1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương

60 2,2K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 169,52 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh tranh gay gắt, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp phải làm thế nào để bảo toàn và phát triển được vốn, p

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU Trang 4 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trang 6

I KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trang 6

1 Khái niệm Trang 6

1.1- Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Trang 6 1.2- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh……… Trang 7 1.3- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh……… Trang 10

2 Sự cần thiết cảu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh…… … Trang 10 II: NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH…

2 Biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Trang 16

2.1- Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh Trang 17 2.2- Áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, chú trọng đầu tư và thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị Trang 17

2.3- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả Trang 17 2.4- Tổ chức bố trí các khâu sản xuất kinh doanh hợp lý… Trang 18

Trang 2

2.5- Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí sản xuất Trang 18

2.5.1- Khâu sản xuất Trang 18 2.5.2- Khâu tiêu thụ sản phẩm Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG Trang 19 I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG . Trang 19

1 Khái quát chung về Công ty Trang 19

2 Các giai đoạn phát triển Trang 20

3 Quá trình đổi mới của Công ty Trang 21

II ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Trang 24

1 Công nghệ và quy trình khai thác, sản xuất Trang 24

1.1 Công nghệ và quy trình khai thác đất đồi, đất sét Trang 24 1.2 Công nghệ và quy trình sản xuất Trang 27

a Nguyên liệu ở dạng thô qua chế biến có quy cách như sau Trang 28

b Sản phẩm ở dạng thô qua chế biến, nghiền có tính chất cơ, hóa như sau Trang 29

c Sản phẩm đất sét tinh lọc có tính chất cơ hóa như sau… Trang 29

d Công nghệ và quy trình chế biến Trang 29

e Thiết bị máy móc Trang 31

f Các yếu tố phục vụ sản xuất Trang 31

2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương… Trang 34

2.1- Các khối phòng ban gồm có Trang 35

Trang 3

2.2- Cơ cấu của bộ máy sản xuất gồm có Trang 36

3 Tình hình tài chính của Công ty Trang 38

3.1- Năng lực tài chính Trang 38 3.2- Tổ chức tín dụng Trang 39 3.3- Hiệu quả sản xuất kinh doanh Trang 39

III THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG … Trang 41

1 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất tại Công ty Trang 41

2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương Trang 48

2.1- Kết quả đạt được Trang 48 2.2- Những khó khăn và hạn chế Trang 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG Trang 51

I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Trang 51

1 Về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Trang 51

1 Biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu Trang 53

2 Biện pháp quản lý chi phí nhân công Trang 54

3 Biện pháp quản lý chi phí sản xuất chung Trang 55

4 Biện pháp tăng cường quản lý nợ phải thu……… Trang 55

5 Biện pháp làm tăng năng suất lao động……… ………… Trang 55

Trang 4

III KIẾN NGHỊ Trang 56

KẾT LUẬN Trang 58 DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO……… ……… Trang 59

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện cơ chế thị trường luôn có sự biến động và cạnh tranhgay gắt, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp phải làm thế nào để bảotoàn và phát triển được vốn, phải biết sử dụng đồng vốn ra sao cho hiệu quả

Để bảo toàn và phát triển vốn, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhdoanh nghiệp luôn phải quan tâm đến quản lý chi phí vì mỗi đồng chi phí bỏ

ra đều liên quan đến lợi nhuận Vì vậy, một trong những vấn đề doanhnghiệp đặc biệt coi trọng đó là làm thế nào để kiểm soát được chi phí củadoanh nghiệp, tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây là điều kiện sống còn để các doanhnghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một doanh nghiệp cũng có

bề dầy thành tích trong sự phát triển của mình Sản phẩm chính của Công ty

là mặt hàng đất sét trắng, san lấp mặt bằng Để luôn giữ được khách hàng củamình trong một xu thế cạnh tranh quyết liệt, trong một cơ chế thị trườngkhông phải bất biến mà nó luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi khôngngừng như hiện như hiện nay, Công ty luôn phải nhiên cứu để tìm ra mộtbiện pháp quản lý nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty

Nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuấtkinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại ĐạiDương tại Chí Linh, Hải Dương với sự giúp đỡ của tập thể cấn bộ công nhânviên trông Công ty và sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩ: ĐoànThị Thu Hà - Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế

Trang 5

Quốc dân - Hà Nội, em đã hoàn thành chuyên đề “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương”

Chuyên đề ngoài lời nói đầu và kết luận còn có 3 chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý chi phí sản xuất kinh

doanh

Chương II: Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công

ty cổ phần thương mại Đại Dương

Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản

xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương

Do thời gian thực không dài và kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên

em không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy cô nhận xét,hướng dẫn để em có cơ hội hoàn thiện kĩ năng nhìn nhận và phân tích vấn đềcủa mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

1.1- Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh:

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trên mọi lĩnh vựcsản xuất hay thương mại đều là quá trình biến các yếu tố đầu vào thành cácyếu tố đầu ra nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ thoả mãn nhu cầucủa khách hàng và thu được lợi nhuận Doanh nghiệp sản suất là nơi trực tiếptiến hành các hoạt động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhucầu của xã hội Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần phải có ba yếu tố cơbản và trong quá trình sản xuất ba yếu tố này sẽ dần bị tiêu hao đi đó là: đốitượng lao động (nguyên nhiên vật liệu ), tư liệu lao động (máy móc thiết bị,nhà xưởng ) và sức lao động (con người)

Sự kết hợp và tiêu hao của ba yếu tố cơ bản trên chính là bản chất củaquá trình sản xuất và cũng chính là các chi phí sản xuất cần bỏ ra Có thể nóichi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất

cả các hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sảnxuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Các chi phí này có tính chấtthường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm Do đặc điểm củachi phí sản xuất là chi phí hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từngloại sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh Việc tổng hợp,tính toán, chi phí sản xuất để đưa ra các biện pháp quản lý tốt nhất cần được

Trang 7

tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định không phân biệt các sảnphẩm sản xuất đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.

