Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kỹ thương

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 79 - 83)

thương Việt Nam

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành các văn bản pháp luật bổ sung, sửa đổi hướng dẫn cụ thể quy chế cho vay đối các tổ chức tín dụng. Hiện nay, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (được ban hành kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước) còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể làm cho các Ngân hàng không hiểu đúng ý tưởng trong quy chế và mỗi Ngân hàng lại đưa ra những quy trình cho vay riêng mâu thuẫn với nhau dựa trên cùng một quy chế cho vay.

Ngân hàng Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật trong hoạt động tín dụng Ngân hàng, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại xây dựng được một chính sách tín dụng riêng phù hợp với điều kiện, khả năng trình độ của Ngân hàng mình.

Thứ hai, NHNN phải là tổ chức đứng ra cung cấp những thông tin tín dụng có chất lượng cao cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình thẩm định và đưa ra quyết định cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Để đáp ứng yêu cầu thông tin tín dụng cập nhật, nhanh, chính xác và tiện lợi của các NHTM, NHNN đã thành lập ra trung tâm thông tin tín dụng (còn gọi là trung tâm thông tin rủi ro: CIC) với muc tiêu thu thập, cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng, giúp ngăn ngừa, hạn chế và phân tán rủi ro trong kinh doanh tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để nâng cao chất lượng nguồn thông tin này Ngân hàng

Nhà nước cần phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng thông qua một số biện pháp sau đây:

- Mở rộng thành viên của trung tâm, bao gồm cả các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, từ đó có được thông tin về quan hệ kinh tế thương mại, thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho hoạt động Marketing Ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng có chất lượng.

- Đa dạng hoá thông tin đầu ra, thực hiện các nghiệp vụ phân tích, đánh giá tình hình tài sản của doanh nghiệp, các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài sản tài chính. Đánh giá và phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu dư nợ, về quan hệ tín dụng, từ đó có được các thông tin đầu ra chất lượng, phục vụ tích cực cho nghiệp vụ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại thành viên, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng dư nợ trong các kỳ kế hoạch.

- Từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, có quy chế hoạt động phù hợp, thống nhất, đảm bảo thực hiện hiệu quả vai trò, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm.

- Sử dụng đòn bẩy kinh tế trong việc trao đổi thông tin, đánh giá đúng mức vai trò của thông tin trong thời đại ngày nay.

Ngoài ra cơ quan kiểm toán nhà nước cũng là nguồn cung cấp thông tin tín dụng có chất lượng cao cho các quyết định tín dụng của Ngân hàng thương mại vì vậy kiến nghị với nhà nước cần tăng cường hoạt động của cơ quan này cũng như có biện pháp giám sát tính trung thực, trách nhiệm trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp là đối tượng khách hàng vay vốn của các Ngân hàng.

Thứ ba, đối với loại hình tín dụng tiêu dùng trả góp, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một quyết định về phương pháp tính lãi cụ thể, áp dụng cho mọi tổ

chức tín dụng. Hiện nay, lãi suất thực tế của các khoản vay tiêu dùng thường là quá cao đối với các khách hàng là cá nhân, do Ngân hàng áp dụng mức lãi suất danh nghĩa thấp đúng theo biên độ cho phép của NHNN nhưng phương pháp trả góp mà lãi tính trên vốn gốc ban đầu được trả định kỳ cùng với một phần gốc vay làm cho lãi suất thực tế cao hơn nhiều so với lãi suất danh nghĩa. Hơn nữa do các khách hàng cá nhân thiếu thông tin cạnh tranh giữa các Ngân hàng, mặt khác do trình độ hiểu biết của người dân nước ta về các dịch vụ Ngân hàng còn nhiều hạn chế, nên phương pháp tính lãi hiện nay đã gây ra những phản ứng từ phía khách hàng sau khi sử dụng các khoản vay tiêu dùng. Để đảm bảo lợi ích từ cả hai phía: giúp Ngân hàng bù đắp được chi phí, rủi ro; tránh cho khách hàng phải trả lãi cao không cần thiết, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định về phương pháp tính lãi cho hình thức tín dụng tiêu dùng theo một trong các cách sau đây:

- Trường hợp 1: Lãi tính trên dư nợ giảm dần áp dụng đối với các khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản không phải là tài sản hình thành từ vốn vay (tài sản tài trợ vay hay mua trả góp) và các khoản cho vay trả góp mua nhà ở.

- Trường hợp 2: Lãi trả gộp áp dụng đối với các khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản, nhưng các Ngân hàng phải công bố lãi suất thực bên cạnh mức lãi suất công bố (mức lãi suất danh nghĩa trên hợp đồng tín dụng) để khách hàng biết mà có sự cân nhắc, so sánh và lựa chọn.

Thứ tư, NHNN cần nghiên cứu triển khai để đưa ra các quyết định và quy chế cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và thấu chi nhằm đa dạng hoá các loại hình tín dụng ngắn hạn trong Ngân hàng. Đây là hai hình thức tín dụng ngắn hạn có hiệu quả và đã được sử dụng lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Sở dĩ hai hình thức tín dụng ngắn hạn này chưa được các Ngân hàng sử dụng hoặc nếu có được sử dụng thì cũng rất hạn chế, cho một số trường hợp

đơn lẻ là do thiếu các quyết định, hướng dẫn cụ thể của NHNN về nguyên tắc và phương pháp thực hiện. Thiếu một hành lang pháp lý và sự chỉ đạo, cho phép của cấp trên, các NHTM không dám tự ý áp dụng các hình thức cho vay này.

Cụ thể hơn, đối với hình thức chiết khấu các thương phiếu: Sở dĩ hoạt động cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu của NHTM chưa được thực hiện là do thiếu các thương phiếu đủ điều kiện chiết khấu trên thị trường. Mặc dù NHNN đã ban hành pháp lệnh về thương phiếu nhưng chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể cho phép sự hình thành, tồn tại và được chấp nhận của các thương phiếu. NHNN cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra được những văn bản pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, cho sự hình thành của các hối phiếu và lệnh phiếu, tăng tính đảm bảo của các thương phiếu là điều kiện để Ngân hàng cho khách hàng vay vốn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.

Thứ năm, NHNN cần sửa đổi các quy định về phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần theo hướng cụ thể hoá, để thống nhất các phương thức cho vay này trong các tổ chức tín dụng, không để tình trạng tự quy định dẫn đến sự sai lệch về phương thức cho vay và quản lý vốn như hiện nay; cần phải quy định rõ phương thức cho vay từng lần chỉ được áp dụng khi khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh theo từng vụ mùa từng thương vụ, khi hết vụ sản xuất kinh doanh sẽ trả dốc nợ. Còn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng cho những khách hàng kinh doanh mang tính chất thời vụ, thương vụ.

Thứ sáu, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra Ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, cung cấp tín dụng có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 79 - 83)