thay thầy, các em cũng cứ phải tuân thủ những qui tắc giống y như khi học với thầy vậy (thầy biết điều này là khó nhưng lại rất quan trọng đấy).
Tất cả chúng ta đều đã nghe câu tục ngữ “Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm” hay “Khi mèo vắng nhà thì chuột nghênh ngang”! Thầy muốn học sinh của thầy có một tâm thái là các em học là học cho bản thân và tự hào về việc học tập của mình cho dù có hay không có thầy cô đứng bên cạnh.
Thầy muốn các em là những học sinh độc lập biết dành 110% sức lực của mình cho việc học tập, bởi vì đó là điều các em muốn làm chứ không phải là điều các em buộc phải làm.
Đưa được điều này vào đầu những đứa trẻ mới 12 tuổi quả là một thách đố. Thầy mới trò mới và thế là chúng có thể biến lớp học thành cái chợ khi thầy mới vốn còn chút dè chừng với chúng bằng bao trò tinh quái đúng như câu “Nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò”.
Để giữ học sinh không “quậy” khi thầy vắng, thầy đã áp dụng một số cách. Cách thứ nhất là thầy nhắc học sinh phải duy trì trật tự trong lớp cho dù có hay không có mặt thầy trong lớp. Thầy lưu ý chúng là phải có thái độ ứng xử đàng hoàng nhất, và nếu thầy phát hiện em nào quậy phá trong lúc thầy không có mặt ở lớp thì hậu quả phải gánh chịu sẽ rất nặng nề khi thầy trở lại. Thầy rất thích câu “hậu quả sẽ rất nặng nề”. Điều này là rất có ý nghĩa bởi thật sự thầy không nói ra những gì thầy sắp làm, bởi vậy thầy không từ bất cứ việc gì.
Dù vậy, thầy cũng phải thành thật nói với em rằng nhiều khi các thầy dạy thế cho lớp của thầy đã tỏ ra thô bạo với học sinh, thậm chí vô lý và không đối xử thích hợp với một nhóm học sinh. Trong những trường hợp này, lỗi phần lớn đối với những cư xử không đúng của học sinh, thầy cho là ở phía người thầy. Thầy không Ảnh: Nguyễn Đạt
bao giờ cho học sinh biết điều ấy. Thầy cứ tỏ ra giận dữ với chúng giống như trời sắp sập đến nơi nhưng thầy lại không hề phạt chúng.
Thầy ra vẻ khi nói với chúng: “Này, các em đã làm thầy quá thất vọng và các em sẽ phải hối tiếc về những hậu quả do mình làm ra”, nhưng không có bất cứ chuyện gì xảy ra cả. Đây là câu thầy thường hay nói: “Thầy luôn làm mọi điều vì các em đến nỗi có bệnh đi nữa thì thầy vẫn còn đưa các em đi dã ngoại, đem đến cho các em một nền giáo dục tốt nhất có thể được, vậy mà đây là cách các em đối xử với thầy sao? Thôi, thầy cần phải nói với các em rằng khi các em làm những việc tương tự thì điều ấy khiến thầy chẳng còn muốn làm những điều hay ho khác mà thầy đang dự định làm cho lớp chúng ta, và đó là một sự tủi hổ”. Bài “lên lớp” này đã có tác dụng.
Cách làm tốt nhất của thầy để khiến bọn trẻ cư xử đúng đắn với một thầy dạy thế quả đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ phía thầy, nhưng nó lại cực kỳ... thành công. Khi biết mình sẽ vắng mặt ít ngày, thầy đem máy quay video của trường về nhà và thầy tự ghi hình mình đang giảng dạy các bài học trong ngày. Thầy sẽ nói giống như là đang ở lớp vậy, chẳng hạn như: “Nào, giờ thì thầy yêu cầu các em mở sách văn học ra, ở trang 134”.
Còn cô T., “cô giáo dạy thay thầy”, nhờ cô bấm nút tắt và sau đó bật nút mở khi các học sinh đã mở đúng trang sách. Rồi thầy đọc cho học sinh nghe, dừng lại những chỗ cần thảo luận, giải thích từ ngữ mà thầy nghĩ chúng sẽ hỏi thầy sau đó. Tuy nhiên, cái chính ở đây là một chút thủ thuật để lôi kéo lại sự chú ý của học sinh. Trước tiên, thầy nói với chúng ngay khi mở đầu băng video rằng thầy có thể nhìn thấy từng em trong lớp và nếu có em nào quậy phá là thầy biết hết.
Tất nhiên chuyện này, với chúng, nghe có vẻ buồn cười thật nhưng một ngày trước khi vắng lớp học, thầy luôn gặp một vài học sinh và bắt chúng giữ bí mật. Thầy nói với một em rằng khi thầy nói thầy có thể nhìn thấy các bạn trong lớp thì thầy muốn em ấy hỏi lại: “Thưa thầy, thầy có nhìn thấy chúng em rõ không?”. Rồi khi băng video hoạt động và bọn trẻ hỏi liệu thầy có thể nhìn thấy lớp học rõ chưa thì thầy đáp lại: “Rõ rồi, thầy đang nhìn thấy! Nào, giờ thì em
chú ý nhé!”. Điều này luôn ám ảnh học sinh và thậm chí thầy đã gây sốc cho một số ít thầy cô dạy thay ở nơi này nơi khác.
Có một số lý do để thầy thích sử dụng video. Trước hết, bọn trẻ không mất một ngày giảng dạy. Thầy đang “ở đó” để tiếp tục dạy chúng bài học trong ngày. Thứ hai, thầy không phải lo lắng viết lại giáo án cho thầy cô dạy thay. Giáo án đã có sẵn, chỉ việc bật nút mở rồi bật nút tắt thôi. Thứ ba, bọn trẻ cảm kích trước nỗ lực mà thầy đã bỏ ra để quay video.
Chúng không bao giờ nói với thầy điều này nhưng khi học qua video, thầy có thể nói rằng việc này có nghĩa là thầy đã bỏ thời gian để quay video giúp chúng, bởi vậy chúng không phải ghi chép và đọc. Bốn là cũng ít bị gò bó. Các thầy cô dạy thay nhận xét là thật dễ dàng kiểm soát một lớp khi tất cả học sinh chỉ có mỗi một việc nhìn vào màn hình video, và tất cả bọn trẻ đều chăm chú nhìn lên. Thầy diễn xuất hài hước và làm nhiều trò vui nhộn, bởi thế bọn trẻ cứ dán mắt vào màn hình và thích thú theo dõi.
Ý tưởng này có thể cũng có ích khi em ở xa không gặp mặt được con cái của mình như phải đi làm ăn, công tác xa nhà hay nghỉ hè. Em có thể ngồi trước máy quay video và đọc cho chúng nghe một trong những truyện cổ tích hay nhất. Rồi các con của em mỗi khi nhớ đến bố, chúng có thể bật video nhiều lần chúng thích. Giờ đây chúng ta đang ở vào thời đại truyền thông và bởi vì nếu chúng ta không ở đó thì không có nghĩa là chúng ta lại không hiện diện ở đó.
K.T.