KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 46)

- Chuyên 12 22 45 20 26 Kết hợp141718212931

4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra của Đồng Tháp

4.1.1 Tình hình sản xuất

4.1.1.1 Diện tích nuôi

Sau khi UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quyết định 593/QĐ-UBND.HC ngày 03/05/2007 về việc quy hoạch vùng phát triển cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, diện tích nuôi cá tra trong tỉnh liên tục được mở rộng trên các huyện thị và thành phố. Một số vùng nuôi phát triển theo đúng quy hoạch với tốc độ tăng trưởng bình quân 32,84%/năm. Bên cạnh đó một số vùng nuôi tự phát đang được hình thành đan xen với quy hoạch gây nên một số khó khăn trong công tác điều hành sản xuất. Năm 2007, diện tích cá tra nuôi của tỉnh Đồng Tháp đạt 1.271,4 ha, trong đó có 984,8 ha diện tích nuôi trong vùng quy hoạch, chiếm 77,45% tổng diện tích và 286,6 ha diện tích ngoài vùng quy hoạch, chiếm 22,54%. Đến cuối tháng 11/2008 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh là 1.182,8 ha, diện tích chờ thả giống 266.69 ha. Diện tích nuôi cá tra trong vùng quy hoạch là 1.138 ha, chiếm tỷ lệ 78,54% và diện tích ngoài quy hoạch 311,4 ha, chiếm 311,4 ha, chiếm 21,46 % (trong đó có diện tích 64 ha do vận dụng các ao có sẵn trong quá trình thi công các cụm dân cư, đường giao thông, chủ yếu ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông).

Như vậy, tính đến nay, diện tích vùng quy hoạch chưa khai thác sử dụng là 1.504 ha. Trong đó:

- Vùng quy hoạch xa sông Tiền, sông Hậu, có mức thích nghi trung bình: vùng cá tra ao hầm huyện Tân Hồng (150 ha), vùng cá tra ao hầm huyện Hồng Ngự (177 ha).

- Vùng quy hoạch có nhiều đất thổ cư xen lãn vườn cây ăn trái: vùng cá tra ao hầm huyện Cao Lãnh (62ha), vùng quy hoạch cá tra huyện Châu Thành (307 ha).

- Vùng quy hoạch đã được tỉnh chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác: vùng cồn Qụa huyện Lấp Vò ( 23ha), vùng cá tra ao hầm xã Bình Thành huyện Lấp Vò (90ha).

- Vùng quy hoạch có nhiều hộ dân tranh chấp: bãi cồn Tân An – xã Tân Huề huyện Thanh Bình (58ha).

- Vùng quy hoạch sản xuất cá thương phẩm chuyển sang sản xuất giống: bãi bồi xã Bình Thạnh huyện Cao lãnh (54ha), cồn Đông Giang Tx Sa Đéc (10ha).

Ngoài ra, còn có một số vùng đất bãi bồi còn ngập sâu, đất có thành phần cát nhiều, khó thi công đào ao.

4.1.1.2 Sản lượng nuôi

Song song với tốc độ tăng trưởng về diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là sự gia tăng về sản lượng nuôi, tốc độ tăng trưởng bình quân 91,23 %/ năm. Năm 2007, sản lượng cá tra nuôi của toàn tỉnh là 204.000 tấn, đạt 128,99% kế hoạch, tăng hơn 45,844 tấn so với năm 2006. Đến tháng 11/2008, sản lượng cá tra nuôi toàn tỉnh là ước đạt 264.194 tấn và ước đạt tháng 12 thu hoạch 20.806 tấn. Sản lượng cả năm ước đạt 285.000 tấn, tăng 81.000 tấn so với năm 2007.

Phân tích về sự tăng trưởng nhanh về sản lượng cá tra là do sự tăng nhanh về diện tích thả và tăng năng suất nuôi. Năm 2003, năng suất nuôi cá tra trung bình đạt 41 tấn/ha, đến nay đã tăng 4,5 lần đạt trung bình 182 tấn/ha (tính bình quân trên toàn tỉnh), cá biệt có thể trên 300 tấn/ ha. Điều này cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất cá tra đang ngày càng có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực cho sản xuất. Tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay mà thiếu sự kiểm soát chặt chẽ sẽ là một nguy cơ cho sản xuất trong tương lai.

4.1.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển vùng nuôi:

Tỉnh Đồng Tháp đã có Dự án đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản được triển khai thực hiện từ năm 2003 với tổng kinh phí là 188.823 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách

là 88.335 triệu đồng. Đến nay, ngân sách nhà nước đã đầu tư được 71 công trình với tổng vốn đầu tư là 52.751 triệu đồng, chiếm 59,17% vốn ngân sách. Đầu tư cho các vùng phát triển cá tra tập trung được 26 công trình với tổng số vốn là 24 tỷ đồng. Riêng năm 2008, đã đầu tư 5 công trình cho vùng nuôi cá tra xuất khẩu với kinh phí 9.000 triệu đồng.

Nhìn chung, công tác đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản đã được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt chú trọng nhất là các công trình đường giao thông, đường điện và thiết bị kiểm dịch thủy sản. Tuy nhiên các công trình hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ với quá trình phát triển quy hoạch, thiếu hệ thống kênh cấp thoát nước và hệ thống xử lý nước thải nuôi cá gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ, mầm bệnh có điều kiện phát sinh, thiệt hại cho sản xuất.

4.1.2 Các dịch vụ hậu cần cho sản xuất cá tra

4.1.2.1 Sản xuất giống

Một phần của tài liệu ngiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 46)