Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần thương mại Đại Dương
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Sau những năm đổi mới nền kinh tế, nước ta từng bước phát triển để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có những phương tiện sản xuất và chiến lược kinh doanh hiệu quả Để làm được điều đó, các
Doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào và hạ giá thành sản phẩm Bởi vậy, công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (CCDC) được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi Doanh nghiệp, cung cấp kịp thời và chính xác thông tin cho người quản lý, cũng nhờ đó mà người quản lý có thể biết được tình hình nguyên liệu, vật liệu để lựa chọn phương thức kinh doanh hiệu quả nhất
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, giá trị nguyên vật liệu cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm kinh doanh và giá thành sản phẩm Do đó, việc tăng cường công tác hạch toán nguyên vật liệu, CCDC nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động được coi là nhiệm vụ quan trọng để các đơn vị kinh doanh ngày càng có lãi
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, sau một khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thương mại Đại Dương, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên trong phòng ban kế toán, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập, em đã chọn chuyên đề thực tập
“Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần thương mại Đại Dương" cho chuyên đề thực tập của mình
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chuyên đề được chia làm
về mặt thời gian, cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh chị cán bộ phòng kế toán tại Công ty, thày cô và các bạn sinh viên
để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 2Phần I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC trong doanh nghiệp
1.1.1 Vị trí (vai trò) của vật liệu và công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung thì vật liệu, công cụ dụng cụ
là tài sản dự trữ phục vụ cho sản xuất thuộc tài sản lưu động được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Chi phí về vật liệu, CCDC chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá thành sản xuất sản phẩm, đồng thời là một bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất của doanh nghiệp Khác với tài sản cố định ở chỗ vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của nó chuyển dịch hết vào giá thành sản phẩm được tạo ra trong quá trình tham gia sản xuất dưới tác động của lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi từ hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể vật chất sản phẩm
Vì vật liệu có vai trò, vị trí quan trọng như vậy trong sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản và dự trữ ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu qua các khâu của quá trình sản xuất có
ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm vốn
Công cụ dụng cụ cũng có một vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, nó là những tư liệu không thể thiếu được trong việc sản xuất về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định nó không đủ tiêu chuẩn được xếp vào TSCĐ
Do CCDC có giá trị nhỏ, chóng hao mòn và hư hỏng, đòi hỏi phải thay thế và bổ sung thường xuyên nên được xếp vào TSCĐ được mua sắm bằng vốn lưu động của doanh nghiệp như đối với nguyên vật liệu
1.1.2 Đặc điểm và yêu cầu của quản lý vật liệu và CCDC
Trang 3Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động thường xuyên biến động Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên mua NVL và xuất dùng cho sản xuất Mỗi loại sản phẩm sản xuất được sử dụng từ nhiều thứ, nhiều loại vật liệu khác nhau, được nhập về từ nhiều nguồn và giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường Bởi vậy để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ tất cả các khâu từ khâu thu mua bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ Trong quá trình này, nếu quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra Do đó yêu cầu công tác quản lý NVL được thể hiện ở một số điểm sau:
Trong khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong khâu bảo quản: Để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn vật liệu, CCDC thì việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế
độ quản lý đối với từng loại vật liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh
Trong khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên
cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tích lũy cho doanh nghiệp Vì vậy, trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu, CCDC trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu, CCDC để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngưng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán vật liệu – CCDC
Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng giá thành, giá trị kinh tế của từng loại vật liệu, CCDC nhập - xuất - tồn kho, tiêu hao
sử dụng cho sản xuất
Trang 4Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, CCDC hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục nhập xuất.
