ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

67 1.2K 9
ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác trong cả nước đã có nhiều khởi sắc. Từ một nước lương thực không đủ ăn, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều mặt hàng nông sản nước ta đã vượt mức kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, trong đó ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Theo báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,509 tỷ USD, đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản vượt qua mức 4 tỷ USD và tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Trong đó, tra đang là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu 1,45 tỷ USD năm 2008. Thị trường xuất khẩu tra Việt Nam đã được mở rộng tới trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm, nhưng nghề nuôi tra tại Việt Nam vẫn chưa thật ổn định và còn chứa đựng nhiều rủi ro, vẫn rơi vào tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu. Khoảng nửa cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá tra xuất khẩu giảm mạnh gây tồn đọng hàng trăm ngàn tấn cá. Tính đến ngày 4/7/2008 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tồn đọng tới trên 300.000 ngàn tấn tra nguyên liệu. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, bước sang năm 2009, khi giá tra có xu hướng hồi phục thì ĐBSCL lại lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu tra cung cấp cho các nhà máy chế biến (theo Cục Nuôi trồng Thủy sản). Việc nuôi tra ở nước ta vẫn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, trại nuôi không cần đăng ký xin cấp phép, thiếu liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Giống và thức ăn còn có tình trạng thả nổi cả về chất lượng giá cả, giá lại quá cao và phụ thuộc nhiều vào công ty nước ngoài. Chưa có cơ chế để buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tra hợp tác và phối hợp với nhau về sản lượng, chất lượng, giá cả, hoạt động marketing. Một số doanh nghiệp cố tình hạ thấp giá bán để cạnh tranh chiếm thị trường bằng cách hạ thấp chất lượng sản phẩm, khiến uy tín sản phẩm tra Việt Nam suy giảm nghiêm trọng. 1 Nguyên nhân của những tồn tại đó một phần là do thiếu liên kết giữa các tác nhân tham gia thị trường tra. Hơn nữa, thiếu thông tin về thị trường dẫn đến tình trạng “sản xuất ồ ạt” vào đầu năm và “treo ao” vào cuối năm như vậy. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Đồng Tháp, một trong những tỉnh sản xuất tra lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường tra thời gian qua cũng có nhiều biến động theo diễn biến chung của khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về chuỗi giá trị ngành hàng tra nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại địa phương. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tra tại tỉnh Đồng Tháp”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi giá trị tra tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách nhằm nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá trị tra Đồng Tháp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị; cơ sở thực tiễn về sản xuất tiêu thụ tra; - Tìm hiểu và phân tích cấu trúc và quan hệ thị trường ngành hàng tra tại Đồng Tháp, ước lượng phân bổ lợi ích, chi phí và doanh thu giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tra; - Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị; - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra tỉnh Đồng Tháp. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những hiểu biết khái quát về chuỗi giá trị: - Chuỗi giá trị là gì? - Chuỗi giá trịchuỗi cung ứng có mâu thuẫn với nhau không? 2 - Phân tích ngành hàng và phân tích chuỗi giá trị khác nhau như thế nào? - Xác định chuỗi giá trị bằng cách nào? - Thế nào là nâng cấp trong chuỗi giá trị? Chuỗi giá trị traĐồng Tháp có cấu trúc, tổ chức và hoạt động như thế nào? - Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị tra Đồng Tháp? - Chi phí – Lợi nhuận trong chuỗi giá trị được phân bổ như thế nào giữa các tác nhân? Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho sự phát triển của từng tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị là gì? - Về sản xuất tra nguyên liệu - Về thu gom nguyên liệu - Về chế biến tra nguyên liệu - Về xuất khẩu thành phẩm - Khả năng nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá trị tra như thế nào? Các giải pháp khắc phục khó khăn là gì? 1.4 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về chuỗi giá trị. - Những vấn đề thực tiễn về chuỗi giá trị ngành hàng tra tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là sẽ điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tra tại tỉnh Đồng Tháp. 1.5 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Lý thuyết phân tích chuỗi giá trị. + Do thời gian có hạn, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị bao gồm: người sản xuất, thương lái, công ty chế biến - xuất khẩu tại khu vực nghiên cứu. + Đề tài tập trung vào mặt hàng tra phile, chưa tính đến các mặt hàng giá trị gia tăng. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị tra trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 3 - Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng từ năm 2006-2008. Nghiên cứu các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị trong vụ tra 2008/09, đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cấp các tác nhân và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tra đến năm 2020. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị (Value Chains) Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả marketing lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Theo Mechael Porter chuỗi giá trịchuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính. Hình 2.1 Chuỗi giá trị (nguồn: www.12manager.com) 4 Các hoạt động chính bao gồm hậu cần đến, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Hậu cần đến liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm. Sản xuất là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu thành sản phẩm cuối cùng. Hậu cần ngoài gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua. Marketing và bán hàng là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm. Các hoạt động bổ trợ bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp,máy móc… Phát triển công nghệ liên quan tới các bí quyết, quy trình, thụ tục, công nghệ được sử dụng. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quan trị thù lao cho người lao động trong công ty. Cơ sở hạ tầng công ty bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất… Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng Theo định nghĩa chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển hoá các đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay nói cách khác chuỗi cung ứng đại diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá trị, là tập con của chuỗi giá trị. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và phân tích ngành hàng Phân tích chuỗi giá trị h ỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đ ưa ra các yếu tố mới tăng cường khả năng phân tích ngành hàng, và dựa trên bộ khung của phân tích ngành hàng. Ngành hàng - Xu hướng và đặc điểm thị trường - Quan hệ giữa các bên tham gia Chuỗi giá trị - Cấu trúc phân bổ giữa các bên tham gia 5 - Cơ hội và thách thức - Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia. - So sánh khả năng cạnh tranh - Quan hệ giữa các bên tham gia - Quản trị thị trường 2.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị Cùng với phân công lao động mạnh mẽ và việc bố trí các công đoạn sản xuất rộng khắp trong nền kinh tế toàn cầu, tính cạnh tranh theo hệ thống đóng vai trò ngày một quan trọng hơn. Tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho khả năng thâm nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Để thu lợi một cách bền vững từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cần hiểu rõ tính năng động của các yếu tố trong toàn bộ chuỗi giá trị. 2.1.3 Phương pháp xác định chuỗi giá trị Các bước mô tả chuỗi giá trị: • Xác định rõ mục tiêu • Xác định thị trường cuối cùng • Xác định các chức năng và hoạt động • Xác định tác nhân tham gia vào các chức năng • Mô tả liên kết giữa các tác nhân • Mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân  Vẽ bản đồ chuỗi giá trị Chọn điểm bắt đầu: Phụ thuộc vào mục đích của từng đối tượng Lĩnh vực quan tâm Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả Phân phối thu nhập toàn cầu Người tiêu dùng cuối cùng trong ngành sản phẩm Ngược lại toàn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến thương lái và nhà sản xuất Vai trò của đơn vị bán lẻ Chuỗi giá trị của siêu thị và các đại lý bán lẻ Đi lên các loại khách hàng và ngược lại từ thương lái, người sản xuất và cung ứng Vai trò của bên mua độc lập Bên mua độc lập, bán buôn Ngược lại tới người sản xuất và cung ứng trong cùng chuỗi, và hướng lên tới đơn vị 6 Lĩnh vực quan tâm Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả bán lẻ Thiết kế Các cơ sở thiết kế, quảng cáo độc lập, và các hãng lớn có thương hiệu quốc tế Hướng lên tới người bán lẻ ở các thị trường cuối cùng khác nhau và ngược lại tới người sản xuất và cung ứng Vai trò của đơn vị sản xuất chủ chốt Các hãng lớn lắp ráp sản phẩm Hướng lên tới cơ sở bán lẻ và ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị cung ứng cấp 1 Các hãng lớn cung ứng vật tư cho hãng lắp ráp Hướng lên tới hãng lắp ráp và người tiêu dùng có thể ở nhiều ngành sản phẩm khác nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị cung ứng cấp 2 và 3 Phần lớn là các hãng nhỏ Hướng lên tới khách hàng ở các ngành khác nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị sản xuất hàng hoá Thường là hãng lớn Hướng lên tới cơ sở sản xuất lớn, thương mại và thị trường tiêu dùng cuối cùng. Ngược lại tới người cung ứng máy móc và thiết bị Hộ sản xuất nông nghiệp Trang trại Hướng lên tới cơ sở chế biến, thương mại và khách hàng của họ. Ngược lại