điểm khác cần diễn ra nhanh gọn, nhẹ nhàng và có trật tự.
Việc chuyển từ cuốn sách này sang cuốn sách khác, thu dọn xong tất cả các học cụ cần thiết càng nhanh càng tốt.
Thời gian cần thiết để làm toàn bộ các công việc chuyển tiếp này không thể kéo dài quá 10 giây, và chúng ta sẽ có thể bắt tay ngay vào một mục tiêu mới chỉ trong 7 giây đồng hồ.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đối diện với vô vàn công việc mà ta phải hoàn thành mỗi ngày. Thay vì tập trung hoàn thành mọi việc một cách nhanh gọn, ta lại thường hay bị xao nhãng
bởi vô vàn lý do khác như nghe điện thoại, tò mò theo dõi các chương trình truyền hình hấp dẫn hoặc chuyện trò với những đồng nghiệp. Ta có thể làm việc hiệu quả cao hơn nếu như ta chỉ cần bám sát các mục tiêu của mình và hoàn thành chúng, và rồi dùng thời gian còn lại cho các hoạt động giải trí. Thầy gặp rất nhiều khó khăn khi muốn các học sinh của thầy tập trung và toàn tâm toàn ý cho công việc trước hết và giữ được sự thôi thúc ấy cho đến khi công việc đang làm được hoàn tất.
Năm đầu tiên đi dạy học, thầy nhận thấy khi học sinh học xong một chủ điểm và bắt đầu chuyển sang một chủ điểm mới thì học sinh lại quay qua nói chuyện, chạy chỗ này chạy chỗ khác, hỏi lẫn nhau bài làm ở nhà, gọt bút chì và thầy phải mất thời gian để ổn định lớp trở lại. Thầy quyết định biến việc chuyển tiếp này thành một thứ trò chơi. Thầy nói với lớp rằng khi buổi sáng các em vào lớp, các em cần sắp xếp các học cụ sao cho ngăn nắp trong tầm tay của mình.
Như vậy, hết một chủ điểm, khi thầy nói: “Giờ thì các em lấy sách toán và tập bài làm ở nhà ra” là bọn trẻ có thể đặt qua một bên các học cụ vừa dùng và lấy ra các vật dụng cần thiết cho việc học môn toán và công việc này chỉ mất chừng vài giây. Đôi khi công việc này còn đòi hỏi sự khéo léo, chẳng hạn khi thầy cần sử dụng đến máy đèn chiếu. Việc này lại cần phải kéo rèm che cửa sổ lại, tắt đèn, đóng cửa ra vào, đưa máy đèn chiếu ra, cắm điện và hạ màn hình xuống cùng với việc các học sinh phải sẵn sàng các học cụ của mình.
Để làm được việc này, thầy giao từng phần việc cần làm cho từng em học sinh. Do vậy, khi thầy nói thầy cần dùng đến máy đèn chiếu là các em, mỗi người theo phân công trước đó của mình, sẽ cùng ráp vào dây chuyền công việc này và chỉ mất vài giây là mọi việc đã sẵn sàng đâu vào đấy. Các thầy cô giáo đến dự lớp của thầy đã luôn nhận xét rằng bọn trẻ nhanh chóng tiến hành mọi thay đổi để lớp sẵn sàng học với máy đèn chiếu nhanh chóng như thế nào.
Đôi khi thầy đứng phía trên đầu lớp giảng bài và thầy chỉ cần nói: “Thầy sẽ giảng bài cùng với máy đèn chiếu”. Thầy di chuyển xuống giữa lớp, và trước khi thầy bước đến nơi thì máy đèn chiếu đã nhanh chóng được lấy ra, cắm vào ổ điện, các rèm cửa sổ đã
được kéo lại, đèn được tắt, màn hình được hạ xuống và bút điện được trao cho thầy. Thầy cứ điềm nhiên nhận bút điện và bắt đầu viết trên bảng điện tử như là không có chuyện gì bất thường xảy ra.
Nhiều thầy cô giáo hỏi thầy làm thế nào mà điều khiển được lũ quỉ học trò răm rắp ai vào việc nấy như thế thì thầy nói rằng chuyện ấy rất dễ. Trẻ thích giúp đỡ người khác, lại rất xăng xái chuyển từ một việc này sang một việc khác, và chúng tôi đã thực hành đi thực hành lại việc này. Vào cuối tháng thứ nhất, nếu thực hiện đúng qui trình này, lớp học sẽ chạy chuẩn xác như một cái đồng hồ.
K.T.