0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu NGIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÁ TRA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36 -40 )

- Chuyên 12 22 45 20 26 Kết hợp141718212931

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP của tỉnh Đồng Tháp năm 2007 là 15,79%, tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đạt 8,01%. Trong giai đoạn 2006- 2007, tốc độ tăng trưởng bình

quân của ngành nông nghiệp là 8,32%/năm, so với giai đoạn 2001- 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 7,49%/năm.

3.1.2.2 Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế tỉnh: có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng KV1 (nông, lâm, thủy sản) từ 62,23% năm 2000 xuống còn 57,13% năm 2007, tăng KV2 (công nghiệp, xây dựng) từ 11,94% năm 2000 lên 16,86% năm 2007, tăng KV3 (dịch vụ) từ 25,83% năm 2000 lên 26,01% năm 2007.

- Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: năm 2007, giá trị sản xuất (giá hiện hành) của ngành trồng trọt đạt 11.9042 tỷ đồng, chiếm 73,94% tổng giá trị sản xuất KV1, giảm 10,52% so với năm 2000. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 390,11 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,42%, giảm 2,56% so với năm 2000. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.805,37 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,64%, tăng 13,08% so với năm 2000.

- Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản bình quân trên 1 ha (tính theo giá hiện hành): năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha của tỉnh Đồng Tháp đạt 52,59 triệu đồng/ha, tăng 29,45% so với năm 2006, bằng 261,26% của năm 2000. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản bình quân năm 2007 của Đồng Tháp là 63,26 triệu đồng/ha/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu các loại nông thủy sản tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của tỉnh đạt 232,187 triệu USD, chiếm 79,09% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, tăng 172,6 triệu USD, trong đó tăng chủ yếu ở xuất khẩu thủy sản (135,59 triệu USD).

3.1.2.3 Dân số và cơ cấu dân số

Dân số tỉnh Đồng Tháp năm 2007 đạt 1.674.840 người, tốc độ tăng bình quân 0,82%/năm. Mật độ dân số trung bình 496 người/km2. Dân số đô thị tăng khá nhanh, trung bình 4,6%/năm, tăng 1,45 lần so với giai đoạn trước. Dân số nông thôn tăng chậm, tốc độ tăng là 0,12%/năm. Điều này cho thấy dân số nông thôn đã dịch chuyển ra đô thị khá nhanh. Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội.

3.1.2.4 Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

- Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm 2.651 km đường, mật độ trên đơn vị diện tích thấp (0,79 km/km2) nhưng do dân số thưa nên mật độ đường bộ/đầu người lại thuộc vào loại cao (1,6 km/1000 dân và 30,5 m2/người). Quốc lộ có 3 tuyến là QL.30, QL.80, QL.54 do Trung ương quản lý dài 189 km, với 113 cầu có chiều dài 4.478m. Hiện QL.30 được nâng cấp đến Hồng Ngự, QL.80 và QL.54 cũng đang được nâng cấp sửa chữa, mở rộng nền đường. Đường tỉnh có 14 tuyến dài 372 km, với 174 cầu có chiều dài 6.051m, hiện đã được nhựa hóa 32,5%, cầu đã được bê tông hóa 31,5%.

Nhìn chung chất lượng các tuyến đường tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều tuyến hiện nay lưu thông khó khăn, các cầu trên tuyến đang trong tình trạng xuống cấp, tải trọng thông qua hầu hết chỉ được 8 tấn trở xuống. Đường huyện dài tổng cộng 805 km với 456 cầu, trong đó tỷ lệ nhựa hóa 26%. Đường nông thôn dài tổng cộng 1.285 km với 940 cầu, trong đó tỷ lệ nhựa hóa chỉ đạt 3%.

- Đường sông: Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường thủy hết sức đa dạng và thuận lợi nhờ nối liền với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Các tuyến sông địa phương quản lý gồm: 9 nhánh sông dài 152,7 km; 275 kênh dài 2.080 km và 48 rạch dài 282,7 km.

- Hệ thống bến bãi: Cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng biển quốc giá, từ năm 2000 đến nay tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm một phân cảng tại Sa Đéc nhưng chưa hoàn chỉnh; tại vị trí này Cục Hàng hải đã đầu tư xây dựng 2 bến phao cho tàu 5000 DWT vào làm hàng, tuy nhiên trong nhiều năm nay Cảng chưa phát huy được vai trò tương ứng với tiềm năng, hàng hóa thông qua thấp, chưa có sức hút tàu và hàng hóa. Trên địa bàn tỉnh có 150 bến tàu, bến phà, phần lớn là xây dựng tạm bợ, mặt bằng chật hẹp, nhiều bến tàu sử dụng mặt đường bờ kênh để làm mặt bằng bến.

