1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiệu các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện naylàng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

64 582 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Nghề nước mắm nổi tiếng lâu đời Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sôngCu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu và sự nổi tiếng cho nước mắm Nam Ô chính là quy trình làm mắm với phương pháp truyền thống hoàn toàn thủ công, không có hóa chất độc hại.

  • Ngày nay làng Nam Ô thuộc Hoà Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng, vẫn lừng danh với nghề làm nước mắm. Nước mắm Nam Ô không lẫn với mùi vị nước mắm ở nơi khác, do nguyên liệu độc đáo - con cá cơm than đánh bắt vào tháng ba âm lịch trên vùng biển Đà Nẵng. Họ muối cá bằng thứ muối Cà Ná hạt lớn để lâu năm, mất hết chất đắng, chỉ còn vị mặn mòi tinh khiết. Các chum nước mắm làm bằng gỗ mít, dưới đáy chèn sạn và chổi đót, một chum có thể chứa được 200-300 kg cá ướp muối.

Nội dung

Báo cáo thực tập thực tế tên : Tìm hiệu các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

MỤC LỤC Trang

LỜI CẢM ƠN 4

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 5

PHẦN MỞ DẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Đối tượng và phạm vinghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 8

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: LÀNG NGHỀ VÀ VAI TRÒ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 9

1.2.Vai trò của làng nghề trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn 9

1.1.1 Quan niệm làng nghề ở nông thôn 9

1.1.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn 11

1.1.3 Đặc điểm làng nghề ở nông thôn Việt Nam 12

1.1.4 Vai trò làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn 13

1.2 Vai trò các giải pháp tài chính đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề 14

1.2.1 Tổng quan về tài chính và các giải pháp tài chính 14

1.2.1.1 Hệ thống tài chính nước ta và cơ cấu hệ thống tài chính 14

1.2.1.2 Tài chính và các giải pháp tài chính 15

1.2.2 Vai trò, cơ chế tác động và mối quan hệ phối hợp của các công cụ tàichính trong việc phát triển làng nghề 16

1.2.2.1 Vai trò của các công cụ tài chính 16

1.2.2.2 Cơ chế tác động và mối quan hệ phối hợp các công cụ tài chính 17

1.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 18

Trang 2

1.3 Kinh nghiệm một số nước trong việc sử dụng các giải pháp tài chính đối vớiviệc khôi

phục và phát triển làng nghề 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 21

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng 21

2.1.1 Các điều kiện tự nhiên 21

2.1.2 Các điều kiện kinh tế-xã hội 25

2.2 Thực trạng phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng 29

2.2.1 Thực trạng phát triển làng nghề nước nắm Nam Ô- Đà Nẵng 31

2.2.2 Đánh giá sự phát triển làng nghề nước mắm Nam-Ô Đà Nẵng 33

2.2.2.1 Số lượng, qui mô làng nghề 33

2.2.2.2 Lao động của các làng nghề 34

2.2.2.3 Về nguồn nguyên liệu 35

2.2.2.4 Vốn và nguồn vốn 36

2.2.2.5 Về công nghệ 37

2.2.2.6 Tổ chức SXKD của các làng nghề 38

2.2.2.7 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 39

2.2.2.8 Về doanh thu và lợi nhuận 41

2.2.2.9 Về tình hình môi trường 41

2.3 Thực trạng phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô ở TP Đà Nẵng 42

2.4 Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính tác động đến việc phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô-Đà Nẵng 44

2.4.1 Chi ngân sách và thu hút đầu tư vào phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng 44

2.4.2 Tín dụng đối với phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng 46

2.4.2.1 Về cơ chế cho vay và bảo đảm tiền vay đang được áp dụng đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn 46

2.4.2.2 Về cơ chế lãi suất 48

Trang 3

2.4.3 Chính sách thuế đối với làng nghề thành phố Đà Nẵng 492.5 Đánh giá việc sử dụng các giải pháp tài chính tác động đến việc khôi phục và pháttriển làng nghề thành phố Đà Nẵng 50

2.5.1 Một số kết quả 512.5.2 Về nhược điểm 512.5.3 Những nguyên nhân dẫn đến nhược điểm

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNGNGHỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 533.1 Mục tiêu và định hướng phát triển các làng nghề thành phố Đà Nẵng đến năm 2015

và tầm nhìn đến năm 2020 533.1.1 Quan điểm định hướng của Nhà nước đối với làng nghề 533.1.2 Mục tiêu và định hướng trong việc khôi phục và phát triển làng nghềthành phố ĐàNẵng 543.2 Các giải pháp tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng573.2.1 Giải pháp đổi mới chi ngân sách và thu hút đầu tư vào khôi phục vàphát triển làngnghề thành phố Đà Nẵng 573.2.2 Giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng 583.2.3 Đổi mới giải pháp về thuế đối với làng nghề 593.2.4 Giải pháp huy động các nguồn lực tài chính phục vụ khôi phục và pháttriển làngnghề 603.2.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống hàng lang pháp lý 613.2.6 Giải pháp củng cố và phát triển hệ thống tài chính-ngân hàng 623.2.7 Giải pháp phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và công tác quản lýNhà nước đốivới phát triển làng nghề 62PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để chuyến thực tập thực tế kết thúc thành công tốt đẹp cũng như bổ sung tư liệu cho bàibáo cáo của nhóm được hoàn thiện, tăng độ tin cậy hơn Lời đầu tiên, nhóm xin gửi lờicảm ơn đến trưởng bộ môn cô Lê Thị Kim Thoa, cô Hạnh và thầy chủ nhiệm HoàngTrọng Tuân đã tạo điều kiện cho nhóm tiếp xúc với các cơ sở làng nghề, sự chỉ dẫn tậntâm của thầy cô và các thông tin bổ ích trước khi đến thăm quan các cơ sở

Bên cạnh đó, nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đến bác Vinh trưởng Hợp tác

xã làng nghề nước mắm Nam Ô, và nhiều gia đình tại làng nghề Nhờ sự đón tiếp nhiệttình và những kinh nghiệm làm nghề lâu năm mà quý cô chú anh chị chia sẻ đã giúp đỡnhóm thu thập thông tin một cách có hiệu quả

Ngoài ra, yếu tố tạo nên thành công trong chuyến đi tham quan học tập tại các cơ sở làngnghề là sự đóng góp nhiệt tình của các bạn trong lớp Vậy nhóm cũng xin gửi lời cảm ơnđến toàn thể các bạn sinh viên lớp ĐLKTK31, nhờ sự linh hoạt góp ý, đề xuất ý kiến củacác bạn trong quá trình phỏng vấn các hộ dân đã giúp nhóm khai thác thông tin từ nhiềukhía cạnh, bổ sung thêm tư liệu cho bài báo cáo