Kiểm tra thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, CCDC phát hiện xử lý kịp thời
1.2 Tổ chức kế toán vật liệu, CCDC ở doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Phân loại vật liệu
Hiện nay, các doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật liệu thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của công ty
và là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc NVL chính dùng vào SX sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp
- Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng, màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất Vật liệu phụ bao gồm: thuốc nhuộm, thuốc tẩy
- Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất Nhiên liệu bao gồm: xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga
- Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
- Vật liệu và thiết bị xây dưng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết
bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của doanh nghiệp xây lắp
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xét vào các loại kể trên như phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ, từ sản xuất kinh doanh như bao bì, vật
tư đóng gói
Trang 5- Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh
lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn )
1.2.2 Phân loại CCDC
Tương tự như vật liệu, CCDC trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau cũng có sự phân chia khác nhau, song nhìn chung CCDC được chia thành các loại sau:
- Dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất
- Dụng cụ đồ nghề
- Dụng cụ quản lý
- Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động
- Khuôn mẫu đúc các loại
- Lán trại
Các loại bao bì đựng hàng hóa, vật liệu
Trong công tác quản lý CCDC được chia thành 3 loại:
Như vậy, để đánh giá vật liệu, các doanh nghiệp thường dùng tiền để biểu hiện giá trị của chúng Trong công tác hạch toán ở các đơn vị sản xuất thì vật liệu được đánh giá theo 2 phương pháp chính:
- Đánh giá vật liệu theo giá thực tế
- Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán
* Đánh giá vật liệu theo giá thực tế
Trang 6+ Giá vật liệu thực tế nhập kho
Trong các doanh nghiệp sản xuất – xây dựng cơ bản, vật liệu được nhập
từ nhiều nguồn nhập mà giá thực tế của chúng trong từng lần nhập được xác định cụ thể như sau:
- Đối với vật liệu mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị mua ghi trên hóa đơn cộng với các chi phí thu mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm ) cộng thuế nhập khẩu (nếu có) trừ các khoản giảm giá chiết khấu (nếu có) Giá mua ghi trên hóa đơn nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bằng giá chưa thuế, nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì bằng giá có thuế
- Đối với vật liệu doanh nghiệp tự gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thực tế của vật liệu, CCDC xuất đem gia công chế biến cộng các chi phí gia công, chế biến và chi phí vận chuyển, bốc dỡ (nếu có)
- Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, giá thực tế bao gồm: Trị giá thực tế của vật liệu, CCDC xuất thuê ngoài gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê chế biến về doanh nghiệp cộng số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến
- Trường hợp doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác bằng vật liệu thì giá thực tế là giá do Hội đồng liên doanh đánh giá cộng với chi phí khác (nếu có)
- Phế liệu thu hồi nhập kho: Trị giá thực tế nhập kho chính là giá ước tính thực tế có thể bán được
- Đối với vật liệu được tặng thưởng: thì giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương cộng chi phí liên quan đến việc tiếp nhận
+ Giá thực tế xuất kho
Để tính giá thực tế của NVL xuất kho có thể áp dụng một trong những phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, doanh
Trang 7nghiệp phải quản lý vật tư theo từng lô hàng Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó.
- Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kỳ: Theo phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc ở thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính
- Phương pháp nhập trước - xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết
số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật
tư xuất kho Do đó, vật tư tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng
- Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp này có cách tính ngược với phương pháp nhập trước - xuất trước
Việc áp dụng phương pháp nào để tính trị giá vật tư xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính
1.2.4 Chứng từ sử dụng
Theo chế độ kế toán ban hành, theo quyết định số 186-TC/CĐKT ngày14/03/1995 của Bộ tài chính thì các chứng từ kế toán về vật liệu, CCDC gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hóa (mẫu 08-VT)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH)
Ngoài ra, tùy thuộc vào những tình hình, đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT)
1.2.5 Sổ kế toán chi tiết vật liệu, CCDC
Trang 8Tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, CCDC
1.3.1 Phương pháp thẻ song song
- Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu, CCDC về mặt số lượng Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tư được ghi một dòng vào thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất tính ra số tiền tồn kho về mặt số lượng theo từng danh điểm vật tư
- Ở phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở tại kho Hàng ngày, hay định kỳ khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết vật tư và tính ra số tiền Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan Cuối tháng tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thẻ kho Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tư Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp
1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Ở kho: Mở thẻ kho (sổ chi tiết) để theo dõi số lượng từng danh điểm vật liệu, CCDC (thẻ song song)
- Ở phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, phản ánh tổng số VL, CCDC luân chuyển trong tháng (tổng nhập, tổng xuất trong tháng)
và tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu, CCDC theo chỉ tiêu số lượng và giá trị Sổ đối chiếu luân chuyển mở dùng cho cả năm và mỗi tháng chỉ ghi chép
Trang 9một lần vào cuối tháng trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất của từng thứ VL, CCDC ở từng kho theo từng kho theo từng người chịu trách nhiệm vật chất được ghi vào một dòng trong sổ Cuối tháng đối chiếu số liệu VL, CCDC trên sổ đối chiếu luân chuyển với thủ kho và số tiền của từng loại sổ kế toán tổng hợp.
