Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại
ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ
Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Ch ươ ng 1 : Lý luận chung về hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại 3
1.1 Tổng quan về cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại 3
1.2.1.1 Ngân hàng Thương mại và hoạt động cho vay 3
1.2.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay cá nhân 5
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân 5
1.2.3 Vai trò củacho vay cá nhân 6
1.2 Các hình thức cho vay cá nhân 8
1.2.1 Chiết khấu thương phiếu 8
1.2.1.1 Khái niệm 8
1.2.1.2 Điều kiện chiết khấu 9
1.2.1.3 Thủ tục chiết khấu 9
1.2.1.4 Vai trò của chiết khấu trong nền kinh tế 11
1.2.2 Cho vay từng món 12
1.2.2.1 Khái niệm 12
Trang 31.2.4 Nghiệp vụ thấu chi 17
1.2.4.1 Khái niệm 17
1.2.4.2 Đặc điểm và vai trò của thấu chi 17
1.2.4.3 Điều kiện thấu chi 18
1.2.4.4 Thủ tục thấu chi 18
1.2.5 Tín dụng tiêu dùng 20
1.2.5.1 Khái niệm 20
1.2.5.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng 20
1.2.5.3 Các hình thức tín dụng tiêu dùng 21
1.2.5.4 Vai trò của tín dụng tiêu dùng 22
1.2.5.5 Kỹ thuật cho vay tiêu dùng trả góp 23
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ………25
2.1 Tổng quan về ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ ……… 25
2.1.1 Lịch sử hình thành 25
2.2.2 Quá trình phát triển 26
2.2.3 Giới thiệu Khối khách hàng cá nhân 30
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ trong thời gian vừa qua 33
Trang 42.2.4.1 Tình hình huy động vốn 34
2.2.4.2 Tình hình sử dụng vốn 38
2.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 40
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ 2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân nói chung 41
2.2.2 Thực trạng từng loại hình cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ và nguyên nhân của thực trạng 41
2.2.2.1 Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu 42
2.2.2.2 Nghiệp vụ cho vay từng món 42
2.2.2.3 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng 44
2.2.2.4 Nghiệp vụ thấu chi 45
2.2.2.5 Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng 46
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ……… 49
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ 49
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ 55
3.2.1 Các giải pháp chung 55
3.2.1.1 Giải pháp huy động vốn 55
3.2.1.2 Thực hiên tốt và có hiệu quả quy trình nghiệp vụ cho vay cá nhân (đối với cho vay từng món và cho vay luân chuyển) 58
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng trong Ngân hàng 60
Trang 53.2.1.4 Tăng cường kiểm soát nội bộ Ngân hàng 62
3.2.1.5 Đẩy mạnh thực hiện chính sách Marketing đối với hoạt động cho vay cá nhân trong Ngân hàng 63
3.2.2 Các biện pháp đối với từng loại hình cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ 64
3.2.2.1 Đối với cho vay từng món 65
3.2.2.2 Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng 66
3.2.2.3 Đối với tín dụng tiêu dùng 67
3.2.2.4 Mở rộng thêm các loại hình tín dụng ngắn hạn mới 68
3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 3.3.1 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 72
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 76
Kết luận 78
Tài liệu tham khảo 79
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
UBCK : Ủy ban chứng khoán
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 7Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực
sự đóng một vai trò rất quan trọng Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các
cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu, đảmbảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng và có hiệu quả Hoạt động của ngânhàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dânchúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội Trong thờigian qua, Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các ngânhàng thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng caonăng lực tài chính của các tổ chức này
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động như:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương,Ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, các ngânhàng liên doanh, ngân hàng của nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổphần khác Trong đó, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương(Techcombank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất
và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Là một sinh viên năm cuối khoaNgân hàng - Tài chính, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, em có cơ hội thựctập tại Khối dịch vụ ngân hàng cá nhân - Ngân hàng thương mại cổ phầnTechcombank Sau một thời gian thực tập, em nhận thấy hoạt động cho vay
cá nhân của ngân hàng đang tạo ra nguồn thu chính, được chuyên môn hóathành bộ phận kinh doanh với mạng lưới hoạt động rộng khắp, tạo thuận lợicho huy động dân cư Vì vậy em đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường hoạtđộng cho vay cá nhân ở Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ”
Chuyên đề của em bao gồm 3 chương:
Trang 8- Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay cá nhân của ngânhàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹthương chi nhánh Láng Hạ
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt độngcho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ
LỜI CẢM ƠN
Trang 9Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Techcombank Láng Hạ, em đã có điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế của một ngân hàng thương mại, giúp em tích lũy được nhiều kiến thức mới, những công nghệ mới, giúp
em tránh được những bỡ ngỡ sau này khi làm việc tại một ngân hàng thương mại
Em xin cảm ơn thầy Phạm Quang Trung và các anh chị trong chi nhánh
Techcombank Láng Hạ đã giúp đỡ em có đầy đủ các điều kiện để hoàn thànhtốt chuyên đề thực tập này Do trình độ nhận thức còn hạn chế và thời gianthực tập chưa nhiều cho nên bài viết của em chắc chắn có nhiều thiếu sót, emrất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy giáo để bài viết của emđược hoàn thiện hơn
Chương 1
Trang 10LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Ngân hàng Thương mại và hoạt động cho vay
NHTM là một loại hình tổ chức tài chính, kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, có quan hệ sâu rộng trong nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến quá trìnhphát triển của nền kinh tế quốc dân NHTM nhận gửi và trả lãi cho các khoảntiền gửi, thực hiện các hoạt động thanh toán phục vụ khách hàng, thực hiệnvai trò tài trợ cho khách hàng khi họ có yêu cầu, như lúc doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất, Hoạt động tài trợ của NHTM giúp mở rộng tiêu dùngtrong dân cư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do chịu sự giám sát của Ngânhàng và giảm được chi phí huy động vốn cho khách hàng
Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và là phương tiện thanh toán.
