụ tùng; sắt thép các loại; nguyên phụ liệu, dệt, may, da và vải các loại;

xe máy dạng CKD, IKD

Trang 16

Giai đoạn 2007 – nay:Những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai

đoạn này chủ yếu là máy móc thiết bị (chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu từ TrungQuốc) 30% kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc dành cho nguyên vật liệu, phụ liệu

để sản xuất hàng hóa và 10% còn lại là nhập hàng tiêu dùng

2.1.3 Đánh giá mối quan hệ thương mại Việt – Trung

2.1.3.1 Thành tựu và nguyên nhân

a Thành tựu

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầucủa Việt Nam Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoànthành trước 3 năm mục tiêu Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là đưa kim ngạchthương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010 Kim ngạch thương mại haichiều liên tục tăng qua các năm và đạt trên 40 tỷ USD vào năm 2012, trong đó ViệtNam xuất 12,4 tỷ USD, nhập về 28,8 tỷ USD (xem bảng 2.8).Hai bên tích cực trao đổicác biện pháp duy trì đà tăng trưởng kim ngạch thương mại đi đôi với cải thiện cán cânthương mại giữa hai nước, trong đó có việc thực hiện “Quy hoạch 5 năm phát triểnkinh tế thương mại Việt – Trung”

Trang 17

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai

đoạn 1991 – 2012

Đơn vị: Triệu USD

Cán cânTMGiá trị

Tốc độ tăng (%) Giá trị

Tốc độ tăng (%) Giá trị

Tốc độ tăng (%)

mở cửa và cùng hướng ra xuất khẩu Có thể thấy, sự gắn bó trong quan hệ thương mạigiữa hai nước đã đủ sức gạt bỏ ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế

Thứ hai, phương thức mậu dịch ngày càng phát triển và đa dạng.Giai đoạn từ1991-2000, quan hệ thương mại hai nước chủ yếu thông qua mậu dịch biên giới Từ

2001 đến nay, mậu dịch chính ngạch đã chiếm vị trí áp đảo trong tổng giá trị thươngmại hai nước với các loại hình thương mại đa dạng như: tạm nhập tái xuất, chuyểnkhẩu, quá cảnh, gia công

Thứ ba, quan hệ hợp tác, thương mại giữa các địa phương hai nước từ chỗ chỉtập trung giữa các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam

Ngày đăng: 26/02/2014, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Vũ Tuyết Lan (2008), Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc 6. http://dltntq.laocai.gov.vn/content/1030001_005.htm Link
1. Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đặc trưng của thương mại Việt Trung và phân tích nguyên nhân của nó Khác
2. Tổng cục thống kê, Trị giá xuất nhập khẩu phân theo khối nước, phân theo nước và vùng lãnh thổ Khác
3. Nguyễn Thị Thủy (2012), Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay Khác
4. GS.TS. Hoàng Đức Thân (2012), Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu của Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc (Trang 10)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 (Trang 13)
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra
Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 (Trang 15)
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2012 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra
Bảng 2.8 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2012 (Trang 19)
Thứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra
h ứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng (Trang 20)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w