Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh, vững chắc, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc năng suất lao động, tăng mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thu được thì vấn đề chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt đang trở thành vấn nạn về ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam, lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam tăng mạnh từ 3,8 kgngườinăm lên 41,3 kgngườinăm trong giai đoạn 1990 – 2018. Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải nhựa, mà nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019).Con người vận dụng khoa học kỹ thuật cao để phục vụ mình, thậm chí để tàn phá thiên nhiên, chặt phá rừng, khai thác các nguồn tài nguyên làm cho môi trường sinh thái biến đổi, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Việc xả thải các chất vào môi trường đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như: ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất gây ra những bệnh lạ, bệnh khó chữa xuất hiện, gây biến đổi khí hậu... bên cạnh đó việc gia tăng dân số một cách nhanh chóng làm cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng cao thúc đẩy con người đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu, dân số tăng nhanh cũng đồng nghĩa với việc chất thải ngày càng lớn gây ra những vấn đề về môi trường nghiêm trọng...