Mở rộng thêm cácloại hình tín dụng ngắn hạn mới

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 75 - 79)

Chiết khấu thương phiếu và thấu chi là hai hình thức tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao, đã từng được sử dụng lâu đời ở nhiều nước trên thế giới, một số Ngân hàng thương mại ở nước ta sau khi áp dụng hình thức này đã thoả mãn được yêu cầu của nhiều khách hàng với hiệu quả tín dụng cao. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ vẫn chưa áp dụng hai hình tín dụng ngắn hạn này. Như vậy một mảng lớn nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được đáp ứng. Để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, Ngân hàng cần lấp đầy những khoảng thị trường trống này bằng cách áp dụng việc cung cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, thực hiện nghiệp vụ thấu chi.

Đối với nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, các thương phiếu còn ít được sử dụng, lưu hành và quan trọng hơn là các thương phiếu này nếu có thì vẫn chưa có được sự chấp nhận hoàn toàn của các NHTM, vẫn chưa đủ điều kiện để được vay vốn dưới hình thức chiết khấu.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng được vay vốn dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu, Ngân hàng nên tiến hành nghiên cứu để đưa ra một quy trình nghiệp vụ chiết khấu cụ thể, xác định chi phí chiết khấu đối với từng loại thương phiếu khác nhau. Quy trình nghiệp vụ chiết khấu các kỳ phiếu tài chính có thể được áp dụng quy trình cho chiết khấu thương phiếu đã được nêu trong phần lý thuyết, gồm có các bước sau:

+ Khách hàng nộp hồ sơ xin chiết khấu

+ Ngân hàng kiểm tra các điều kiện chiết khấu và xác định chi phí chiết khấu

+ Ngân hàng tiến hành phát tiền vay

+ Ngân hàng thu nợ khi các kỳ phiếu này đến hạn thanh toán

Khi đó, nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn theo hình thức chiết khấu các kỳ phiếu thương mại, thì Ngân hàng sẽ tiến hành cung cấp tín dụng theo đúng quy trình đã đặt ra, xác định chi phí chiết khấu dựa trên loại thương phiếu và thời hạn còn lại của các thương phiếu này.

Nghiệp vụ chiết khấu các thương phiếu là nghiệp vụ cho vay dựa trên một quan hệ thương mại, tiền vay được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá nhất định và nó thúc đẩy được quan hệ thương mại và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh và phát triển được nền kinh tế. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng cần xem xét, từng bước cung cấp vốn vay dưới hình thức chiết khấu các thương phiếu. Ngân hàng phải thẩm định, đánh giá quan hệ thương mại hình thành nên thương phiếu, điều kiện tư cách, uy tín của những người ký tên trên thương phiếu để lựa chọn một số loại thương phiếu có tính đảm bảo cao để hạn chế rủi ro tín dụng, tiến hành chiết khấu nhằm thoả mãn yêu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng.

Đối với nghiệp vụ thấu chi

Qua tìm hiểu về nghiệp vụ thấu chi trong phần lý luận chung, chúng ta thấy rằng thấu chi là một loại hình cho vay theo hạn mức tín dụng đặc biệt mà qua đó Ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản vãng lai có lãi và khách

hàng có thể sử dụng quá số dư có trên tài khoản hay nói cách khác là khách hàng có thể sử dụng dư nợ trên tài khoản vãng lai đó, dưới hình thức một khoản vay. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ thương mại tiến hành cân đối thu chi bằng tiền (tức là cân đối ngân quỹ) theo từng ngày. Có những ngày ngân quỹ doanh nghiệp dư thừa, lại có những ngày khác ngân quỹ doanh nghiệp bị thiếu hụt. Nếu ngân quỹ doanh nghiệp dư thừa thì việc sử dụng vốn tiền mặt của doanh nghiệp là chưa tối ưu, còn để lại tiền "chết" trong ngân quỹ mà không sinh lời. Còn nếu ngân quỹ của doanh nghiệp bị thâm hụt thì doanh nghiệp phải bổ sung bằng các nguồn vay nóng, có chi phí cao. Như vậy, để ngân quỹ doanh nghiệp luôn ở trạng thái cân bằng, sử dụng vốn tối ưu, linh hoạt về tiền mặt, doanh nghiệp mong muốn được sử dụng loại hình tín dụng thấu chi của Ngân hàng với một hạn mức dư nợ nhất định. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ vẫn chưa thực hiện cho vay ngắn hạn bằng hình thức thấu chi.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng , cung cấp tín dụng ngắn hạn có chất lượng tốt nhất cho các doanh nghiệp này, trong thời gian tới Ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ cần phải xem xét để thực hiện cho vay theo hình thức thấu chi. Bước đầu, để đảm bảo an toàn tín dụng đối với loại hình cho vay này Ngân hàng nên tiến hành điều tra, đánh giá và thẩm định các doanh nghiệp có uy tín với Ngân hàng mà thực sự có nhu cầu vay vốn theo hình thức này vì đặc điểm của hoạt động kinh doanh. Nếu xét thấy các doanh nghiệp này có đủ điều kiện để được vay theo hình thức thấu chi, khi đó Ngân hàng sẽ công bố sử dụng loại hình nghiệp vụ cho vay mới: nghiệp vụ thấu chi, để khách hàng biết, nộp đơn xin vay thấu chi đến Ngân hàng. Điều quan trọng khi đưa ra quyết định cho vay là Ngân hàng phải xây dựng được hạn mức thấu chi và phương pháp tính lãi (hay thu phí).

Nhu cầu tín dụng vốn lưu động trung bình T i sà ản lưu động v àđầu tư d i hà ạn kế hoạch Vốn lưu động v nà ợ ngắn hạn kế hoạch Hạn mức thấu chi cao nhất Chi phí cần thiết để SXKD Vòng quay vốn lưu động kì trước Vốn lưu động của

khách h ngà Vbổố sung khácn huy động, vốn ứng trước, vốn

Hạn mức thấu chi có thể được xác định theo một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp 1: = x (1+ hệ số) = - - Phương pháp 2: = - -

Phương pháp tính lãi thường áp dụng cho một tài khoản vãng lai thông thường có ba phương pháp là: Phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp và phương pháp rút số dư. Hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp là các phương pháp tính lãi trên doanh số thu, chi phát sinh trên tài khoản vãng lai, và phương pháp này chỉ đúng khi lãi suất bên nợ bằng với lãi suất bên có. Điều này là không thể xảy ra đối với tài khoản vãng lai mà Ngân hàng mở cho khách hàng trong nghiệp vụ này, vì Ngân hàng bao giờ cũng tính lãi suất cho vay cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi của khách hàng. Do đó phương pháp tính lãi hợp lý nhất trong nghiệp vụ thấu chi là Ngân hàng tính lãi theo phương pháp rút số dư. Đây là phương pháp tính lãi dựa trên số dư trên tài khoản vãng lai.

Hạn mức thấu chi cao nhất

Nhu cầu tín dụng vốn lưu động trung bình

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Kỹ thương chi nhánh Láng Hạ (Trang 75 - 79)