Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)

- Chuyên 12 22 45 20 26 Kết hợp141718212931

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng

Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Diện tích tự nhiên 3.374 km2, bao gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 1 thị xã: Sa Đéc và 1 thành phố: Cao Lãnh (Tỉnh lỵ). Đồng Tháp có đường biên giáp Campuchia dài hơn 48 km; Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long, Đông giáp Tiền Giang và Long An, Tây giáp An Giang và Cần Thơ.

Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển, hướng dốc chính từ Tây Bắc sang Đông Nam. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng:

- Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4 m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m.

- Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Theo kết quả điều tra của chương trình 60- 02B, một số vùng ven sông Tiền, sông Hậu là những vùng thuộc nhóm đất phù sa được bồi. Đất được hình thành từ sự bồi đắp trầm tích sông non trẻ và trầm tích sông biển, không chứa vật liệu sinh phèn và không nhiễm mặn.

3.1.1.2 Khí hậu

Đồng Tháp có đặc điểm khí hậu gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa lớn, ít gió bão, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Các đặc điểm khí hậu như sau:

- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,50C, cao tuyệt đối là 34,50C. Chế độ nhiệt cao và khá ổn định, chênh lệch tháng nóng nhất và thấp nhất không quá 40C. Tuy nhiên vào mùa khô chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, có trị số 8-100C. Số giờ nắng trung bình ngày là 5,4- 9,5 giờ.

- Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.531,7mm/năm. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Tháng 11 có lượng mưa cao nhất đạt 287,6mm cao gấp 2 lần so với lượng mưa trong tháng 4 và tháng 5. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp 152,6mm chiếm tỷ lệ 9,9% lượng mưa cả năm, thậm chí có những tháng không mưa.

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình là 84%, cao nhất trong tháng 6 và tháng 10 là 87% và thấp nhất trong tháng 3 là 77%. Độ ẩm không khí trong các tháng mùa mưa lớn hơn các tháng mùa khô và ít chênh lệch qua các tháng.

- Nắng: tổng số giờ nắng trong năm khá cao, bình quân là 2.613 giờ, cao nhất trong tháng 3 đạt 308,7 giờ và thấp nhất vào tháng 10 đạt 145,1 giờ.

3.1.1.3 Thủy văn

thủy triều biển Đông, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, biến đổi theo chu kỳ, truyền theo hướng từ sông Tiền vào các kênh rạch, mực nước chân triều vào các tháng mùa khô bằng xấp xỉ cao trình mặt đất tự nhiên ở một số vùng ve sông Tiền, sông Hậu từ huyện Thanh Bình trở xuống nên có thể cấp nước tự chảy.

- Mùa lũ: trùng với các tháng mùa mưa, bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 11, đỉnh lũ xuất hiện vào tháng 9 đến đầu tháng 10.

3.1.1.4 Nguồn nước và chất lượng nước mặt

Đồng Tháp có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi sông Tiền và sông Hậu. Chế độ nước chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ bán nhật triều biển Đông nên nguồn nước được thay đổi liên tục. Qua khảo sát sơ bộ ở một số vùng nuôi thủy sản tập trung cho thấy, chất lượng nước phù hợp cho nuôi trồng thủy sản thể hiện ở một số chỉ tiêu như sau:

- Độ trong dao động: 10- 15 cm - pH: 6,91- 7,28

- Oxy hòa tan: 3,04- 4,47 mg/l - N-NH3: 0,18- 0,76 mg/l.

Tuy nhiên, nếu so sánh với chỉ tiêu nước mặt tự nhiên (theo TCVN 5942- 1995- cột A) thì một số vùng nuôi tại thời điểm khảo sát (tháng 2, 5/2008) có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ, các chỉ số đánh giá tăng cao so với tiêu chuẩn từ 8- 10 lần. Nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng, chưa có kênh cấp thoát riêng biệt và hệ thống xử lý nước. Bênh cạnh đó, việc quản lý kỹ thuật tại các vùng nuôi thiếu nhiều văn bản pháp lý là nguyên nhân gián tiếp gân nên tình trạng ô nhiễm cục bộ.

Nhìn chung, môi trường nước tại các vùng nuôi thủy sản tập trung có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ nhưng trên diện rộng mức độ ô nhiễm không đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề này cần được quan tâm và có những giải pháp thiết thực để hạn chế đến mức tối đa khả năng ô nhiễm hữu cơ từ hoạt động sản xuất thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.

- Thực vật thủy sinh khá phong phú, có 28 loài tảo gồm: ngành tảo lục 5 loài, tào silic có 10 loài, tảo mắt 1 loài, tảo lam 3 loài, tảo giáp và tảo vàng ánh 1 loài.

- Động vật thủy sinh: có 15 loài với mật độ 350 con/m3 thuộc 4 ngành gồm: Protozoa 2 loài, ngành Mollusca 3 loài, ngành Aschelminthes có 4 loài, ngành Arthopoda có 6 loài.

- Động vật đáy: có 14 loài với mật độ 143 con/m2 và sinh lượng 5,77g/m2 - Nguồn lợi thủy sản: qua khảo sát sơ bộ thành phần cá xác định được có 21 loài thuộc 7 họ. Trong đó họ cá chép chiếm ưu thế với 12 loài chiếm tỉ lệ 57,14%, họ cá chốt có 3 loài, họ cá rô đồng 2 loài, các họ cá chạch, cá bống, cá lóc mỗi họ có một loài. Sản lượng cá khai thác ở trong vùng là 17,2 - 40kg/ha.

3.1.1.6 Tình hình đất đai của tỉnh

Đất đai của Đồng Tháp có độ màu mỡ cao, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như đậu phộng (lạc), mía, đậu nành...và các cây ăn trái như xoài, cam, quít, chuối. Tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh năm 2007 là 337.407 ha. Trong tổng số 337.407 ha đất nông nghiệp, thì đất sử dụng trồng cây hàng năm là 226.362 ha, trong đó sử dụng đất lúa 222.144 ha, đất màu và cây công nghiệp hàng năm là 4.218 ha; Đất sử dụng cây lâu năm là 22.769 ha, trong đó đất sử dụng cây công nghiệp lâu năm 456 ha, cây ăn quả 22.313 ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 5.002 ha. Đất dùng vào lâm nghiệp là 10.579 ha. Đất chuyên dùng 24.335 ha. Đất khu dân cư 14.895 ha. Đất chưa sử dụng 33.465 ha.

Tổng diện tích các loại cây trồng năm 2007 đạt 503.367 ha, tăng 65.450 ha so với năm 2000, trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 480.598 ha. Diện tích cây lương thực có hạt và cây công nghiệp ngắn ngày tiếp tục được nâng lên, chủ yếu tập trung vào một số loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: bắp, đậu xanh, đậu nành, rau màu các loại. Một số địa phương như thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc...đã hình thành được vùng trồng rau an toàn với diện tích tương đối lớn.

Một phần của tài liệu ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp (Trang 33 - 36)