Ngoài các chi phí có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trìnhsản xuất sản phẩm như: chi phí nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móctrong qúa trình sản xuất, tiền lương của người tham gia trực tiếp vào quátrình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí để tổ chứctiêu thụ sản phẩm như: chi phí vận chuyển, bảo quản, thăm dò thị trường Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các chi phí phát sinh liên quan đếncác hoạt động của doanh nghiệp cũng như các chi phí trong việc tổ chứcquản lý chung toàn doanh nghiệp: chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, vănphòng phẩm dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp

Ngoài ra các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều phải nộp cáckhoản thuế gián thu cho nhà nước theo luật định như: thuế giá trị gia tăng,thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên Đối với doanh nghiệp nhữngkhoản thuế đó là những khoản doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ kinh doanh,nên nó mang tính chất là các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.Dưới góc độ doanh nghiệp chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí sản xuất,tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản thuế gián thu

mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanhtrong một thời kỳ nhất định

Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp chi ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ kinh doanh nhất định.Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạtđộng của doanh nghiệp, nhưng việc tập hợp và tính chi phí phải phù hợp vớitừng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải phù hợp với kỳ báo cáo

1.2- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:

Trang 8

Trước khi phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ta phải nắm được kháiniệm phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là việc sắpxếp chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vào từng loại, từngnhóm theo những đặc trưng nhất định

Một yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý, kế hoạch hoá, hoạchtoán và tính giá thành sản phẩm là phân loại chi phí một cách khoa học vàhợp lý Tuỳ theo các yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi doanh nghiệp mỗithời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau Toàn bộ chi phísản xuất kinh doanh được chia thành các yếu tố sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về đốitượng lao động như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản được

sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (trừ giá trị vật liệu dùng không hếtnhập lại kho và phế liệu thu hồi)

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào qúa trình sản xuấtkinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.)

- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiềnlương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viênchức

- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH,BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấpphải trả cho công nhân viên

- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cốđịnh phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanhtrong kỳ

Trang 9

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi phí phải trả vềcác dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài cho hoạt động của doanh nghiệp ( nhuedụng cụ cung cấp về điện nước, sửa chữa TSCĐ )

- Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạtđộng của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên

Việc tập hợp toàn bộ chi phí để tính giá thành sản phẩm được phânchia theo các khoản mục cụ thể như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí nguyênliệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào quá trìnhsản xuất, tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương, cáckhoản trích theo lương

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm viphân xưởng sản xuất( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp)

- Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quản

lý kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp

Ngoài cách phân loại chi phí theo yếu tố chi phí, theo khoản mục giáthànhta còn phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khốilượng sản xuất sản phẩm cụ thể như sau:

- Chi phí cố định: là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo

sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm Chi phí này gồm có khấu haoTSCĐ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí quản lý doanh nghiệp tuy nhiên trong kỳ có thể thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chiphí cố định này chỉ mang tính chất tương đối, có thể không đổi hoặc biến đổingược chiều

- Chi phí biến đổi: là những chi phí bị biến động một cách trực tiếptheo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm các chi phí này cũng tăng

Trang 10

theo tỷ lệ tương ứng Chi phí khả biến bao gồm: chi phí vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp.

Đối với công tác quản lý doanh nghiệp việc phân loại chi phí theo tiêuthức trên có ý nghĩa rất to lớn Nó giúp cho nhà quản lý tìm ra các biện phápquản lý thích ứng với từng loại chi phí cụ thể để hạ thấp giá thành sản phẩm

và cũng giúp cho việc phân điểm hoà vốn để xác định được khối lượng sảnxuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao

1.3- Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh:

Như khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh đã nêu ở trên, quản lýchi phí sản xuất kinh doanh là việc quản lý bằng tiền của tất cả các loại chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí nguyên nhiên vậtliệu, tiền lương, tiền công, khấu hao tài sản cố định, các khoản thuế phải nộptrong nhà nước, chi phí về bao gói sản phẩm, vận chuyển, nghiên cứu thịtrường

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ những chi phí bỏ ra để tạo nênsản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành tiêu thụ sản phẩm trên thị trườngnhằm thu được lợi nhuận Bên cạnh các chi phí sản xuất sản phẩm, chi phílưu thông sản phẩm, các doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao,thu được nhiều lợi nhuận thì phải kết hợp nhịp nhàng mọi hoạt động trongdoanh nghiệp Đây chính là công tác quản lý doanh nghiệp, công tác này đòihỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí gọi là chi phí quản lý doanhnghiệp

2- Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp cùngsản xuất một loại sản phẩm trên cùng một địa bàn hoạt động Để chiếm lĩnhthị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượngmẫu mã sản phẩm vì sản phẩm chỉ được khách hàng chấp nhận khi có chấtlượng tốt và giá cả hợp lý Chìa khoá mở ra cho bài toán này chính là phải

