21 A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ đã từng nói Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục thì Đất Nước mới tự cường, tự lập” Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là.
1 A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: "Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục thì Đất Nước mới tự cường, tự lập” Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội và của cả nhân loại Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của nhà trường và cô giáo ở cấp học mầm non Do đó, Giáo dục trẻ luôn đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là sự kết nối giữa phụ huynh với giáo viên vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại lớp học hay khi ở nhà Kết nối là một cộng đồng giáo dục có sự gắn kết, tương tác và là nền tảng cho môi trường giáo dục thông minh thời đại 4.0 Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình học sinh, tạo điều kiện cho việc đổi mới phương thức tương tác, tiếp cận thông tin, cùng đóng góp ý kiến để hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh Để đưa các chương trình giáo dục hướng dẫn các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử cũng như trẻ có sức khỏe tốt để phòng chống dịch bệnh Xuất phát từ những lí do trên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid- 19 tại nhà” II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đi vào nghiên cứu đề tài này tôi hy vọng đạt được những mục đích sau: Tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Thông qua các hoạt động hỗ trợ của tôi giúp phụ huynh có thêm hiểu biết và kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non Phụ huynh dành nhiều thời gian hoạt động cùng con, giúp con tránh xa các thiết bị điện tử làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Tạo cho trẻ biết thích ứng với điều kiện học tập mới, trẻ có cơ hội được học tập liên tục để phát triển một cách tốt nhất Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 2 Tôi tích lũy được kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ huynh để chăm sóc và giáo dục trẻ III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid- 19 tại nhà 2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 09/2021 đến tháng 4/2022 3 Phạm vi nghiên cứu: 100% Phụ huynh và trẻ lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I CƠ SỞ KHOA HỌC 1 Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau đó là: Nhà trường, gia đình và xã hội Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng trong xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của gia đình Sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa nhà trường với cha mẹ nhằm chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt như: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử tạo điều kiện tối ưu cho trẻ phát triển toàn diện Trong tình hình covid-19 diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây nhiễm cao, nên việc cho các bé ở nhà là để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong phương án chống dịch hiện nay Do đó việc phối kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà bằng nhiều hình thức khác nhau là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Để tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức chăm sóc giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các thói quen và phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ thì công tác tuyên truyền hướng dẫn những kiến thức khoa học về cách chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục 2 Cơ sở thực tiễn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 3 Năm học mới 2021-2022 bắt đầu trong bối cảnh 23 tỉnh, thành phải thực hiện phong tỏa, giãn cách Lần đầu tiên lễ khai giảng được tiến hành online, mở đầu cho một năm học đảo lộn và gián đoạn, buộc 22 triệu học sinh - sinh viên ở nhà nhiều hơn đến lớp Trong đó, khối mầm non chịu nhiều thiệt thòi nhất Các em không được đến trường, cũng không thể tổ chức học online mà chỉ gửi video hướng dẫn các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để phụ huynh hướng dẫn con tại nhà Mọi nội dung giảng dạy đều tiến hành online, qua nhiều hình thức như zoom, quay video Giáo viên