HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
DƯƠNG MINH CHÂU
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2018
Trang 2NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN NGÂN HÀNG
DƯƠNG MINH CHÂU
HỆ THÔNG KIỀM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VÔNTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kế ToánMã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGÔ THỊ THU HƯƠNG
Hà Nội, Năm 2018
⅛
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Học viên lớp : 18.02.KTB ( Cao học - Kế toán K18 B)
Tôi xin cam đoan Luận văn : “HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆPVỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệucó nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc; kết quả trình bày trong Luận văn thuthập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực, xuất phát từ tình hình hoạt độngthực tế của đơn vị nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về những gì mình đã cam đoan.Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Học viên báo cáo
Dương Minh Châu
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂMSOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
1.2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
1.2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 6
1.2.2 Nghiệp vụ Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 8
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 15
1.3.1 Cơ sở lý luận Kiểm soát nội bộ theo quan điểm quốc tế 15
1.3.2 Quan điểm về KSNB tại Việt Nam 19
1.3.3 Hạn chế của Kiểm soát nội bộ 23
1.4 KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
1.4.1 Kiểm soát nội bộ trong NHTM 24
1.4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của KSNB trong các NHTM 25
1.4.3 Mục tiêu hoạt động của KSNB đối với nghiệp vụ huy động vốn 27
1.4.4 Đặc điểm KSNB với hoạt động huy động vốn tại NHTM 27
1.4.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả KSNB nghiệp vụ huy động vốn 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUYĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 37
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 37
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 39
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017 42
2.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 45
2.2.1 Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á Châu trong quý1/2018 45
2.2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tại ACB 48
Trang 52.3 ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 74
2.3.1 Những kết quả đạt được 74
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại 79
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤHUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 86
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ NHỮNG YÊU CẦUCỦA VIỆC HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HUY ĐỘNG VỐNTIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 86
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUYĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 88
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 88
3.2.2 Giải pháphoàn thiện hành động đánh giá rủiro 96
3.2.3 Giải pháphoàn thiện hoạt động kiểm soát 99
3.2.4 Giải pháphoàn thiện Hệ thống thông tin và Trao đổi thông tin 102
3.2.5 Giải pháphoàn thiện hoạt động giám sát 104
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘNGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 107
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Á Châu 107
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 109
Trang 6ACB Châu KTNB Kiểm toán nội bộ
Nhân viên dịch vụ khách
hoạt động
Trưởng bộ phận Vận hànhGiao dịch - Ngân quỹ
Trưởng bộ phận Vận hành- Ngân quỹ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7Biểu đô 2.4 Tỷ trọng nguôn vôn huy động của ACB trong quý 1/2018
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Đóng vai trò là một tổ chức trung gian Tài chính trong nền kinh tế, Hệ thốngNgân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, gópphần
luân chuyển vốn hiệu quả, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội.Nghiệp vụ Huy động vốn là kênh gọi vốn quan trọng nhất của Ngân hàng, quyết địnhnguồn cung cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động cho sinh lời chủ yếu - hoạtđộng
Tín dụng Khi nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, lượng vốn nhàn rỗi trongdân
cư và các Tổ chức đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác nhau với hìnhthức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn Điều này gây ra áp lực cạnhtranh không hề nhỏ cho các Tổ chức Tín dụng nói chung và Ngân hàng Thương mạicổ
phần Á Châu (ACB) nói riêng; đặc biệt trong bối cảnh Thị trường tiền tệ có sự thamgia của các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh công nghệ và chất lượng dịch vụchăm
sóc khách hàng Như vậy, bài toán đặt ra cho các Nhà quản trị Ngân hàng là cân bằngđược giữa lượng vốn huy động lớn với chi phí hợp lý và tính hiệu quả Ngoài ra,trong
quá trình hoạt động của Ngân hàng, vì lý do khách quan và chủ quan, mảng nghiệp vụnày tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra gian lận và sai sót nghiêm trọng, gây tổn thất lớncho NHTM về trách nhiệm Pháp lý, uy tín, tài sản, giảm lợi nhuận cững như gâyhiệu ứng dây chuyền đến cả nền kinh tế Việc nâng cao hiệu quả Kiểm soát nội bộ đốivới Nghiệp vụ Huy động vốn là mục tiêu hàng đầu để Nhà quản trị hoàn thiện côngtác
phòng ngừa, phát hiện các rủi ro và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu kinh doanhvà tuân thủ Pháp luật, các quy định, chính sách của Nhà nước.
Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của vấn đề trên, qua thời gianlàm việc thực tế và tìm hiểu quy trình nội bộ tại Ngân hàng ACB, cùng sự hỗ trợ của
Trang 10- Tìm hiểu thực trạng tổ chức kiểm soát nội bộ đối với Nghiệp vụ Huy động vốn vàsự thay đổi của hệ thống KSNB sau khi áp dụng Công nghệ hoá ngân hàng tại Ngânhàng TMCP Á Châu.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nâng caohiệu quả kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ Huy động đối với nguồn vốn tiền gửi tại Ngânhàng TMCP Á Châu cùng một số kiến nghị để các giải pháp đi vào thực tế.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các hoạt động kiểm tra, KSNB đối với Nghiệp vụ Huyđộng vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu, bao gồm; các chính sách, quy chế, quy định,quy trình vận hành, được ban hành và áp dụng trên toàn hệ thống.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ Huyđộng vốn, đặc biệt chú trọng về nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàngTMCP
Á Châu trên cơ sở phân tích quan điểm về rủi ro và cách thức kiểm soát rủi ro củaNgân hàng; từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ Huyđộng vốn của Ngân hàng.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu được sử dụng; ngoài ra tác giả còn sửdụng các phương pháp cụ thể như:
COSO 2013, của Ủy ban Basel và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam làm nền tảng lýluận trong chương 1.
Trang 11tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu trong năm 2015, 2016 và chủyếu năm 2017, quý 1 và quý 2 năm 2018.
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm rõ lý luận về KSNB Nghiệp vụ Huy động vốn tại Ngânhàng
6 Ket cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đuợckết cấu 3 chuong cụ thể nhu sau:
- Chuong 1: Tổng quan nghiên cứu và Co sở Lý luận về Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụHuy động vốn tại Ngân hàng thuơng mại.
- Chuong 2: Thực trạng Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ Huy động vốn tại Ngân hàngThuong mại cổ phần Á Châu.
- Chuong 3: Giải pháp nâng cao chất luợng Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ Huy độngvốn tại Ngân hàng Thuong mại cổ phần Á Châu.
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều tác giả trong và ngoài Học viện lựachọn
đề tài Kiểm soát nội bộ cho Luận văn nghiên cứu và các Công trình khoa học, dướinhiều góc độ và phạm vi khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng của KSNB: Nghiên cứu Hệ thống KSNB vận hành trong một hệ thống Ngânhàng; Hệ thống KSNB trong phạm vi giới hạn đối tượng khách hàng của NHTM;KSNB đối với một mảng nghiệp vụ cụ thể Mỗi công trình nghiên cứu đều có điểmmạnh và hạn chế riêng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ huyđộng vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu Thực trạng và giải pháp”, tác giả đã tiếnhành
tham khảo một số công trình nghiên cứu về KSNB và hoạt động huy động vốn, có nộidung liên quan đến đề tài và có cùng các phương pháp được sử dụng trong luận văncủa mình như sau:
1/ Luận văn —Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Đông Nam Á” của tác giả Vũ Thị Trang (2017) - Học viện Ngân hàng,
Hà Nội Trong luận văn, tác giả đã tập trung vào làm rõ các vấn đề lý luận KSNB, đặcđiểm KSNB, quy trình, quy định chung về hệ thống kiểm soát nội bộ do Ngân hàngnhà nước (NHNN) ban hành cũng như những quy trình, quy định riêng của Ngânhàng
TMCP Đông Nam Á trong công tác huy động vốn Từ đây, tôi có thể tham khảo đượcnội dung về đặc điểm và các tiêu chí đánh giá kết quả KSNB cho đối tượng nghiêncứu.