Trang 11

hạch toán làm sao cho chí phí sản xuất ở mức thấp nhất để tạo ra giá thànhsản phẩm hợp lý trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp Giá cả hợp lýchính là công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt có hiệu quả Do đóvấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải có biện pháp giảm tối đa các khoản chiphí sản xuất kinh doanh để hạ giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp đồng thời nếu làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có kếhoạch sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, chủ động về tài chính mà vẫn đảm bảo được sản phẩm chấtlượng cao, từ đó tạo cơ sở cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Xuất phát từ thực tế quản lý chi phí sản xuất hiện nay ở các doanhnghiệp còn chưa tốt và chưa hiệu quả Biểu hiện: nhiều doanh nghiệp hoạtđộng cầm chừng, máy móc thiết bị lạc hậu, tốn nhiều nhiên liệu, điện năng,sản phẩm hư hỏng nhiều, chất lượng kém do đó dẫn đến chi phí sản xuấttăng tạo nên giá thành sản phẩm cao vì vậy giá bán sản phẩm phẩm phải tănglên dẫn đến sản phẩm tiêu thụ chậm và doanh nghiệp thu được lợi nhuận ít,thậm chí còn thua lỗ hoặc giải thể Vấn đề còn tồn tại chủ yếu trong cácdoanh nghiệp này là việc buông lỏng công tác quản lý người lao động, quản

lý vật tư, tổ chức sản xuất

Xuất phát từ những lý do trên có thể thấy việc nâng cao công tác quản

lý chi phí sản xuất là việc hết sức cần thiết

II: NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Để quản lý chi phí sản xuất được hiệu quả, đòi hỏi việcđầu tiên mà các nhà quản lý phải làm là xác định đối tượnghạch toán chi phí sản xuất Hạch toán chi phí sản xuất chính

là tổ chức hạch toán quá trình sản xuất Tổ chức hạch toánquá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau: giaiđoạn hạch toán chi tiết sản xuất phát sinh theo từng sảnphẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng và

Trang 12

giai đoạn tính giá thành sản phẩm chi tiết theo đơn vị tính giáthành sản phẩm quy định.

Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểmtra và phân tích chi phí sản xuất, yêu cầu hạch toán kinhdoanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểmquy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tínhgiá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định

Chi phí sản xuất được hình thành do sự chuyển dịch giátrị của các yếu tố:

- Về mặt định tính: đó là bản thân yếu tố vật chất phátsinh, tiêu hao vào quá trình sản xuất và đạt được mục đích làtạo nên sản phẩm

- Về mặt định lượng: đó là mức tiêu hao cụ thể của cácyếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểuhiện qua các thước đo khác nhau mà thước đo chủ yếu làthước đo tiền tệ

Cả hai mặt định tính và định lượng của chi phí sản xuấtđều chịu sự chi phối thường xuyên của quá trình tái sản xuất

và đặc điểm sản phẩm

Bản chất của chi phí sản xuất là cơ sở để xác định vaitrò của nó đối với công tác quản lý Trong nền kinh tế thịtrường, việc xác định chính xác chi phí sản xuất là một việchết sức quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp coi trọng tăng doanh thu phải đi đôi vớitiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, bởi hiệu số giữadoanh thu với giá thành sản phẩm tiêu thụ là thu nhập doanhnghiệp Giá thành sản phẩm bao gồm phần lớn chi phí sản

Trang 13

xuất trong kỳ vì còn một phần chi phí sản phẩm dở dang vàchi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này Điều đó đòi hỏidoanh nghiệp muốn hạ giá thành phải tiết kiệm chi phí sảnxuất Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất hợp lý củadoanh nghiệp bao gồm: khấu hao tài sản cố định dùng chosản xuất kinh doanh, chi phí nguyên nhiên vật liệu, hàng hoáthực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, công cụ dụng cụ

sử dụng vào quá trình sản xuất, tiền lương, tiền công và cáckhoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả chongười lao động, tiền ăn giữa ca, chi phí dịch vụ mua ngoài,các khoản chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn nộp theo chế độ, chi trả lãi vay vốn sản xuất kinhdoanh; trích các khoản dự phòng như: giảm giá hàng tồn kho,các khoản phải thu khó đòi, các khoản thuế, lệ phí tiền thuếđất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí

về tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm (bao gói, vận chuyển, bốc xếp ) Tất cả những loại chi phí kể trên là những chi phí

hợp lý được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp Bêncạnh đó còn có các khoản chi phí sau đây không được tínhvào chi phí hợp lý của doanh nghiệp: các khoản trích trướcvào chi phí mà thực tế không chi, các khoản chi không cóchứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp Các khoản tiềnphạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thunhập doanh nghiệp

Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng việc quản

lý chi phí sản xuất là hết sức phức tạp và vô cùng quan trọngđối với mỗi doanh nghiệp Muốn vậy chúng ta phải quản lýchi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối

Trang 14

tượng tập hợp chi phí, phải tiến hành phân loại chi phí mộtcách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định.

Để quản lý chi phí, ngoài phân loại chi phí, các doanhnghiệp cần phải xem xét cơ cấu chi phí sản xuất để địnhhướng thay đổi tỷ trọng mỗi loại chi phí sản xuất

Cơ cấu chi phí sản xuất là tỷ trọng giữa các yếu tố chiphí trong tổng số chi phí sản xuất Các doanh nghiệp trongcùng một ngành và giữa các ngành khác nhau có cơ cấu chiphí sản xuất khác nhau