1.3.3 Phương pháp sổ số dư
Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho phát sinh theo từng vật tư quy đinh Sau đó lập phiếu giao nhận chứng
từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất vật tư
Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vật tư vào sổ số dư, ghi xong gửi về phòng kế toán để kiểm tra
và tính thành tiền
Tại phòng kế toán định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và đánh giá theo từng chứng từ, tổng cộng
số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, vào bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho vật tư Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư Số dư này được dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư
1.4 Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, CCDC
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp xây lắp và các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn, chất lượng cao
- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa trên các tài sản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế
Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác theo công thức:
Trang 10Giá trị VL TK = Giá trị VL tồn ĐK + Tổng giá trị VL tăng + Giá trị VL tồn
Sơ đồ tăng giảm NVL, CCDC:
TK 111, 112, 331 TK 152, 153 TK 154, 621, 642, 241
Nhập kho NVL, CCDC mua về Xuất dùng cho SXKD, XDCB
Thuế GTGT TK 133
TK 3333 Xuất CCDC có giá trị lớn TK 142, 242 Thuế nhập khẩu phải nộp dùng cho nhiều kỳ
Chiết khấu TM, giảm giá, TK 111, 112, 331
Trang 11Phần II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM ĐẠI DƯƠNG
2.1 Tổng quan chung về Công ty CPTM Đại Dương
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần thương mại Hải Dương thành lập năm 2007 theo giấy phép Số 0403000104 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 05/02/2004, với tổng
số vốn điều lệ ban đầu là 19,6 tỷ đồng
Giám đốc: Đồng Thế Triệu
Hiện nay, trụ sở công ty nằm tại Thôn Mật Sơn, Đường Điện Biên Phủ,
Xã Chí Minh, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203585888
Fax: 03203588450
Tổng số lao động trong công ty là 95 người
Tiền thân của công ty là HTX dịch vụ vận tải Chí Linh được thành lập vào ngày 24/02/1992 Buổi ban đầu có 03 xã viên và 18 thành viên, vốn điều lệ là 1
tỷ đồng với ngành nghề chính là kinh doanh than và làm dịch vụ vận tải Số lượng trung bình xuất bán hàng năm đạt 16.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 5 tỷ đồng/năm và khách hàng chủ yếu của HTX lúc này là: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch – Kinh Môn - Hải Dương, Nhà máy gạch Hợp Thịnh – Vĩnh Phúc, Nhà máy ắc quy Vĩnh Phúc
Ngày 18/09/1995, HTX lại chuyển hướng dần sang kinh doanh vật liệu xây dựng và làm dịch vụ vận tải, san lấp mặt bằng, với tổng số vốn điều lệ là 4,8
tỷ đồng HTX đã kết hợp với một số đơn vị đóng trên địa bàn để làm các công trình như đường quốc lộ 18A từ Đông Triều – Quảng Ninh về thị trấn Sao Đỏ (nay là Phường Sao Đỏ - Thị xã Chí Linh), làm bục quay cầu Chui đến Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội
Năm 1998, HTX dịch vụ vận tải Chí Linh đã chuyển đổi thành HTX cây phong cảnh Chí Linh, với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải và làm cây phong cảnh, vừa làm kinh tế, vừa làm công tác phong trào Nhờ công tác vận
Trang 12động, khuyến khích của các thành viên trong công ty, phong trào cây phong cảnh của huyện Chí Linh đã trở nên rất sôi động, với tổng số gần 400 hội viên tham gia và 70% các xã, phường đều có Hội sinh vật cảnh.
HTX dịch vụ thương mại Đại Dương ra đời theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0068/CL do phòng Tài chính thương mại và khoa học huyện Chí Linh cấp ngày 24/06/2000 với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác và chế biến đất sét trắng, với tổng số vốn điều lệ là 12,1 tỷ đồng
Ngày 07/08/2002, HTX dịch vụ thương mại và VLXD Đại Dương đã được UBND tỉnh quyết định cho thuê 19.669 m2 đất thuộc địa phận thôn Mật Sơn, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để xây dựng trụ sở giao dịch
và xưởng sản xuất, chế biến đất sét trắng ổn định, lâu dài Tháng 9/2002, HTX
đã chính thức khởi công xây dựng toàn bộ công trình với tổng vốn đầu tư hơn 16
tỷ đồng, có 28 đơn vị tham gia thi công và sau 19 tháng đã hoàn thành
Ngày 20/04/2004, Công ty cổ phần thương mại Đại Dương đã tổ chức long trọng lễ khánh thành xây dựng toàn bộ công trình
2.1.2 Đặc điểm hoạt động SXKD và tổ chức quản lý của công ty
Trong suốt 7 năm qua, từ khi công ty chuyển sang hoạt động khai thác và sản xuất đất sét để làm nguyên liệu của ngành công nghiệp gốm sứ và gạch men, khai thác đất đồi để san lấp mặt bằng và làm đường giao thông, các sản phẩm, dịch vụ của công ty ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, bóc thải đất đồi đến đâu, san lấp mặt bằng đến đấy, còn lớp đất sét khai thác, chế biến đến đâu tiêu thụ hết đến đó và đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Công ty không những cung cấp đất sét cho nhu cầu sản xuất xây dựng, gốm sứ mà còn là nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp như tắm trắng… Ngoài ra, công ty còn đẩy mạnh lĩnh vực khai thác và cung cấp đất đồi san lấp công trình cho rất nhiều dự án tỉnh Hải Dương
Do tính chất của mặt hàng kinh doanh của công ty chủ yếu là đất sét trắng nên quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm không đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất phức tạp như những mặt hàng khác, mà chỉ đơn thuần là sử dụng đội xe
Trang 13vận tải vận chuyển đất đá đến xưởng sản xuất, sau đó máy xúc sẽ đảm nhiệm việc tản đất ra phơi.