Trên cơ sở nhận gửi, sau khi thực hiện dự trữ bắt buộc và dự trữ cho nhu
cầu thanh khoản, Ngân hàng sẽ phát sinh các khả năng có thể sử dụng số tiền còn lại phục vụ hoạt động tài trợ mà chủ yếu là cho vay Trong khi đó nhu cầuvốn của nền kinh tế là rất lớn, các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh luôn có nhu cầu vốn lớn nhưng không thể tự đáp ứng được trong khoản thời gian ngắn Từ đó nhằm thoả mãn cung cầu, hoạt động cho vay của NHTM đã hình thành
Trang 11Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM sẽ giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
Hướng cho vay của NHTM bao gồm các hoạt động cho vay đối vớichính phủ và nền kinh tế NHTM có thể tài trợ cho chính phủ trong thời gianngắn bằng việc mua tín phiếu kho bạc ngắn hạn một tháng, ba tháng, sáutháng,…nhằm bù đắp sự trênh lệch giữa các khoản thu chi hay thâm hụt ngânsách tạm thời của chính phủ NHTM cũng tài trợ cho chính phủ xây dựng cáccông trình lớn trong thời gian dài thông qua việc mua trái phiếu chính phủ,trái phiếu công trình cấp nhà nước Các hoạt động tài trợ cho chính phủthường đem lại rất ít lợi nhuận cho Ngân hàng và mang nhiều tính cưỡng chếtrong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, chính vì vậy các NHTMthường cố gắng mở rộng các hoạt động tài trợ cho nền kinh tế, sử dụng tối đa
số tiền tồn đọng tại Ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận Hoạt động cho vay đốivới nền kinh tế nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh của các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân nếu những nhu cầu
đó là hợp pháp và hợp lý
Các phương thức cho vay của Ngân hàng gồm có: chiết khấu thươngphiếu, cho vay từng món, cho vay theo hạn mức tín dụng, nghiệp vụ thấu chi,tín dụng tiêu dùng,… Khi thực hiện hoạt động cho vay Ngân hàng trở thànhmột kênh đầu tư vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn với chi phí lưu thôngthấp, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế, giúp các doanhnghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh với hiệu quả sử dụng vốn vay cao hơn.Như vậy, NHTM đã thực hiện vai trò ổn định và phát triển kinh tế qua hoạtđộng cho vay
Trang 121.2.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay cá nhân
Dựa vào tính chất, mục đích, đối tượng hoạt động chúng ta có một địnhnghĩa về hoạt động cho vay cá nhân của NHTM như sau:
Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM sẽ giao cho khách hàng là cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc đảm bảo hoàn trả đầy đủ
cả gốc và lãi.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay cá nhân
Thứ nhất, không như các khoản vay lớn của doanh nghiệp nhằm phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh, qui mô vốn của các khoản vay cá nhân thườngnhỏ vì nhu cầu vốn vay của khách hàng chủ yếu chỉ nhằm thoả mãn nhu cầutiêu dùng hàng ngày Quy mô các khoản vay nhỏ lại không có các báo cáo tàichính hay báo cáo thu nhập nên Ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phílớn để xem xét và đánh giá cho vay tiêu dùng trong khi món vay được thựchiện lại nhỏ
Thứ hai, do thiếu thông tin về khách hàng, chi phí thẩm định cho vay lớn,món vay nhỏ nên tín dụng cá nhân thường gây ra nhiều rủi ro cho Ngân hàng.Tuy nhiên, những rủi ro này thường được phân tán do số lượng khách hàng sửdụng tín dụng tiêu dùng rất lớn
Thứ ba, vì tính rủi ro trong cho vay cá nhân cao hơn các hình thức tíndụng khác nên lãi suất cho vay mà NHTM áp dụng cũng cao hơn và thườngđược tính theo lãi suất cho vay trả góp
Trang 131.2.3 Vai trò của cho vay cá nhân
Là một loại hình tổ chức tài chính, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,NHTM có quan hệ sâu rộng trong nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến quátrình phát triển của nền kinh tế quốc dân Điều này thể hiện một phần lớn quavai trò của hoạt động cho vay cá nhân trong NHTM:
* Đối với khách hàng:
Thứ nhất, cho vay cá nhân góp phần cải thiện mức sống của dân cư Sửdụng tín dụng cho các nhu cầu chi tiêu hiện tại cũng nghĩa là sử dụng cáckhoản thu nhập tương lai cho tiêu dùng hiện tại sẽ giúp người tiêu dùng nângcao điều kiện sống Với điều kiện vật chất và tinh thần cao hơn họ có khảnăng tạo ra thu nhập lớn hơn trong tương lai, đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc
và lãi cho Ngân hàng
Thứ hai, cho vay cá nhân giúp người tiêu dùng giải quyết những nhu cầuvốn khẩn cấp Trong cuộc sống luôn xuất hiện những rủi ro, những sự cố haytai nạn bất ngờ, và khi điều đó xảy ra nhu cầu về tài chính là rất lớn, khi đómột cá nhân không thể tự đáp ứng được và họ phải cần tới sự trợ giúp của tíndụng Ngân hàng
Thứ ba, cho vay cá nhân cung cấp sự tiện lợi cho người tiêu dùng qua cácphương tiện thanh toán ngày càng hiện đại như thẻ tín dụng, tiền điện tử.Bằng cách sử dụng thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể đi du lịch khắp thếgiới mà vẫn có thể thanh toán cho nhiều loại chi tiêu khác nhau và không phảimang theo một lượng lớn tiền mặt
* Đối với ngân hàng:
Với Ngân hàng thì cho vay cá nhân là hoạt động đem lại nguồn thu nhậpquan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của Ngân hàng Ngân hàng
Trang 14có thực hiện hoạt động này thì mới tạo ra thu nhập để hoạt động và trả lãi tiềngửi tức là hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu giúp cho các hoạt độngkhác được thực hiện hiệu quả.