Cơ cấu chi phí sản xuất chịu tác động của nhiều nhân tốnhư: loại hình và quy mô sản xuất của từng doanh nghịêp,trình độ kỹ thuật , trang thiết bị, điều kiện tự nhiên, công tác

tổ chức, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của công nhân

Như đã phân tích trên để quản lý chi phí trong kỳ chúng

ta phải phân tích rành mạch loại được và loại không được tínhvào chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo thống nhất phânloại chi phí từ chứng từ hạch toán ban đầu đến thống kê kếtoán Xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp hạchtoán chi phí sản xuất trong từng điều kiện cụ thể của mỗidoanh nghiệp Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất thực tế là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịuchi phí, căn cứ vào: tính chất sản xuất và quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản xuất, đặc điểm tổchức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý của doanhnghiệp

Việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc hết sứcquan trọng và cấp thiết trong mỗi trong nghiệp cho nên đòi

Trang 15

hỏi phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chiphí, hạ giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất:

Giảm chi phí chính là mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý chi phí

Để thực hiện được các mục tiêu đó, các nhà quản lý phải thấy được các yếu

tố tác động đến sự phát sinh chi phí Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quanảnh hưởng đến sự tăng giảm chi phí, trong đó có một số nhân tố chủ yếu sau:

1.1- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Khoa học kỹ thuật và công nghệ là sự phát triển liên tục các thànhphần vật chất của lực lượng sản xuất gắn liền với việc tích luỹ kiến thức,hoàn thiện hệ thống quản lý sản, nâng cao tiềm kực sản xuất và được thể hiệntrong mức tăng hiệu quả kinh tế Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càngphát triển thì nó ngày càng tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất Nhữngmáy móc thiết bị hiện đại dần thay thế sức người trong những công việc laođộng nặng nhọc cũng như sự đòi hỏi tinh vi, chính xác và từ đó làm thay đổiđiều kiện của quá trình sản xuất Với trình độ chuyên môn hoá, tự động caocủa khoa học kỹ thuật và sự ra đời của các công nghệ mới không chỉ hạ thấp

về chi phí tiền lương, tiền công mà còn giảm được mức tiêu hao nguyên vậtliệu sản xuất ra sản phẩm Thực chất nhân tố tiến bộ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ là nhân tố khách quan nhưng nếu xét trên góc độ nhà quản lý thì

nó lại mang tính chủ quan bởi vì nhân tố này có tác động tích cực đến việcgiảm chi phí hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của nhàquản lý Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải lựa chọn máy móc thiết bị nào vàvào thời điểm nào là phù hợp nhất với điều kiện của mình Có như vậy thìviệc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất mới cho phép

Trang 16

doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý và thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.2- Tổ chức sản xuất và sử dụng lao động:

Lao dộng của con người trong quá trình sản xuất là nhân tố quan trọngnhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Bất kỳdoanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động, khâu đầu tiên cần được giải quyết làkhâu tổ chức sản xuất và sử dụng lao động Lao động trong quá trình sảnxuất là nhân tố quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp Để tổ chức sản xuất tốt, khoa học giúp cho doanh nghiệpđạt mức sản xuất tối ưu, phương pháp sản xuất tối ưu giảm và giảm chi phínguyên vật liệu ta phải trả lời được ba câu hỏi quan trọng “sản xuất cái gì,sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào” Bên cạnh đó việc tổ chức lao độngkhoa học, đúng ngành nghề, phù hợp với năng lực đồng thời thường xuyênđộng viên, bồi dưỡng kiến thức, gìn giữ sức khoẻ cho con người làm cho laođộng trở thành nhu cầu đầu tiên của cuộc sống, tạo ra một tập thể lao độngvững mạnh, có điều kiện làm việc và phát triển trong một môi trường laođộng bền vững, chăm lo cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thầngiúp cho lao động gắn bó và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp điều đó tạo

ra một khả năng to lớn để nâng cao năng xuất lao động, góp phần quan trọngtrong việc thúc đẩy sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Tổchức lao động khoa học phải được thực hiện trên mọi phương diện kỹ thuật,kinh tế, sinh học, xã hội Tổ chức lao động khoa học có tác dụng đảm bảohợp lý nhất không chỉ trên cơ sở kỹ thuật mới nhất mà ngày trên cơ sở hiệntại

1.3- Yếu tố tổ chức quản lý tài chính, quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp:

Tổ chức quản lý tài chính và tổ chức quản lý chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp là hai nhân tố tác động mạnh mẽ tới chi phí sản xuất kinh

Trang 17

doanh Bởi lẽ chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộlao động sống và lao động vật hoá Để tiến hành sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Việc quản lý và sửdụng vốn có hiệu quả là một trong những vấn đề chính mà doanh nghiệp cầnphải quan tâm Tổ chức sử dụng vốn hợp lý sẽ góp phần hạn chế được tìnhtrạng tổn thất cho việc sản xuất Bên cạnh đó quản lý tốt tài chính doanhnghiệp có thể thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn, giảm bớt chi phí tiền vay,

từ đó có thể giảm bớt chi phí sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh, quản lý tài chính luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạtđộng quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệptrong quá trình kinh doanh Tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh làmột phương hướng quan trọng để nâng cao hiệu suất lao động sản xuất trongmỗi doanh nghiệp

Với ba nhóm nhân tố kể trên ta có thể thấy các nhóm nhân tố này cóảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp.Các nhà quản lý cần phải đưa ra những phương hướng và biện pháp quản lýphù hợp nhằm quản lý tốt chi phí trên cơ sở xem xét từng nhân tố và tìnhhình thực tế của doanh nghiệp

2 Biện pháp để quản lý chi phí sản xuất kinh doanh:

Để quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệpcần phải quan tâm và có các biện pháp quản lý chi phí cụ thể như sau:

2.1- Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh:

Lập kế hoạch chi phí sản xuất là việc xác định toàn bộ chi phí doanhnghiệp chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch Khi lập kếhoạch chi phí, doanh nghiệp phải tính toán trước mọi chi phí cụ thể là xâydựng kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh một cách tiết kiệm và hiệu quả.Thông qua việc lập kế hoạch, doanh nghiệp có thể kiểm tra, đánh giá tình

Trang 18

hình sử dụng chi phí, phát hiện khả năng tiết kiệm chi phí để thúc đẩy cảitiến biện pháp quản lý kinh doanh.