2/ Luận văn “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định” của tác giả Hồ Văn Trị (2012) - Đại học Đà
Nang Đề tài đã trình bày khá đầy đủ chi tiết cơ sở lý luận về hoạt động huy độngvốn,
đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn và đưa ra các giải pháp tăng cường và
Trang 133/ Đề tài nghiên cứu của tác giả Lương Anh Tuấn (2013) iiHoan thiện hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Quang Trung” - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Trong phần cơ sở lý
luận, tác giả đã trình bày đầy đủ khái niệm về kiểm soát nội bộ, đặc điểm vai trò củacông tác huy động vốn trong ngân hàng Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu phân tích đượccác nhân tố ảnh hưởng, chỉ tiêu đánh giá và chưa thực sự đưa ra các giải pháp phùhợp
nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn.
4/ Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàngThương
mại cổ phần Á Châu” của tác giả Nguyễn Văn Quang (2014) - Học viện Ngân hàng,
Hà Nội Với phần giải pháp, tác giả đã nêu lên được một trong những biện pháp nângcao năng lục cạnh tranh cho ngân hàng là hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộnghiệp
vụ tiền gửi, cụ thể là tăng cường vai trò kiểm soát sau của Kiểm soát viên giao dịch.5/ Bài viết “Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạingân
hàng thương mại cổ phần” của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy - Trường Cao đẳng
Bách Việt, đăng trên website tapchitaichinh.vn ngày 14/04/2018.
Nhìn chung các luận văn trên đã hệ thống hóa được lý luận chung về KSNB vàđánh giá thực trạng KSNB của các Ngân hàng để đưa ra các giải pháp, các kiến nghịnhằm hoàn thiện hệ thống KSNB Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đề tài này còn mộtsố giới hạn như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến KSNB chưa được đầy đủ, chưa làmrõ được bản chất của KSNB, đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn, các giải pháp đưa rachưa gắn với thực trạng của chính đối tượng nghiên cứu là các Ngân hàng TMCP.Ngoài ra, việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là Nghiệp vụ huy động vốn còn ít, cáctác giả chủ yếu phân tích Kiểm soát nội bộ nói chung, hoặc phân tích về nghiệp vụ tíndụng Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng Á Châu với việc hoàn thiện Kiểmsoát nội bộ nghiệp vụ huy động vốn chưa được công trình nào nghiên cứu.
Do vậy, khi nghiên cứu đề tài ‘‘Hệ thống Kiểm soát nội bộ Nghiệp vụ huyđộng
vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu Thực trạng và giải pháp ”, tác giả sẽ kế thừa một
Trang 14được và các mặt còn hạn chế của KSNB nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàngACB.
Cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện KSNB nghiệp vụhuy động vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
1.2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên vàphổ biến nhất hiện nay Đây là tổ chức đóng vai trò là trung gian tài chính huy độngtiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi và cung cấp cho những chủ thể cầnvốn chủ yếu dưới hình thức cho vay NHTM dù ở quốc gia nào cũng đều là nhómtrung gian tài chính lớn nhất, là trung gian mà các chủ thể kinh tế giao dịch thườngxuyên nhất Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọngđến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá pháttriển
mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó - kinh tế thị trường - thì NHTM cũng ngày càngđược hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
1.2.1.1 Vai trò của NHTM:
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàngvà các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụngnhằm
mục tiêu lợi nhuận: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thườngxuyên
một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản.” (Điều 4 Luật TCTD năm 2010).
Như vậy NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhấttrong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhànrỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triểnkinh tế.
Vị thế của NHTM có thể được nhìn nhận như sau:
- NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bướcduy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi
Trang 15- Tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tếvới
nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục.
- NHTM đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, gópphần cải thiện thu nhập và giảm nghèo.
- NHTM góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triểnbền vững, thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàngcho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay.
1.2.1.2 Chức năng của NHTM:
NHTM hoạt động với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động huy động và chovay vốn: trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, phần chênh lệch lãisuất chính là lợi nhuận của ngân hàng.
Huy động vốn: Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có
Sử dụng vốn: NHTM sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động được để thực
hiện các hoạt động cơ bản sau:
Hoạt động cho vay: đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất của
Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một khoản tiền, khách hàng có trách nhiệm phảitrả lãi và hoàn trả gốc theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng Các hìnhthức
cho vay bao gồm: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án.
Hoạt động đầu tư: hoạt động đầu tư này khá đa dạng bao gồm: đầu tư tiền gửi
trên thị trường liên ngân hàng, mua cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanhnghiệp, đầu tư vào các giấy nhận nợ, chứng từ có giá khác,
Ngoài hai loại hình sử dụng vốn trên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sử dụng
Trang 16toán, bảo lãnh, cung cấp dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài sản, kinh doanh vàng, ngoạitệ,
nhận uỷ thác, làm đại lý, tu vấn về các hoạt động tài chính,
1.2.2 Nghiệp vụ Huy động vốn của Ngân hàng thương mại1.2.2.1 Vai trò của vốn huy động đối với NHTM
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thânNgân
hàng cũng nhu đối với xã hội Để thực hiện nghiệp vụ này, NHTM đuợc phép sửdụng
những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồntiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế Đâylà hoạt động đầu tiên để thành lập đuợc ngân hàng và không thể thiếu đuợc trong quátrình hoạt động của bất kì ngân hàng nào và một phần quyết định sự tồn tại, hiệu quảhoạt động của ngân hàng.
Các văn bản Pháp luật hiện hành đã quy định các hình thức huy động vốnđuợc
phép của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng Theo đó, “NHTM đuợc thực hiệnnghiệp vụ nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân duới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, cókỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm, phát hành Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và cáchình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho nguờigửi tiền theo thỏa thuận” (Điều 4 Luật Tổ chức Tín dụng 2010).
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là cốt lõi quantrọng nhất của NHTM Với sự phát triển mạnh của thị truờng tài chính, đã có nhiềukênh đầu tu với lãi suất cao hơn, độ thanh khoản vuợt trội, tài sản nợ rất đa dạng làmcho việc tìm kiếm vốn của các NHTM trở thành sự cạnh tranh khốc liệt Bên cạnh đó,vấn đề luôn đặt ra với các ngân hàng là làm thế nào để đủ vốn đầu tu trong môitruờng
cạnh tranh đầy kịch tính NHTM phải cạnh tranh với các ngân hàng khác, với các tổchức tài chính khác, với các nghiệp vụ thị truờng trực tiếp và với bất cứ tổ chức nàokhác muốn thu hút luợng vốn dồi dào.
1.2.2.2 Nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM
Nguồn vốn của NHTM đuợc hình thành từ vốn tự có và vốn nợ, bao gồm:
Trang 17Thứ hai, Vốn huy động: thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà
ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầyđủ khi khách hàng yêu cầu NHTM tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổchức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạtđộng của ngân hàng Vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngnguồn vốn của NHTM Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, ngân hàng phải huyđộng đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốnphù hợp với chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng caođược
sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Thứ ba, Vốn vay: bao gồm: Vốn vay trong nước (vay NHNN và vay trên thị
trường liên ngân hàng từ các TCTD khác) và vốn vay ngân hàng nước ngoài.
Thứ tư, Vốn tiếp nhận: Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân
hàng, từ Ngân sách Nhà nước để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triểnkinh tế xã hội, cải tạo môi sinh
Thứ năm, Vốn khác: Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động
của ngân hàng (đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng.)
1.2.2.3 Đặc điểm của vốn huy động tiền gửi
- Vốn huy động tiền gửi trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốncủa NHTM Các NHTM hoạt động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này.
- Vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn không ổn định, vì khách hàng có thể rút tiềncủa
họ mà không bị ràng buộc Do đó, NHTM cần phải duy trì 1 khoản dự trữ thanhkhoản
để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Chi phí sử dụng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt độngcủa
Trang 18Tiền gửi không kỳ hạn (hay tiền gửi thanh toán): Đây là khoản tiền có thời
gian gửi không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất kỳ lúc nào Với mụcđích
chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mức lãi suất mà ngânhàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi Tuy nhiên ở nhiềunước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong đó có Việt Nam) và để tăngmức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này Tỷ lệ huy động từnguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm chất lượngcao, hệ thống mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu của KH.
Tiền gửi có kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi với thời hạn xác định, người gửi
chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhậntiền gửi Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần nhưxác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động Phần tiền gửi này ngânhàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất phải trả cũng cao hơn Người gửi tiền ngoàimục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thayđổi
lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào
tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm (Sổ tiết kiệm), đượchưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theoquy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.” (Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số1160/2004/QĐ-NHNN) Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các NHTMvà đối tượng hạn chế chỉ dành cho cá nhân, không áp dụng cho Tổ chức Xét về bảnchất, đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng.
Vay từ các Tổ chức tín dụng: là các khoản vay thông thường mà các ngânhàng
vay lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ, là nguồn vốn có tỷtrọng thấp trong tổng nguồn vốn, NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn này khi thực sự cầnthiết vì nó có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều.
Trang 19khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ xin tái chiết khấu có chất luợng Tuynhiên việc vay này cũng gặp khó khăn do NHTW chỉ cho NHTM một hạn mức táichiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định huớng của chính sách tài chínhQuốc gia.
“Ngân hàng đuợc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giákhác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc theo quy định củangân hàng Nhà nuớc” (Điều 46 - Luật các TCTD) Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờcó
giá xác nhận khoản nợ của ngân hàng với nguời nắm giữ Việc phát hành kỳ phiếu,trái
phiếu có uu thế: giúp ngân hàng huy động đuợc đúng số luợng vốn cần thiết và cóthời
hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Lãi suất của loại này phụ thuộc vàosự cấp thiết của việc huy động vốn nên chi phí sử dụng vốn thuờng cao hơn lãi suấttiền gửi có kỳ hạn thông thuờng.
a 4 Huy động vốn qua các hình thức khác
Để tăng cuờng huy động vốn nhàn rỗi từ dân cu, các tổ chức kinh tế, cácdoanh
nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụbảo
lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồngđồng tài trợ, dịch vụ ủy thác Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càngmang
lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanhmột cách an toàn và hiệu quả.
b Phân loại căn cứ theo thời gian: Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng
với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi củanguồn vốn huy động cũng nhu thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gianhình
thức huy động chia thành:
Trang 20Ngân hàng huy động vốn thông qua kênh phát hành các công cụ nợ trung hạn(1 năm đến 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm) trên thị truờng vốn hoặc nhận tiền gửitrung hạn, dài hạn Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, thuận tiệntrong thời gian tuơng đối dài với tính ổn định cao Tuy nhiên lãi suất huy động nguồnnày thuờng cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung / dài hạn rất quan trọngvà cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tu, thay đổi công nghệ và chovay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.
c Phân loại theo đối tượng huy động
Huy động vốn từ dân cư: Các tầng lớp dân cu hầu hết đều nắm giữ trong tay
luợng tiền nhất định đuợc coi là “nhàn rỗi”, là khoản thu nhập tạm thời chua sử dụngđến Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiền vàongân hàng theo các kênh khác nhau để đảm bảo an toàn và sinh lời Đây là khu vựchuy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng.
Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: Các doanh nghiệp sử
dụng hệ thống tài khoản trong ngân hàng để thuận lợi giao dịch Chu kỳ rút tiền củamỗi tổ chức là không giống nhau do có sự đan xen giữa các khoản thu-chi Vì vậy,ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cáchtuơng đối thuận lợi Tuy nhiên, nguồn tiền này có hạn chế là tính ổn định thấp và độlớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàngmang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc mở rộng, cảitiến các dịch vụ ngân hàng là bắt buộc.
Huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Nguồn vốn đến từ
các khoản tiền gửi lẫn nhau giữa các ngân hàng để thuận tiện trong giao dịch, thanhtoán hoặc các khoản vay liên ngân hàng Quá trình tăng vốn huy động này có thểđuợc
thực hiện trên thị truờng nội tệ hay thị truờng ngoại tệ NHTW đóng vai trò là nguờicho vay cuối cùng để cứu các NHTM thoát khỏi các trục trặc xảy ra Vốn vay từ cácngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có số luợng thuờng không nhiều và chi phíhuy động thuờng cao hơn, do vậy ít đuợc sử dụng.
Trang 211.2.2.5 Rủi ro trong hoạt động huy động vốn
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi
các tài sản thành tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả Tổn thất mà ngân hàng phải gánhchịu là chi phí phát sinh do phải tìm kiếm các nguồn chi trả khác;
Rủi ro lãi suất xuất hiện trong trường hợp lãi suất của thị trường tăng lên
cho các khoản vay và đầu tư của ngân hàng sẽ sụt giảm giá trị và ngân hàng sẽ bị tổnthất; khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng phải chấp nhận đầu tư và cho vay cáckhoản tiền huy động với lãi suất cao vào các tài sản với mức sinh lời thấp.
Rủi ro hối đoái xảy ra tổn thất khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính.Rủi ro vỡ nợ xảy ra khi Ngân hàng không đủ vốn chủ sở hữu để bù đắp cho sự
sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản do hậu quả của các loại rủi ro khác, thiếu kinhnghiệm quản lý vĩ mô, do suy thoái kinh tế, tỷ trọng huy động tiền gửi nhỏ, chủ yếudựa vào các khoản vay, sự gia tăng các trường hợp mất khả năng trả nợ của KH
Rủi ro con người là rủi ro liên quan đến nhân viên của ngân hàng; chẳng hạn
như cán bộ ngân hàng thông đồng với nhau lập sổ tiết kiệm giả, thẻ ATM giả chiếmđoạt tiền của khách hàng, lập chứng từ giả để rút tiền trong tài khoản khách hàng haynhư nhân viên thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới hạch toánsai, nhầm lẫn.
Rủi ro lạm phát: khi khả năng thanh khoản bị suy giảm, khó huy động vốn,
hoạt động tín dụng bị hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, lợi nhuận giảm sút , lạm pháttăng cao sẽ làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạtđộng
Rủi ro thay đổi môi trường pháp lý là rủi ro liên quan đến thay đổi luật pháp
nhất là sự thay đổi trên quy mô toàn cầu.
Rủi ro về chu kỳ kinh tế, sự biến động của các yếu tố thị trường Các rủi ro
Trang 22Rủi ro từ thay đổi môi trường tự nhiên làm tăng tần suất và mức độ thiệt hại
do thảm họa tự nhiên, điều kiện sống của loài người thiệt hại của khách hàng làmhọ
không có khả năng trả nợ ngân hàng
1.2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn
Thứ nhất, Các nhân tố khách quan:
Yếu tố pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ
của pháp luật và các cơ quan chức năng, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luậtdân sự, luật NHNN, các quy định của Chính phủ, chính sách tiền tệ, lãi suất, tàichính,
tín dụng
Yếu tố kinh tế: sự thay đổi các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế,
nhu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của Chính phủ đều ảnhhưởng lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM.
Yếu tố chính trị: một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự
an tâm cho người dân, không phải tích lũy, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợpđặc biệt Nhờ vậy, mà NHTM có khả năng thu được nhiều vốn hơn Với một quốc giacó tình hình bất ổn về chính trị, sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân, dovậy
họ sẽ tích trữ của cải bên người phòng khi bất trắc, hạn chế tiền gửi vào ngân hàng.