không chỉ đứng lớp trước học sinh mà còn trước cả phụ huynh, những người phải chia sẻ trách nhiệm với việc học của con em mình, lúc này phụ huynh chính là những người thầy trực tiếp dạy dỗ và chăm sóc trẻ Lớp càng bé, trách nhiệm của gia đình càng lớn và nhiều hơn Chính vì vậy việc tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo các hình thức linh hoạt với phương châm "Trẻ tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", góp phần thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid - 19 vừa tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch nhiệm vụ năm học a) Thuận lợi Trường được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương Đặc biệt là sự đồng lòng và đoàn kết của giáo viên trong nhà trường Nhà trường có đầy đủ thiết bị máy móc như máy tính, máy chiếu, tivi mạng Internet phục vụ cho công tác dạy và học của trẻ đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022 , đặc biệt trong tình hình dịch bệnh covid Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nhiệt huyết, đoàn kết và có tinh thần cầu thị, luôn luôn trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn 100% phụ huynh lớp tôi đều có điện thoại thông minh và kết nối mạng internet b) Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi còn gặp những khó khăn cơ bản, đó là: Phụ huynh mải tập trung lo kinh tế mà không để ý và dành nhiều thời gian cho con em mình Một số phụ huynh khác còn thiếu kiến thức và thông tin về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ Trẻ vẫn còn nhỏ và chưa thể tự lập trong việc học và chơi Bản thân tôi khả năng công nghệ thông tin vẫn còn nhiều hạn chế c) Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 4 Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát, trưng cầu ý kiến của phụ huynh để nắm được khả năng nắm bắt thông tin, trao đổi kết nối giữa bố mẹ con- giáo viên trong việc chăm sóc- giáo dục con trong thời gian nghỉ dịch ở nhà Từ đó cũng biết được mức độ quan tâm, tương tác của phụ huynh với con và cô giáo để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà Kết quả cụ thể như sau: BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Đối tượng tham gia: Phụ huynh trẻ lớp 3-4 tuổi C1 Số lượng: 26/26 phụ huynh Nội dung Nắm được các thông tin ở lớp nhanh chóng, kịp thời SL Đầu năm % Thường Tham gia xuyên trao cùng con đổi, kết trong các nối với nội dung giáo viên chăm sóc về tình giáo dục hình học tập và sức khỏe của trẻ SL % SL % Tích cực tham gia vào các hoạt động sự kiện, phong trào thi đua của lớp SL % Tốt 10 38,46 10 38,46 5 19,3 5 19,3 Trung bình 10 38,46 6 23,08 8 30,76 6 23,08 Kém 6 23,08 10 38,46 13 49,94 15 57,62 II Các giải pháp thực hiện Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh Để thực hiện tốt nội dung trao đổi và kết nối với phụ huynh thì cần phải có kế hoạch, nội dung rõ ràng và tôi đã bám sát vào công văn hướng dẫn của Phòng Giáo Dục, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Đồng thời dựa vào tình hình thực tiễn của phụ huynh tại lớp để tôi xây dựng kế hoạch Ví dụ tôi xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh trong tháng 9 cụ thể như sau: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 5 Kế hoạch kết nối với phụ huynh tháng 9 Lớp 3- 4 tuổi C1 Thời gian Nội dung Hình thức Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của phụ huynh Chuẩn bị điện thoại có kết nối mạng internet để tham gia buổi kết nối Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái vui vẻ, hào hứng trước khi tham gia buổi kết nối Mở, học cùng con và tương tác lại cho cô - Họp phụ huynh đầu - Kết nối - Chuẩn bị năm qua Zoom máy tính hoặc - Trò chuyện giới thiệu về Kết nối qua điện thoại có cô giáo và trẻ, trường lớp Zoom kết nối mạng mầm non, sở thích của bé - Gửi video internet Kĩ năng sống: Chào hỏi, qua Zalo - Quay video Bỏ rác đúng nơi quy định, các hoạt động Đi và cất dép, Cầm thìa về kỹ năng cầm bát, Cầm cốc uống sống, hoạt nước, Phòng tránh các vật động tạo hình, Tháng sắc nhọn, Bê ghế hoạt động âm 9 - Hoạt động tạo hình: Di nhạc màu tự do, Xâu vòng tặng cô, nặn viên bi Hoạt động âm nhạc: Lời chào buổi sáng, Rước đèn, Ru em - Hoạt động văn học: Bài - Gửi bài - Xây dựng Elearning thơ Bạn