2.2- Áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, chú trọng đầu tư và thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị:

Áp dụng những công nghệ tiến tiến vào qúa trình sản xuất chính làviệc tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, tinh tế hơn và khả năngtiết kiệm được những chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất là rất cao.Bên cạnh đó doanh nghiệp phải luôn theo dõi tình trạng của máy móc thiết

bị, dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ để không bị tụt hậu so với sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật Việc sự dụng máy móc thiết bị hiện đại, côngnghệ tiên tiến sẽ thay thế lao động thủ công và giảm bớt tiêu hao nguyên vậtliệu, tiết kiệm điện năng dẫn tới giảm chi phí sản xuất kinh doanh

2.3- Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả:

Quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả chính là việc tổ chức laođộng khoa học, hợp lý giúp cho quá trình sản xuất diễn ra được liên tục, ổnđịnh, không lãng phí giờ công giờ máy, bố trí công việc theo đúng chuyênmôn, biết động viên bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, tạonên nét văn hoá trong doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp trở thành mộtcộng đồng sinh sống để người lao động có tinh thần gắn bó trách nhiệm caođối với công việc và thực hiện công việc của mình một cách có hiệu quả

Chính vì vậy trong mỗi doanh nghiệp muốn giảm chi phí tiền lương,tiền công, doanh nghiệp cần phải tăng năng suất lao động, tổ chức lao độngkhoa học, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động, ápdụng các biện pháp khen thưởng, động viên hay sử phạt vật chất kịp thời đểngười lao động gắn bó với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao đối vớicông việc Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải xem xét và tính toán hợp lýmối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất

Trang 19

lao động để người lao động có tinh thần làm việc đạt hiệu quả cao và nhậnđược thù lao hợp lý

2.4- Tổ chức bố trí các khâu sản xuất kinh doanh hợp lý:

Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sửdụng đồng vốn bỏ ra thì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần phải thựchiện một cách nhịp nhàng, ăn khớp từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông tiêuthụ sản phẩm

2.5- Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong quản lý chi phí sản xuất:

Để quản lý chi phí sản xuất đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần quan tâm,chú ý tất cả các khâu trong qúa trình hoạt động sản xuất, trong đó có 02 khâuquan trọng cụ thể như sau:

2.5.1- Khâu sản xuất:

Ttrong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần chú trọng đến chi phínguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp bởi hai khoản chi nàythường chiếm tỷ tọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh Bên cạnh haikhoản chi phí trên, chi phí sản xuất chung cũng là một yếu tố quan trọng cóthể tiết kiệm chi phí sản xuất Doanh nghiệp cần phải xây dựng được cácđịnh mức, đơn giá cụ thể như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụdụng cụ, định mức công lao động, đơn giá tiền lương, tiền công, định mứckhấu hao máy móc thiết bị để phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêngcủa từng doanh nghiệp Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đông đốclao động làm việc có hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ phùhợp giữa tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương bìnhquân

2.5.2- Khâu tiêu thụ sản phẩm:

Đây là khâu được đánh giá là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Để tăng cường và phát huy vai trò của quản lý

Trang 20

trong khâu tiêu thụ sản phẩm thì vấn đề cần thiết và quan trọng là doanhnghiệp phải quản lý chi phí bán hàng, tiếp thị và chi phí quản lý Doanhnghiệp cần tập trung kiểm tra, đánh giá định mức, dự toán cho từng yếu tốchi phí đề ra trong kế hoạch Để quản lý tốt các khoản chi phí chi tiền mặt,chi giao dịch, tiếp khách doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức chitiêu, các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinhdoanh

Mỗi doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh đòi hỏi phải có bộ máyquản lý tốt và có biện pháp quản lý chi phí một cách hợp lý và hiệu quả Cácnhà quản lý doanh nghiệp phải am hiểu về đặc điểm kinh doanh của doanhnghiệp mình, tiến hành phân loại chi phí, thấy được sự cần thiết phải quản lýchi phí, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sảnphẩm Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với doanh nghiệp củamình để đạt được mục tiêu quản lý là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm, tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động củadoanh nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG

I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG

1 Khái quát chung về Công ty:

Công ty cổ phần thương mại Đại Dương có trụ sở chính tại thôn MậtSơn, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm trên trục đườngquốc lộ 18A từ thị trấn Phả Lại đi Sao Đỏ theo hướng Quảng Ninh

Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0403000104

do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 14/11/2003 với ngành nghề kinh doanhchính là khai thác, chế biến đất sét và khai thác đất đồi

Trang 21

Công ty hoạt động theo chế độ kế toán kinh tế độc lập, có đủ tư cáchpháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng và con dấuchức danh riêng để giao dịch.