Yếu tố văn hóa - xã hội - dân cư: hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa Ở các nước phát triển, người dân cóthói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán và hưởnglãi, vì vậy ngân hàng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn Còn đối vớicác nước đang phát triển như Việt Nam, một bộ phận dân cư vẫn chưa có thói quen sửdụng dịch vụ ngân hàng do e ngại mất thời gian, thủ tục rườm rà Mặt khác, niềm tingiảm sút của người dân sau hàng loạt sự kiện xảy ra như: các đại án ngân hàng, vụviệc
chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng làm cho các ngân hàng bị thiệt hại lớn.
Quy mô, chất lượng đời sống của người dân cũng ảnh hưởng đến khả nănghuy
Trang 23Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng tâm lý nguời dân sợ mất giá đồng nội tệ,ua chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ bị hạn chế trong huy động bằng nguồnvốn nội tệ Tại các nuớc đang phát triển, nguời dân vẫn chủ yếu có thói quen sử dụngtiền mặt trong thanh toán, hạn chế việc huy động vốn của NHTM.
Thứ hai, Các nhân tố chủ quan:
Sản phẩm phong phú, mạng luới rộng khắp, chất luợng dịch vụ tốt là yếu tố
cạnh tranh sống còn giữa các NHTM trong việc thu hút khách hàng cũng nhu tăngnguồn vốn huy động.
Lãi suất huy động là mục đích kinh tế đầu tiên, chủ yếu của khách hàng khi
đến ngân hàng, đặc biệt khi nền kinh tế trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ.
Áp dụng công nghệ hiện đại sẽ rút ngắn thời gian giao dịch, thực hiện nghiệp
vụ nhanh chóng, chính xác, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới quy trình nghiệp vụ tạoniềm tin, mang đến sự hài lòng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
Đội ngũ nhân sự: một đội ngũ năng động, chuyên nghiệp, tận tình trong công
việc, ham học hỏi là yếu tố tạo hình ảnh đẹp của khách hàng đối với ngân hàng.
Danh tiếng và uy tín ngân hàng: một ngân hàng xây dựng đuợc thuơng hiệu
mạnh, uy tín từ lâu sẽ có lợi thế hơn trong huy động vốn do tạo đuợc thói quen vàniềm tin đối với khách hàng.
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP1.3.1 Cơ sở lý luận Kiểm soát nội bộ theo quan điểm quốc tế
Khái niệm KSNB lần đầu đuợc nêu ra tại Ủy ban tổ chức kiểm tra (COSO)năm
1992 trong Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control - Intergratedframework), “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do nguời quản lý, HĐQT và các nhânviên của đơn vị chi phối, nó đuợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằmthực hiện các mục tiêu sau đây: Đảm bảo sự tin cậy của BCTC; Đảm bảo sự tuân thủcác quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động đuợc thực hiện hiệu quả”.
Sau hơn 20 năm, COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO InternalControl 2013, theo đó, “KSNB là một quá trình do nguời quản lý, HĐQT và các nhânviên của đơn vị chi phối, nó đuợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằmthực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ” [32, tr.3] Kháiniệm này giữ nguyên nội dung về mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ, nhung mục
Trang 24tiêu báo cáo đã được mở rộng hơn, không chỉ đảm bảo độ tin cậy của BCTC mà cònliên quan đến độ tin cậy của các báo cáo phi tài chính và báo cáo nội bộ khác.
về các thành phần của KSNB, COSO 2013 vẫn giữ nguyên nội dung: khungKSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểmsoát;
Thông tin và truyền thông; Giám sát.
Sơ đồ 1.1 Các bộ phận cấu thành của Kiểm soát nội bộ(Nguồn: The 2013 Internal Control - Integrated Framework)
Môi trường kiểm soát (Control Environment): bao gồm các tiêu chuẩn, quy
trình và cấu trúc của tổ chức, cung cấp nền tảng cho việc thực hiện KSNB tổ chức.Môi trường kiểm soát là nền tảng cho các thành phần khác của KSNB Tuy môitrường kiểm soát tốt chưa thể đảm bảo cho các quá trình kiểm soát và cả hệ thốngKSNB là tốt, song môi trường kiểm soát không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến tínhhiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB.
Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): là các hoạt động nhận diện, đánh giá các
rủi ro kinh doanh, từ đó quyết định các hành động thích hợp nhằm đối phó với cácrủi ro đó Thành phần này tạo cơ sở cho cách xác định rủi ro, xử lý rủi ro, quản lý vàbáo cáo Bất kỳ tổ chức, DN nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, không phụthuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, cũng đều phải đối mặt với rủiro Những rủi ro này có thể do bản thân DN hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xãhội bên ngoài tác động, do vậy mỗi đơn vị phải ý thức được và đối phó với rủi ro màmình gặp phải.
Trang 25Hoạt động kiểm soát (Control Activities): là các hoạt động liên quan tới
những mục tiêu và rủi ro được xác định rõ ràng, thường được xác định thông qua cácthủ tục của DN và có thể đo lường được dễ dàng hơn Hoạt động kiểm soát diễn ratrong toàn đơn vị ở mọi cấp độ và mọi hoạt động Khi tiến hành kiểm soát thì cáchành động kiểm soát phải đạt được những nội dung gồm: Phân chia trách nhiệm theonguyên tắc bất kiêm nhiệm; Ủy quyền cho người có thẩm quyền phê chuẩn cácnghiệp vụ một cách thích hợp; Kiểm soát chứng từ; Kiểm soát sổ sách; Kiểm soát vậtchất; Kiểm tra sự độc lập thực hiện.
Thông tin và truyền thông (Information and Communication): Các thông
tin cần thiết phải được nhận diện, thu thập và trao đổi trong đơn vị dưới hình thức vàthời gian thích hợp sao cho nó giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụcủa mình Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cầnthiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏiphải diễn ra theo nhiều hướng: Từ cấp trên xuống cấp dưới, từ dưới lên trên và giữacác cấp với nhau Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò của mình trong KSNB cũng nhưhoạt động của cá nhân có tác động tới công việc của người khác như thế nào Bêncạnh đó, cũng cần có sự trao đổi giữa đơn vị với các đối tượng bên ngoài như kháchhàng, nhà cung cấp, cổ đông và các cơ quan quản lý.
Hoạt động giám sát (Monitoring Activities): Là quá trình đánh giá chất lượng
của KSNB trong từng giai đoạn Khiếm khuyết của KSNB cần được xem xét báo cáolên cấp trên và điều chỉnh khi cần thiết Trong môi trường kiểm soát, nhà quản lýđánh giá rủi ro đe dọa đến việc đạt được các mục tiêu cụ thể Hoạt động kiểm soátđược tiến hành nhằm đảm bảo các chỉ thị của nhà quản lý có thể ứng phó với rủi rotrong thực tế Thông tin thích hợp cũng cần phải được thu thập và quá trình trao đổithông tin diễn ra thông suốt trong toàn bộ tổ chức.
Tuy nhiên, quan điểm của COSO 2013 cũng có những điểm thay đổi cơ bản:- Sự toàn cầu hóa thị trường và hoạt động kinh doanh mở rộng đòi hỏi KSNB cầnthay đổi để phù hợp với sự biến động của thế giới;
- Các quy định, chuẩn mực mới được ban hành, sửa đổi đặt ra yêu cầu đối với Nhàquản trị cần nâng cao năng lực điều hành và trách nhiệm giải trình trước xã hội; giúpngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu các gian lận;
Trang 26Môitrườngkiểm soát
1 Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.
2 HĐQT chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi việc giámsát sự phát triển và hoạt động của KSNB.
3 Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ chức, quytrình báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêucủa đơn vị.
4 Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lựcthông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mụctiêu của đơn vị.
5 Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệmcủa họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
Đánh giárủi ro
6 Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giácác rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị.
7 Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiếnhành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào.