Hoạt động cho vay cá nhân giúp Ngân hàng thu hút thêm nhiều kháchhàng, bên cạnh hoạt động vay vốn thì khách hàng còn tham gia vào các loạihình dịch vụ khác của Ngân hàng và tạo thêm nguồn thu nhập cho Ngân hàng.Hơn nữa, thông qua chất lượng hoạt động tín dụng tốt sẽ làm tăng uy tín vàhình ảnh của Ngân hàng
* Đối với nền kinh tế:
Trong nền kinh tế thị tường, cho vay cá nhân có vai trò đặc biệt quantrọng Thứ nhất, cho vay cá nhân góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hộiphát triển Nhờ nguồn vốn tín dụng, các hộ kinh doanh cá thể không nhữngđảm bảo quá trình sản xuất bình thường, mà còn mở rộng được quy mô sảnxuất, cải tiến máy móc Hoạt động của tín dụng đã làm cho lưu thông hànghoá không những được mở rộng ở trong nước, mà còn ra thị trường nướcngoài, giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước được thựchiện nhanh hơn
Thứ hai, cho vay cá nhân đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung sản xuất Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp lớnthường được ưu đãi về tín dụng, do đó sẽ có lợi thế hơn để mở rộng sản xuấtkinh doanh và giành được chiến thắng trong cạnh tranh Để chống lại nguy cơ
bị thôn tính, các doanh nghiệp nhỏ tìm cách liên kết với nhau bằng phươngpháp hùn vốn, lập công ty cổ phần Như vậy, tín dụng đã đóng vai trò tích cựcthúc đẩy qúa trình tập trung sản xuất xã hội Mặt khác, để mở rộng sản xuấtkinh doanh các cá nhân thường phải tích luỹ từ lợi nhuận, nhưng để tận dụngđược cơ hội trong kinh doanh thì các doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng Ngân
Trang 15hàng với ý nghĩa sử dụng trước các khoản thu nhập trong tương lai Ở đây, tíndụng Ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tích tụ vốn vàtiết kiệm được thời gian trong sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, cho vay cá nhân góp phần quan trọng vào quá trình tiết kiệm chiphí lưu thông của xã hội Bằng việc cung cấp các phương tiện thanh toán chonền kinh tế như: séc, ngân phiếu,… có mệnh giá cao hơn và chi phí phát hànhthấp hơn giấy bạc Ngân hàng đã làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ Hơn nữa
sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng như chuyểnkhoản đã giúp tiết kiệm chi phí lưu thông và đảm bảo an toàn về tài sản
1.2 Các hình thức cho vay cá nhân
1.2.1 Chiết khấu th ươ ng phiếu
1.2.1.1 Khái niệm
Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ mà qua đó Ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng trước hạn thanh toán của thương phiếu một khoản tiền của thương phiếu sau khi đã trừ đi khoản lãi phải thu (tức tiền chiết khấu) và các khoản chi phí chiết khấu.
Trong đó chiết khấu có thể được định nghĩa là một nghiệp vụ mà Ngânhàng giúp cho khách hàng có thể sử dụng số tiền trên thương phiếu trướcngày đáo hạn, hay nói cách khác chiết khấu là một nghiệp vụ mua lại nhữngthương phiếu của khách hàng Khi thực hiện chiết khấu Ngân hàng giữ lạimột số tiền lời, nó bằng chênh lệch giữa mệnh giá của thương phiếu so với sốtiền Ngân hàng trả cho khách hàng Số tiền lời đó gọi là tiền chiết khấu hayphí chiết khấu, nó phụ thuộc vào thời hạn còn lại của thương phiếu
1.2.1.2 Điều kiện chiết khấu
Trang 16Một thương phiếu muốn được chấp nhận để chiết khấu phải đảm bảonhững điều kiện cần thiết sau:
- Thương phiếu và chứng từ có giá phải có đầy đủ các tính chất pháp lý,được lưu hành hợp pháp
- Hình thức và nội dung của thương phiếu và các chứng từ có giá phảithể hiện đầy đủ các yếu tố theo luật định, đảm bảo đầy đủ các chữ ký,…
- Thương phiếu và các chứng từ có giá phải còn trong thời hạn thanhtoán, phù hợp với thời hạn chiết khấu của Ngân hàng
- Người xin chiết khấu phải thừa nhận chấp hành mọi quy định, tuân theođúng những thủ tục của Ngân hàng đối với các thương phiếu cần chiết khấu:
ví dụ về lãi suất chiết khấu, tiền hoa hồng,…
- Có các điều kiện đảm bảo đối với các thương phiếu có thời hạn dài
- Người xin chiết khấu phải thực sự vì nhu cầu kinh doanh
1.2.1.3 Thủ tục chiết khấu:
+ Khách hàng nộp cho Ngân hàng hồ sơ xin chiết khấu gồm có:
- Đơn xin chiết khấu
- Các thương phiếu và chứng từ có giá xin chiết khấu
- Bảng kê các thương phiếu và chứng từ có giá đó
+ Ngân hàng kiểm tra các điều kiện chiết khấu và xác định chi phí chiếtkhấu, số tiền phải trả cho khách hàng (hay giá trị ròng của mỗi thương phiếu)
Chi phí chiết khấu (AGIO) = Tiền chiết khấu + Tiền hoa hồng +
Thuế.
Tiền chiết khấu = C.n.t
Trong đó: C: là mệnh giá thương phiếu
Trang 17Mệnh giá
Số tiền vay (Giá trị ròng của thương
t: là lãi suất chiết khấu tính theo năm
- Tiền hoa hồng có hai loại là tiền hoa hồng ký hậu và tiền hoa hồng
cố định Trong đó tiền hoa hồng ký hậu là một khoản làm tăng thêm lãi suấtchiết khấu vì cách tính tiền hoa hồng cũng giống như cách tính tiền chiếtkhấu Tiền hoa hồng cố định bao gồm các khoản tiền lệ phí về phục vụ, chấpthuận chiết khấu, chuyển tiền khác địa phương, báo có, …được tính theo mộtphần trăm cố định mệnh giá thương phiếu
- Thuế đối với nghiệp vụ chiết khấu là một tỷ lệ phần trăm cố địnhtính trên mệnh giá thương phiếu Đối với những thương phiếu, chứng từ cómệnh giá nhỏ, thời gian chiết khấu ngắn, mức chiết khấu được xác định quáthấp không đủ bù đắp các chi phí chiết khấu, thì khi chiết khấu Ngân hàng thutheo mức quy định tối thiểu
+ Ngân hàng phát tiền cho vay
=
Số tiền vay này được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặcphát trực tiếp bằng tiền mặt, ngân phiếu cho khách hàng Khi phát tiền Ngânhàng yêu cầu khách hàng ký chuyển nhượng (ký hậu) thương phiếu, chứng từchiết khấu cho Ngân hàng
+ Thu nợ: Các thương phiếu chứng từ đã chiết khấu Ngân hàng phảilưu dữ và theo dõi thời hạn thanh toán của thương phiếu và chứng từ có giá đểkịp thời thu hồi nợ khi đến hạn Có các hình thức thu nợ sau:
- Báo cho người chấp nhận thanh toán đến trả tiền
Trang 18- Xuất trình thương phiếu, chứng từ có giá tại nơi chấp nhận thanhtoán để thu nợ.
- Uỷ nhiệm qua Ngân hàng phục vụ người chấp nhận thanh toán đểnhờ thu hộ
1.2.1.4 Vai trò của chiết khấu trong nền kinh tế
Đối với khách hàng, nghiệp vụ chiết khấu đảm bảo được tính thanh khoảncủa các thương phiếu và chứng từ có giá mà khách hàng nắm giữ Trong sảnxuất kinh doanh để giữ quan hệ với nhau các hộ kinh doanh thường cho muabán chịu hàng hoá, khi đó người bán chịu sẽ bị chiếm dụng một khoản vốn,khi thiếu vốn kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đến Ngân hàng để xin chiếtkhấu các chứng từ nhận nợ của khách hàng mà không phải chờ đến ngày hếthạn Như vậy nhờ nghiệp vụ chiết khấu mà các hộ kinh doanh có thể luôn táilập được vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục màvẫn giữ được quan hệ tốt với bạn hàng
Đối với Ngân hàng, chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, thựchiện dễ dàng, đem lại mức sinh lời cao nhất và ít rủi ro nhất cho Ngân hàng.Hầu hết các thương phiếu đều có kì hạn ngắn: 30, 60, 90 ngày, phát sinh từmột quan hệ thương mại mà việc thanh toán đã được xác định trước, do cácdoanh nghiệp có uy tín phát hành, có tính đảm bảo cao vì nó liên đới tráchnhiệm với tất cả mọi người kí tên trên thương phiếu Ngoài ra các thươngphiếu cũng có tính lỏng cao, khi có nhu cầu thanh khoản thì Ngân hàng có thểđem các thương phiếu đi tái chiết khấu, không sợ bị chết vốn
1.2.2 Cho vay từng món
1.2.2.1 Khái niệm
Trang 19Cho vay từng món là một phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốnkhách hàng và Ngân hàng phải làm các thủ tục cần thiết và kí kết hợp đồngtín dụng thoả thuận về thời hạn vay, số tiền cho vay và lãi suất cho vay.Thông thường khi cho vay từng món, khách hàng phải đưa tài sản ra làm đảmbảo cho tiền vay Phương thức cho vay này thường được áp dụng đối với cáckhách hàng có nhu cầu vay trả không thường xuyên hoặc các khách hàng vayvốn lần đầu cho các nhu cầu bổ xung vốn lưu động Ngân hàng cho vay từngmón theo kế hoạch (năm, quí, mùa vụ) đối với những khách hàng hoạt độngtương đối ổn định, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có tín nhiệm đối vớiNgân hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời khách hàng xác định được kếhoạch kinh doanh trong từng thời kì Còn những khách hàng mà không đápứng đủ những điều kiện trên thì Ngân hàng thường cho vay từng khâu, từngloại vật tư cụ thể căn cứ vào từng dự án kinh doanh của họ.
1.2.2.2 Thủ tục cho vay
+ Khách hàng lập hồ sơ vay vốn Hồ sơ xin vay gồm có:
- Hồ sơ về tư cách pháp nhân của khách hàng xin vay
- Đơn xin vay vốn
- Báo cáo quyết toán năm trước hoặc quý trước
- Dự án sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ
- Tờ khai tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và các giấy tờ liên quankhác
- Khế ước vay tiền
+ Ngân hàng xét duyệt cho vay:
Nhận được hồ sơ xin vay của khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng tiếnhành thu thập khảo sát và phân tích thông tin nhằm đánh giá những mặt sau:
Trang 20- Tư cách, điều kiện của người vay, tính hợp pháp của chứng từ.
- Tính khả thi của dự án, mục đích sử dụng tiền vayvà khả năng trả nợ Ngânhàng
- Tiềm năng tài chính, giá trị tài sản đảm bảo và tư cách bảo lãnh của kháchhàng
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng
- Hạn mức cho vay tối đa của Ngân hàng đối với mỗi khách hàng
Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng Ngân hàng quyết định, thông báo chokhách hàng, thoả thuận về mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay
+ Mở tài khoản cho vay - phát tiền vay
Sau khi đã duyệt cho vay, Ngân hàng mở cho đơn vị vay một tài khoảncho vay thông thường để hạch toán tiền cho vay và thu nợ Ngân hàng pháttiền vay theo tiến độ thực hiện dự án vay vốn của khách hàng Tiền vay đượcchuyển trả trực tiếp cho đơn vị vay vốn Mỗi lần nhận tiềnvay, khách hàngphải kí nhận nợ trên khế ước vay tiền theo đúng chữ kí đã đăng kí tại Ngânhàng
+ Thu nợ
Đến kì hạn trả nợ khách hàng phải chủ động trả nợ cho Ngân hàng Nếukhách hàng không tự trả, Ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi của kháchhàng để thu nợ Hết thời hạn mà Ngân hàng không thu được nợ nếu không giahạn nợ sẽ chuyển sang nợ quá hạn
Trang 211.2.2.3 Vai trò của cho vay từng món
Cho vay từng món rất thích hợp với các hộ kinh doanh cá thể có nhu cầuvốn không thường xuyên, khách hàng lần đầu vì thời hạn ngắn, mức lãi suấtthấp, ít có nhiều ràng buộc, đễ được khách hàng chấp nhận
Đối với Ngân hàng, việc quản lý cho vay từng món tương đối đơn giản,việc giải ngân dễ dàng, giám sát và đánh giá khoản vay không phức tạp Việcxác định khối lượng, kì hạn rõ ràng giúp Ngân hàng dễ lập kế toán cho vay vàxác định hướng đầu tư sau đó Kì hạn cho vay ngắn tạo điều kiện thuận lợitrong việc xác định lãi suất, tránh được những rủi ro về lãi suất và đây cũng làloại hình tín dụng mà Ngân hàng thường xuyên thực hiện
1.2.3 Cho vay theo hạn mức tín dụng
1.2.3.1 Khái niệm và đặc điểm
Cho vay theo hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay của Ngânhàng trong đó Ngân hàng và khách hàng sẽ phải thoả thuận để xác định mứctín dụng tối đa Theo đó trong một khoảng thời gian nhất định khách hàng cóthể toàn quyền chủ động rút vốn từ Ngân hàng với điều kiện tổng dư nợ tạimọi thời điểm không được vượt quá hạn mức đã xác định
Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với những khách hàng
có uy tín với Ngân hàng, có nhu cầu vốn kinh doanh trong thời gian ngắnnhưng không xác định được số vốn chính xác cần vay Theo công văn hướngdẫn số 92/HĐQT1 NHCT5 ngày 11/11/1998 thì "Cho vay theo hạn mức tíndụng được áp dụng đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinhdoanh ổn định, vay vốn và hoàn trả nợ thường xuyên, có tín nhiệm đối vớiNgân hàng."