tới cơ sở cung cấp đầu vào Các doanh nghiệp nhỏ và trang trại Trang trại nhỏ và các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Người mua trong một số chuỗi giá trị khác nhau ; người cung ứng đầu vào Người sản xuất và buôn bán phi chính thức Làm việc tại nhà và buôn bán nhỏ hè phố Hướng lên tới cơ sở chế biến, lắp ráp hoặc các tổ chức phân phối khác. Ngược lại tới cơ sở bán lẻ Giới, độ tuổi và dân tộc Lao động nữ Sử dụng lao động nữ trong chuỗi giá trị 7 - Sau khi đã xác định được điểm khởi đầu, cần phải làm sạch và đơn giản hoá bản đồ chuỗi giá trị. - Các số liệu đi kèm với bản đồ chuỗi giá trị: (i) giá trị tổng sản lượng; (ii) giá trị sản lượng ròng (tổng sản lượng trừ đi chi phí đầu vào trung gian); (iii) chu chuyển vật chất của hàng hoá trong chuỗi; (iv) chu chuyển của các dịch vụ, tư vấn và kỹ năng trong chuỗi; (v) khả năng tạo việc làm, có thể phân biệt theo hợp đồng/không có hợp đồng, giới, tuổi, dân tộc; (vi) đặc điểm của khu vực bán sản phẩm: bán buôn/bán lẻ, tập trung tiêu thụ và một số người mua lớn, số lượng người mua; (vii) xuất nhập khẩu đến/từ vùng nào?  Quản trị thị trường : - Để tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị phản ánh dạng cấu trúc tổ chức nhất định chứ không phải là quan hệ thị trường ngẫu nhiên. - Liên quan đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ có vai trò ảnh hưởng tới việc xác định các hoạt động, tác nhân, vai trò và chức năng trong chuỗi. - Quản trị thị trường có vai trò điều phối quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa các khâu trong chuỗi giá trị. - Phân biệt giữa điểm nút (có thể thay đổi từ tác nhân này sang tác nhân khác theo thời gian) và vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị (nắm thương hiệu/marketing hay nắm vai trò điều phối và quản lý). - Quyền lực trong chuỗi giá trị có thể thực hiện trong 2 dạng : (i) ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của chuỗi (buyer- or supplier-driven); (ii) chủ động quản lý và điều phối sự vận hành của các khâu trong chuỗi để đưa ra các hoạt động mong muốn. - Có thể so sánh quản trị thị trường với hệ thống chính trị: (i) 3 chức năng của chính phủ: lập pháp, hành pháp và tư pháp 8 (ii) Lập pháp: đặt ra luật chơi: mức chi phí cạnh tranh, khả năng cung ứng, chất lượng, giá thành, giao hàng đúng hạn, tiêu chuẩn quốc tế (ISO9000: chất lượng, ISO14000: môi trường, SA8000: tiêu chuẩn lao động, SPS, HACCCP: quản lý độc hại (iii) Hành pháp: hỗ trợ các tác nhân cung cấp các hàng hoá/dịch vụ theo luật chơi. Hỗ trợ trực tiếp: chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ gián tiếp: buộc các hãng cấp một hỗ trợ các hãng cấp hai đạt được các tiêu chuẩn). (iv) Tư pháp: giám sát để thưởng phạt các tác nhân trong việc thực hiện luật chơi. Tác nhân bên trong chuỗi giá trị Tác nhân bên ngoài chuỗi giá trị Lập pháp Đặt ra các tiêu chuẩn về cung ứng như thời điểm giao hàng, mật độ giao hàng và chất lượng Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn lao động trẻ em … Tư pháp Giám sát hoạt động của người cung ứng để đạt được các tiêu chuẩn NGO giám sát các tiêu chuẩn lao động Các công ty chuyên nghiệp giám sát tiêu chuẩn ISO Hành pháp Quản lý chuỗi cung ứng để hỗ trợ người cung ứng đạt được tiêu chuẩn Hiệp hội sản xuất hỗ trợ các thành viên đạt được tiêu chuẩn Cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên môn Chính sách hỗ trợ của chính phủ (v) Xử phạt : xác định xem một tác nhân cụ thể có được tham gia vào mạng lưới sản xuất hoặc có bán được sản phẩm hay không, hoặc có thể sử dụng cơ chế thưởng/phạt (vi) tính hợp pháp : quyền được thưởng/phạt mà được quần chúng ủng hộ. Trong chuỗi giá trị, tính hợp pháp thể hiện qua mức độ tin cậy giữa các tác nhân khác nhau. Đối với chuỗi giá trị có độ tin cậy thấp (thị trường buôn bán trao tay trong thời đại sản xuất hàng loạt), các tác nhân chỉ theo đuổi mục tiêu giá cả trong ngắn hạn. Đối với chuỗi giá trị có độ tin cậy cao (thời đại theo đuổi nhu cầu hàng loạt của khách hàng), không nhất thiết các tác nhân sẽ bị đào thải nếu không đáp ứng tiêu chuẩn, mà vấn đề là hệ thống hành pháp phải trợ giúp các tác nhân phạm tội đạt được tiêu chuẩn đề ra và theo đuổi mục tiêu dài hạn. 9 (vi) Độ sâu và độ thẩm thấu của quản trị thị trường : Độ sâu : mức độ tác động của quản trị đến các hoạt động cốt lõi của các tác nhân. Độ thẩm thấu : quyền lực và luật chơi được bao nhiêu tác nhân áp dụng. Các loại quản trị thị trường - Phân biệt theo vai trò của bên mua và bên bán trong chuỗi giá trị: (i) Người mua dẫn dắt (buyer-driven) : các ngành sử dụng nhiều lao động, thường có trong hệ thống sản xuất hướng tới xuất khẩu và liên kết mạng, vai trò quan trọng nhất thuộc về các doanh nghiệp lớn phụ trách bán lẻ, marketing, đặt thương hiệu. Ví dụ : nông sản, may mặc, đồ chơi, dụng cụ gia đình, điện tử gia đình, thủ công. (ii) Người bán dẫn dắt (supplier-driven) : người sản xuất nắm được các công nghệ mấu chốt và đóng vai trò điều phối các khâu trong chuỗi, sử dụng nhiều vốn, thường do