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Nông thôn Việt Nam cho đến nay vẫn chiếm hơn 70% lao động của cả nước Trongnhững năm đổi mới cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế nông thôn cũng đang chuyển dịch theohướng tiến bộ Tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng tăng và nông nghiệpngày càng giảm Cùng với quá trình đó lao động trong khu vực nông nghiệp ngày cànggiảm và lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng Sự phát triển củacác ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề, cácngành nghề nông thôn đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhậpcho cư dân nông thôn Bộ mặt nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chấtcũng như văn hóa xã hội ngày càng được cải thiện.Trong quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, Đảng và Nhà nước cũng như các chính quyền địa phương rất quan tâmđến phát triển các làng nghề.Nhiều làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát triểnnhiều làng nghề mới ra đời Đến nay cả nước đã có 1.439 làng nghề, trong đó có 300 làngnghề truyền thống phân bố trên cả 3 miền đất nước Tuy nhiên, sự phát triển của các làngnghề vẫn mang tính tự phát, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ laođộng còn thấp Tình trạng thiếu vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, kiểu dáng, mẫu mã sảnphẩm đơn điệu, khả năng tiếp thị yếu đang khá phổ biến ở các làng nghề hiện nay Đây làthách thức lớn của toàn xã hội, vấn đề đặt ra có tính thời sự, lâu dài, đòi hỏi như thế nào

để tìm ra phương án hiệu quả nhất, đảm bảo phát triển

Thành phố Đà Nẵng cũng giống như nhiều địa phương khác có lịch sử phát triển lâu đờicủa nhiều làng nghề, có nhiều mặt hàng thủ công truyền thống có giá trị xuất khẩu và đápứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Hơn nữa thành phố là nơi có nhiều tiềm năng và lợithế trong phát triển của các làng nghề, như nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, có vị trí

Trang 7

qua thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư khôi phục và phát triển làng nghềtheo chủ trương, chính sách của Nhà nước Nhiều làng nghề được khôi phục và pháttriển, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.Song, cũng như nhiều địa phương khác,làng nghề Đà Nẵng vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển Nguyên nhân cónhiều nhưng trong đó do thành phố cũng như các ban ngành chưa xây dựng được hệthống các giải pháp đồng bộ phục vụ cho việc phát triển các làng nghề, trong đó đặc biệt

là các giải pháp tài chính Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “ Tìm hiệu các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho chuyến thực tập - thực tế Đề tài sẽ góp

phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra các chủ trương, chính sách vàcác giải pháp tài chính trong quá trình phát triển làng nghề của thành phố

Làm sáng tỏ những quan niệm khác nhau về làng nghề, từ đó đưa ra nhận thức đầy đủ vàchính thống về làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề, vai trò củalàng nghề đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn

Nghiên cứu vai trò của các giải pháp tài chính đối với và phát triển làng nghề nông thôn,nhất là các làng nghề truyền thống

Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề và tìm hiều

Việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với phát triển làng nghề

Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là hệ thống các giải pháp tài chính tác động đến quátrình phát triển làng nghề truyền thống thành phố Đà Nẵng

- Điển cứu: làng nghề nước mắm Nam Ô

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Các giải pháp tài chính có nội dung rất rộng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các giảipháp tài chính về chi ngân sách và thu hút vốn đầu tư; về vốn tín dụng ngân hàng; về

Trang 8

chính sách thuế bởi trong thực tế các công cụ đó có tác dụng rất lớn đến sự phát triển củacác làng nghề truyền thống.

 Phương pháp thu thập dữ liệu :

+ Phỏng vấn sâu : Đối tượng phỏng vấn chia làm 3 nhóm :

 Đối với người dân địa phương : phỏng vấn hộ gia đình làm nghề sảnxuất nước mắm trong nghề truyền thống nước mắm Nam Ô

 Chính quyền địa phương (bác Vinh – Đại diện cho cho Hợp tác xã sẽdẫn đoàn đi)

+ Phương pháp khảo sát thực địa (chụp ảnh, quan sát…)

 Chụp ảnh: nguyên liệu, quy trình sản xuất nước mắm và không gianđịa điểm sản xuất

Quan sát: Để tìm hiểu cách thức, quy trình

 Phương pháp xử lý số liệu :

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp trong việc phân tích các nguồn dữ liệu thứ cấp

và dữ liệu từ phỏng vấn sâu nhằm đánh giá những tiềm năng, tìm hiểu những yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển của làng nghề và đời sống các hộ dân

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÀNG NGHỀ VÀ VAI TRÒ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1 Làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

1.1.1 Quan niệm làng nghề truyền thống ở nông thôn

Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, cư trú trongphạm vi một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp

Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng nghề làm nghề thủ công cótruyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ

Quan niệm thứ ba: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại bộ phận dân sốlàm nghề cổ truyền Nó được hình thành, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổitrội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hoặcbán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có qui trình công nghệ nhất định và sốngchủ yếu bằng nghề đó Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hoá trênthị trường

1.1.2 Đặc điểm cơ bản của làng nghề nông thôn ở Việt Nam

Làng nghề Việt Nam có lịch sử lâu đời, phát triển đa dạng về quy mô cơ cấu ngànhnghề.Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, làng nghề có lúc thịnh, lúc suy Tuynhiên đến nay, nó vẫn mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, làng nghề hình thành ở nông thôn, có nhiều ngành nghề và gắn liền với sảnxuất nông nghiệp

Các làng nghề,, trước hết là làng nghề truyền thống, đều ra đời ở nông thôn và tách ra

từ làng nghề nông nghiệp Lúc đầu, người alo động ở nông thôn do nhu cầu tìm việclàm và thu nhập đã làm thêm nghề thủ công bên cạnh làm nông nghiệp với tư cách lànghề phụ trong các gia đình để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong năm và đáp ứng yêucầu sản phẩm thủ công cho sản xuất nông nghiệp cũng như cho đời sống nhân dân.Khi lúc lượng sản xuất phát triển tơi một mức nào đó thì tiểu thủ công nghiệp tác rathành một ngành độc lập, từng bước vươn lên và trở thành ngành sản xuất chính ở một

số làng và hình thành nên làng nghề.Song, để đảm bảo cuộc sôngs, người dân bao giờcũng làm thêm nghề nông hay buôn bán hoặc làm thêm nghề khác Sự kết hợp đa

Trang 10

nghề này thường được thể hiện trong một làng hay từng gia đình Mặt khác, ở tỏngcác làng nghề, đại bộ phận các hộ chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn tham giasản xuất nông nghiệp.Họ nhận ruộng và giữ ruộng khi được giao quyeenfn sử dụng,nhận ruộng nhưng không làm ruồn hoặc chỉ làm một phần nhỏ, còn hầu hết các khâuđều thuê người ở địa phương khác đến sản xuất.Như vậy, làng nghề và sản xuất nôngnghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Các làng nghề tạo việc làm và tăng thu nhậpcho người lao động lúc nhàn, đồng thời nó cũng giải phóng bơts khỏi nông nghiệp sứclao động của các hộ nông dân và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩmnông nghiệp.