2 Các giai đoạn phát triển:

Tiền thân của Công ty là HTX dịch vụ vận tải Chí Linh được thành lậpvào ngày 24/02/1992 Buổi ban đầu có 03 xã viên và 18 thành viên, vốn điều

lệ là: 1 tỷ đồng với ngành nghề chính là kinh doanh than và làm dịch vụ vậntải Sau ba năm hoạt động, thị trường kinh doanh than bị co hẹp dẫn đến cácđơn vị kinh doanh than gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có HTX dịch vụ vậntải Chí Linh

Ngày 18/09/1995 HTX lại chuyển hướng dần sang kinh doanh vật liệuxây dựng, làm dịch vụ vận tải và san lấp mặt bằng với tổng vốn điều lệ là:4,8 tỷ đồng

Dựa trên cơ sở huyện Chí Linh có địa thế bán sơn địa, có nhiều cảnhđẹp tự nhiên do thiên nhiên ban tặng, có nhiều di tích lịch sử và cũng là nơihội tụ của các nhà doanh nghiệp trong tương lai Năm 1998 với phương

châm đề ra là: "Xanh nhà đẹp cảnh ai ơi, xanh xanh xanh khắp mọi miền quê hương" HTX dịch vụ vận tải Chí Linh đã chuyển đổi thành HTX cây phong

cảnh Chí Linh với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải và làm dịch vụcây phong cảnh, vừa làm kinh tế vừa làm công tác phong trào

Qua sự nghiên cứu thị trường, Công ty nhận thấy đất nước đang ngàycàng phát triển, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một vấn đề hết sứcquan trọng và cấp thiết trong việc đổi mới mô hình kinh tế để đi lên xây dựngđất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Ngành gốm sứ và gạch

ốp lát là một trong những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng và nguyênliệu chính của nó là đất sét trắng, đây là loại tài nguyên có chủ yếu ở khu vựchuyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Trang 22

HTX dịch vụ thương mại Đại dương ra đời theo giấy phép đăng kýkinh doanh số: 0068/CL do phòng Tài chính thương mại và khoa học huyệnChí Linh cấp ngày 24/6/2000 với ngành nghề kinh danh chính là khai thác vàchế biến đất sét trắng với tổng số vốn điều lệ là: 12,1 tỷ đồng.

Ngày 07/08/2002 HTX dịch vụ thương mại và VLXD Đại Dương đãđược UBND tỉnh quyết định cho thuê 19.669 m2 đất thuộc địa phận thôn MậtSơn, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để xây dựng trụ sở giaodịch và xưởng sản xuất chế biến đất sét trắng ổn định, lâu dài Tháng09/2002 HTX đã chính thức khởi công xây dựng toàn bộ công trình với tổngvốn đầu tư hơn 16 tỷ đồng, có 28 đơn vị tham gia thi công và sau 19 tháng đãhoàn thành

Ngày 20/04/2004 Công ty cổ phần thương mại Đại Dương đã tổ chứclong trọng lễ khánh thành xây dựng toàn bộ công trình

3 Quá trình đổi mới của Công ty:

Nhận thức đúng đắn sự tác động của các chính sách, cơ chế quản lýmới, kết hợp với việc nghiên cứu, quán triệt chủ trương đổi mới quản lý củaĐảng và Nhà nước được tổ chức thực hiện ở doanh nghiệp Ban lãnh đạoCông ty đã xác định đúng mục tiêu, với các giải pháp tích cực, ý chí tự lực tựcường, đã tìm ra những bước đi phù hợp với lực lượng sản xuất của Công ty.Bên cạnh đó để cho phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường vì thịtrường không phải là bất biến mà thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn vàthay đổi không ngừng chính vì vậy HTX dịch vụ thương mại và vật liệu xâydựng Đại Dương đã họp bàn và căn cứ theo luật chuyển đổi HTX, tháng11/2003 HTX dịch vụ thương mại và vật liệu xây dựng Đại Dương đã đượcphòng Kế hoạch Đầu tư Thương mại và Khoa học huyện Chí Linh đồng ýcho phép chuyển đổi toàn bộ tài sản, số xã viên và công nhân lao động cùngtoàn bộ máy hoạt động của HTX để chuyển sang hoạt động theo mô hìnhCông ty với tên gọi là: Công ty cổ phần thương mại Đại Dương theo Quyết

Trang 23

định số: 0403000104 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp, vớitổng số vốn điều lệ ban đầu là: 19,6 tỷ đồng.

Trong suốt 7 năm qua, từ khi Công ty chuyển sang hoạt động khai thác

và sản xuất đất sét để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp gốm sứ vàgạch men, khai thác đất đồi để san lấp mặt bằng và làm đường giao thông,các sản phẩm, dịch vụ của Công ty ngày càng được thị trường trong và ngoàinước ưa chuộng và tín nhiệm, bóc thải đất đồi đến đâu san lấp mặt bằng đếnđấy, còn lớp đất sét khai thác, chế biến đến đâu tiêu thụ hết đến đó, đã vàđang góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Công

ty không những cung cấp đất sét cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng,gốm sứ mà còn là nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp như: tắmtrắng …

Trong những năm gần đây, Công ty đã được Chủ tịch UBND tỉnh HảiDương cấp các giấy phép khai thác và chế biến sau:

(1) giấy phép chế biến khoáng sản số: 4553/GP-UBND, ngày12/11/2000

(2) giấy phép khai thác đất đồi, đất sét làm vật liệu xây dựng số: 5876/GP-UBND ngày 15/9/2004; diện tích khai thác: 5 ha; thời gian khai thác: 03năm; trữ lượng được phép khai thác khoảng: 720.000m3, địa điểm khai thác;tại khu vực đồi Hố Đa, thôn Tường, xã Văn An, huyện Chí Linh

(3) Giấy phép khai thác đất đồi số: 6702/GP-UBND ngày 03/07/2006;diện tích khai thác: 3,57 ha; thời gian khai thác: 03 năm, trữ lượng được phépkhai thác khoảng: 500.000m3, địa điểm khai thác: tại khu vực đồi Tường,thôn Trại Sen, xã Văn An, huyện Chí Linh