Điện

Nguồn điện của tỉnh Đồng Tháp được cấp từ hai nguồn chính là trạm biến áp 220kV Cai Lậy (trạm nguồn chính) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc. Ngoài ra, nguồn điện độc lập hiện có trên địa bàn tỉnh là một số cụm Diesel gồm 6 tổ caterpillar ở TP. Cao Lãnh, công suất 2,4 MW; 3 tổ caterpillar ở huyện Hồng Ngự, công suất 1,2 MW.

Lưới truyền tải của tỉnh được cấp từ hệ thống điện miền Nam thông qua 5 trạm biến áp. Do tỉnh bị phân chia bởi sông Tiền thành hai vùng, nên mỗi vùng được cấp điện

từ các trạm nguồn riêng biệt: vùng phía Bắc có 3 trạm biến áp 110 kV nhận điện từ trạm 220 kV Cai Lậy và vùng phía Nam có 2 trạm biến áp 110 kV nhận điện từ trạm 220 kV Trà Nóc. Tổng dung lượng của các trạm biến áp 110 kV là 276 MVA.

Lưới phân phối, đường dây trung thế có tổng chiều dài từ 920,7 km năm 1995 lên 1.685,3 km năm 2000, tăng bình quân 12,9%/năm; và 2.639,8 km năm 2005, tăng bình quân 9,7%/năm, đang vận hành ở hai cấp điện: 15 kV và 22 kV. Trạm hạ thế phân phối 15- 22/0,4 kV có 3.949 trạm hạ thế, phân phối với tổng dung lượng là 324.600 kVA.

Ở nông thôn, các trạm biến áp là loại 1 pha nên chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt là chính. Các trạm biến áp phân bố không đều, thường tập trung ở các trục chính và nhánh chính, sau đó kéo đường hạ thế dài hơn quy chuẩn, do đó gây tổn thất lớn trên lưới điện và chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Nhìn chung, mạng lưới cung ứng điện đã phủ khắp trên toàn tỉnh, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người dân trong vùng. Tuy nhiên, nguồn điện cung ứng cho sản xuất công nghiệp – xây dựng và nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp.

Thông tin liên lạc

Hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh Đồng Tháp nằm trong hệ thống được trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh trong nước và quốc tế. Toàn tỉnh có 41 bưu cục các loại, trong đó có 1 bưu cục cấp I, 10 bưu cục cấp II (bưu điện huyện, thị), 30 bưu cục cấp III, 101 bưu điện văn hóa xã, 197 đại lý bưu điện, 7 ki ốt bưu điện, 235 thùng thư. Các bưu cục hầu hết đều mới xây hoặc nâng cấp nên còn sử dụng tốt. Mật độ bưu cục, điểm phục vụ hiện có tương đối rộng khắp (bán kính phục vụ bình quân 1,65 km) chủ yếu phục vụ dịch vụ viễn thông, các dịch vụ bưu chính (thư, thư chuyển tiền) còn ít. Các dịch vụ bưu chính và phát hành báo chí rất đa dạng, hầu hết đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như: bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí các loại, chuyển phát nhanh, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện,…

Về viễn thông, mạng lưới đã được số hóa từ năm 1991, cáp quang hóa 100% các huyện thị và các xã nằm trên tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, 100% số xã có máy điện thoại. Hạ tầng truyền dẫn nội tỉnh có độ an toàn cao do được cáp quang hóa và có thiết bị viba dự phòng; hệ thống chuyển mạch hiện đại ngang tầm khu vực và cả nước. Liên tục trong 10

năm, tổng dung lượng tăng rất nhanh, tổng số máy lắp đặt tăng bình quân 40,4%/năm, đạt trên 539.687 số, trong đó cố định là 171.477 số, di động là 368.210 số. Hiện nay, tỉnh có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT, Viettel, EVN Telecom, FPT) và 5 mạng thông tin di động (Mobifone, Vinaphone, Sfone, Viettel, EVN), phương thức truyền dẫn bằng cáp quang và viba ở tất cả các huyện trong tỉnh.

3.1.2.5 Giáo dục và đào tạo

Tỉnh đã hoành thành và giữ vững thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập THCS trên toàn địa bàn. Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp; xóa được lớp học 3 ca, xóa phòng tạm, xây được một số trường đạt chuẩn quốc gia, cải thiện một bước đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục.

Về đào tạo, tỉnh đã phát triển và điều chỉnh hợp lý mạng lưới và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, góp phần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ưng yêu cầu nguồn nhân lực của tỉnh.

Tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, Trường Cao đẳng Cộng đồng có khoa Chăn nuôi Thủy sản đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên ngành thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ khoa hoạc kỹ thuật cho lực lượng lao động trong ngành thủy sản tỉnh.


Một phần của tài liệu NGIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG CÁ TRA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 36 -40 )

×