8 Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối vớiviệc đạt mục tiêu của đơn vị.
9 Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởngđến KSNB
Hoạt độngkiểm soát
10 Đơn vị phải lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để góp phầnhạn chế các rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được.
11 Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung với côngnghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu.
12 Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung cácchính sách đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụthể.
- Ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh đòi hỏiKSNB cũng phải thay đổi để phù hợp với cách thức vận hành mới.
Dựa vào các khía cạnh chính đã được điều chỉnh, COSO 2013 đã đưa ra 17nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB:
Trang 2714 Đơn vị cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cảmục tiêu và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm hỗ trợ cho chức năng kiểmsoát.
15 Đơn vị cần truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các vấn đềảnh hưởng đến KSNB
Hoạt độnggiám sát
16 Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặcđịnh kỳ để biết chắc rằng liệu những thành phần nào của KSNB có hiện hữuvà đang hoạt động.
17 Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của KSNB một cáchkịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và HĐQT đểcó những biện pháp khắc phục
1.3.2 Quan điểm về KSNB tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm KSNB được nêu ra trong Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết vềđơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (VAS 315), ban hành theo Thông tưsố 214/2012/TT-BTC: “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban giám đốcvà các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảohợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy củabáo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy
Kế thừa tinh thần từ COSO 2013, VAS 315 cũng phân chia KSNB ra thành 05thành phần cơ bản:
(1) Môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố sau:
Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạođức: Tính hữu hiệu của các kiểm soát không thể cao hơn các giá trị đạo đức và tính
chính trực của những người tạo ra, quản lý và giám sát các kiểm soát đó BGĐ thựcthi tính chính trực và các giá trị đạo đức thông qua các biện pháp nhằm loại bỏ hoặcgiảm thiểu động cơ xúi giục nhân viên tham gia vào các hành động thiếu trung thực,bất hợp pháp, hoặc phi đạo đức; truyền đạt tới nhân viên các chuẩn mực hành vi
Trang 28thông qua các chính sách của đơn vị, các quy tắc đạo đức và bằng tấm guơng điểnhình.
Cam kết về năng lực: Năng lực là kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc của từng cá nhân.
Sự tham gia của Ban quản trị: Ban quản trị có trách nhiệm giám sát việc
thiết kế và hiệu quả hoạt động của các thủ tục báo cáo sai phạm và các thủ tục soátxét tính hiệu quả của KSNB của đơn vị Trách nhiệm này đuợc đề cập trong cácchuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và quy định khác, hoặc trong các huớng dẫn banhành.
Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc: đuợc thể hiện thông
qua quan điểm, thái độ và hành động của Ban Giám đốc đối với việc lập và trình bàyBCTC; việc lựa chọn các nguyên tắc, chính sách kế toán có thận trọng hay không; sựthận trọng khi xây dựng các uớc tính kế toán.
Cơ cấu tổ chức: Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp gồm việc xem
xét, cân nhắc các vấn đề chính về quyền hạn, trách nhiệm và các kênh báo cáo phùhợp, phụ thuộc một phần vào quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị Đây thựcchất là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị Một cơcấu phù hợp sẽ là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạtđộng Nguợc lại, khi thiết kế không đúng, cơ cấu tổ chức có thể làm cho các thủ tụckiểm soát mất tác dụng.
Phân công quyền hạn và trách nhiệm: có thể bao gồm các chính sách liên
quan đến thông lệ phổ biến, hiểu biết và kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt, vàcác nguồn lực đuợc cung cấp để thực hiện nhiệm vụ Ngoài ra, việc phân công có thểbao gồm các chính sách và trao đổi thông tin để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đềuhiểu đuợc mục tiêu của đơn vị, hiểu đuợc hành động của mỗi cá nhân có liên quanvới nhau và đóng góp nhu thế nào vào các mục tiêu đó, nhận thức đuợc mỗi cá nhânsẽ chịu trách nhiệm nhu thế nào và chịu trách nhiệm về cái gì.
Các chính sách và thông lệ về nhân sự: thuờng cho thấy các vấn đề quan
trọng liên quan tới nhận thức về kiểm soát của đơn vị Sự phát triển của mọi DN, tổchức luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ là nhân tố quan trọng trong môitruờng kiểm soát cũng nhu chủ thể thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động
Trang 29của đơn vị Các chính sách và thông lệ liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, địnhhuớng, đào tạo, đánh giá, huớng dẫn, thăng tiến nhân viên, luơng, thuởng và cácbiện pháp khắc phục sai sót.
(2) Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị
Đối với mục tiêu lập và trình bày BCTC: quy trình đánh giá rủi ro bao gồm
các buớc: Ban Giám đốc xác định các rủi ro kinh doanh có liên quan nhu thế nào đếnviệc lập và trình bày BCTC theo khuôn khổ; uớc tính độ rủi ro; đánh giá khả năngxảy ra rủi ro và quyết định các hành động nhằm xử lý, quản trị rủi ro và kết quả thuđuợc.
Đối với độ tin cậy của BCTC: Ban Giám đốc có thể lập các chuơng trình, kế
hoạch hoặc hành động để xử lý những rủi ro cụ thể hoặc quyết định chấp nhận rủi rodo tính đến hiệu quả kinh tế hay xem xét các yếu tố khác Các rủi ro có thể phát sinhhoặc thay đổi trong các tình huống nhu:
- Những thay đổi trong môi truờng pháp lý hoặc môi truờng hoạt động có thể dẫnđến những thay đổi về áp lực cạnh tranh và các rủi ro khác nhau đáng kể;
- Nhân sự mới có thể có hiểu biết và những trọng tâm khác về KSNB;
- Hệ thống thông tin mới đua vào sử dụng hoặc đuợc nâng cấp , Công nghệ mới ứngdụng có thể làm thay đổi các rủi ro liên quan đến KSNB;
- Tăng truởng nhanh có thể tạo áp lực đối với các kiểm soát và làm tăng rủi ro kiểmsoát bị thất bại;
- Các hoạt động, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới chua đuợc hoàn thiện về quytrình gấy khó khăn buớc đầu để vận hành;
- Việc tái cơ cấu có thể dẫn đến giảm biên chế, thay đổi cơ chế, cách thức quản lýhay thay đổi sự phân công, phân nhiệm làm thay đổi rủi ro liên quan đến KSNB;- Mở rộng thị phần nuớc ngoài làm gia tăng hoặc thay đổi rủi ro từ giao dịch ngoạitệ;
- Việc áp dụng nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán mới hoặc thay đổi chuẩnmực,
chế độ kế toán có thể ảnh huởng đến các rủi ro trong quá trình lập và trình bàyBCTC.
(3) Hệ thống thông tin bao gồm:
Cơ sở hạ tầng: các máy móc thiết bị, phần mềm, nhân sự, thủ tục và dữ liệu.
Trang 30Hệ thống thông tin liên quan đến mục tiêu lập và trình bày BCTC: gồm hệ
thống BCTC, phương pháp kế toán, hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán:
- Xác định và ghi nhận tất cả các giao dịch có hiệu lực; Mô tả các giao dịch một cáchkịp thời, chi tiết để cho phép phân loại phù hợp các giao dịch;
- Đo lường giá trị của các giao dịch để đảm bảo giá trị giao dịch được phản ánh hợplý trong BCTC; Xác định thời kỳ diễn ra giao dịch để ghi nhận giao dịch đúng kỳ kếtoán; Trình bày thích hợp các giao dịch và các thuyết minh liên quan trên BCTC.
Chất lượng của thông tin tạo ra từ hệ thống: ảnh hưởng đến khả năng BGĐ
đưa ra các quyết định phù hợp trong việc quản lý và kiểm soát các hoạt động của đơnvị và lập BCTC một cách đáng tin cậy.
Tài liệu hướng dẫn về chính sách, về kế toán và lập BCTC cung cấp những
hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của cá nhân gắn liền với KSNB trong việc lập vàtrình bày BCTC.
