Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 45)

Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tài trợ (hay hoạt động sử dụng vốn) là một nghiệp vụ cơ bản và quan trọng của Ngân hàng Thương mại. Chính thông qua nghiệp vụ tài trợ Ngân hàng Thương mại dã thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế mà không bằng cách in tiền, trợ giúp cho các tổ chức kinh tế trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá, giảm chi phí lưu thông tiền tệ và giúp ổn định phát triển nền kinh tế.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, qui mô tín dụng và đầu tư quyết định qui mô và hoạt động của Ngân hàng Thương mại, chất lượng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của vốn đầu tư và là nhân tố quyết định thu nhập của Ngân hàng, tạo hình ảnh đẹp, có mối quan hệ tốt với khách hàng. Nếu chất lượng tín dụng thấp thì rủi ro tín dụng sẽ tăng lên, khi đó Ngân hàng khó có thể đứng vững được trên một thị trường đầy cạnh tranh.

Đứng trước tình hình đó, ban giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ đã luôn chú trọng đến nghiệp vụ tài trợ nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh, vững chắc, cung cấp các khoản mục tín dụng có chất lượng cao, lựa chọn khách hàng có khả năng và dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn và nợ khó đòi tới mức thấp nhất có thể được, tăng thu nhập cho Ngân hàng từ nghiệp vụ tín dụng.

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, việc đầu tư vốn gặp nhiều biến đổi. Các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vật tư hàng hoá tiêu thụ chậm, nhiều cơ sở sản xuất không kí được hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, sự cạnh trạnh của các

ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt. Do đó, nhu cầu vay vốn của ngân hàng ít đi và không thường xuyên. Mặc dù trong điều kiện khó khăn như vậy Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ đã tích cực đẩy mạnh công tác tín dụng lấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh làm mục tiêu để mở rộng môi trường đầu tư vốn.

Năm 2006 đánh dấu sự thay đổi trong chính sách cho vay của ngân hàng. Một mặt hạn chế, cho vay có chọn lọc với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mặt khác cố gắng thu hút khách hàng quốc doanh. Từ năm 2006 doanh số cho vay về căn bản là cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh (chiếm tỷ trọng là 84,4% trong khi năm 2005 là 10,12%). Đây là dấu hiệu khởi đầu cho một chiến lược mới với phương châm đa dạng hoá khách hàng.

2.2.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ

Với những hoạt động huy động vốn và tài trợ nền kinh tế như đã nghiên cứu ở trên, trong ba năm qua, Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ đã đạt những kết quả đáng kể, tạo ra nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo ra nguồn vốn bổ sung để nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng doanh thu 1.392.926 2.646.758 7.816.783 Tổng chi phí 1.036.404 1.937.018 4.602.922 Lợi nhuận hạch 356.522 709.740 1.615.855

toán

Nguồn: Ngân hàng Techcombank

Tổng doanh thu năm 2007 đã tăng 1.253.832 triệu đồng so với năm 2006 (tức 190%), và năm 2008 tăng mạnh với mức tăng là 5.170.025 triệu đồng (tức 295%) so với năm 2007. Tổng chi phí của Ngân hàng cũng có tình trạng tương tự: Chi phí trong năm 2007 tăng 900.614 triệu đồng (tương ứng 187%) so với năm 2006, trong khi năm 2008 chi phí tăng 2.665.904 triệu đồng (tương ứng 138%) so với năm 2007.

Lợi nhuận hạch toán đã tăng 353.218 triệu đồng trong năm 2007 so với năm 2006, và tăng mạnh trong năm 2008 là 906.115 triệu đồng. Điều này có thể được giải thích là do các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và muốn vay vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ Láng Hạ

2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân nói chung

Từ khi thành lập, Khối Khách hàng Cá nhân thường xuyên cải tiến và đổi mới quy trình hoạt động, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Hoạt động tín dụng đang tạo ra nguồn thu chính, được chuyên môn hóa thành bộ phận kinh doanh và giao dịch tín dụng giúp phục vụ khách hàng được nhanh hơn, tốt hơn, đồng thời kiểm soát được tính tuân thủ ngay từ khâu thẩm định đến khâu thu hồi vốn vay.

Dịch vụ cho vay cá nhân đã tạo được mạng lưới hoạt động rộng khắp, tạo thuận lợi cho huy động dân cư. Hệ thống điểm giao dịch tiếp tục được phát

huy lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư, đóng góp số dư tiền gửi đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006.

2.2.2 Thực trạng từng loại hình cho vay cá nhân tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ và nguyên nhân của thực trạng thương Láng Hạ và nguyên nhân của thực trạng

Như chúng ta đã nghiên cứu trong phần lý luận thì cho vay cá nhân bao gồm có năm loại hình sau: Chiết khấu thương phiếu, Cho vay từng món, Cho vay theo hạn mức tín dụng, Nghiệp vụ thấu chi và Tín dụng tiêu dùng.

2.2.2.1 Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu

Đối với loại hình tín dụng ngắn hạn bằng cách chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác thì Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ hiện đang tứng bước khai thác cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.

Trước năm 2000, có thể kể đến là sự vắng mặt của các loại thương phiếu trên thị trường. Nước ta tuy đã có pháp lệnh về thương phiếu, nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào cho phép sự xuất hiện và tồn tại của các loại kỳ phiếu thương mại, hơn nữa trong quan hệ sản xuất kinh doanh với nhau, các doanh nghiệp dù đã tin tưởng nhau, cho mua bán chịu hàng hoá nhưng chưa sử dụng các thương phiếu đảm bảo cho số lượng hàng hoá mua bán và làm đảm bảo cho việc thanh toán.

Nhưng một vài năm trở lại đây, trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhu cầu sử dụng thương phiếu trong mua bán hàng hoá để đẩy nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh, và các Ngân hàng đã chịu chấp nhận cho doanh nghiệp vay vốn dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu này. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và xuất hiện rộng rãi của các thương phiếu cũng như sự phát triển của nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu.

2.2.2.2 Nghiệp vụ cho vay từng món

Cho vay từng món là loại hình tín dụng ngắn hạn mà Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ cung cấp phổ biến nhất. Vì là một chi nhánh của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam nên khi thực hiện cho vay theo hình thức này Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ phải tuân thủ đúng các quy định về cho vay từng món của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Theo đó mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng phải làm thủ tục vay vốn cần thiết gồm có:

- Giấy đề nghị vay vốn (Phụ lục 1)

- Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay vốn ngắn hạn. (Phụ lục 2)

- Hợp đồng thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng. (Nếu có)

- Hợp đồng cầm cố tài sản để vay vốn Ngân hàng. (Nếu có) - Kí kết hợp đồng tín dụng. (Phụ lục 3)

Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng phải lập một giấy nhận nợ. Khi cho vay theo hình thức này, Ngân hàng luôn quản lý chặt chẽ doanh số cho vay để đảm bảo tổng số tiền trên các giấy nhận nợ không được vượt quá số tiền đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Thu nợ gốc được tiến hành theo thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải chủ động trả nợ khi đến hạn và có thể trả nợ trước hạn.

Lãi được tính và thu cùng với ngày trả nợ gốc hoặc tính và thu hàng tháng vào một ngày qui định được ghi trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay từng món là loại hình tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng dư nợ cho vay lớn tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ vì thủ tục vay vốn đơn giản và ít điều kiện hơn so với cho vay theo hạn mức tín dụng.

Tuy nhiên, chất lượng của khoản mục tín dụng này tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ còn chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi trên tổng dư nợ còn lớn ở mức 7-8%. Nguy cơ mất vốn còn rất lớn, các món vay thường có quy mô vốn nhỏ, phân tán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Có thể cho rằng nguyên nhân của vấn đề này là do đối tượng vay vốn theo hình thức từng món nhỏ thường là những khách hàng mới, các doanh nghiệp nhỏ ít có uy tín với Ngân hàng nên những thông tin về khách hàng vay vốn không đầy đủ cho Ngân hàng ra quyết định đúng đắn và theo dõi được doanh nghiệp. Thứ hai, các món vay theo hình thức này thường có quy mô vốn nhỏ nên Ngân hàng cũng không dám bỏ ra nhiều chi phí cho việc thẩm định kỹ lưỡng khách hàng vay vốn cũng như dự án vay vốn. Chính vì vậy nên chất lượng tín dụng của các khoản vay theo từng món nhỏ thường không cao.

2.2.2.3 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng

Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng cũng được sử dụng khá phổ biến tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ. Tuy nhiên do thủ tục và điều kiện khó khăn hơn trong việc thẩm định và quyết định cho vay nên hình thức cho vay này thường chỉ được áp dụng với một số doanh nghiệp lớn có uy tín với Ngân hàng mà có nhu cầu sử dụng vốn vay theo hạn mức. Hiện nay có khoảng 10 công ty và doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay theo hạn mức tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ.