Đến nay, Việt Nam có khoảng 200 lọai sản phẩm và phát triển hầu hết ở các tỉnh,thành phố trong cả nước.đặc biệt là làng nghề tiểu thủ công nghiệp không chỉ sản xuấthàng tiêu dùng mà còn sản xuất ra nhiều loại hàng hóa khác nhau nhằm cung cấp chosản xuất nông nghiệp cũng như cho công nghiệp và xuất khẩu

Thứ hai, các công đoạn sản xuất chủ yếu là bằng thủ công, chất lượng sản phẩm cònthấp

Đặc điểm nổi bật về kỷ thuật và công nghệ sản xuất ở các làng nghề xưa kia là sửdụng các công nghệ cổ truyền, kỷ thuật thủ công Hầu hết các công đoạn trong quytrình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận Ngày nay, tuy một số khâu đãđược thay thế bằng công cụ cơ khí hoặc nữa cơ khí, nhưng chủ yếu vẫn là lao độngbằng tay Lao động này có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số người trong giađình dòng họ, trong làng hoặc các vùng lân cận, nhưng dòi hỏi phải có một tay nghềnhất định, một khả năng khéo léo riêng biệt, kết hợp với đầu óc sáng tạo để sản phẩm

có tính mỹ thuật cao Với tính chất lao độn như vậy nên sản xuất ở các làng nghềthường có ưu thế nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, nâng cao chấtlượng và đa dạng hóa các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Songtrên thự tế, chất lượng sản phẩm ở các làng nghề nước ta chưa cao, một mặt do trình

độ văn hóa ở các vùng nông thôn còn thấp nên đổi mới công nghệ chậm, chủ yếu dựavào kinh nghiệm nên tiêu hao nguyên liệu, năng lượng và sức lao động trên đơn vị sảnphẩm lớn Do đó, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh Mặt khác, do sản phẩm làng nghềtiêu thụ chủ yếu ở nông thôn nơi thu nhập của dân cư thấp, vấn đề quan trọng đối với

Trang 11

đó thể hiện ở một số gia đình trong làng nghề làm hàng xô, hàng chợ để tiêu thụ trênthị trường.

Thứ ba, hình thức sản xuất kinh doanh của làng nghề ngày càng đa dạng

Ở giai đoạn mới hình thành, hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là hộgia đình huyết thống gắn với các phường nghề như: phường gốm, phường vải, phườngmộc… Trong thời kì bao cấp, các làng nghề được tổ chức thành “đội hành nghề” củahợp tác xã sản xuất nông nghiệp như: đội gốm, đội mộc, đồi nề, đội làm sơn mài…Nơi đông thự thủ công thành lập thành hợp tác xã công nghiệp

Chuyển sang thời kì đổi mới, nhất là những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có sựquan tâm hơn đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn nên hình thức tổchức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề cũng có sự thay đổi: làng nghề ngày càng

đa dạng về quy mô, phong phú về chủng loại sản phẩm hiện nay, sản phẩm của cáclàng nghề đã trở thành hàng hoám được bán trên thị trường trong nước và quốc tế.Thứ tư, gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ và thị trường tiêu thụ trong nước là chủ yếuViệt nam rất giàu tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản, hệ động thực vật… Đâychính là nguồn nguyên liệu phog phú cho sản xuất ở các làng nghề Loại nguyên liệuđược sử dụng chính cho các sản phẩm thủ công là gỗ, đá, cỏ, giấy, tre… Đa số cácnguyên liệu này có thể tìm thấy ở trong vùng hoặc các vùng lân cận Do đó, trong thực

tế, làng nghề Việt Nam thường được hình thành và phát triển ở những nơi có sẵnnguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất Đối với các hộ có quy mô sản xuất nhỏthường sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hoặc trực tiếp đi mua nguyên liệu ở noi khácvề.Với những làng nghề có quy mô sản xuát lớn, nguyên liệu tại chỗ không đủ màphải thông qua các bước trung gian hoặc liên kết với người mua gom nguyên liệu từcác nguồn khác nhau.Mỗi làng có quy mô sản xuất lớn thường có từ 4 – 5 nhómchuyên cung cấp nguyên liệu, mỗi nhóm từ 7 – 10 người với lượng vốn hàng chục tỷđồng Mặc dù có sự liên doanh, liên kết trong việc cung cấp nguyên liệu nhưng nhìnchung, hiện nay, việc cung cấp nguyên liệu ở nhiều làng nghề gặp khó khăn, cần có kếhoạch quản lý, bảo vệ để có nguồn nguyên liệu ổn định nhằm phát triển làng nghề bềnvững

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cho đến nay chủ yếu vẫn là tiêu thụ tại chỗ tại địaphương Trong vài năm gần đay, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề tuy có thay

Trang 12

đổi hướng tới xuất khẩu nhưng tỷ trọng hàng xuất khảu còn rất thấp, mặt hàng cònđơn điệu, số lượng và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được đầy đủ thị hiếu củangười tiêu dùng nước ngoài Hình thức xuất khẩu đa phần thông qua đường tiểungạch, hoặc ủy thác cho các công ty xuất nhập khẩu ở trung ương, Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh.Có một phần xuất khẩu trực tiếp nhưng không đáng kể

Thứ năm, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống mang đậm bả sắcdân tộc

