Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 34 - 40)

Với thực trạng các hạn chế và nguyên nhân của sự tồn tại đã nêu ở trên, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc như sau:

Một là,tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hợp tác thương mại với Trung Quốc: rà soát lại những hiệp định đã ký kết giữa hai bên để có những điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế (WTO, ACFTA), đồng thời nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết. Điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại trên các hành lang; hoàn thiện chính sách thuế tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư như áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu, cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường sự phối hợp trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới.

Hai là, giảm bớt tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại với Trung quốc một cách hiệu quả, tăng cường đấy mạnh xuất khẩu.

Trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Lợi thế nói trên hiện tại và một vài năm tới vẫn đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng, nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Đó là chưa kể đến những tác động tiêu cực đến môi trường được xem như một hạn chế cản trở tăng trưởng xuất khẩu. Lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần trong bối cảnh chênh lệch tiền lương lao động ở nước ta và các nước giảm dần và nhu cầu cao trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng công nghệ và khoa học ngày càng cao. Do đó, dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có, xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế trong

bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng mới.

Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế so sánh sẵn có (tĩnh) sang lợi thế cạnh tranh động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng xuất khẩu; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường, do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi.

Ba là, đẩy mạnh thu hút FDI từ phía Trung Quốc.

Hạn chế nhập siêu Trung Quốc bằng cách kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài không phải chỉ là nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam để thu hút các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm hàng tiêu dùng và nguyên liệu thay thế cho những hàng hóa nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. Từ đó, một phần hạn chế được nhâp siêu từ Trung Quốc. Tăng đầu tư nước ngoài vào các ngành thay thế nhập khẩu, từ đó se sản xuất ra sản phẩm làm tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu trong dài hạn từ đó hạn chế được nhập siêu.Vì việc thiếu các chính sách đầu tư thích đáng để sản xuất hàng cơ khí, máy móc, thiết bị thay thế hàng nhập khẩu là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhập siêu cao.

Bên cạnh đó, đúng là đầu tư nước ngoài cũng kéo theo tăng nhập khẩu. Nên khi luồng FDI vào phải sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đúng lĩnh vực như vào các ngành công nghiệp phụ trợ để hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu, thu hút các dự án FDI có sử dụng công nghệ cao (tức cần quy định hàm lượng công nghệ nhất định thì mới cho đầu tư vào Việt Nam,tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư để sản xuất hàng thay thế tốt hơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, giá thấp để từ đó có thể xuất khẩu được.

Có như vậy, thì biện pháp thu hút FDI để hạn chế nhập siêu mới khả thi và hiệu quả tránh phản tác dụng.

Không chỉ vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc là biện pháp chủ yếu và khả thi hơn để giảm nhập siêu . Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh, tổ chức thật tốt công tác phát triển thị trường, tăng nhanh kim ngạch các mặt hàng hiện đang xuất khẩu sang Trung Quốc, tổ chức sản xuất những mặt hàng có khả năng là điểm tăng trưởng xuất khẩu mới, mang tính đột phá như Axit alumin thì mới có thể giảm bớt mức độ nhập siêu từ Trung Quốc.

Như vậy, để giảm nhập siêu một cách hiệu quả, cần không phải chỉ một mà một loạt giải pháp đồng bộ: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc; chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc, chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên, cửa khẩu giáp với Trung Quốc…

Bốn là, tăng cường sức cạnh tranh cuả hàng hóa trong nước về cả chất lượng, hình thức, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu thị trường nội địa , khuyến khích “người Việt dùng hàng Việt” .

Đối với một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc , nhóm có đề ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, như trên đã nói, Trung Quốc là một thị trường vô cùng tiềm năng

đối với Việt Nam nhưng bên cạnh đó, cũng là một thị trường có sức cạnh tranh vô cùng gay gắt , bởi vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cần phải thay đổi nhanh chóng , luôn nắm bắt sự thay đổi về chính sách mà Trung Quốc áp dụng đối với các tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu . Đi cùng với nó là không ngừng cập

nhật sở thích thị hiếu cuả thị trường nội địa nước ngoài, đồng thời thay đổi, làm đa dạng mẫu mã hàng hóa, dịch vụ, cần nhanh chóng tận dụng triệt để các lợi thế tương đối của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc như lợi thế về vị trí láng giềng, thị hiếu, sở thích người tiêu dùng của hai thị trường khá tương đồng, quan hệ hợp tác hai bên lâu đời và ngày càng được thắt chặt, đồng thời, nước ta cũng là quốc gia vô cùng giàu tài nguyên, khoáng sản, nhân công lao động dồi dào.

