Thầy trao đổi riêng với trò (chẳng hạn như khi làm việc theo nhóm).

Một phần của tài liệu Các câu chuyện giáo dục (Trang 36 - 37)

nhóm).

Thầy hiểu những qui định trên có thể khá nghiêm khắc, nhưng khi ta làm việc với một nhóm trẻ còn chưa có một nền nếp nào hay chưa có một thái độ tranh luận và một không khí học tập nghiêm túc, thì cần thiết phải bắt đầu càng nghiêm khắc càng tốt và rồi sau đó sẽ nới lỏng dần trong năm học.

Khi bắt đầu năm học, thầy thậm chí còn không cho phép học sinh tự ý đứng dậy gọt bút chì mà không xin phép. Học sinh không được đứng dậy và đi bất cứ đâu trong lớp vì bất cứ lý do gì nếu không giơ tay xin phép. Tùy theo thời gian và mức độ lớp đi vào khuôn phép nhiều hay ít mà thầy sẽ nói với học sinh biết chúng có thể đứng lên gọt bút chì mà không cần phải xin phép trong lúc thầy không giảng bài. Chỉ một người được phép đứng lên mỗi lần. Nếu

nhìn thấy bạn khác còn đang gọt bút chì, các bạn khác phải chờ cho đến khi bạn mình ngồi xuống lúc đó mới được đứng lên.

Khi nghe qui định này, thầy hi vọng là em đừng có cảm giác cho rằng lớp học của thầy chắc là kém hào hứng, bởi vì ngay lúc này đây lớp học đang là một nơi vui thích và hấp dẫn nhất. Đã từng có những lộn xộn và những chỉ trích, nhưng thầy biết rằng nếu như thầy cần đưa bọn trẻ trở vào tổ chức và học hành nghiêm túc thì tất cả những gì thầy cần làm là kiên trì đi theo những qui định ấy.

Lý do mà thầy không cho học sinh nói là vì đa số các lớp không làm được việc này ngoại trừ việc giơ tay. Có thể những học sinh của thầy thuộc vào loại dư “năng lượng” hay có thể là vì sĩ số trong lớp quá đông như lúc này thầy có 40 chú nhóc phải "chăn dắt" suốt một ngày trời. Ngoài ra, để học sinh tập trung và chăm chỉ học tập, thầy phải lấy đi của chúng những đặc quyền nói trừ phi lớp đang giờ thảo luận, học sinh nêu câu hỏi hay thầy gọi học sinh phát biểu.

Thường chỉ sau vài tháng là thầy giảm bớt tính nghiêm khắc của qui định này. Một khi đã tạo được thứ kiểm soát này trên bọn trẻ, ta có thể thực hiện được nhiều dự án thú vị. Rất nhiều lần cả lớp đã cùng thực hiện những đề án chung và cần dùng đến những thứ như keo dán, dải băng, những quả bóng và nhiều thức linh tinh khác, nhưng bọn trẻ vẫn rất tập trung và làm có tổ chức. Thầy gọi đó là sự “lộn xộn có tổ chức”.

Ta có thể làm việc tập thể và không khí cũng rất vui nhộn nhưng cũng vẫn rất trật tự và lại còn làm được nhiều việc hơn. Nếu không có một thiết chế như thế trong lớp học thì chắc ta sẽ có một... cái chợ.

K.T.

Một phần của tài liệu Các câu chuyện giáo dục (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w