Làng nghề, trước hết là làng nghề truyền thống đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóadân tộc, đó là niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ nối tiếp nhau Bản sắc văn hóadân tộc này được thể hiện ở các sản phẩm, công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất.Mỗi sản phẩm của làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật, là những bảo vật vô giá nhưtrồng đồng Ngọc Lũ, tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay… Các sản phẩm thủ công mỹnghệ được sản xuất ra bởi những nghệ nhận khác nhau, những địa phương khác nhaunên co màu sắc riêng, nét văn hóa đặc trưng riêng Nhưng nét riêng đó được trảinghiệm qua thời gian, qua giao lưu, chọn lọc được khảng định để tồn tại và phát triển,cùng với sự kế thừa, bổ sung cho nhau, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày cànghoàn thiện Như vậy, sản phẩm của làng nghề không chỉ là những giá trị kinh tế, thựchiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn mang biểu trưng của nềnvăn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam

1.1.3 Vai trò của làng nghề truyền thống trong gian đoạn hiện nay

Thứ nhất, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở khuvực nông thôn

Hàng năm, giá trị sản lượng của làng nghề trong nước đạt khoảng trên 40 000 tỷ đồng.Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được 7 – 9%/năm trong gần chục năm qua

Mỗi làng nghề dao động từ 400 – 700 hộ sản xuất, mỗi hộ có từ 4 – 5 nhân lực laođộng Các làng nghề hiện nay góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xãhội ở địa phương; giải quyết viejc làm, tạo thu nhập cho người lao động; sản xuất khốilượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho thành phố, cho các tỉnh và xuấtkhẩu

Sự phát triển của làng nghề không chỉ thu hút lao động ở gia đình và ở địa phương mà

Trang 13

của người lao động được ổn định Ngoài ra, làng nghề phát triển còn kéo theo nhiềunghề dịch vụ khác cùng phát triển Chẳng hạn, nghề chế biến lương thực, thực phẩmtạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển Ngành sản xuất hàng ngũ kim, ngành tái chếcác sản phẩm… tạo điều kiện cho mạng lưới thu gom nguyên liệu phát triển.

Như vậy, phát triển làng nghề là động lực phát triển giải quyết việc làm cho người laođộng ở nông thôn và mang ý nghĩa to lớn về chính trị, xã hội Hạn chế sức ép ngườilao động dồn về thành phố, qua đó giải quyết bớt một số tệ nạn xã hội do thiếu việclàm gây ra, không chỉ ngay tại các làng nghề, vùng nông thôn, mà còn cho cả cácthành phố lớn Giải quyết việc làm sẽ là điều kiện thuận lợi làm cho nông thôn ổn định

về chính trị - xã hội, thực hiện tốt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh

Thứ hai, là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làtăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷtrọng giá trị sản phẩm và lao động ngành nông nghiệp Sự phát triển của làng nghề tạođiều kiện hết sức thuận lợi cho việc tham gia trực tiếp vào sự phân công lao động xãhội ở địa phương, nhất là ở nông hôn Cơ cấu lao động ở những vùng, làng, xã cónghề đã thực sự chuyển đổi mạnh mẽ, phân công lao động hợp lý hơn do yêu cầuCNH, HĐH nôn nghiệp nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là conđường tất yếu để phát triển một cách toàn diện kinh tế nông thôn, làm cho tỷ trọng củacác ngành nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọng của csc ngành công nghiệp ngàycàng tăng Tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trên, làngnghề đã có vai trò rất quan trọng Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề đã tác độngtích cực vào việc thay đổi tập quán sản xuất lâu đời của người nông dân từ sản xuấtnhỏ, phân tán, độc canh, tự cấp, tự túc, sang sản xuất hàng hóa đa ngành, kết hợp sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Ở những địa phương có nhiều làng nghề phát triển, tỷ trọng GDP và lao dộng trongcông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng trong tổng GDP và

Trang 14

lao động ở nông thôn Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của nông dân.

Như vậy, sự phát triển các làng nghề không chỉ làm cho cơ cấu lao động trong xã biếnđổi, mà cơ cấu lao động trong mỗi gia đình cũng có biến đổi sâu sắc Ở mỗi gia đìnhcủa làng nghề cũng có sự phân công lao động hợp lý hơn Nó tạo ra động lực pháttriển cho các thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Phát triển làng nghề là nhân tố quan trọng thúcđẩy nhanh CNH nông thôn Đồng thời, pahts triển làng nghề còn tạo ra cơ cấu laođộng mới ở nông thôn, chuyển một bộ phận từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ laođộng giản đơn qua lao động có kỹ thuật, từ lao động có năng suất thấp sang lao động

có năng suất cao

Thứ ba, góp phần tăng khối lượng hàng hoá và chủng loại hàng hoá phục vụ nhu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Việc đa dạng hóa các sản phẩm làng nghề không chỉ đơn thuần nhằm tăng thêm nguồnthu nhập, mà còn đặt ra yêu cầu cho các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tính toánmột cách khoa học để đạt hiệu quả kinh tế cao Đa dạng hóa sản phẩm, không cónghĩa là sản xuất dàn trải, lãng phí, manh mún và phân tán nguồn tài nguyên, môitrường mà cần đặt nó trong mối quan hệ với không gian địa lý kinh tế, sử dụng hiệuquả các nguồn tài nguyên và phải bảo vệ được môi trường sinh thái, từng bước xâydựng nông thôn Việt Nam phát triển bền vững, văn minh, hiện đại

Với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú, các làng nghề đã làm ra nhiều mặt hàngnhư: cơ khí, điện –điện tử, giày dép… phục vụ tiêu dùng của người dân Đồng thời,trong giai đoạn hiện nay hướng sang xuất khẩu ra thị trường các nước như Mỹ, Nhật,Pháp, Đức…

Thứ tư, cải thiện đời sống cho người lao động, tăng tích lũy, xóa đói giảm nghèo

Sự chênh lệch về mặt thu nhập giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn, khoảng 10triệu người không có việc làm hoặc ít có việc làm, lại đa phần ở nông thôn, hình thànhmột số yếu tố bất ổn cho quá trình kinh tế - xã hội Hiện chưa thấy triển vọng ro ràngcho ngành nông nghiệp có thể tạo ra đủ việc làm và tăng thu nhập trong tương lai.Theo kết quả ước tính, thu nhập trung bình của khu vực phi nông nghiệp cao hơn 3, 4

Trang 15

ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của hộ gia đình nông thôn Cá biệt, cómột số thu nhập từ ngành nghề đã là nguồn tích lũy lớn và làm giàu trong bước đi banđầu từ sản phẩm tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa Đối với họ, ngành nghề đã trởthành biểu tượng của sự thịnh vượng và phát triển trong tương lai.