(4) Các hoạt động kiểm soát liên quan tới:
Đánh giá tình hình hoạt động: so sánh thực tế với kế hoạch, so sánh thực tế
với dự báo hay so sánh giữa các kỳ; đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa các dữliệu khác nhau có liên quan, như dữ liệu về hoạt động và dữ liệu về tài chính, đồngthời thực hiện việc phát hiện và sửa chữa; so sánh các số liệu nội bộ với các nguồnthông tin bên ngoài và đánh giá tình hình thực hiện chức năng hay hoạt động.
Kiểm soát về mặt vật chất: Là các kiểm soát bao gồm:
- Bảo đảm an toàn vật chất của tài sản, bao gồm thuê nhân viên bảo vệ và sử dụngcác phương tiện bảo đảm an toàn cho việc tiếp cận tài sản và hồ sơ tài liệu; Thẩmquyền truy cập vào chương trình máy tính và tệp dữ liệu.
- Định kỳ kiểm đếm và so sánh số liệu thực tế với số liệu được ghi chép trong sổ kếtoán (ví dụ, so sánh kết quả kiểm kê tiền mặt, chứng khoán và hàng tồn kho thực tếvới sổ kế toán).
Các nguyên tắc kiểm soát:
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và
công việc cần được phân loại cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộphận, tạo sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thườngdễ phát hiện Mục đích của nguyên tắc này là không để cho cá nhân hay bộ phận nào
Trang 31có thể kiểm soát được mọi mặt của nghiệp vụ Khi đó, công việc của người này đượckiểm soát tự động bởi công việc của một nhân viên khác Phân công công việc làmgiảm rủi ro xảy ra gian lận sai sót, đồng thời tạo điều kiện nâng cao chuyên môn củanhân viên.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về
trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất làsai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn.
Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Để thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát thì
tất cả các nghiệp vụ kinh tế phải được phê chuẩn đúng đắn Phê chuẩn là biểu hiện cụthể của việc quyết định và giải quyết một công việc trong phạm vi nhất định Sự phê
chuẩn được thực hiện qua 2 loại: Phê chuẩn chung là việc xây dựng các chính sáchchung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ; Phê chuẩncụ thể được thực hiện cho từng nghiệp vụ kinh tế riêng biệt, áp dụng đối với những
nghiệp vụ có số tiền lớn hoặc quan trọng, những nghiệp vụ không thường xuyên.
(5) Giám sát các kiểm soát:
- Trách nhiệm quan trọng của Ban Giám đốc là thiết lập và duy trì KSNB một cáchthường xuyên Việc Ban Giám đốc giám sát các kiểm soát bao gồm việc xem xét liệucác kiểm soát này có đang hoạt động như dự kiến và liệu có được thay đổi phù hợpvới sự thay đổi của đơn vị hay không, hoạt động có hiệu quả hay không theo thờigian.
- Kiểm toán viên nội bộ hoặc nhân sự thực hiện những chức năng tương tự có thểtham gia vào việc giám sát các kiểm soát của đơn vị thông qua các đánh giá về tínhhiệu quả của KSNB và trao đổi thông tin về các điểm mạnh, điểm yếu cũng như đưara các khuyến nghị để cải thiện KSNB.
- Các hoạt động giám sát có thể bao gồm việc sử dụng thông tin có được qua trao đổivới các đối tượng ngoài đơn vị mà những thông tin đó có thể cho thấy các vấn đềhoặc các khu vực địa lý hoặc lĩnh vực kinh doanh cần được cải thiện.
1.3.3 Hạn chế của Kiểm soát nội bộ
KSNB dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay pháthiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB.
Trang 32- Ban Giám đốc thường yêu cầu chi phí cho hệ thống KSNB không vượt quá nhữnglợi ích mà hệ thống đó mang lại.
- Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đi lặplại mà bỏ qua những nghiệp vụ bất thường.
- Sai sót của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, sai lầm trong xét đoán hoặc dokhông hiểu rõ về yêu cầu công việc.
- Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống KSNB do có sự thông đồng của hai haynhiều người, hoặc bị Ban giám đốc khống chế.
- Do có sự biến động về tình hình nên các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu, không cònthích hợp và do đó không còn được áp dụng.
- Chức năng cảnh báo vượt thẩm quyền, vượt hạn mức phê duyệt của hệ thống phầnmềm máy tính bị vô hiệu hóa.
- Khả năng của những người chịu trách nhiệm thực hiện KSNB lạm dụng đặc quyền.
1.4 KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Kiểm soát nội bộ trong NHTM
Năm 1998, Ủy ban BASEL (Basel Committee on Banking Supervision)chuyên về hoạt động giám sát ngân hàng đã ban hành tài liệu về khuôn khổ choHTKSNB xây dựng cho các ngân hàng quốc tế, nội dung của tài liệu này kế thừa vànhất quán với báo cáo của tổ chức COSO về KSNB, vận dụng các lý luận cơ bản củatổ chức COSO vào hoạt động của lĩnh vực ngân hàng Theo Basel, “KSNB là mộtquá trình bị chi phối bởi HĐQT, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên Nó không chỉlà một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạtđộng liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng HĐQT, các nhà quản lý cao cấp có tráchnhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình kiểm soát nội bộcũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chứcphải tham gia quá trình này.”
Tại Việt Nam, theo quy định tại Thông tư 44/2011/TT-NHNN ban hành ngày
29/12/2011 của NHNN, quy định về —Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộcủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thì: “Hệ thống KSNB là tập
hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín
Trang 33dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tạiThông tư này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lýkịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.”
Tuy có nhiều quan niệm, khái niệm, định nghĩa về KSNB khác nhau do yêucầu và góc độ nhìn nhận nhưng chúng đều bao gồm những nội dung:
- Hệ thống các cơ chế, qui định mang tính pháp lý rõ ràng, hiệu lực và cơ cấu tổ chứccủa TCTD phù hợp, đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.
- Các phương pháp, quy trình kiểm tra, phát hiện và xử lý phòng ngừa rủi ro gópphần thực hiện các mục tiêu kinh doanh của TCTD.
- Đội ngũ cán bộ kiểm soát có trình độ, năng lực được đào tạo có đủ trình độ để thựchiện nhiệm vụ.
1.4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của KSNB trong các NHTM
Các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động chung của Ngân hàng đều chứa đựngcác rủi ro tiềm ẩn Yêu cầu của hệ thống KSNB là phải đảm bảo các rủi ro có nguycơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng phải đượcnhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngănngừa và có biện pháp quản lý thích hợp Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh,sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, Hệ thống KSNB phải rà soát, nhậndạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định phù hợp.
Hoạt động của hệ thống KSNB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(a) Hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt độnghằng ngày của NHTM KSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trongmọi
quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của NHTM dưới nhiều hình thứcnhư:
- Phân cấp ủy quyền rõ ràng minh bạch, đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn củacá nhân, các bộ phận trong Ngân hàng;
- Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thựchiện
giao dịch;
- Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảmmột
Trang 34quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịchtrong hạn mức cho phép phù hợp với quy định của Pháp luật.
(b) Phân cấp ủy quyền phải đuợc thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng,tránh xung đột lợi ích, bảo đảm một cá nhân không đảm nhiệm cùng lúc những cuơngvị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau, đảm bảomọi nhân viên trong tổ chức không có điều kiện thao túng hoạt động, không minhbạch
thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định phápluật và quy định nội bộ ngân hàng.
(c) Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệthống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong Ngânhàng và tình hình kinh tế, thị truờng bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụcho công tác quản trị điều hành hiệu quả.
(d) Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của Ngân hàng phải đuợc giámsát,
bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập nhằm xử lý kịpthời
những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảmbảo tuân thủ quy định về an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của ngànhngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thuờng xuyên liên tục của Ngân hàng.