(4) Giấy phép khai thác đất đồi số: 2374/GP-UBND ngày 25/10/2006,diện tích khai thác: 3,5ha; thời gian khai thác: 03 năm trữ lượng được phépkhai thác khoảng: 410.000m3, địa điểm khai thác; tại khu vực đồi TrạiTường, thôn Cao Đường, thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh

Trang 24

(5) Giấy phép khai thác đất đồi số: 4038/GP-UBND, ngày 22/11/2006,diện tích khai thác: 2,8387 ha; thời gian khai thác: 03 năm, trữ lượng đượcphép khai thác khoảng: 399.500m3, địa điểm khai thác: tại khu cực đồi Hố

Đa, thôn Tường, xã Văn An, huyện Chí Linh

Sau khi hết thời hạn khai thác trên giấy phép, doanh nghiệp được phépxin gia hạn thêm thời gian khai thác

Theo số liệu của phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần thương mạiĐại Dương, hiện nay Công ty đã ký được một số hợp đồng san lấp mặt bằng

đã, đang và chưa thực hiện, cụ thể như sau:

Biểu 1: Danh sách khách hàng ký hợp đồng san lấp mặt bằng

ST

Khối lượng san lấp (m 3 )

Thời gian bắt đầu t/ h

đã được các cấp chính quyền trao tặng:

- Ngày 26/03/2003 Liên minh HTX Việt Nam trao tặng huy chương vì

sự nghiệp phát triển HTX

- Ngày 22/12/2004 UBND tỉnh tặng bằng khen về việc phát triển kinh

tế theo mô hình tập thể

Trang 25

- Ngày 23/05/2005 Liên Minh HTX Việt Nam tặng bằng khen trongphong trào thi đua xây dựng và phát triển HTX.

- Ngày 06/10/2005 Ủy ban Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam - tỉnhHải Dương tặng bằng khen

- Ngày 27/04/2006 UBND huyện Chí Linh tặng giấy khen vì có thànhtích xuất sắc trong công tác thực hiện chế độ báo cáo thống kê

- Ngày 05/10/2006 Ủy ban hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Namtặng bằng khen trong công tác xây dựng, tổ chức và hoạt động phong tràodoanh nghiệp trẻ Hải Dương nhiệm kỳ 2003 - 2006

1 Công nghệ và quy trình khai thác, sản xuất:

1.1 Công nghệ và quy trình khai thác đất đồi, đất sét.

Trước khi khai thác đất đồi Công ty đã lập ra ban giải phóng mặt bằng,Ban điều hành quản lý khai thác, Giám đốc mỏ… Các phòng ban đã họp bàn

và xác định cụ thể vị trí khu mỏ (theo giấy phép), giao thông vận tải, khí hậu

và kinh tế văn hóa xã hội của vùng Nhưng đặc biệt quan trọng hơn là phảixác định cụ thể biên giới, trữ lượng, công suất, tuổi thọ và chế độ làm việccủa mỏ

- Biên giới mỏ: Căn cứ điều kiện địa hình khu vực và cấu trúc mỏ lộthiên, biên giới mỏ được xác định là khối lượng đất đồi nổi trên diện tíchkhoảng gần 5 ha với độ cao khoảng 3 đến 3,5m, dưới lớp đất đồi là đến lớpđất sét chạy dài theo dải dọc từ xã Văn An sang xã Chí Minh Danh giớiđược xác định là các đoạn thẳng nối các điểm góc từ 1 đến 6 khép kín vớinhau (có bản đồ kèm theo) thuộc địa phận xã Văn An, huyện Chí Linh giáp

Trang 26

danh với địa phận xã Chí Minh, huyện Chí Linh Độ sâu khai thác tới mặtbằng ở cos +1m so với cos mặt đường liên thôn, liên xã hiện có xung quanhkhu vực mỏ Góc nghiêng kết thúc đáy moong khai thác là 45 độ.

- Trữ lượng mỏ: Được tính theo phương pháp tổng cộng các khối bịkhống chế bởi hai đường đồng mức liền kề Trữ lượng được tính theo côngthức sau:

Trang 27

Số giờ làm việc: 8 giờ/ngày.

* Hệ thống khai thác:

- Khái quát chung về hiện trạng mỏ và lựa chọn hệ thống khai thác:Căn cứ vào địa hình hiện trạng với trữ lượng mỏ không lớn, sản lượngkhai thác nhỏ, không thể khai thác cơ giới lớn được Vì vậy Công ty lựa chọnphương pháp khai thác thủ công kết hợp với cơ giới nhỏ, với hệ thống khai

thác " khấu theo lớp xuyên tầng nhỏ".

+ Ưu điểm của hệ thống khai thác này:

Giảm được thời gian và kinh phí xây dựng cơ bản mỏ

Vốn đầu tư ít

Thi công được ở mọi địa hình phức tạp

Giá thành giảm

+ Nhược điểm:

Năng suất lao động thấp

Điều kiện làm việc cho người lao động và phương tiện cơ giới khôngthoải mái vì mặt tầng công tác nhỏ, gương khai thác có độ dốc lớn

- Các thông số của hệ thống khai thác: theo quy phạm kỹ thuật an toàntrong khai thác vật liệu xây dựng

Đối với khai thác thủ công, chiều cao của tầng khai thác (H) khôngquá 6,0m, kết hợp với kinh nghiệm thực tế ta chọn H = 3,4m

Góc nghiên sườn tầng ()được chọn sao cho phù hợp với tính chất cơ

lý của đất đá và đảm bảo an toàn, ổn định Căn cứ vào tính chất cơ lý của đất

ở khu mỏ ta chọn góc nghiêng sườn tầng  = 60 o

Chiều rộng dải khấu: A = 2,4m

Đai bảo vệ: E = 1,1m

Chiều rộng mặt tầng: B = 3,5m

Góc nghiêng mặt tầng công tác:  = 7 - 10o.