Ở làng nghề, số hộ đói hầu như không còn, số hộ nghèo có tỷ lệ không đáng kể, sốgiàu ngày càng tăng lên Trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập, các làng nghề dượccoi là nhân tố quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn dựa theo hướngtăng hộ giàu, giảm hộ nghèo nâng cao phúc lợi cho người dân

Với quá trình chuyển đổi này, nông thôn Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều làngnghề mới, nhiều nghề mới Sự phát triển này đã góp phần đáng kể vào việc nâng caomức thu nhập và đời sống vật chất, làm cho bộ mặt nông thôn được thay đổi Từ đó,làm cho người dân nông thôn năng động hơn, tháo vát hơn trong sản xuất kinh doanh,không cam chịu nghèo đói, mà vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình.Thứ năm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế

Làng nghề Việt Nam, trước hết là làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển lâu đờitrong lịch sử, trong đó có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụcác nghệ nhân và đội ngũ lành nghề Các sản phẩm được làm ra chứa đựng nhữngphong tục tập quán, tín ngưỡng… mang sắc thái riêng, đồng thời cũng là thông điệpbền vững của dân tộc lưu truyền lại cho thế hệ sau Những nét độc đáo đó thể hiệnbằng chính bàn tay khéo léo, óc mẫn cán sáng tạo của nghệ thuật nhân tài mà có.Nhiều sản phẩm của làng nghề Việt Nam có giá trị minh chững cho sự thịnh vượngvủa quốc gia qua các thời kỳ lịch sử.Đến nay, nhiều sản phẩm là mặt hàng thủ công

mỹ nghệ tinh xảo và độc đáo đạt trình độ bậc cao về mặt mỹ thuật của nước ta đượclưu giữ, trung bày ở nhiều viện bảo tàng ở nước ngoài Thế giới biết đến Việt Namthông qua những sản phẩm độc đáo được xuất khẩu như gốm sứ Bát Tràng, đúc đồngĐại Bái, khảm trai Chương Mỹ… Trên các sản phẩm này người nghệ nhận thể hiện rấtsinh động cảnh sinh hoạt, thiên nhiên, lễ hội, con người … mang đậm tư tưởng, tìnhcảm và thẩm mỹ làng nghề quê Việt Nam, dân tộc Việt Nam Đây là yếu tố đầu tiênđược khách hàng nhìn nhận, đánh giá cao, sau đó mới là yếu tố kỹ thuật

Trang 16

1.2 Vai trò của giải pháp tài chính đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề

1.2.1 Tổng quan về tài chính và các giải pháp tài chính

Hệ thống tài chính nước ta và cơ cấu hệ thống tài chính

a/ Khái niệm hệ thống tài chính:

Là tổng thể các quan hệ tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhưngthống nhất với nhau về bản chất, chức năng và liên hệ hữu cơ với nhau về sự hìnhthành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong nền kinh tế; Các khâu tàichính sau đây: Tài chính nhà nước; Tài chính doanh nghiệp; Bảo hiểm; Tín dụng; Tàichính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình

b/ Những đặc trưng cơ bản: Ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, hệ thống tíndụng, hệ thống bảo hiểm, tài chính các tổ chức xã hội và dân cư

c/ Mối quan hệ:

- Giữa doanh nghiêp với tài chính các tổ chức xã hội và dân cư qua các khoản trả tiềncông lao động, các khoản thanh toán do cung ứng hàng hoá và dịch vụ, trả lợi tức cổphần, mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá

- Giữa tài chính doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thể hiện qua các khoản nộpthuế cho nhà nước, các biện pháp tài trợ của nhà nước cho doanh nghiệp

Giữa tài chính doanh nghiệp với nhau được thể hiện qua các khoản thanh toán về cungứng hàng hoá và dịch vụ vay nợ, trả nợ, mua bán các loại chứng khoán doanh nghiệpphát hành

- Giữa ngân sách nhà nước với tài chính tổ chức xã hội và dân cư thể hiện qua cáckhoản trả lương, nộp thuế, mua bán và thanh toán chứng khoán, trợ cấp của Nhà nước.Các mối quan hệ trên nằm trong thể thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau

Tài chính và các giải pháp tài chính

a/ Khái niệm về công cụ tài chính (CCTC)

CCTC là những hình thức hoạt động tài chính được các chủ thể trong xã hội sử dụng

để tác động vào quá trình vận động các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các mụctiêu KT-XH gắn liền với các chủ thể đó

b/ Sử dụng các CCTC

Trang 17

Các công cụ thuộc chính sách tài chính-tiền tệ: Các công cụ thuế, tín dụng nhà nước

và các quỹ hỗ trợ tài chính là những công cụ tài chính mà Nhà nước có thể sử dụngtrực tiếp để khai thác và tập trung các nguồn lực tài chính của xã hội, đòi hỏi nhà nướcphải kết hợp sử dụng đồng bộ: Chi ngân sách nhà nước, công cụ lãi suất, nghiệp vụ thịtrường mở, dự trữ bắt buộc và tỷ giá

Thị trường tài chính và các công cụ: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gởitiết kiệm, kỳ phiếu đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngắn hạn hoặc trung và dài hạn.c/ Tài chính và các giải pháp tài chính

Hệ thống tài chính bao gồm hệ thống tài chính Nhà nước (luật NSNN, chính sách thuế

và chi ngân sách ); hệ thống tín dụng nhà nước (NHNN, NHTM Nhà nước, NHchính sách xã hội, NHTM cổ phần và nông thôn); hệ thống các quỹ (Quỹ đầu tư pháttriển, quỹ bảo hiểm ) và hệ thống các chương trình dự án, hỗ trợ và các tổ chức đoànthể xã hội, hiệp hội tín dụng

1.2.2 Vai trò, cơ chế tác động và mối quan hệ phối hợp của các công cụ tàichính trong việc phát triển làng nghề

1.2.2.1 Vai trò của các công cụ tài chính trong việc phát triển làng nghềBài báo cáo hệ thống hoá vai trò của các giải pháp tài chính đối với việc khôi phục vàphát triển làng nghề trên 5 mặt: Tập trung vốn để xây dựng cơ sở vật chất cho làngnghề; góp phần đào tạo nguồn nhân lực; góp phần đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các

cở sở sản xuất làng nghề; tạo điều kiện phát triển thị trường đầu ra của sản phẩm; đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực, các tổchức có liên quan đến phát triển làng nghề Đồng thời khẳng định các giải pháp tàichính chỉ phát huy tác dụng đối với khôi phục và phát triển làng nghề khi chúng đượcphối hợp với nhau một cách đồng bộ