(e) Đảm bảo cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đều phải hiểu đuợc tầm quantrọng của hoạt động KSNB, vai trò của từng cá nhân trong quá trình KSNB có liênquan đến chức năng, nhiệm vụ đuợc giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quyđịnh, quy trình kiểm soát liên quan.
(f) Nguời điều hành các đơn vị, cá nhân có liên quan phải thuờng xuyên xemxét, đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB; các tồn tại, bất cập củahệ
thống KSNB phải đuợc báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cậplớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải đuợc báo cáo ngay cho Tổng giámđốc, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
(g) Cá nhân, bộ phận ở các cấp của Ngân hàng phải thuờng xuyên, liên tục
Trang 35(h) Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo công ty trực thuộc của Ngân hàng phải báo cáovề kết quả tự đánh giá về hệ thống KSNB tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lýđối
với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo các cấp quản lý trực tiếp theo định kỳhoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.
1.4.3 Mục tiêu hoạt động của KSNB đối với nghiệp vụ huy động vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM, chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn huyđộng từ tiền gửi KSNB nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi cần đảm bảo thực hiện bamục tiêu:
Mục tiêu kết quả hoạt động: Các chính sách huy động vốn mà ngân hàng đua
ra phải đuợc đảm bảo về tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động, đảm bảo việc bảovệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả.Do đó, Ngân hàng phải có khả năng kiểm soát và phòng chống đuợc các rủi ro có thểgặp phải trong toàn bộ quá trình quản lý, điều hành, tác nghiệp.
Mục tiêu thông tin: Đảm bảo hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý
trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời Ngân hàng phải có đuợc một hệ thống sổ sách,hồ sơ, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động đầy đủ, chính xác và kịp thời để cungcấp cho các cấp điều hành của ngân hàng, các cơ quan chức năng giám sát ngân hàngvà các đối tác bên ngoài khi cần thiết Thông tin gửi tới ban điều hành và các đốituợng khác phải đáng tin cậy, đầy đủ và trung thực để họ có thể dựa vào thông tinnày ra quyết định quản lý, điều hành hoặc tác nghiệp đúng đắn.
Mục tiêu tuân thủ: Đảm bảo tuân thủ Pháp luật và các quy chế, quy trình,
quy định nội bộ liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn Mọi quy trình nghiệp vụ phảituân thủ theo các quy định, các cơ chế chính sách, Pháp luật hiện hành, các chiếnluợc, các chính sách kinh doanh mà các cấp lãnh đạo quản lý và điều hành của ngânhàng đã quy định trong các văn bản quy phạm hoặc có tính quy phạm.
1.4.4 Đặc điểm KSNB với hoạt động huy động vốn tại NHTM
Để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của KSNB trong NHTM, Luận văncũng tiến hành xem xét đối với 5 thành phần chính của KSNB:
1.4.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi truờng kiểm soát nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi trong NHTM bao gồmtoàn bộ những nhân tố có ảnh huởng đến quá trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu
Trang 36của hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM liên quan đến công tác huy động, trong đónhân tố chủ yếu và quan trọng là nhận thức về hoạt động kiểm tra, kiểm soát và điềuhành hoạt động huy động của các nhà quản lý NHTM.
Ban giám đốc là nguời đề ra các chính sách, kế hoạch, quy chế nội bộ củaNgân hàng nhu quy chế về thẩm quyền trách nhiệm, quy trình nghiệp vụ, chính sáchkhách hàng Quan điểm của Ban Giám đốc sẽ ảnh huởng trực tiếp đến chính sách,chế độ, các quy định và cách thức kiểm tra - kiểm soát trong Ngân hàng, ảnh huởngđến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB Đối với hoạt động huy động vốn, quan điểmcủa Ban giám đốc chia theo 2 chiều huớng:
Quan điểm chấp nhận rủi ro để đạt đuợc kế hoạch đề ra, huy động vốn bằngmọi phuơng thức có thể (khuyến mại, tặng thuởng, huy động lãi suất cao, chi phíchăm sóc khách hàng ) Xu huớng này thuờng phổ biến đối với các Ngân hàng nhỏ,mới hình thành trên thị truờng nên không đặt mục tiêu lợi nhuận cao mà chủ truơngban đầu là phát triển, mở rộng quy mô thị truờng vốn, gây dựng vị thế trên địa bànhoạt động Với chiều huớng quan điểm này, Ngân hàng có thể hoàn thành tốt kếhoạch nhung đổi lại, mục tiêu kiểm soát sẽ không đuợc thực hiện tốt, rủi ro lãi suấtgắn liền với rủi ro lợi nhuận ở mức cao do chi phí huy động vốn lớn.
Nguợc lại, với Ban giám đốc theo đuổi mục tiêu hạn chế rủi ro ở mức thấpnhất thì họ tin rằng kiểm soát là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro trongkinh doanh Nguồn vốn huy động lớn là mục tiêu hàng đầu, nhung không phải thựchiện huy động bằng mọi giá mà chi phí huy động vốn luôn phải đuợc kiểm soát ởmức hợp lý, luôn yêu cầu xây dựng kế hoạch để đảm bảo cân đối nguồn vốn, cân đốilợi nhuận là phần chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào Đây là xuhuớng chủ yếu của các Ngân hàng đã có nguồn vốn tuơng đối ổn định, cơ sở hoạtđộng mạnh, thị phần huy động cao.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đề cập đến các bộ phận đuợc chuyên môn hoávới những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, có mối liên hệ mật thiết với nhaunhằm thực hiện các chức năng khác nhau trong quản lý Một cơ cấu tổ chức hợp lý,đảm bảo tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sự độc lập tuơng đối giữa các bộ
Trang 37phận, tạo được khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện côngviệc sẽ đảm bảo sự thông suốt cho các thủ tục kiểm soát được phát huy tác dụng màkhông bị chồng chéo Đối với hoạt động huy động vốn, cơ cấu tổ chức của ngân hàngthể hiện rõ chức năng tách bạch giữa các bộ phận: người điều hành, kiểm soát, phêduyệt cao nhất (Ban giám đốc); bộ phận lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kếhoạch huy động vốn (phòng Kế hoạch); bộ phận sản phẩm chịu trách nhiệm đưa raquy định theo từng thời kỳ cho các sản phẩm huy động hiện hành (Khối/ Phòng banSản phẩm); bộ phận giao dịch và chăm sóc khách hàng (phòng Quan hệ khách hàng);bộ phận tác nghiệp hạch toán giao dịch, vào sổ kế toán (phòng Kế toán giao dịch, Kếtoán tổng hợp); bộ phận kiểm tra nội bộ.
Không chỉ trong ngành Ngân hàng, mà đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanhnào, yếu tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu Khi Ngân hàng có được đội ngũnhân viên có trình độ nghiệp vụ và đáng tin cậy thì quá trình kiểm soát sẽ có nhiềuthuận lợi hơn; ngược lại, nếu trong đội ngũ nhân viên còn có những người yếu vềchuyên môn nghiệp vụ và kém về đạo đức nghề nghiệp thì quá trình kiểm soát rấtkhó thực hiện Đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ về vốn huy động trong nền kinh tế thịtrường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi mỗi nhân viên Ngân hàng nhanh nhạyvới biến động của thị trường lãi suất, sáng tạo xây dựng nhiều sản phẩm huy độngvốn và năng động, tích cực trong tìm kiếm khách hàng trên các địa bàn Đồng thời,đạo đức trong nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng là một trong những yếu tố hạn chếtối đa rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn, đặc biệt là trong khâu tác nghiệp, hạchtoán Nếu môi trường kiểm soát không chặt, họ có thể thỏa thuận với một số kháchhàng để huy động tiền gửi với mức lãi suất cao hoặc với mức chi phí chăm sóc kháchhàng lớn để nhận phần chênh lệch cho cá nhân Hoặc với những nhân viên giao dịchcó ý định biển thủ tiền của khách hàng, họ có thể dựa vào điểm yếu, sơ hở trong khâukiểm soát để thỏa thuận giữa các cán bộ với nhau tạo ra chứng từ giả, mạo danhkhách hàng thực hiện giao dịch rút tiền Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nguồnvốn của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngân hàng đối vớikhách hàng.