mới, giảng các bài giảng Elearning thơ Chào, thơ Elearning Elearning văn Elearning thơ Sao lấp qua Zalo, học lánh Email Khi có kế hoạch cụ thể thì tôi cũng sẽ chủ động trong việc kết nối với phụ huynh Đồng thời trước các buổi kết nối qua zoom hoặc trước khi gửi các video clip tôi thường thông báo cho phụ huynh chuẩn bị các đồ dùng, nguyên vật liệu… để phục vụ cho các hoạt động học của con Như vậy việc kết nối với phụ huynh sẽ đạt hiệu quả hơn Hình ảnh 1: Họp phụ huynh đầu năm qua zoom Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng buổi kết nối Để có thể nâng cao hiệu quả kết nối giữa phụ huynh với các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhà, bản thân tôi nghĩ điều quan trọng là mình phải Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 6 nâng cao chất lượng buổi kết nối bằng cách đổi mới hình thức, nội dung trao đổi Đổi mới hình thức, nội dung sẽ tạo nên sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa giáo viên- phụ huynh- trẻ từ xa khi không gặp trực tiếp hàng ngày được Hình thức này giúp cho bố mẹ bạn nào bận công việc, đi công tác cũng đều theo dõi được quá trình học tập của con mình để trao đổi với các cô giáo Trẻ vẫn nắm được các kiến thức, kỹ năng khi không được đến trường Về hình thức: Tôi đã sử dụng các hình thức kết nối khác nhau để kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như sau: Kết nối cha mẹ trẻ để cung cấp thông tin về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thì tôi sử dụng kênh thông tin zalo của lớp, Email của phụ huynh, messenger, website và trang fanpage của nhà trường… Khi chia sẻ hoạt động giáo dục cũng như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho con trong mùa dịch hay khi muốn lắng nghe các ý kiến phản hồi trực tiếp từ phía phụ huynh thì tôi thường tổ chức các buổi trò chuyện, gặp mặt qua zoom vào thứ 5 hàng tuần và qua các video clip bài học từng tuần Ví dụ: Khi tuyên truyền về dịch bệnh tôi sử dụng Website và trang Fanpage của nhà trường Để trò chuyện và gặp mặt trẻ thì tôi sử dụng ứng dụng Zoom Để chia sẻ các hoạt động giáo dục hay chế độ chăm sóc con trong mùa dịch qua các video clip tôi sử dụng kênh thông tin Zalo nhóm lớp, messenger, Email… Hình ảnh 2: Video hướng dẫn xây dựng thực đơn cho trẻ tại nhà được gửi trên nhóm zalo lớp Về nội dung: Vì đặc thù của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại chóng quên, chính vì thế tôi đã xây dựng nội dung kết nối một cách nhẹ nhàng, không áp lực việc học lên trẻ, nhưng vẫn đảm bảo trẻ nắm được những kiến thức nhất định Ví dụ: Khi kết nối cha mẹ trẻ về dịch bệnh qua các buổi trò chuyện qua Zoom thì tôi sẽ sưu tầm các video clip về cách chăm sóc bản thân, xử lý khi bị ốm hay video hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh…để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ở lớp Đồng thời, hàng ngày tôi luôn nhắc nhở phụ huynh theo dõi, thông báo tình trạng sức khỏe của con, nếu có vấn đề gì kết nối trực tiếp với các cô Nếu là kết nối với phụ huynh trong các hoạt động làm quen với văn học tôi lựa chọn những bài thơ quen thuộc, gần gũi, dễ nhớ; hoặc những câu truyện với nội dung ngắn gọn, hấp dẫn như: Thơ Mèo con đi học, Cây dây leo, Chổi Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 7 ngoan, Truyện sự tích các loài hoa, Chú đỗ con, Thỏ con không vâng lời…để quay Video clip hoặc xây dựng thành bài giảng Elearning gửi cho phụ huynh Hình ảnh 3: Video clip và bài giảng Elearning gửi vào nhóm Zalo của lớp Việc đổi mới hình thức, nội dung kết nối tạo nên sự tương tác, đồng thuận rất lớn từ phía gia đình trẻ Thông qua việc kết nối trực tuyến giúp phụ huynh nắm bắt được nhiều hơn về khả năng, sở thích của con để có kế hoạch dạy dỗ chăm sóc con mình Có nhiều thời gian dành cho con hơn trong các hoạt động học, chơi tại nhà mà vẫn đảm bảo kiến thức cho con Giải pháp 3: Thực hiện mô hình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh, giáo viên và các trường học Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra một môi trường học tập mang tính kết nối Đây được xem là hệ sinh thái tích hợp giữa công nghệ, dịch vụ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số Nhờ đó, người dạy và người học được trải