1.2.2.2 Cơ chế tác động và mối quan hệ phối hợp công cụ tài chính trongviệc phát triển làng nghề

Một đặc điểm bao trùm của các công cụ tài chính (CCTC) là tính chất hai mặt: tíchcực và tiêu cực Cùngq một CCTC như thuế, chi ngân sách, tín dụng nếu sử dụngđúng và thích hợp sẽ kích thích mọi động lực và đem lại kết quả tích cực Trái lại, nếu

sử dụng không đúng và không thích hợp thì tác động tiêu cực sẽ vô cùng to lớn và dẫn-n triệt tiêu mọi động lực của cả hệ thống các CCTC

Trang 18

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp trong nước được sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuấtkinh doanh hoặc trên doanh thu

Đối với sản phẩm trong nước xem xét mức chênh lệch giá cả giữa hai loại hàng hoá,

**tỷ lệ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng so với tổng kim ngạch nhập khẩu, mức độ nhậpsiêu của nền kinh tế

Đối với quốc gia gồm chỉ số kinh tế vĩ mô, chỉ số định chế và chỉ số công nghệ

Các yếu tố về thước đo chất lượng gồm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tiến

bộ về phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, nhịp độ tăng trưởng kinh tế và giá trịgia tăng

1.3 Kinh nghiệm một số nước trong việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với việc khôi phục và phát triển làng nghề

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước châu Á, bên cạnh các trung tâm công nghiệplớn, sản xuất hiện đại vẫn chú ý duy trì và phát triển làng nghề, làng nghề truyềnthống

1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Là một nước châu Á có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thế giới, tuy vậy,

ở nhiều cùng đất nước, thị trấn, thị tứ, thị xã của Nhật Bản vẫn tồn tại nhiều làng nghềvới nghề thủ công đa dạng, phong phú, như đan lát, đẹt chiếu, may áo kimono, cácnghề thủ công mỹ nghệ…

Kinh nghiệm có ý nghĩa nổi trội trong phát triển làng nghề của Nhật là phong trào

“mỗi làng nghề một sản phẩm” được khởi xướng tại tỉnh Oita Prefectare, vùngHiramatraa, năm 1979 Phong trào đã thành công trong việc phát huy tính tự lực, sángtạo của người dân trong khai thác, sử dụng các nguồn nhân lực ở địa phương để pháttriển các làng nghề, đưa làng quê thoát khỏi cảnh nghèo đói Từ thành công của phongtrào này, có thể cho ta những kinh nghiệm sau:

Một là, trên cơ sở thế mạnh của từng địa phương, lựa chọn sản xuất một sản phẩmmang tính toàn cầu

Hai là, phát huy tính độc lập tự chủ, sáng tạo của người dân làng nghề kết hợp với sự

hỗ trợ có hiệu của Nhà nước

Trang 19

Ba là, đảy mạnh mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các hộ, các cơ sở sản xuất,các làngnghề trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hợp tác trong thống nhất giá cả,phương thức bán… nên tổ chức kênh tiêu thụ trực tiếp để có giá trị kinh tế cao.

Bốn là, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, coi phát triển nguồn nhân lực là động lựcquan trọng nhất của phong trào “mỗi làng nghề một sản phẩm”

1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Vốn là một nước có nhiều nghề thủ công lâu đời và nổi tiếng như đồ gốm, dệt tơ lụa,luyện kim, làm giấy… việc bảo quản, khôi phục và phát triển các làng nghề truyềnthống của Trung Quốc rất thành công là một bài học đang giá cho việc khôi phục vàphát triển làng nghề ở Việt Nam mà chúng ta cần phải học hỏi nhiều ở họ Trong đó

có thể kế đến là việc tạo thành các xí nghiệp hương trấn vào năm 1978 Xí nghiệphương trấn (XNHT) la xí nghiệp do nông nhân địa phương góp vốn xây dựng tại các

xã, thôn dưới hai hình thức tư nhân và tập thể Xét về mặt bản chất, các XNHT khôngmang đặc trưng của làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống Sản phẩm tạo rakhông mang tính chất truyền thống hay đặc thù của địa phương mà rất đa dạng, hìnhthức tổ chức chủ yếu là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, công nhân xí nghiệp đaphần xuất thân từ nông dân, giá cả lao động rẻ nên chi phí lao động trên đơn vị sảnphẩm thấp Mặt khác, XNHT được đánh giá là hình thức tổ chức năng động và có sựđóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc Mô hình nàyđược phát triển được nhờ vào các biện pháp và chính sách hỗ trợ của Nhà nước sauđây:

Một là, thực hiện cải cách thể chế ở vùng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi choXNHT, nhất là XNHT tư nhân phát triển

Hai là, đẩy mạnh phân cấp quản lý chính quyền địa phương theo hướng tăng quyềnhạn đặc biệt là quyền hạn quản lý chi tiêu ngân sách

Ba là, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nônthôn

Bốn là, tăng độ minh bạch, bình đẳng, thông thoáng của các chính sách tạo điều kiệncho các cơ sở, tổ chức làng nghề có điều kiện phát triển

Năm là, đề khắc phục tình trạng công nghệ lạc hạu và năng lực quản lý yếu kiếm củacác thủ doanh nghiệp trong XNHT

Trang 20

Sáu là, để mở rộng thị trường, các XNHT đã thực hiện liên kết với nông dân để hìnhthành các kênh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng thương mại điện tử để tìm hiểu thị trườngnước ngoài.

1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Các ngành nghề thủcông mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức được duy trì vàphát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, đứng hàng thứ 2 trên thế giới

Để đạt được kết quả này cũng như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chínhnăm 1997 đã làm cho ngườ dân nông thôn roi vào cảnh khốn cùng, chính quyền TháiLan đã thực hiện dự án quốc gia “mỗi làng nghề một sản phẩm” (mô hình này bắtnguồn từ Nhật Bản đã được đề cập ở trên) Với một số chính sách chủ yếu sau:

Một là, huy động hầu hết các bộ, ngành chủ chốt tham gia vào dự án, trên cơ sở phâncông cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ, từng địa phương, từng cơ sở

Hai là, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phân loại đối tượng sản xuất theo tiềmnăng thị trường: nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước, nhóm thịtrường nước ngoài, nhóm được bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ

Ba là, xây dựng và ban hành các chính sách ưu tiên cho dự án

Bốn là, xác định các bước trong thực hiện dự án: thứ nhất: hướng nghiệp, lập kế hoạch

và thiết lập các mối quan hệ công đồng; thứ hai: xác định các sản phẩm nổi bật; thứ

ba, phát triển sản phẩm; thứ tư, phân phối, marketing sản phẩm; cuối cùng là đánh giá

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

Trang 22

Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đườngsắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cáchthành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểmcủa 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa MỹSơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõquan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmađến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kếtthúc là Cảng biển Tiên Sa Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển vàđường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợicho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên

là 1.283,42 km2

 Địa hình

Được thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng vừa có đồng bằng , vừa có núi, có song, có biển.Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn( trên 70%), độ cao khoảng từ 700-1500m , độdốc lớn là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh tháicủa thành phố.Hệ thống sông ngắn dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố ĐàNẵng và tỉnh Quảng NamĐồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng củabiển nên bi nhiễm mặn , là vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp- dịch vụ, nôngnghiệp, quân sự, khu dân cư và các khu chức năng của thành phố

b.Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biếnđộng.Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miềnNam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam.Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, độ ẩm không khí trung bình là83,4%lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm, số giờ nắng bình quântrong năm là 2.156,2 giờ

c Thủy văn

Trang 23

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi HảiVân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảngchuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi choviệc giao thông đường thuỷ Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão củacác tàu có công suất lớn.Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp nhưNon Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ởkhu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc pháttriển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.Sông ngòi của thành phố Đà Nẵngđều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông

ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km,tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưuvực khoảng 426km2)

 Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà

Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinhhọc, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam HảiVân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừngxanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào

 Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:

Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp vớivườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra mộthành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệtchủng

Trang 24

 Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:

Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh tháiđất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh Điều đặc biệt làSơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc

vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ.Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi có nhiềucảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch.Ngoài ra, Sơn Trà còn là bứcbình phong che chắn gió bão cho thành phố

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

a Dân số

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà Nẵng là876.545 người.Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là628,58người/km2

b Tôn giáo

Đà Nẵng là thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông

- Tây, trung tâm kinh tế, văn hóa, đối ngoại của khu vực miền Trung nên cũng là nơitập trung nhiều tổ chức tôn giáo, có đông chức sắc, nhà tu hành, tín đồ với nhiềuhoạt động tôn giáo diễn ra đa dạng, phong phú Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có

09 tổ chức tôn giáo đang hoạt động hợp pháp, ổn định, với khoảng 180.000 tín đồ, gần1.000 chức sắc, tu sỹ, 184 cơ sở tôn giáo và nhiều cơ sở chuyên dùng khác

c Hoạt động kinh tế

+kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt 9.236 tỉ đồng,tăng bình quân 11%/năm GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệuđồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếptrong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi

Trang 25

tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanhnghiệp đã đi vào hoạt động Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80%

đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.Cơ cấu kinh tế tiếp tụcchuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Tỷ trọng nhóm ngànhdịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nôngnghiệp đạt 3% Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao độngnông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng

là 35,1% và dịch vụ 55,3%

+Công nghiệp

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơihội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử,sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, côngnghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ngành công nghiệp củathành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm

+Thương mại

Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, antoàn Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm.Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm

ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn

d.Cơ sở hạ tầng

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam

về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thôngquan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên Thành phố còn là điểm cuối trên Hànhlang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam

Trang 26

qua 2 đường quốc lộ:

* Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thànhphố ở km 929

* Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnhmiềnNam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam

+Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội

thị Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mởrộng và kéo dài Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông

và làm đẹp đô thị Các con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng hiện nay:

+Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà

Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt Bờ Đông là những quận huyệnngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hànhchính, dịch vụ.Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày cànggiảm.Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn

 Đường hàng không

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhấtthế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài vàTân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trungchuyển của đường bay Đông - Tây Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếpvới Singapore, Bangkok, Taipei, Guangzhou là một điều rất thuận lợi trong giao lưu

Trang 27

nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay nàychỉ còn một số ít các đường bay quốc tế Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn

là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng HảiPhòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông

550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải

lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý nên rất thuận tiện cho việc

đi lại, vận chuyển Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trongkhu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan đã có thể đến Đà Nẵng vàngược lại

 Bưu chính viễn thông

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cảcác loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động,điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet (viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phátnhanh điện hoa (bưu chính) Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số Chất lượng và sốlượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụngnhững công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cápquang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10 các tuyến cáp quang biển quốc tế, khuvực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác

sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lênngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cungcấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính chocác tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại Nói đến công nghệthông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh lànhững nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn

Trang 28

nhất Đà Nẵng.

e Tiềm năng du lịch phong phú

du lịch được xác định là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hơnnăm năm qua , thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực xây dựng hình ảnh một đô thị năng động,hiện đại và môi trường trong sạch gắn với chiến lược phát triển các chuỗi sự kiện , lễhội công đồng Nằm trên “ Con đường Di sản thế giới” Đà Nẵng còn được biết đếnnhư một điểm hẹn của các sự kiện và lễ hội Từ các lễ hội truyền thống như Lễ hộiQuán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Túy Loan cho đến các sự kiện nỗi bậtnhư cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi dù bay quốc tế…đã và đang thu húthàng triệu lượt khác đến với Đà Nẵng mỗi năm Đây cũng là nhưng thuận lợi để dukhách có thể biết đến các làng nghề truyền thống ở nơi đây

g Môi trường đầu tư

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến làm việc tại

Đà Nẵng, chính quyền thành phố đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục đầu tư, nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ , công chức , xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lựcđào tạo và cung ứng nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuậnlợi, minh bạch và hấp dẫn

 Thực hiện cơ chế “ một cửa liên thông” trong cấp giấy chứng nhận đầu

tư ch các dự ánh

 Xây dựng chính quyền điện tử , hướng đến 2015 thành phố trở thànhthành phố có chính quyền điện tử

2.2 Thực trạng phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng

Trang 29

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có nhiều làng nghề như : Làng đá mỹ nghệ Non Nước,Làng nước mắm Nam Ô, nghề bánh tráng Túy Loan, nghề bánh khô mè, nghề mây tre

lá, nghề sản xuất mắm ruốc và nghề đá chẻ Hòa Sơn Qua 5 năm triển khai chươngtrình phát triển ngành nghề ở nông thôn, Đà Nẵng bảo vệ các ngành nghề truyền thốngtránh nguy cơ mai một, các sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng được phát triển và quảng

bá thương hiệu rộng rãi, tạo được sự gắn kết giữa các nhà khoa học với nông dânthông qua việc ứng dụng có hiệu quả các kết quả khoa học vào sản xuất nông nghiệp ởnông thôn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết tốt việc làm, ổn định đời sốngcho nông dân trên địa bàn thành phố

Trải qua năm tháng, làng nghề Đà Nẵng vẫn giữ cho mình nét hồn hậu, chân chất.Những bậc cao niên, những nghệ nhân vẫn say mê với công việc mà cha ông họ đãtruyền lại, rồi lại đến thế hệ con cháu, cứ thế, đời này nối tiếp đời kia, họ sống vớinghề không chỉ bởi miếng cơm, tấm áo mà còn vì cái tâm của con người trên mảnh đất

Có thể nói làng đá mỹ nghệ Non Nước hình thành và phát triển nhờ tận dụng và kếthợp được các yếu tố nguyên liệu, nhân lực và thị trường để sản xuất kinh doanh làmnên thương hiệu đá mỹ nghệ đặc sắc như hiện nay

 Làng chiếu Cẩm Nê

Trang 30

Ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng.Ngoài làng Cẩm Nê còn cólàng Bàn Thạch Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai

rõ Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổihỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đờicác cụ thì nghề chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn - Thanh Hóa đưa vào.Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa.Chiếutrơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu.Chiếu trơn dệt loại lácdài không chắp, sợi nhỏ bán đắt tiền hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nốinhau Chiếu Cẩm Nê đã được phục hồi từ những đôi tay khéo léo, cần cù, từ sự nhẫnnại và sáng tạo của người dân Hòa Tiến

 Bánh khô mè Cẩm Lệ

Bánh khô là đặc sản của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mèsản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả Làng Cẩm Lệ thuộc phườngKhuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè Bột gạo pha vớibột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, “tắm” đường, “tắm” mè Bánh tắm bằng nếp rang gọi là bánh khô nổ, tắm bằng mè thì gọi là bánh khô mè.Bánh ngon có ruột xốp dòn, đường dẻo, mè rang đủ độ chín thơm, lúc bẻ đường kéothành sợi tơ vàng mảnh Bánh khô mè thường được dâng cúng ông bà tổ tiên trongnhững ngày giỗ tết.Hiện nay bánh được sản xuất, tiêu thụ quanh năm cả trong vàngoài nước

2.2.1 Đánh giá chung về làng nghề ở Đà Nẵng

2.2.2.1 Số lượng, qui mô làng nghề

Quy mô và số lượng sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng

là nhỏ bé.

Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở

Trang 31

công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộđược hỏi sử dụng dưới 10 lao động.

2.2.2.2 Lao động của các làng nghề

Về lao động thuê ngoài, có khoảng 50% các hộ sản xuất không cần thuê lao độngbênngoài Với các hộ có thuê lao động ngoài, lao động thuê ngoài chủ yếu trong xã(52%),trong huyện (48%), có rất ít hộ thuê lao động ngoại tỉnh (12%)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ hộ có sử dụng lao động thuê ngoài của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng

Về Cơ hội cho người trẻ gia nhập làng nghề ít

Đối với hộ sản xuất truyền thống

- Độ tuổi trung bình của chủ hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp tại ĐàNẵng được điều tra là 49.5 tuổi, khoảng tuổi 45-50 là phổ biến nhất và trẻ nhất 26tuổi Số chủ hộ kinh doanh dưới 40 tuổi là khá ít, chỉ chiếm 40% hộ khảo sát Điềunày cho thấy đa phần các chủ hộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanhhiện tại và điều này cũng cho thấy cơ hội của người trẻ tuổi gia nhập ngành nghề sảnxuất là ít

Đối với hộ kinh doanh TMDV truyền thống

- Độ tuổi trung bình của chủ cửa hàng tại Đà Nẵng được khảo sát là 46 đến 47 và độtuổi 45- 46 là độ tuổi phổ biến nhất, trẻ nhất là 27 tuổi Độ tuổi dưới 40 rất ít, chỉchiếm 20%.Điều này cho thấy đa phần các chủ hộ có kinh nghiệm trong việc buôn bán

và dịch vụ.Cơ hội cho người trẻ tuổi mở được một cửa hàng ở Đà Nẵng là ít

Trang 32

- Độ tuổi này phù hợp với thời gian các hộ đã mở cửa hàng khi có khoảng 80% cửahàng đã hoạt động trên 5 năm và gần 60% cửa hàng hoạt động trên 10 năm Điều nàyphản ánh một thực tế là để có thể mở một cửa hàng kinh doanh, chủ cửa hàng phải cótích lũy vốn và kinh nghiệm trước đó một thời gian khá dài Bên cạnh đó, ở Việt Namvới độ tuổi trên 40 thì nhiều chủ hộ được bố mẹ già thừa kế lại tài sản là nhà mặt tiền,đây là một điều kiện tiên quyết để mở cửa hàng khi giá đất tại Việt Nam nói chung vàtại Đà Nẵng nói riêng là đắt so với mức thu nhập trung bình.

Về mức độ thâm nhập của các hiệp hội đối với các hộ sản xuất kinh doanh.

Đối với hộ sản xuất truyền thống

Mức độ thâm nhập của các hiệp hội đối với các hộ kinh doanh tại Đà Nẵng: các hộkhá tích cực tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hơn 80% có tham gia hội doanhnghiệp làng nghề, liên minh HTX, hoặc hội Doanh nghiệp nữ, phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam

Đối với hộ kinh doanh TMDV truyền thống

Mức độ tham gia của các hộ kinh doanh TMDV tại Đà Nẵng vào các hiệp hội có tínhchất nghề nghiệp là ít, chỉ có 13% có tham gia vào Hiệp hội bán lẻ.Tổ chức có các chủcửa hàng tham gia nhiều nhất là Hội phụ nữ 31% Điều này là phù hợp vì có đến82,7% chủ cửa hàng là nữ Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của các cửa hàng thươngmại dịch vụ tại Đà Nẵng Việc không thường xuyên tham gia các hiệp hội nghề nghiệpkhiến các hộ không có sự liên kết, giao lưu về ngành nghề, không có tiếng nói cótrọng lượng với chính quyền Hội phụ nữ là một đoàn thể có tính chất chung về nhiềumặt xã hội, vì thế việc tuyên truyền của hội thường không thể đi sâu vào các vấn đề cụthể mang tính ngành

nghề

* Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các hộ TMDV tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp tại Đà Nẵng

Ngày đăng: 22/02/2014, 11:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a. Vị trí địa lý ,địa hình TP Đà Nẵng. • Vị trí địa lý - Tìm hiệu các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện naylàng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
a. Vị trí địa lý ,địa hình TP Đà Nẵng. • Vị trí địa lý (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w