- Trình tự khai thác:

Trang 28

Công tác chuẩn bị khai trường:

Sửa sang tu bổ, dọn dẹp toàn bộ mặt bằng khai thác để đảm bảo chomặt bằng sân công nghiệp phong quang, bằng phẳng

Nâng cấp đường hiện có ở phía Tây mỏ để vận chuyển thải từ nơikhai thác đến nơi cần san lấp

Tiến hành công tác thăm dò để đặt vị trí máy sao cho hợp lý, dọnchân tuyến để tạo ra điểm khai thác đầu tiên

Sau khi đã tạo ra diện tích khai thác đầu tiên sẽ tiến hành bóc thải Vận chuyển thải đến công trình cần san lấp

Khai thác, lọc phần đất sét để đưa về tập kết tại kho nguyên vật liệuchờ chế biến

Làm mương thoát nước trong khai trường khai thác, tránh ảnh hưởngđến môi trường xung quanh

Khai thác hết lớp thải trên mặt và vận chuyển thải đến khu vực tậpkết thải, đến lớp đất sét phải rửa sạch gầu máy xúc, ben xe vận chuyển đểtránh bị lẫn đất thải sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng SiO2 của đất sét

Khâu bốc xúc chủ yếu là dùng máy xúc có sử dụng thêm thủ công đểđưa lên phương tiện vận chuyển Dùng ô tô tải ben để vận chuyển từ khaitrường khai thác đến công trình và kho tập kết nguyên liệu Khai thác thảiđến đâu sẽ vận chuyển đến địa điểm san lấp đến đó còn phần đất sét đưa vềkho chứa vật liệu để chờ chế biến

1.2 Công nghệ và quy trình sản xuất.

Chế biến đất sét trắng để làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm sứ tùy theoyêu cầu của sản phẩm cuối cùng mà yêu cầu chế biến khác nhau theo cáccông nghệ khác nhau Hiện tại Công ty đang khai thác và sản xuất 03 loại sảnphẩm chính:

- Loại sản phẩm đơn giản dạng thô

- Loại sản phẩm qua nghiền khô

Trang 29

- Loại sản phẩm nghiền ướt qua lọc.

a Nguyên liệu ở dạng thô qua chế biến có quy cách như sau:

Thành phần hóa của đất sét trắng loại A:

Trang 30

d Công nghệ và quy trình chế biến:

Công nghệ chế biến đất sét trắng được sử dụng tại Công ty cổ phầnthương mại Đại Dương chủ yếu là phương pháp phơi tự nhiên, giảm độ ẩmcủa đất nhờ bốc hơi tự nhiên và đập nhỏ bằng thủ công có kết hợp với thiết bịkhấy, lọc và nghiền, bao gồm 3 quy trình sản xuất sau:

- Sản phẩm bán cho các khách hàng sử dụng xây lò nung gốm sứ sảnxuất gạch ốp lát, quy trình như sau:

Đất sét nguyên khai sau khi được đưa về tập kết tại kho sẽ được máy

xúc tản ra phơi khô tự nhiên kết hợp với phơi trong nhà kính (nhà phơi + sân

Ngày đăng: 28/11/2012, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình: quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Giáo trình: Kế toán doanh nghiệp trong kinh tế thị trường - 1998 - Chủ biên: TS.Nguyễn Hữu Thân Khác
3. Giáo trình: Kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc dân Khác
4. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học kinh tế quốc dân Khác
5. Giáo trình: Khoa học quản lý I - Trường Đại học kinh tế quốc dân Khác
6. Giáo trình: Khoa học quản lý II - Trường Đại học kinh tế quốc dân - 2002 - Chủ biên: TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền Khác
7. Báo cáo tài chính năm 2004 của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương 8. Báo cáo tài chính năm 2005 của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương 9. Điều lệ Công ty cổ phần thương mại Đại Dương Khác
10. Phương án chế biến đất sét trắng năm 2000 của Công ty Khác
11. Phương án khai thác đất đồi làm vật liệu xây dựng năm 2004 tại đồi Hố Đa, thôn Tường, xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Khác
12. Phương án khai thác đất đồi làm vật liệu xây dựng 2006 tại đồi Trại Tường, thôn Cao Đường, thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.Và một số tài liệu tham khảo khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trong mỗi doanh nghiệp thì tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của  doanh nghiệp đó - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
rong mỗi doanh nghiệp thì tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó (Trang 34)
Đây là cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Với mô hình quản lý này, ngoài những ưu điểm được nói ở trên còn một số hạn chế sau: - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
y là cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Với mô hình quản lý này, ngoài những ưu điểm được nói ở trên còn một số hạn chế sau: (Trang 37)
3. Tình hình tài chính của Công ty: - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
3. Tình hình tài chính của Công ty: (Trang 38)
Biểu 7: Bảng tổng kết hiệu quả sản xuất kinh doanh - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
i ểu 7: Bảng tổng kết hiệu quả sản xuất kinh doanh (Trang 39)
Biểu 9: Bảng tổng hợp chi phí quản lý năm 200 4- 2005 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
i ểu 9: Bảng tổng hợp chi phí quản lý năm 200 4- 2005 (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w