đầu tư nước ngoài nắm, phản ánh trật tự của công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu. Ví dụ : ô tô, máy bay, máy tính, bán dẫn, máy công nghiệp. Người bán dẫn dắt Người mua dẫn dắt Người dẫn dắt chuỗi hàng hoá toàn cầu Tư bản công nghiệp Tư bản thương mại Năng lực cốt lõi Nghiên cứu và phát triển (R&D) Sản xuất Thiết kế Marketing Rào cản gia nhập Tính kinh tế theo quy mô Tính kinh tế theo phạm vi Ngành sản phẩm Đồ dùng lâu bền Đầu vào trung gian Sản phẩm công nghiệp nặng Hàng tiêu dùng thường xuyên Các ngành tiêu biểu Ô tô Máy tính Máy bay Trang phục Giày dép Đồ chơi Loại sở hữu của các doanh nghiệp chế tác Công ty đa quốc gia Doanh nghiệp địa phương, thường đặt ở các nước đang phát triển Dạng liên kết Dựa trên đầu tư Dựa trên thương mại Cấu trúc liên kết nổi bật Chiều dọc Chiều ngang 10 [...]... chung, giá tra bình quân hàng năm của vùng ĐBSCL biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007) Hiện tại giá tra bình quân của các tỉnh trong vùng là 14.071đ/kg, giá thịt trắng cao hơn thịt vàng khoảng 1.000đ/kg Các tỉnhgiá bán tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng Điều này chứng tỏ môi trường nuôi được đảm bảo và cao hơn tra. .. triệu đồng Trong khoảng 3 năm gần đây (2006 - 7/2008), tỉnh Cần Thơ có bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ Tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sản lượng (khoảng 7.913 tỷ đồng) , đứng thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp (khoảng 7.361 tỷ đồng) , kế tiếp là tỉnh An Giang (khoảng 5.658 tỷ đồng) , có giá trị sản xuất đạt trên 1.000 tỷ đồngtỉnh Vĩnh Long, Bến Tre Các hình thức sản xuất tra - Nuôi tra trong... “Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng phê” do nhóm nghiên cứu ICARD, 2005, “Tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị ngành hàng sắn” do nhóm nghiên cứu bao gồm Luigi Cuna, Karl Rich, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn…7/2005 Tuy nhiên, các nghiên cứu về thị trường thuỷ sản, đặc biệt là ngành hàng tra và basa vẫn còn hạn chế Mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến ngành hàng tra. .. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng tra trong và ngoài nước 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm qua, Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về thị trường nông sản như lúa gạo, phê, cao su, và sản phẩm chăn nuôi Các nghiên cứu này đã chỉ ra được chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng, đồng thời đề cập đến khả năng cạnh tranh của chúng... tra và basa, song chưa có nghiên cứu nào về chuỗi giá trị ngành hàng tra được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây 32 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về... Nam do có nguồn giống tự nhiên khá phong phú Ở Campuchia, tỷ lệ tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ tra, chỉ có 2% là basa và vồ đém, sản lượng tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài nuôi của cả nước Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi nhiều nhất, có đến 50% số trại nuôi tra Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi tra có hiệu quả... nghiệp & PTNT) Mặt hàng chế biến Trước đây tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần (đông block và đông rời) nhưng đến nay các mặt hàng chế biến đã được đa dạng hóa như: chả cá, tẩm bột, tra cắt khoanh muối sả, cắt khúc, sandwich, bánh mè, bao bắp non, chua nhồi tra, bông bí nhồi tra, bao tử dồn chả hải sản, xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm, tra nhồi hồi Ngoài... 4,32 lần) Nuôi tra bè năng suất tăng từ 35 kg/m3 năm 1997 lên 140 kg/m3 vào năm 2005 (tăng gấp 4 lần) Năm 2007-2008, năng suất bình quân sử dụng 1 ha đất tự nhiên để nuôi tra đạt 120-500 tấn/ha/vụ, biệt có những nơi đạt 600 tấn/ha/vụ nuôi Giá trị sản xuất tra vùng ĐBSCL 22 Giá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt (thịt trắng, thịt hồng, thịt vàng), kích cỡ giá cả thị trường... tra tra thịt trắng chiếm tỷ trọng cao hơn Giá trị sản xuất tra tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá, từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong 11 năm) Mặc dù giá tra còn bấp bênh do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, giá cả đầu vào tăng giảm thất thường riêng 7 tháng đầu năm 2008 giá trị sản... châu Á và châu Phi Tại Mỹ, da trơn được xếp thứ 5 trong số các mặt hàng được tiêu thụ phổ biến nhất tại nước này sau tôm, ngừ, hồi và minh thái Tuy nhiên, ngành sản xuất da trơn của Mỹ lại đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí sản xuất tăng cao Hiện nay, một số bang nuôi da trơn như bang Missisipi (bang có diện tích nuôi da trơn lớn nhất nước Mỹ) đã đóng cửa và các trang trại còn lại . mặt hàng cá tra phile, chưa tính đến các mặt hàng giá trị gia tăng. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 3 -. giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh Đồng Tháp . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi giá trị cá tra tại địa