Trang 381.4.4.2 Đánh giá rủi ro
Hoạt động huy động vốn tại các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro nên cácnhà quản trị đều chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro Ban điềuhành sau khi nhận dạng các sự kiện tiềm tàng tác động đến hoạt động huy động thìtiến hành đánh giá và phân tích các nhân tố, mức độ ảnh huởng đến quá trình thựchiện mục tiêu của Ngân hàng, cụ thể bao gồm: việc xác định mục tiêu, mức độ phùhợp của các mục tiêu, việc định dạng các rủi ro liên quan, đánh giá rủi ro và các biệnpháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.4.4.3 Các hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là việc ban hành và thực hiện các chính sách và thủ tụcđảm bảo cho các chỉ thị của ban lãnh đạo đuợc thực hiện Các chính sách và thủ tụcnày giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểm soát rủi ro tronghoạt động huy động vốn mà ngân hàng đang hay có thể gặp phải.
Hoạt động kiểm soát đuợc chia thành hai cấp nhu sau:
- Hoạt động kiểm soát ở cấp độ toàn Ngân hàng: thuờng đuợc vận hành ở cấpcao, mang tính chất quan điểm hơn là các hoạt động kiểm soát ở cấp độ giao dịchcho từng quy trình nghiệp vụ, thiết lập nên cơ sở cho việc vận hành có hiệu quả củacác hoạt động kiểm soát ở cấp độ giao dịch Ví dụ: Ban hành chính sách, quy trìnhđối với các hoạt động huy động; Ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động củaban kiểm soát nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ
- Hoạt động kiểm soát ở cấp độ giao dịch: đuợc thiết lập để phát hiện và ngănngừa các rủi ro có thể phát sinh trong từng quy trình nghiệp vụ; lựa chọn và xâydựng các hoạt động kiểm soát nhằm hạn chế các rủi ro ở mức độ hợp lý; xem xétviệc phân loại các hoạt động kiểm soát; xem xét các hoạt động kiểm soát thay thếcho việc phân công, phân nhiệm.
Các thủ tục kiểm soát là những cách thức giải pháp cụ thể trong quan hệ vớitrình tự xác định, nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lý các rủi ro có thểphát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của ngân hàng Thủ tục kiểm soát tronghệ thống KSNB của NHTM nói chung và đối với hoạt động huy động vốn nói riêngđuợc thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:
Trang 39Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn,
đây không phải là công việc chỉ riêng lẻ các nhân viên giao dịch khách hàng thựchiện mà là sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận liên quan cùng tham gia nhằmkiểm soát chéo lẫn nhau, việc phân chia trách nhiệm nhằm giảm bớt các sai sót cũngnhu các hành vi gian lận đồng thời tạo cho nhân viên không có cơ hội làm sai quyđịnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình (phân tách đồng thời quy địnhquyền hạn và trách nhiệm đối với từng cán bộ giao dịch với khách hàng, cán bộ thựchiện hạch toán, cán bộ phê duyệt, cán bộ kiểm tra nội bộ, bộ phận xây dựng phângiao và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch huy động vốn).
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm yêu cầu sự tách biệt giữa nhiệm vụ phê chuẩn với
thực hiện nghiệp vụ nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn,mỗi một nhiệm vụ do các cán bộ thuộc các bộ phận khác nhau thực hiện Để hạn chếrủi ro gian lận trong hoạt động huy động vốn xuất phát từ đạo đức cán bộ cần táchbiệt nguời thực hiện hạch toán giao dịch và nguời kiểm soát phê duyệt giao dịch theohạn mức phân cấp ủy quyền.
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn xác định quyền phê chuẩn của từng
nguời Tất cả các nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền, thanh toán liên quan đến huy động vốnđều đuợc những nguời có trách nhiệm phê chuẩn theo đúng quy trình đã đuợc quyđịnh truớc khi thực hiện Việc quyết định phê duyệt từng giao dịch phải giao chonguời giữ một vị trí tuơng xứng với bản chất và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn(thông thuờng các ngân hàng giao hạn mức phê duyệt phụ thuộc chức vụ và nămkinh nghiệm công tác của cán bộ kiểm soát: chức vụ cao thì hạn mức phê duyệt cao -Tổng giám đốc ngân hàng là nguời có hạn mức phê duyệt cao nhất, tiếp theo là Giámđốc Chi nhánh, Truởng đơn vị có thể ủy quyền phê duyệt cho một số cán bộ là Kiểmsoát viên tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng công tác) Nguyên tắc này tạo tínhchủ động và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, phù hợp với nănglực và trình độ của nguời đuợc uỷ quyền; đảm bảo hiệu quả, an toàn chất luợng củahoạt động huy động vốn, tuân thủ đúng quy trình, quy định.
1.4.4.4 Hệ thống thông tin và truyền thông
Các hoạt động thông tin và truyền thông giúp hỗ trợ việc xác định, nắm bắt vàtrao đổi các thông tin theo một hình thức và khuôn khổ thời gian, tạo điều kiện cho
Trang 40các thành viên thực hiện các nhiệm vụ của mình Hệ thống thông tin ở cấp Nhà quảnlý là hệ thống kế toán, hệ thống chứng từ gốc ban đầu và Tài khoản kế toán Hệthống truyền thông diễn ra ở cấp độ nhân viên, là kênh thông tin hai chiều giữa Nhàquản lý - Nhân viên các cấp, bao gồm cả hệ thống công nghệ thông tin, các cơ chếgiao tiếp và các kênh thông tin giữa các cấp và các bộ phận trong ngân hàng Hệthống này có sự phân cấp và bao hàm cả hệ thống cảnh báo rủi ro, hệ thống bảo mậtvà chống xâm phạm trái phép.
Hệ thống thông tin đuợc đánh giá tốt là khi đảm bảo đuợc các yêu cầu sau:- Ngân hàng thuờng xuyên cập nhật các thông tin nội bộ quan trọng cho Banlãnh đạo và các cấp quản lý.
- Hệ thống truyền thông đảm bảo cho nhân viên ở mọi phòng ban, bộ phậnđều
có thể hiểu, nắm rõ các nội quy, chuẩn mực , quy trình nghiệp vụ huy động; đảm bảothông tin đuợc cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định.- Các thông tin Tài chính, kinh tế thị truờng, biến động của nền kinh tế đuợccập nhật thuờng xuyên, hỗ trợ tối đa cho quá trình tác nghiệp của nhân viên và Banlãnh đạo.
- Xây dựng kênh thông tin nội bộ tuơng tác đa chiều hiệu quả, cho phép nhânviên trao đổi với cấp quản lý, giữa hệ thống kênh phân phối và Hội sở, giữa cácphòng
ban chức năng và đội ngũ nhân viên tác nghiệp để nâng cao hiệu suất, chất luợngcông
việc; đồng thời giúp nhân viên báo cáo kịp thời các hành vi, sự kiện bất thuờng cókhả
năng gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Hệ thống bảo mật giúp hạn chế tối đa sự tiếp cận bất lợi từ các yếu tố bênngoài Ngân hàng, cũng nhu phân quyền tiếp cận nguồn thông tin.
- Xây dựng các phuơng án phòng tránh và xử lý kịp thời các sự cố ảnh huởngđến truyền tải và luu trữ thông tin, dữ liệu.
1.4.4.5 Giám sát và sửa chữa những sai sót
Giám sát và sửa chữa những sai sót là quá trình đánh giá chất luợng hệ thống