Tận dụng cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để cải thiện cán cân thương mại, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bền vững, tận dụng lợi thế về vị trí địa lí kinh tế để không ngừng phát triển các loại hình thức khác như vận tải quá cảnh, du lịch, thu hút FDI.

Thứ hai là tăng cường thu hút vốn đầu tư có chất lượng từ nước ngoài, các

công ty hàng đầu thế giới . Sử dụng triệt để các lợi ích mà vốn đầu tư nước ngoài mang lại, học hỏi khoa học kĩ thuật công nghệ cao, tích lũy kinh nghiệm quản lý , phân tích thị trường.. nhằm cơ cấu lại chất lượng, mẫu mã hàng hóa .. tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu, lựa chọn ưu thế của mình để phát triển.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt nhất về nguồn lực để thâm nhập vào hệ thống kinh doanh của các TNC Trung Quốc.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần có tâm lý chủ động, sẵn sàng hợp tác thay vì

coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh của mình. Trung Quốc là một thị trường lớn và đầy tiềm năng vì vậy cần không ngừng tìm hiểu, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp Trung Quốc nhằm tạo cho mình sự linh hoạt, từ đó có những lợi thế cho mình.

Thứ tư, thay vì ngắn hạn thì các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng các

chiến lược đối tác thương mại lâu dài và linh hoạt trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng.

Thứ năm, việc xây dựng các chiến lượng kinh doanh dài hạn vì lợi ích lâu dài

chứ không phải lợi ích ngắn hạn để có sự phối hợp hành động, không chạy theo lợi ích trước mắt mà mất đi cơ hội dài hạn .

- Trong tương lai, Việt Nam cần tính đến và phòng tránh các vấn đề về tranh chấp thương mại, vấn đề mà có thể gây mất ổn định và thiệt hại cho thị trường nội địa Việt Nam.

- Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc khá đa dạng, trong đó chủ yếu là: Nguyên, nhiên liệu, lương thực, nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng. Trong thời gian tới chúng ta vẫn nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này, tuy nhiên là phải theo hướng:

- Phát triển theo chiều rộng các sản phẩm nông sản xuất khẩu thông qua việc lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế, đồng thời, nhập khẩu các loại giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các tiêu chuẩn xuất khẩu và điều kiện phát triển ở Việt Nam

- Phát triển các sản phẩm nông sản xuất khẩu theo chiều sâu trên cơ sở chế biến từ nguyên liệu có sẵn cho phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao giá trị sản phẩm ở các giai đoạn chế biến, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế.

KẾT LUẬN

Trong quan hệ thương mại hai nước, hàng hóa trao đổi giữa hai nước đã có tính bổ sung cho nhau. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc là, nguyên, nhiên liệu thô và hàng nông, thủy sản. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc sang Việt Nam là máy móc, thiết bị, phụ tùng, hàng công nghiệp chế biến,...Thông qua trao đổi quốc tế mà hai bên cùng có lợi.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn 1991- nay đã đạt được nhiều thành tựu trong kim ngạch thương mại hai chiều, góp phần phát triển triển kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập khó giải quyết: cán cân thương mại mất cân đối, tình trạng buôn lậu, gian lận thương

mại chưa được ngăn chặn, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chưa phù hợp. Cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam với hàng hóa Trung Quốc diễn ra ngày càng gay gắt.

Mặc dù có những hạn chế trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc nhưng dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cùng những tiến trình cải cách kinh tế của hai nước thì trong tương lai có thể tin tưởng rằng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc sẽ phát triển lành mạnh theo chiều sâu.

Tóm lại, hai nước cần phải thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại song phương bằng thái độ tích cực. Phía Việt Nam cần có thái độ và cái nhìn khách quan, lý tính, toàn diện và lâu dài để nhìn nhận vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước Trung - Việt, khai thác hết tiềm lực của mỗi bên, tăng cường hợp tác, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, chứ không phải là hạn chế hoặc khống chế NK từ Trung Quốc để tránh bỏ lỡ cơ hội làm ăn do nền kinh tế Trung Quốc mang lại. Vấn đề nhập siêu thương mại với Trung Quốc và với thế giới nói chungcủa Việt Nam mới được giải quyết.

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 34 - 40)