nghiệm quá trình hợp tác, tương tác và cá nhân hóa Với phương châm “ Trẻ dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, để việc giáo dục trẻ được tốt hơn nữa thông qua việc gắn kết chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường Vì vậy ngoài các video, bài giảng được gửi hàng tuần cho phụ huynh tôi còn thực hiện kết nối với phụ huynh thông qua mô hình chuyển đổi số để hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch qua Đầu tiên tôi hướng dẫn cho phụ huynh sử dụng kho học liệu trên website của nhà trường Ở đây có rất nhiều các bài giảng điện tử Powerpoint, các video bài học, bài giảng Elearning… của các độ tuổi mầm non, phụ huynh có thể truy cập vào và đăng kí tài khoản để cho con em mình được học tập nhiều hơn Tiếp theo tôi giới thiệu cho phụ huynh một số phần mềm hữu ích dành cho lứa tuổi mầm non như: Bé họa sĩ, Sắc màu toán học, Appuseries, Bút chì thông minh, Học vần tiếng việt Tại đây các bé có thể thỏa sức sáng tạo, khám phá, học mà chơi chơi mà học Với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt và sinh động đã thu hút trẻ giúp trẻ hứng thú và tập trung khi tham gia học Hoặc các chương trình tivi nổi tiếng và bổ ích dành cho trẻ em như: Kênh Bibi, Kênh ChuChu TV, Kids TV, ABC Vui từng giờ, học cùng kiến tím, STEM – Thế Giới Khoa Học, Những Thí Nghiệm Khổng Lồ Với đồ họa 3D, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 8 bài hát sinh động, hình ảnh đẹp mắt và công nghệ hiện đại, những chương trình này không chỉ mang đến nhiều kiến thức mới mà còn đem lại những khoảng thời gian giải trí thú vị cho các con Hình ảnh 4: Kho học liệu trên website nhà trường Hình ảnh 5: Một số phần mềm hữu ích cho trẻ Điều này làm cho phụ huynh và các trẻ vô cùng phấn khởi và thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non để từ đó tích cực tham gia, hưởng ứng và tương tác lại cho cô Qua biện pháp này tôi thấy trong năm vừa qua, tuy công việc bận rộn nhưng phụ huynh lớp tôi tham gia rất nhiệt tình trong các buổi họp, trò chuyện, gặp mặt qua Zoom, quay được các đoạn video clip khi trẻ tham gia vào các hoạt động học, với các bài tuyên truyền, thông báo đều nhận được phản hồi tích cực của phụ huynh Điều đó đã khẳng định rằng công tác kết nối giữa giáo viên và phụ huynh đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao Giải pháp 4: Ứng dụng phương pháp Montessori, Steam trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà Giáo dục Steam và Montessori là những phương pháp giáo dục được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi trên thế giới Cả hai phương pháp đều được khuyến khích áp dụng càng sớm càng tốt cho sự phát triển của trẻ Montessori dạy trẻ tính tự lập, kiên trì, bền bỉ Còn Steam giúp trẻ trang bị các kỹ năng tư duy cần thiết như tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề Để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã ứng dụng phương pháp Montessori, Steam trong các hoạt động và hướng dẫn phụ huynh dạy con tại nhà Với phương pháp Montessori tôi xây dựng những video clip kỹ năng sống cơ bản cho trẻ như: Cởi cúc áo và cài cúc, Dùng kẹp to để di chuyển đồ vật, Luồn dây, Đóng mở khóa áo, Lau bàn khi bị đổ nước, Cách xúc miệng nước muối, Cách treo quần áo bằng móc có kẹp, Cách cầm bát, cầm thìa… để gửi cho phụ huynh và phụ huynh sẽ hướng dẫn con tại nhà Từ đó con sẽ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, giúp đỡ bố mẹ trong các công việc nhà theo sức của con Các hoạt động Steam được tôi áp dụng nhiều hơn trong các hoạt động trò chuyện, khám phá, âm nhạc, trải nghiệm, thí nghiệm Steam giúp trẻ có nhiều kỹ năng, kiến thức hơn trong làm việc nhóm, kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật, phát triển toàn diện cho trẻ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 9 Ví dụ : Trong hoạt động khám phá tôi đã làm thí nghiệm vật chìm nổi Trong khi thực hiện thí nghiệm tôi thường xuyên đặt các câu hỏi cho trẻ như: Nó sẽ chìm hay nổi? Tại sao lại chìm? Tại sao lại nổi? Đồng thời tôi hướng dẫn phụ huynh làm những thí nghiệm này tại nhà để trẻ được trải nghiệm và trong khi trẻ trải nghiệm phụ huynh sẽ khuyến khích trẻ đặt câu hỏi Tại sao? Vì sao? Sau đó sẽ giải thích cho trẻ hiểu Như vậy sẽ kích thích được sự tò mò và hứng thú của trẻ, phát triển khả năng tư duy, phán đoán và nhận xét Trong khi ứng dụng các phương pháp này tôi luôn trao đổi với phụ huynh để hiểu tâm sinh lý của trẻ cũng như những vướng mắc của phụ huynh trong quá trình hướng dẫn con để tháo gỡ và khắc phục những khó khan mà phụ huynh gặp phải Hình ảnh 6: Ứng dụng phương pháp Montessori, steam vào dạy học Hình ảnh 7: Phụ huynh trải nghiệm cùng con trong các hoạt động Việc ứng dụng phương pháp Montessori, Steam trong công tác hướng dẫn, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà giúp giáo viên và phụ huynh có sự kết nối chặt chẽ trong các hoạt động để có sự điều chỉnh phù hợp trong phương pháp và cách truyền đạt cho trẻ hiệu quả nhất Qua phương pháp này tôi đã đưa được các kiến thức đến gần trẻ một cách tự nhiên Phụ huynh có những phản hồi rất tích cực khi con được tiếp cận các chương trình giáo dục hiện đại Trẻ có những kỹ năng tốt hơn, yêu thích hoạt động, trí tưởng tượng phong phú, khả năng tư duy, sáng tạo được phát triển, tích cực trong việc trải nghiệm để tạo ra sản phẩm Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh là rất cần thiết Có nhiều phần mềm khác nhau để sử dụng trong việc kết nối với phụ huynh như qua Zoom meeting, thông qua các website, zalo, facebook, messenger, google forms, Email, Pear Deck và Classkick… Mặt khác lớp tôi có rất nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc xã hội, nên việc chăm sóc con cái gần như được phó thác cho ông bà ở nhà, nhiều khi có những việc giáo viên muốn trao đổi, xin ý kiến của bố mẹ nhưng rất khó để gặp được Trong khi đó, mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, 100% phụ huynh ở lớp đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối zalo, Facebook, zoom… Chính vì vậy tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 10 Ứng dụng Zoom meeting tôi sử dụng để kết nối, giao lưu với phụ huynh và trẻ mà không cần gặp mặt trực tiếp vào thứ 5 hàng tuần Qua các buổi trò chuyện này tôi và trẻ có thể kéo gần được khoảng cách, trẻ cũng quen với cô giáo hơn để sau khi dịch bệnh ổn định trẻ được tới lớp sẽ cảm thấy thân quen gần gũi hơn với cô giáo và trường lớp, đồng thời cũng nắm bắt được tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ khi ở nhà qua sự phản hồi từ phía phụ huynh Hình ảnh 8: Kết nối trò chuyện với trẻ qua zoom Google from là một công cụ miễn phí của Google vì vậy tôi đã sử dụng ứng dụng này tạo các biểu mẫu để phụ huynh cung cấp thông tin cá nhân hoặc tình hình sức khỏe của trẻ Qua đó tôi đã nắm bắt được tình hình của trẻ và phụ huynh tại lớp tôi Ví dụ: Vào đầu năm học tôi tạo biểu mẫu để phụ huynh điền họ tên, cân nặng, chiều cao của con, thông tin của bố mẹ… Hoặc: Điền các triệu trứng, diễn biến tình hình sức khỏe của trẻ khi trẻ và phụ huynh là F0… Ứng dụng Google driver đã được tôi sử dụng để chia sẻ các bài giảng Powerpoint, bài Elearning cho phụ huynh, để phụ huynh có thể sử dụng điện thoại mở được các bài giảng này ra hướng dẫn cho con khi không có máy tính Với Nhóm lớp trên Zalo tôi thường gửi cho phụ huynh nhưng văn bản chỉ đạo của bộ y tế về dịch bệnh, tuyên truyền các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, cách xử lý tại nhà khi có phụ huynh và trẻ là f0, mặt khác tôi hướng dẫn phụ huynh cài đặt ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, cung cấp thông tin y tế phòng chống dịch Covid- 19 hàng ngày, cách chăm sóc trẻ tại nhà……Ngoài ra tôi còn gửi các video hướng dẫn các hoạt động giáo dục để phụ huynh có thể mở ra một cách dễ dàng và hướng dẫn trẻ tại nhà Hình ảnh 9: Sử dụng ứng dụng Google from để lấy thông tin Khi dịch bệnh diễn ra trẻ không thể tham gia vào các hoạt động tập thể vì vậy tôi đã sử dụng trang Fanpage của trường để hướng dẫn phụ huynh theo dõi các chương trình truyền hình như: Kênh truyền hình giáo dục quốc gia VTV7 phát sóng vào 9h05 phút và 20h00 phút hằng ngày; Kênh truyền hình VTV2 Sống khỏe mỗi ngày phát sóng vào 18h00 phút thứ 2 và 17h30 phút chủ nhật hang tuần để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập Chia sẻ với phụ huynh một số kênh phát sóng các chương trình bổ ích cho trẻ như: Chương trình “10 vạn