Trang 22Nhu cầu vốn
vay trong quí Nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh bình quân kỳ
kế hoạch
Vốn lưu động tự có
Vốn tự huy động khác dùng cho kinh doanh
Doanh số trả nợ trong kì
Mức dư nợ bình quân trong kì
Số vòng quay của vốn vay
Đặc diểm của hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng là mức dư nợkhông thuộc quyền kiểm soát của Ngân hàng khi còn trong hạn mức, khi đóquyền sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng vì vậy mối quan hệ
và độ tin tưởng giữa Ngân hàng và khách hàng phải cao Khi thực hiện chovay theo hạn mức tín dụng Ngân hàng phải chịu những áp lực thanh khoảnphi thực tế để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng trong hạnmức khiến cho Ngân hàng phải dự trữ thanh khoản cao hơn và chi phí lớnhơn
1.2.3.2 Qui trình cho vay theo hạn mức tín dụng
Khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn
Khách hàng căn sứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính
để lập hồ sơ xin vay theo hạn mức tín dụng gửi đến Ngân hàng trước kỳ kếhoạch (thường là 20 ngày) Hồ sơ xin vay gồm có: Đơn xin vay và kế hoạch
bổ sung vốn lưu động (lập theo quí) Trong kế hoạch vay vốn, khách hàng xácđịnh rõ nhu cầu vay trong kỳ (hay hạn mức tín dụng):
Nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh bình quân kỳ kế
hoạch
Tổng chi phí sản xuất hay giá vốn h ng bán àng bán Vòng quay vốn lưu động
Trang 23Số vòng quay của vốn vay
Giải quyết cho vay, thu nợ và tính lãi
Khi đã kí kết hợp đồng tín dụng, Ngân hàng mở cho khách hàng một tàikhoản cho vay theo hạn mức tín dụng để theo dõi việc cho vay và thu nợ phátsinh trong kì Hàng ngày khi có phát sinh các khoản phải thanh toán mà trêntài khoản tiền gửi không còn tiền thì khách hàng có thể xuất trình các bảng kê
tờ thanh toán xin vay vốn và các chứng từ hoá đơn kèm theo để xin vay vốnNgân hàng Khi phát tiền vay, nếu để thanh toán cho các đơn vị có tài khoảntại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển thẳng cho đơn vị thụ hưởng, còn nếuthanh toán cho các đơn vị khác thì Ngân hàng sẽ phát bằng tiền mặt
Hàng ngày, khi khách hàng vay vốn có các khoản thu thuộc vốn lưu độngthì phải nộp toàn bộ vào tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng để trả nợ.Nếu tài khoản này không còn dư nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển sang tài khoảntiền gửi cho khách hàng Việc tính lãi được thực hiện vào cuối hàng tháng căn
cứ vào số dư trên tài khoản cho vay phát sinh trong tháng
Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi kết thúc kỳ kế hoạch, trong vòng nămngày đầu của quí sau, Ngân hàng cùng khách hàng tiến hành thanh lí hợpđồng để xem xét tình hình thực hiện trả nợ trong quí, thời hạn nợ và thu thêmlãi nợ quá hạn
Trang 241.2.4 Nghiệp vụ thấu chi
1.2.4.1 Khái niệm
Thấu chi là một nghiệp vụ tín dụng được thực hiện trên cơ sở một hợpđồng tín dụng trong đó Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng dư nợ trêntài khoản vãng lai (rút tiền vượt số dư có) trong một hạn mức và thời giannhất định.Trong đó, tài khoản vãng lai, còn gọi là tài khoản thấu chi, là tàikhoản mà bên vay và bên cho vay thoả thuận lập ra để ghi nợ và ghi có
1.2.4.2 Đặc điểm và vai trò của thấu chi
- Là loại hình tín dụng nhằm đảm bảo cân đối ngân quỹ hàng ngày củakhách hàng Trong hoạt động thanh toán hàng ngày của các hộ kinh doanhthường xuất hiện tình trạng thâm hụt hay thặng dư ngân quỹ tạm thời, để cânbằng ngân quỹ của doanh nghiệp vay Ngân hàng bằng hình thức tín dụng thấuchi
- Khách hàng được sử dụng quá số dư có trên tài khoản vãng lai đến hạnmức đã thoả thuận trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng thấu chi
- Thấu chi có ưu điểm là phí rẻ vì tiền lãi được tính theo số dư nợ (dư nợđược tự động cập nhật hàng ngày) Khách hàng được sử dụng linh hoạt và chủđộng tài khoản vãng lai của mình vì khi gửi tiền thì làm giảm dư nợ và rúttiền ra bất kỳ lúc nào trong hạn mức cho phép
- Nghiệp vụ thấu chi có nhược điểm là giám sát khó khăn về mục đích tàichính của khách hàng và gây ra nhiều rủi ro cho Ngân hàng như: rủi ro thanhkhoản và rủi ro mất vốn, …
Trang 25Nhu cầu tín dụng vốn lưu động
1.2.4.3 Điều kiện thấu chi
- Khách hàng phải có năng lực tài chính mạnh và ổn định được tín nhiệmcao
- Khách hàng phải có quan hệ thường xuyên (Tài khoản tiền gửi của kháchhàng phát sinh thường xuyên, đều) và có uy tín nhất định đối với Ngân hàng
1.2.4.4 Thủ tục thấu chi
Khách hàng nộp đơn xin vay thấu chi nêu rõ mục đích, thời hạn và hạnmức vay
Ngân hàng xem xét cho vay và thoả thuận bằng một hợp đồng thấu chi Đó
là hợp đồng tín dụng theo hạn mức tín dụng sử dụng kỹ thuật thấu chi, hợpđồng này ngoài những nội dung theo quy định về hợp đồng tín dụng củapháp luật, cần nêu rõ những nội dung sau: - Đối tượng hoặc nhóm đốitượng cho vay
- Hạn mức thấu chi
- Lãi suất cho vay, phí
- Bảo đảm tiền vay (nếu có)