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:51

Hình ảnh liên quan

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

h.

ạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu Xem tại trang 4 của tài liệu.
- Chuỗi: chuyển sang chuỗi giá trị mới, ví dụ từ sản xuất TV sang màn hình máy tính. - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

hu.

ỗi: chuyển sang chuỗi giá trị mới, ví dụ từ sản xuất TV sang màn hình máy tính Xem tại trang 13 của tài liệu.
a/ Tình hình sản xuất cá tra trên thế giới - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

a.

Tình hình sản xuất cá tra trên thế giới Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng (2000- (2000-2007) - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

ng.

Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng (2000- (2000-2007) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2000- 2007 - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

ng.

Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2000- 2007 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000- 2007 - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

ng.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000- 2007 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra, basa giai đoạn 2003- 2007 - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

ng.

Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra, basa giai đoạn 2003- 2007 Xem tại trang 31 của tài liệu.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra trong và ngồi nước - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra trong và ngồi nước Xem tại trang 32 của tài liệu.
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

3.1.1.1.

Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng Xem tại trang 33 của tài liệu.
4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra của Đồng Tháp - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

4.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra của Đồng Tháp Xem tại trang 44 của tài liệu.
sống kém, tỷ lệ dị hình, bệnh tật cao và một số trường hợp có biểu hiện cận huyết. Các yếu tố này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất cá tra. - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

s.

ống kém, tỷ lệ dị hình, bệnh tật cao và một số trường hợp có biểu hiện cận huyết. Các yếu tố này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất cá tra Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

ng.

Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản Xem tại trang 48 của tài liệu.
STT Huyện, thị, thành Số cửa hàng Mơ hình kinh doanh - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

uy.

ện, thị, thành Số cửa hàng Mơ hình kinh doanh Xem tại trang 48 của tài liệu.
Chỉnh hình - Khơng cịn thịt đỏ, mỡ, xương. - ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp

h.

ỉnh hình - Khơng cịn thịt đỏ, mỡ, xương Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a/ Tình hình sản xuất cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    • Quy trình nuôi cá thịt

    • - Một số điều kiện phải tuân thủ khi nuôi cá thịt

    • - Thức ăn nuôi cá: Cá tra được nuôi bằng thức ăn công nghiệp với kích cỡ và độ đạm thích hợp.

    • MÔ TẢ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan