Định hướng phát triển của Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 55 - 61)

Những kết quả và thành tựu đã đạt được trong thời gian qua cho thấy Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ đã xây dựng được cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khả năng và trình độ của Ngân hàng. Với những chiến lược khách hàng và hướng đầu tư tín dụng do ban giám đốc Ngân hàng đề ra năm 1998, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng, các loại hình dịch vụ đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, hướng tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước đã đem lại chất lượng tín dụng cao, an toàn vốn vay và là nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Ngày càng có nhiều khách hàng đến gửi tiền, xin vay vốn và sử dụng các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Nguồn lợi nhuận lớn từ hoạt động kinh doanh hàng năm đã góp phần cải thiện mức sống cán bộ công nhân viên Ngân hàng và khuyến khích họ làm việc hiệu quả, cống hiến sức mình cho sự phát triển và phồn thịnh của Ngân hàng. Hơn nữa, nguồn lợi nhuận này cũng là cơ sở để Ngân hàng cải thiện điều kiện làm việc cũng như nâng cấp và mua sắm mới các trang thiết bị, máy

móc hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng các loại hình tín dụng và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể này, trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ còn nhiều mặt hạn chế. Tốc độ tăng trưởng của huy động vốn và cho vay đều có xu hướng chậm lại, rủi ro tín dụng vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể (Nợ quá hạn và nợ khó đòi chiếm 7-8% trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng), số lượng các loại hình dịch vụ còn ít chưa đáp ứng đủ được mọi nhu cầu của khách hàng,… Để khắc phục những mặt hạn chế này, Ngân hàng Kỹ thương Láng Hạ đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển mới cho giai đoạn 2006-2010, lấy đó làm cơ sở và hướng đi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

3.1.1 Tầm nhìn chiến lược

Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần đô thị đa năng ở Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thỏa mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Đến 2010, Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.

3.1.2 Giá trị cốt lõi

- Chú trọng khách hàng là nền tảng mọi hoạt động.

- Kết hợp hài hòa lợi ích của khách hàng, nhân viên và cổ đông là đảm bảo cho sự thành công.

- Tập thể luôn học hỏi, không ngừng cải tiến

- Thông tin và trao đổi là phương tiện cơ bản để biến đổi ngân hàng. Sự tin tưởng và cam kết, tính minh bạch và trách nhiệm, sự chuyên nghiệp và sáng tạo là nền tảng tạo nên quy tắc ứng xử và văn hóa kinh doanh của ngân hàng.

3.1.3 Phương châm hành động

- Chất lượng đi đầu: cam kết chỉ cung ứng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng ra thị trường.

- Khách hàng là bạn hàng: Ngân hàng cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi và khó khăn cùng khách hàng.

- Cải tiến liên tục: mọi sáng kiến để hoàn thiện quy trình, sản phẩm đều được chú trọng và đóng góp vào sự thành công. Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ.

- Tinh thần đồng đội và sự thống nhất: là nền tảng làm nên sức mạnh phát triển và vững chắc của Ngân hàng.

- Hoạt động trên cơ sở kiểm soát được rủi ro: Yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động của Ngân hàng.

3.1.4 Mục tiêu đến năm 2010

- Hiệu quả kinh doanh: tốt (ROA 1.3%, ROE 20% - 22%).

- Quy mô: đủ lớn (6.0 tỷ USD tài sản, 750 triệu USD vốn chủ sở hữu, hơn 200 chi nhánh và điểm giao dịch, 1 triệu khách hàng, 2 triệu thẻ).

- Lên sàn: Niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2008. Giá trị cổ phiếu: trong nhóm có tỷ lệ P/E ( tỷ lệ giá thị trường/lợi nhuận hàng năm) cao nhất của ngành.

- Chất lượng dịch vụ: Thuộc nhóm dẫn đầu về chất lượng dịch vụ bán lẻ tại 4 thành phố lớn nhất nước.

- Dịch vụ phí tín dụng: 20% thu nhập hoạt động thuần.

- 90% nhân viên hài lòng: về môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ của ngân hàng.

- Vốn tự có: Nằm trong nhóm dẫn đầu về vốn tự có và tối thiểu đạt 70% so với ngân hàng dẫn đầu.

- Huy động vốn: Sản phẩm phong phú với giá cả thu hút hợp lý, phấn đấu có chi phí huy động vốn dân cư bằng chi phí của nhóm NHTMCP có mức thấp nhất (ACB, MB…).

- Chất lượng tài sản: Nằm trong nhóm dẫn đầu. Phấn đấu ROA và ROE trong tốp dẫn đầu.

3.1.5 Thị trường mục tiêu

* Phân đoạn thị trường:

- 4 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Các vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng lớn (15 tỉnh): Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nha Trang, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Kiên Giang, Huế, Quảng Ngãi, Nghệ An.

- Các vùng kinh tế biên giới (3 tỉnh): Lào Cai, Lạng Sơn, Tây Ninh.

* Phân đoạn khách hàng: - Khách hàng dân cư

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Các doanh nghiệp lớn - Các tổ chức tài chính

3.1.6 Chiến lược kinh doanh đến 2010:

- Ưu tiên tập trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, có chất lượng và cạnh tranh cho khối khách hàng dân cư các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt có yêu cầu và dễ thích ứng với các dịch vụ ngân hàng, tài chính.

- Thực hiện chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính trọn gói phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp tập trung trong các khu công nghiệp thuộc một số ngành có tiềm năng phát triển.

- Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch tiền tệ trên thị trường nội địa và khu vực, thực hiện tốt vai trò như là một trong các nhà tạo dựng thị trường chuyên nghiệp chủ yếu, thực hiện hỗ trợ tích cực các chính sách kinh doanh nhằm vào các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức tài chính và đầu tư chuyên nghiệp.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản lý quỹ đầu tư, tái cấu trúc và mua bán doanh nghiệp, các dịch vụ thị trường vốn…

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn: Sử dụng các chiến lược khách hàng và biện pháp Marketing trong Ngân hàng để thu hút tối đa số lượng tiền gửi, tập trung theo hướng thu hút các nguồn tiền gửi giao dịch và tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp và có khối lượng lớn đối với Ngân hàng, trong khi đó vẫn ổn định các nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

- Đẩy mạnh hoạt động cho vay, chủ động tích cực tìm kiếm, lựa chọn khách hàng vay vốn và các dự án đầu tư có hiệu quả để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, có đủ khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng đúng thời hạn. Tiếp tục sửa đổi bổ sung các điều khoản, các khâu trong qui trình nghiệp vụ cho vay cho phù hợp trong từng thời kỳ và với từng đối tượng khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng. Sử dụng kết hợp các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giải quyết nợ qúa hạn và nợ khó đòi, tránh không để phát sinh thêm các khoản nợ quá hạn mới.

- Đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ và các dịch vụ của Ngân hàng, mở rộng các hoạt động ngoài bảng cân đối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập của Ngân hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng nhằm phát hiện ra những sai sót, đảm bảo an toàn về vốn, tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Tăng cường kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý, phối hợp các phòng ban nghiệp vụ để đảm bảo tất cả các công nhân viên và phòng ban trong Ngân hàng phát huy hết năng lực công tác, đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh và xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.

3.1.7 Phát triển mạng lưới:

- Phát triển các chi nhánh vùng tại những vùng phát triển trọng điểm (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng) với vai trò làm trung tâm hỗ trợ và xử lý tín dụng, thanh toán và các hoạt động nghiệp vụ (kiểm toán, xử lý nợ…) cho các chi nhánh địa phương và các điểm giao dịch trong vùng.

- Phát triển các chi nhánh khu vực tại một số thành phố lớn và khu công nghiệp với vai trò chính là kinh doanh, đồng thời thực hiện hỗ trợ và xử lý tín dụng cho các điểm giao dịch trực thuộc. Tập trung ưu tiên thiết lập 10 chi nhánh khu vực tại địa bàn HCM, 8 chi nhánh khu vực tại địa bàn Hà Nội và một số chi nhánh khu vực tại địa bàn các thành phố lớn, các tỉnh có tiềm năng kinh tế và các khu công nghiệp quan trọng.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, 500 ATM và 5000 POS tại các thành phố lớn, thực hiện các dịch vụ bán lẻ đơn giản và dễ tiếp cận với khách hàng cá nhân. 1 triệu thẻ đến năm 2008 và 2 triệu thẻ đến 2010. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internet banking, Homebanking, Call center và Telebank.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w