Trong đó việc tính toán, xác định hạn mức thấu chi thường áp dụng theo 2phương pháp sau:
Nhu cầu tín dụng vốn lưu động trung bình
Trang 26Hạn mức thấu chi
cao nhất
Chi phí cần thiết để SXKD
Vòng quay vốn lưu động
kì trước
Vốn lưu động của khách h ng àng bán Vốn huy động, vốn ứng trước, vốn bổ sung khác
- Phương pháp 2:
= - -
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã kí kết, Ngân hàng mở cho khách hàngmột tài khoản vãng lai và khách hàng được phép rút tiền vượt quá số tiền kíthác trên tài khoản tới một mức dư nợ cho phép Khi tài khoản này dư có (Kếtdư) thì Ngân hàng là người nhận gửi và ngược lại dư nợ ( kết thiếu) thì Ngânhàng là người cho vay Thông thường tài khoản chỉ được dư nợ trong một thờihạn nhất định và trong một thời gian nhất định phải trở về dư có
Thu nợ: Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng thấu chi, tất cả cáckhoản thu của khách hàng được đưa vào bên có tài khoản vãng lai nhằm hạthấp dư nợ hoặc tạo dư có cho tài khoản của khách hàng
Tính lãi: Thực hiện hàng tháng theo phương pháp tích số của bên có,bên nợ và sau đó bù trừ lãi phải trả cho Ngân hàng nếu số lãi kết thiếu nhiềuhơn kết dư Ngược lại phải trả cho khách hàng nếu số lãi do kết dư nhiều hơnkết thiếu (nếu có)
Chuyển nợ quá hạn và thanh lý hợp đồng thấu chi:
- Nếu trên hợp đồng có thoả thuận không còn mức dư nợ cuối kì màđến hạn theo hợp đồng còn dư nợ thì số tiền dư nợ chuyển sang nợ quá hạn vàtính lãi quá hạn (nếu như không được gia hạn nợ) Trường hợp được gia hạn
nợ là thoả thuận thêm thời hạn thấu chi và được phụ lục bổ sung vào họpđồng thấu chi
- Nếu trên hợp đồng có thoả thuận mức dư nợ cuối kì đạt ở mức nhấtđịnh nào đó, khi đến hết thời hạn của hợp đồng mà mức dư nợ cuối kì thực tế
Trang 27lớn hơn theo thoả thuận thì chuyển số chênh lệch đó sang nợ quá hạn và tínhlãi quá hạn (nếu không được gia hạn nợ) Hợp đồng chỉ được thanh lý khikhách hàng vay trả nợ sòng phẳng Trường hợp gia hạn nợ là thoả thuận lạihạn mức thấu chi và được phụ lục bổ sung vào hợp đồng Như vậy trongtrường hợp này còn số dư nợ trên tài khoản vãng lai, số dư nợ này đượcchuyển sang làm số dư nợ đầu kì cho hợp đồng thấu chi thực hiện cho kì sau
và hợp đồng cũ coi như được thanh lý
- Nếu trên hợp đồng chỉ thoả thuận một hạn mức thấu chi (không thoảthuận mức cao nhất và mức cuối kì) thì số dư nợ được chuyển sang làm dư nợđầu kì cho hợp đồng thấu chi kì sau và hợp đồng cũ coi như được thanh lý
1.2.5.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng
Thứ nhất, không như các khoản vay lớn của doanh nghiệp nhằm phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh, qui mô vốn của các khoản vay tiêu dùngthường nhỏ vì nhu cầu vốn vay của khách hàng chỉ nhằm thoả mãn nhu cầutiêu dùng hàng ngày Ngưòi tiêu dùng là những khách hàng vay vốn nhỏ,không có các báo cáo tài chính hay báo cáo thu nhập nên Ngân hàng sẽ phải
Trang 28bỏ ra một khoản chi phí lớn để xem xét và đánh giá cho vay tiêu dùng trongkhi món vay được thực hiện lại nhỏ
Thứ hai, do thiếu thông tin về khách hàng, chi phí thẩm định cho vay lớn,món vay nhỏ nên tín dụng tiêu dùng thường gây ra nhiều rủi ro cho Ngânhàng Tuy nhiên, những rủi ro này thường được phân tán do khối lượng kháchhàng sử dụng tín dụng tiêu dùng rất lớn
Thứ ba, vì tính rủi ro trong cho vay cao hơn các hình thức tín dụng khácnên lãi suất cho vay mà Ngân hàng áp dụng cũng cao hơn và thường đượctính theo lãi suất cho vay trả góp
1.2.5.3 Các hình thức tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu là tíndụng tiêu dùng trả góp và tín dụng tiêu dùng theo phương thức thông thường
Tín dụng tiêu dùng trả góp là một phương thức cấp tín dụng tiêu dùng
cho các khách hàng cá nhân để mua sắm các tài sản cần thiết phục vụ cho nhucầu sinh hoạt gia đình Trong đó khách hàng vay sẽ trả dần vốn gốc và lãitheo định kỳ đã thoả thuận với Ngân hàng
Thường thì người mua phải thanh toán khoản 1/3 của tổng giá trị hànghoá số còn lại sẽ được trả góp hàng tháng với một lượng nhất định được ấnđịnh cho mỗi lần trả Tất cả các đợt trả góp đều kèm theo lãi mà Ngân hàngthu về Sau khi thanh toán đợt cuối cùng, các chứng từ xác nhận quyền sở hữu
mà Ngân hàng giữ lại trong thời hạn cho vay sẽ được chuyển giao cho kháchhàng Phương thức cho vay này thường phù hợp với các dạng khách hàng cónguồn thu nhập tương đối ổn định theo tháng hoặc quý chẳng hạn như côngnhân viên chức, hộ buôn bán, hộ sản xuất,…
Trang 29Đối với Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng trả góp tạo ra nguồn thu nhậpthường xuyên với rủi ro thấp hơn so với các phương thức cho vay trả vốn vàlãi một lần khi đáo hạn hoặc trả lãi định kỳ và trả nợ gốc một lần khi đáo hạn.Còn đối với khách hàng vay, nợ vay được hoàn trả dần dần phù hợp với khảnăng tài chính của khách hàng, sẽ không gây ra gánh nặng tài chính khi đáohạn, khách hàng có thể sử dụng tài sản trước khi có đủ tiền, lựa chọn một kỳhạn hoàn trả phù hợp, và không bị yêu cầu đưa ra tài sản đảm bảo.