Trong đó công ty trách nhiệm hữu hạn đèn hình Orion Hanel là một ví dụ điển hình về sử dụng vốn vay theo hạn mức tín dụng. Orion Hanel là một doanh nghiệp sản xuất bóng đèn, được Ngân hàng cho phép sử dụng hạn mức tín dụng 8 triệu USD. Vì đây là một doanh nghiệp liên doanh, thường xuyên nhập nguyên vật liệu, mà chủ yếu là thuỷ tinh và các thiết bị khác từ nước ngoài (chủ yếu là của công ty Samsung Asia PTE Ltd, Hàn Quốc) nên nhu cầu sử dụng vốn của Hanel chủ yếu là ngoại tệ để thanh toán cho các chứng từ L/C. Chúng ta có thể tham khảo bảng số liệu sau đây về tình hình sử dụng vốn vay theo hạn mức của công ty Orion Hanel trong bảng trang sau:

Trong năm, khi xuất hiện nhu cầu vốn thì công ty phải lập giấy đề nghị vay vốn, các giấy tờ liên quan đến các lô hàng nhập khẩu để được vay vốn khi còn trong hạn mức. Khi có nguồn thu thì công ty chuyển tiền đến Ngân hàng nộp vào tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng.

Như vậy, thực tế hoạt động cho vay theo hạn mức tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ chỉ giới hạn đối với một số khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước có uy tín nhưng có thể nói chất lượng của loại hình tín dụng này tại Ngân hàng là khá cao.

Tuy vậy đôi khi Ngân hàng cũng gặp phải trường hợp khách hàng vay vốn theo hình thức này không thanh toán dư nợ mà vẫn tiếp tục vay vốn đến hạn mức và không thanh toán dư nợ từ năm trước. Điều này có thể là do Ngân hàng không theo dõi sát sao để khách hàng sử dụng tiền vay không đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc khách hàng không chấp hành đúng việc nộp lại doanh thu để thanh toán dư nợ.

2.2.2.4 Nghiệp vụ thấu chi

Nghiệp vụ thấu chi không được sử dụng như một hình thức tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ. Ngân hàng không cung cấp các khoản vay dưới hình thức cho phép khách hàng được sử dụng quá số dư có trên tài khoản vãng lai của khách hàng (hay nói cách khác thì khách hàng được sử dụng dư nợ trên tài khoản vãng lai như một hình thức vay vốn) để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt ngân quỹ hàng ngày của khách hàng.

Nguyên nhân là do đây còn là loại hình tín dụng mới mẻ ở Việt Nam và Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ chưa nhận được sự cho phép và hướng dẫn cụ thể của cấp trên (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước). Thứ hai là do loại hình tín dụng này có mức độ rủi ro lớn và ít có khách hàng đáp ứng đủ các yêu cầu để được vay theo hình thức thấu chi.

2.2.2.5 Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng cũng là một hình thức tín dụng cá nhân được Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ cung cấp cho các khách hàng là cá nhân. Trên thực tế, Ngân hàng chỉ cung cấp loại hình tín dụng này cho các khách hàng là cán bộ công nhân viên của chính Ngân hàng, một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, …

Trung tâm cho vay mua nhà của Techcombank đã được hình thành để tập trung khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82 tỷ đồng, tăng trưởng gần 400% so với năm 2006.

Ngoài ra Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ còn tiến hành cho vay các cá nhân khác dưới hình thức phát hành thẻ tiết kiệm. Năm 2007 là một năm đáng nhớ đối với hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng Techcombank. Thẻ ghi nợ

Techcombank visa được phát hành vào đầu năm và đến cuối năm đã đạt hơn 50.000 thẻ. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2007 là 200.000 thẻ, tăng gần 300% so với năm 2006. Cùng với sự phát triển của hoạt động phát hành thẻ, số giao dịch qua ngân hàng và số dư tiền gửi trên tài khoản cũng tăng đáng kể, từ trung bình 2.900.000 đồng/thẻ năm 2006 đến 4.000.000 đồng/thẻ năm 2007.

Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. Đến năm 2007, Techcombank đã lắp đặt 168 ATM, 2.300 máy cà thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, từ 328.000 giao dịch/tháng cuối năm 2006 đến 660.000 giao dịch/tháng cuối năm 2007.

Chỉ thị của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường lớn cho Techcombank. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2007, Techcombank đã có thị trường đáng kể nhờ việc trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành như: Bộ tư pháp, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công thương, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, các trường học…

Từ năm 2007, hàng loạt các tổ chức tín dụng quốc tế và tư nhân đã bắt đầu triển khai hoạt động cho vay tiêu dung, đặc biệt là tại khu vực TP Hồ Chí Minh như SG Viet Finance, Công ty tài chính Easy, Prudential… Techcombank đã nhanh chóng gia nhập và triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân tín chấp trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro và thu nợ tập trung theo mô hình, quy trình quản lý của các ngân hàng bán lẻ

hàng đầu thế giới. Một loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng được ra đời để

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w