Công ty có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác, thực hiện nghĩa vụ với người lao động; tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên; thực hiện chế độ thống kê, kế toán, BC định kỳ theo quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng…
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty sản xuất theo quy trình sản xuất liên tục Kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty:
- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận sản xuất ra đất sét và cao lanh các loại, bao gồm những công đoạn:
+ Chuẩn bị NVL, trộn phối liệu theo đúng qui trình kỹ thuật
+ Chế biến: gồm các việc đập, nghiền, lọc, ép, phay, phơi khô, đóng bao
- Bộ phận sản xuất phụ:
+ Trực cơ cho toàn bộ hệ thống máy móc của phân xưởng, thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất phát hiện kịp thời những hư hỏng của máy móc thiết bị báo cáo cho cán bộ quản lý và thợ sửa chữa thay thế
+ Có kế hoạch quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị theo quy định hàng ngày, hàng tuần và thời gian làm việc của máy móc
+ Đảm nhận cung cấp điện, nước cho quá trình sản xuất chính
+ Hệ thống điện: Do Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương cung cấp qua đường dây 35KV Ngoài ra, công ty có trạm biến áp 560KVA và máy phát điện 400KVA phòng sự cố mất điện đột xuất cho các bộ phận làm việc đặc biệt quan trọng, đảm bảo sản xuất luôn ổn định
- Bộ phận cung cấp, vận chuyển: Đảm nhận toàn bộ việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và vận chuyển sản phẩm đến chân công trình, khách
hàng
* Quy trình chế biến:
- Sản phẩm bán cho các khách hàng sử dụng xây lò nung gốm sứ sản xuất gạch ốp lát, quy trình như sau:
Trang 14Đất, cao lanh nguyên khai Phơi Đập nhỏ
Xuất bán Đóng bao Lọc tạp chất
- Sản phẩm bán cho cơ sở dùng vào việc làm khuôn phục vụ bao nung và sản xuất gốm sứ, quy trình qua hệ thống nghiền khô:
Đất, cao lanh nguyên Phay Phơi Đập nhỏ
Xuất bán Đóng bao Nghiền Lọc tạp chất
- Sản phẩm bán cho khách hàng dùng để sản xuất các mặt hàng gốm sứ, làm men cao cấp phải qua hệ thống nghiền ướt, dây chuyền sản xuất:
Đất, cao lanh nguyên khai Nghiền tinh Bể quấy Bể lọc
Xuất bán Đóng bao Phơi khô Phay Đập
Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, liên tục Công việc thực hiện vừa máy móc, vừa thủ công
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một đơn vị mới được thành lập
và chuyển đổi từ dịch vụ vận tải sang sản xuất kinh doanh Mặt khác, sản phẩm của công ty lại bao gồm các loại như: đất sét trắng, đất hoa đào nên chủ yếu là làm theo phương thức thủ công và cơ giới Bởi vậy mà quy mô sản xuất của công ty ở dạng vừa và nhỏ
Trang 15Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trực tiếp ra các quyết định quản lý Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng kế toán, phòng kinh doanh theo sự ủy quyền của Giám đốc, có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng kế hoạch sản xuất, phòng vật tư theo sự ủy quyền của Giám đốc, có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc
CHỦ TỊCH HĐQT ( KIÊM GIÁM ĐỐC)
Phó GĐ
phụ trách
kinh doanh
Phó GĐ phụ trách sản xuất
Phó GĐ phụ trách TC hành chính
Phòng
KH kinh
doanh
Phòng KH-SX
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phân xưởng 2 Phân
xưởng 1 xưởng 3Phân
Trang 16trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình.