câu hỏi vì sao, Chương trình phim nổi tiếng trên toàn thế giới “Phố vừng vui nhộn - Sesame Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 11 Street”, Chương trình “Xứ sở cầu vồng” Trong ngày tết trung thu trẻ được xem livestream trực tiếp được phát qua trang Fanpage của trường tiểu phẩm “Chị Hằng, Chú Cuội phá cỗ” do tôi và các cô giáo trong trường thể hiện hay các video của các bé tham gia hội thi “Khoảnh khắc bé yêu cùng gia đình khi ở nhà phòng chống dịch Covid-19” do phụ huynh và trẻ thực hiện cũng được chia sẻ trên trang Fanpage và Website của trường … Ảnh 10: Video của bé Đỗ Thanh Trà tham gia hội thi “Khoảnh khắc bé yêu cùng gia đình khi ở nhà phòng chống dịch Covid-19” được chia sẻ trên trang Fanpage nhà trường Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối với cha mẹ học sinh đã giúp giáo viên- phụ huynh – trẻ hiểu nhau hơn, liên kết chặt chẽ, sát sao trong mọi công việc nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là có cách chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho việc kết nối từ xa trở nên dễ dàng, mọi công việc được bao quát cụ thể hơn III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Mỗi giải pháp tôi đưa ra có một cách làm khác nhau nhưng lại có mối liên kết chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau như những mắt xích không thể tách rời và mang lại hiệu quả nhất định cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao Qua thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 tôi nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian nghỉ dịch Covid -19 tại nhà tôi đã thu được kết quả sau: Về phía trẻ: Trẻ nắm được các kiến thức và những kĩ năng cần thiết, được giao lưu với các cô và các bạn ngay cả khi không được đến lớp Trẻ mạnh dạn tự tin hơn, hứng thú hơn khi tham gia vào các buổi kết nối trò chuyện với cô Về phía giáo viên: Bản thân đã nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt là kĩ năng kết nối với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Tạo mối quan hệ chặt chẽ, thân thiện, tin tưởng giữa phụ huynh và nhà trường Triển khai được các kế hoạch, nhiệm vụ, thông tin giáo dục của trường, lớp tới 100% phụ huynh một cách chính xác, nhanh, khoa học Về phía phụ huynh: Phụ huynh hiểu hơn về giáo viên và các hoạt động của con khi ở lớp từ đó thường xuyên trao đổi, kết nối với giáo viên hơn về các hoạt động của con, của lớp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 12 Phụ huynh nắm bắt được thông tin, các hoạt động của con một cách nhanh và chính xác nhất Phụ huynh tham gia cùng con nhiều hơn trong các nội dung chăm sóc giáo dục, các hoạt động sự kiện, phòng trào thi đua của lớp Những điều này đã được thể hiện rõ qua bảng khảo sát cuối năm BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CUỐI NĂM Đối tượng tham gia: Phụ huynh trẻ lớp MGB C1 Số lượng: 26/26 phụ huynh Nắm được các thông tin ở lớp nhanh chóng, kịp thời Thường xuyên trao đổi, kết nối với giáo viên về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ Tham gia cùng con trong các nội dung chăm sóc giáo dục Tích cực tham gia vào các hoạt động sự kiện, phong trào thi đua của lớp SL % SL % SL % SL % Tốt 10 38,46 10 38,46 5 19,3 5 19,3 Trung bình 10 38,46 6 23,08 8 30,76 6 23,08 Nội dung Đầu năm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 13 Cuối năm Kém 6 23,08 10 38,46 13 49,94 15 57,62 Tốt 26 100 20 76,92 21 80,07 19 73,07 Trung bình 0 0 6 23,08 5 19,3 7 26,93 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I Kết luận Qua quá trình giảng dạy và áp dụng các giải pháp để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của mình tôi nhận thấy phụ huynh đã thực hiện rất tốt và đã đạt những kết quả đáng khích lệ Nhờ đó mà chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kết nối phụ huynh với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất II Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Mỗi giáo viên phải tự chủ động, tự học hỏi tìm tòi nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, nâng cao trình độ chuyên môn Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và tình hình phụ huynh của lớp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời Đối với những phụ huynh tương tác không đều, có thể do họ còn ngại tương tác hoặc có vấn đề muốn trao đổi riêng với cô nhưng còn e dè thì cô có thể nghiên cứu thêm các cách tiếp cận khác: Nhắn tin riêng, hỏi thăm qua phụ huynh thân cận… nhằm thu hẹp khoảng cách để việc tương tác giữa cô với phụ huynh và trẻ trong bầu không khí cởi mở, không gò ép Đó mới chính là một trong những mục tiêu mà giải pháp của tôi muốn hướng tới! III Khuyến nghị Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kết nối với phụ huynh có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, vì thế tôi có một số khuyến nghị như sau: * Đối với phòng giáo dục: Tiếp tục tổ chức các buổi chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 14 * Đối với nhà trường: Tham mưu tạo điều kiện hơn nữa để kết nối với phụ huynh đạt hiệu quả cao, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra Trên đây là những giải pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và thành công, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để đề tài của tôi hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Tôi xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC MINH CHỨNG Ảnh 1: Họp phụ huynh đầu năm qua Zoom Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 15 Ảnh 2: Video hướng dẫn xây dựng thực đơn cho trẻ tại nhà được gửi lên nhóm Zalo của lớp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 16 Ảnh 3: Video clip và bài giảng Elearning gửi vào nhóm Zalo của lớp Ảnh 4: Kho học liệu trên Website của nhà trường Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 17 Ảnh 5: Một số phần mềm hữu ích cho trẻ Ảnh 6: Ứng dụng phương pháp Montessori, steam vào dạy học Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 18 Ảnh 7: Phụ huynh trải nghiệm cùng con trong các hoạt động Ảnh 8: Kết nối trò chuyện với trẻ qua Zoom Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 19 Ảnh 9: Sử dụng ứng dụng Google from Ảnh 10: Video của bé Đỗ Thanh Trà tham gia hội thi “Khoảnh khắc bé yêu cùng gia đình khi ở nhà phòng chống dịch Covid-19” được chia sẻ trên trang Fanpage của trường Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 20 MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lý do chọn đề tài II Mục đích nghiên cứu III Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu 2 Thời gian nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Cơ sở khoa học 1 Cơ sở lý luận 2 Cơ sở thực tiễn II Các biện pháp thực hiện Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng buổi kết nối Giải pháp 3: Thực hiện mô hình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh Giải pháp 4: Ứng dụng phương pháp Montessori, Steam trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh III Kết quả đạt được C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I Kết luận II Bài học kinh nghiệm III Khuyến nghị Ảnh minh chứng 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 3 4 4 6 7 8 9 11 13 13 13 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu tư vấn cho các giáo viên dạy mẫu giáo của tiến sĩ Nguyễn Công Khanh 2 Chương trình giáo dục mầm non 3 Tài liệu tư vấn cho các bậc phụ huynh của tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa Sách hướng dẫn chăm sóc giáo dục mầm non – nxb GIÁO DỤC Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà 21 4 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (34 tuổi) 5 Các tạp chí Giáo dục mầm non 6 Các phần mềm, ứng dụng 7 Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 3-4 tuổi Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 tại nhà ... kế hoạch kết nối với phụ huynh Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng buổi kết nối Giải pháp 3: Thực mơ hình chuyển đổi số để nâng cao hiệu kết nối với phụ huynh Giải pháp 4: Ứng dụng phương pháp Montessori,... số giải pháp nâng cao hiệu kết nối với phụ huynh thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 nhà 18 Ảnh 7: Phụ huynh trải nghiệm hoạt động Ảnh 8: Kết nối trò chuyện với trẻ qua Zoom Một số giải pháp nâng. .. viên Một số giải pháp nâng cao hiệu kết nối với phụ huynh thời gian trẻ nghỉ dịch covid- 19 nhà 14 * Đối với nhà trường: Tham mưu tạo điều kiện để kết nối với phụ huynh đạt hiệu cao, bối cảnh dịch