Cho vay tiêu dùng thông thường là một hình thức tín dụng tiêu dùng mà
khách hàng thực hiện trả gốc và lãi một lần hoặc trả gốc một lần và trả lãiđịnh kỳ cho Ngân hàng Thông thường đối với khoản vay này người vay phảiđưa tài sản ra làm đảm bảo
1.2.5.4 Vai trò của tín dụng tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế tín dụng tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc
kích cầu, kích thích phát triển sản xuất Khi các Ngân hàng mở rộng tín dụngtiêu dùng, dân cư có điều kiện và khả năng chi tiêu nhiều hơn, làm tăng cầu
về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế, các doanh nghiệp tăng sản lượngcung ứng, khuyến khích sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế
Đối với người tiêu dùng, thông qua tín dụng tiêu dùng họ được hưởng
thụ tiện ích tiêu dùng trước khi tích luỹ đủ tiền để có thể tự mua sắm được,giúp nâng cao mức sống, tạo động lực thúc đẩy người lao động tích cực làmviệc
Đối với các Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng giúp đa dạng hoá hoạt động
tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thu nhập Ngoài ra tín dụng tiêu dùng còn tạođiều kiện cho Ngân hàng thiết lập mối quan hệ mật thiết đối với khách hàng là
cá nhân cũng như doanh nghiệp, giúp Ngân hàng mở rộng thị trường, pháttriển các dịch vụ, tăng khả năng huy động vốn từ dân cư
Trang 301.2.5.5 Kỹ thuật cho vay tiêu dùng trả góp
Xác định mức tiền cho vay (dựa trên hai yếu tố)
+ Nhu cầu vay vốn của khách hàng: Được tính toán từ nhu cầu vốn thực
tế và khả năng vốn tự có của khách hàng Khi xác định nhu cầu vốn vay củakhách hàng cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của khách hàng và nhu cầuvốn vay để loại trừ khả năng khách hàng đẩy lên cao hay hạ thấp so với nhucầu thực tế
+ Khả năng cung ứng vốn của Ngân hàng : Yếu tố này phụ thuộc vào
chính sách tín dụng của Ngân hàng cho vay, ví dụ như qui định một tỷ lệ chovay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc trên mức độ uy tín, khả năng hoàntrả, mức độ ổn định về tài chính của khách hàng vay vốn
Dựa trên hai yếu tố đó, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhaunhằm xác định ra mức tiền cho vay hợp lí
Xác định mức hoàn trả và kì hạn hoàn trả : Mức hoàn trả nhìn chungđược xác định dựa vào khả năng trả nợ từ thu nhập ổn định của người vay Kỳhạn hoàn trả có thể xác định theo tháng, quý, tuỳ thuộc vào khả năng hoàn trả,mục đích đối tượng vay, quy định cụ thể trong chính sách tín dụng
Xác định phương pháp hoàn trả ( Có hai phương pháp)
+ Phương pháp hoàn trả theo niên kim cố định: Đặc trưng của phương
pháp này là mức hoàn trả cố định (Gồm cả gốc và lãi) trong tất cả các kỳ hoàntrả, lãi xác định theo phương pháp tính lãi đơn
Trong đó a: là mức hoàn trả cố định C: là nợ gốc ban đầu
Trang 31biến trong tín dụng trả góp Tuy nhiên lãi suất thực tế do tính theo nợ gốc banđầu nên cao hơn lãi suất danh nghĩa.
+ Phương pháp trả nợ gốc cố định: Đặc trưng của phương pháp này là
mức trả nợ mỗi kỳ hạn gồm một phần nợ gốc và lãi, trong đó mức nợ gốcđược trả cố định trong tất cả các kỳ hạn, còn lãi được tính trên số dư nợ gốccòn lại cuối mỗi kì Mức hoàn trả nợ gốc định kỳ trongphương pháp giảm dư nợ được xác định theo công thức sau:
Theo dõi và thu nợ
Sau khi phát tiền vay Ngân hàng phải theo dõi khoản vay để phát hiệnnhững dấu hiệu rủi ro từ phía người vay, chẳng hạn như: Sử dụng tiền vaykhông đúng mục đích, làm hư hỏng mất mát tài sản đảm bảo, khách hàng cóbiểu hiện xấu về sức khoẻ và khả năng mất việc làm Khi phát hiện rủi ro thìNgân hàng sẽ có các biện pháp kịp thời đối phó, xử lí và tìm cách thu hồi lạivốn vay Việc thu nợ được tiến hành theo định kỳ căn cứ vào khế ước vay nợ,được thực hiện chủ yếu bằng tiền mặt
Số kỳ hạn trả nợ
Nợ gốc ban đầu
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.1 Tổng quan về ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ
2.1.1 Lịch sử hình thành
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại
cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàngthương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đấtnước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng
và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, HàNội Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng, cung cấp sảnphẩm tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư vàdoanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn yêu cầu của khách hàng, tạo giátrị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và góp phần vào
sự phát triển chung của cộng đồng
Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho nềnkinh tế nước nhà, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên là
99 năm theo quyết định số 330/QĐ - NH% ngày 8/10/1997
- Vốn điều lệ ban đầu: 20 tỷ VND
Trang 33- Tổng tài sản: 39,558 tỷ VND (31/12/2007)
Techcombank có các hoạt động chính như sau:
- Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, cá nhân
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức cá nhân tuỳ theo tínhchất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng
- Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu,tín phiếu, các chứng từ có giá
- Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng mà ngân hàngnhà nước cho phép
2.2.2 Quá trình phát triển
Bắt đầu từ khi thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank
đã trải qua những quá trình phát triển với các mốc lịch sử lớn
Năm 1994-1995
- Ngân hàng TCB tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng
- Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quátrình phát triền nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn
Trang 34- Trụ sở chính chuyển sang toà nhà Techconbank - 15 Đào Duy Từ - HàNội
- Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng
- Ký hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàngđầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềmngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techconbank nhằm đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Năm 2002
- Là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại
Hà Nội Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng giaodịch tại các thành phố lớn trong cả nước
- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng
- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên
202 tỷ đồng
Năm 2003
- Chính thức phát hành thẻ thành toán F@stAcess - Connect 24( Hợp tácvới Vietcombank) vào ngày 05/12/2003
Trang 35- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thốngvào ngày 16/12/2003 Tiến hành xây dựng biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ tại 31/12/2004
Năm 2004
- Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng vào ngày 09/06/2004
- Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng vào ngày 26/11/2004
- Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩmdịch vụ mới như: Tài khoản tiết kiệm đa năng, Tài khoản tiết kiệm trả lãi địnhkỳ
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng
- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa
Năm 2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007
Trang 36- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank
- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại
Năm 2008
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hailiên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7)
- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và
“Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng
Như vậy sau gần 15 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Techcombank đãvươn lên trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn vàphát triển mạnh mẽ, Techcombank hiện có hơn 80 điểm giao dịch rộng khắptrên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200 chi nhánh và điểm giao dịch vàonăm 2010
Trang 372.2.3 Giới thiệu Khối khách hàng cá nhân
Được thành lập vào tháng 9 năm 2007, cùng với sự tư vấn và điều hànhcủa các chuyên gia từ ngân hàng HSBC, mô hình quản lý tập trung của Khối
đã được hình thành rõ nét Mô hình này định hướng các phòng giao dịch tậptrung tối đa vào việc bán hàng và dịch vụ khách hàng cá nhân, cũng như sựtập trung điều hành tại trung tâm các bộ phận Quản trị rủi ro, Phê duyệt tíndụng, Phát triển sản phẩm, Thu hồi nợ, Hỗ trợ mạng lưới,… Một trong nhữnghoạt động cần thiết nhằm thực hiện chiến lược bán lẻ của Techcombank làhình thành các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ Với việc hình thành hệthống này, các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ được nâng cao vị thế hoạtđộng, được đánh giá hoạt động một cách tương đối độc lập, khuyến khích chủđộng khai thác nguồn khách hàng từ mọi kênh
Từ khi thành lập, Khối Khách hàng Cá nhân thường xuyên cải tiến và đổimới quy trình hoạt động, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.Hoạt động tín dụng đang tạo ra nguồn thu chính, được chuyên môn hóa thành
bộ phận kinh doanh và giao dịch tín dụng giúp phục vụ khách hàng đượcnhanh hơn, tốt hơn, đồng thời kiểm soát được tính tuân thủ ngay từ khâu thẩmđịnh đến khâu thu hồi vốn vay
Đến thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ nhân viên thuộc biên chế củaKhối là trên 400 người, đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo các kiếnthức cơ bản về nghiệp vụ, thường xuyên được cập nhật các thông tin về cácsản phẩm dịch vụ mới, những thay đổi trong chính sách tín dụng và chínhsách khách hàng
Trang 38
Sơ đồ tổ chức
Chức năng của các phòng ban
Phòng khách hàng cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, thẩm
tra với đối tượng khách hàng là cá nhân hay thể nhân, gồm các hoạt động sau:
- Cho vay các khách hàng có yêu cầu vốn ngắn hạn như cho vay kinhdoanh cá thể, cho vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sửa nhà, mua nhà,mua ô tô, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay để trả lương, thu chi tiềnmặt tại chỗ, cổ phần hoá, cho vay du học
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, thẻ thanh toán các sảnphẩm tín dụng bán lẻ
Phòng khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét
thẩm tra với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, công ty, gồm các hoạtđộng:
- Cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ xuất khẩu hoặc làcác nhu cầu cấp thiết khác
- Cho vay trung và dài hạn để đổi mới kỹ thuật, thiết bị, tăng cường nănglực sản xuất, mở rộng hoặc là đầu tư mới trong các lĩnh vực xây dựng, cải tạo
Trang 39- Thực hiện mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ.
- Các hồ sơ chuyển tiền, thanh toán ra nước ngoài
Ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng có các trách nhiệm thực hiện
các công tác thẩm định tín dụng: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của kháchhàng, thẩm định tài sản đảm bảo, kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo,kiểm tra tính trung thực của khách hàng Ban thẩm định sau khi đã kiểm tra
sẽ quyết định cho vay hay không, sau đó mới trình giám đốc hoặc là phó giámđốc phê duyệt tuỳ từng món vay cụ thể
Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh có nhiệm vụ hỗ trợ phòng khách
hàng bán lẻ và phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng,quyền hạn và nghĩa vụ của mình
- Phối hợp định giá tài sản đảm bảo để lãnh đạo xét duyệt và kiểm soátkhoản vay Đồng thời kết hợp hoàn thiện hồ sơ nhận tài sản đảm bảo
- Soạn thảo các văn bản, hợp đồng cho phòng dịch vụ ngân hàng
- Tiến hành kiểm soát, lưu trữ các hồ sơ của các phòng ban và hỗ trợtrong việc quản lý hồ sơ
- Theo dõi đôn đốc thu hồi nợ và vốn vay
Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ có các nhiệm vụ:
- Mở tài khoản, cấp ID cho khách hàng
- Tiến hành các hoạt động giải ngân, nhận tiền phí, tiền lãi và các khoảntiền khác mà khách hàng phải chi trả
- Tiến hành nhập kho tài sản đảm bảo khi thực hiện cho khách hàng vayvốn
Trang 40- Thực hiện các hoạt động khác như: Tư vấn cho khách hàng các sảnphẩm cho khách hàng, giúp đỡ khách hàng làm các thủ tục cần thiết
2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ trong thời gian vừa qua
Trong xu thế đa năng hoá hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngânhàng Việt Nam, Ngân hàng Techcombank Láng Hạ đã tham gia thực hiện mọihoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, thanh toán và kinh doanh tiền
tệ Thành lập trên danh nghĩa là chi nhánh trực thuộc của Ngân hàngTechcombank Việt nam nhưng Ngân hàng Techcombank Láng Hạ hoạt độngkhá độc lập Bản thân Ngân hàng cũng nhận thức được những ảnh hưởngnhiều chiều của môi trường kinh doanh đầy biến động, tự tìm ra cho mìnhmột hướng đi đúng đắn, phù hợp điều kiện bên trong lẫn bên ngoài của Ngânhàng
Tuy nhiên, để có được những thành công trong quá trình hoạt động, Ngânhàng Techcombank Láng Hạ luôn luôn có sự chỉ đạo kịp thời sát sao của Banlãnh đạo Ngân hàng Techcombank Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước TP HàNội, Cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương, sự hợp tác
có hiệu quả của những khách hàng – bạn hàng truyền thống Cụ thể hoạt độngcủa Ngân hàng Techcombank Láng Hạ gồm một số mặt hoạt động sau:
2.2.4.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại, là cơ
sở tạo ra nguồn vốn để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ khác trong Ngânhàng Đối với Ngân hàng Techcombank Láng Hạ, huy động vốn giúp Ngân