- Phó giám đốc phụ trách hành chính: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng hành chính có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngắn và dài hạn Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được phê duyệt để chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư trong công ty, quản lý thu mua vật tư đầu vào
- Phòng Kế toán – Tổng hợp: chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, kiểm toán với chức năng nhiệm vụ được quy định tại quy chế tài chính của công ty Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán nội bộ trong công ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty Thực hiện công tác luân chuyển công văn, giấy tờ, công tác định mức tiền lương, chế
độ của người lao động Đồng thời, có trách nhiệm giúp Giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyển dụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính tiền lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho người lao động trong công ty
- Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công
ty, có trách nhiệm tổng điều độ sản xuất, xây dựng các chỉ tiêu định mức, thông
số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình SX diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, nhà xưởng của công ty, xây dựng kế hoạch sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cho toàn công ty, thiết kế khuôn mẫu phục vụ sản xuất, lên kế hoạch dự trù vật tư cho toàn công ty, trực tiếp quản lý kho vật tư, kho sản phẩm
Trang 17- Phõn xưởng 1: cú trỏch nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch SX đất sột
- Phõn xưởng 2: cú trỏch nhiệm điều hành sản xuất cao lanh
- Phõn xưởng 3: cú trỏch nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch SX gạch chịu lửa, sản xuất khuụn mẫu, trực cơ và sủa chữa mỏy múc cho toàn cụng ty
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ mỏy kế toỏn của cụng ty
Cơ cấu bộ mỏy kế toỏn của cụng ty bao gồm:
01 Đồng chớ trưởng phũng (Kế toỏn trưởng)
01 Đồng chớ kế toỏn tổng hợp kiờm kế toỏn TSCĐ
01 Đồng chớ kế toỏn vật tư
01 Đồng chớ thủ quỹ kiờm kế toỏn tiền mặt
01 Đồng chớ kế toỏn tiền gửi ngõn hàng
01 Đồng chớ thống kờ tổng hợp kiờm kế toỏn tiền lương
Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toỏn:
- Trưởng phũng kế toỏn (Kế toỏn trưởng): cú nhiệm vụ quản lý, điều hành bao quỏt chung cụng tỏc kế toỏn Kiểm tra chế độ hạch toỏn ban đầu, tổ chức
Trưởng phũng (Kế toỏn trưởng)
Kế toỏn tập hợp CPSX và tớnh Z sản phẩm
Kế toỏn vốn bằng tiền, thanh toỏn
Trang 18bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, ghi chép số liệu kế toán, định kỳ báo cáo kết quả cho Giám đốc.
- Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các số liệu có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty để phản ánh vào các sổ sách và tập hợp lên các báo cáo kế toán theo định kỳ
- Kế toán TSCĐ kiêm vật tư: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản, vật tư, vật liệu, tính giá vật liệu xuất kho, tính khấu hao và theo dõi thời gian khấu hao, thanh lý tài sản Viết phiếu nhập, phiếu xuất vật tư
và phản ánh vào sổ sách có liên quan Lập bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ nguyên vật liệu, phản ánh và ghi chép đầy đủ vào sổ cái các tài khoản 152, 153,
211 Hàng tháng tổng hợp báo cáo cụ thể tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật tư
để trình Kế toán trưởng và đề ra kế hoạch cụ thể
- Kế toán tiền lương: tập hợp bảng công của các bộ phận, tính toán và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định chính xác, cụ thể
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
* Hình thức kế toán
Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung và đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Việc công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán này có một số ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho công tác phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng kỹ thuật tính toán hiện đại
Nhược điểm: việc ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến thời gian lập và gửi báo cáo kế toán
Trang 19Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
* Một số nội dung khác thuộc chính sách kế toán mà công ty áp dụng
- Niên độ kế toán tại doanh nghiệp: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 dương lịch
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kê khai TX
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng
- Đơn vị tiền sử dụng: Việt Nam đồng
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 202.2 Tình hình SXKD của doanh nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Số liệu tham khảo tại phòng kế hoạch tổng hợp
2.3 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương
2.3.1 Khái quát về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một đơn vị mới được thành lập
và chuyển đổi từ dịch vụ vận tải sang sản xuất kinh doanh Mặt khác, sản phẩm của công ty lại bao gồm các loại như: đất sét trắng, đất hoa đào nên chủ yếu là làm theo phương thức thủ công và cơ giới Bởi vậy mà quy mô sản xuất của công ty ở dạng vừa và nhỏ Dây chuyền công nghệ không quá phức tạp nhưng vật liệu, CCDC dùng để phục vụ sản xuất tương đối nhiều
Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng Lúc đầu công ty chỉ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, sau đó sản phẩm của công ty đã
có mặt trên cả nước Giờ đây, uy tín về chất lượng của công ty đã chiếm được