1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH

125 23 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Quang Trung Quảng Bình
Tác giả Nguyễn Thị Hường
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 7,9 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN THỊ HƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÀ NẴNG – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN THỊ HƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng M.

Trang 1

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021

Trang 2

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàngMã số: 8340201

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Toàn

ĐÀ NẴNG – NĂM 2021

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 4

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 7

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 8

1.1.3 Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân 9

1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 11

1.1.5 Mục đích quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 12

1.1.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng và nền kinh tế xã hội 13

1.2 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚIKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1 Nhận dạng rủi ro 15

1.2.2 Đo lường rủi ro 18

1.2.3 Kiểm soát rủi ro 27

1.2.4 Tài trợ rủi ro 28

Trang 4

1.3.1 Nhân tố bên trong 31

1.3.2 Nhân tố bên ngoài 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG, QUẢNG BÌNH 35

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH QUANGTRUNG QUẢNG BÌNH 35

2.2.1 Thực trạng công tác nhận diện rủi ro tín dụng KHCN 44

2.2.2 Thực trạng công tác đo lường rủi ro tín dụng KHCN 48

2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chi nhánhQuang Trung Quảng Bình 56

2.2.4 Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN của Agribank chi nhánhQuang Trung Quảng Bình 62

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUANGTRUNG QUẢNG BÌNH 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

Trang 5

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUANG TRUNG, QUẢNG

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH QUANGTRUNG QUẢNG BÌNH 70

3.1.1 Định hướng phát triển chung 70

3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Agribank chi nhánhQuang Trung Quảng Bình 73

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUANG TRUNGQUẢNG BÌNH 74

3.2.1 Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro tín dụng KHCN 74

3.2.2 Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng KHCN 76

3.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng KHCN 77

3.2.4 Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN 83

3.3 KIẾN NGHỊ 85

3.3.1 Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam 85

3.3.2 Kiến nghị đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 93DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Agibank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

TCTD : Tổ chức tín dụngNHTM : Ngân hàng thương mạiNHNN : Ngân hàng Nhà nướcCBTD : Cán bộ tín dụng

NHTM CP : Ngân hàng thương mại cổ phầnCBCNV : Cán bộ công nhân viên

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng NHNN

IPCAS : Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàngBASEL : Ủy Ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hangKHCN : Khách hàng cá nhân

KHDN : Khách hàng doanh nghiệpKQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanhRRTD : Rủi ro tín dụng

RRTDCN : Rủi ro tín dụng cá nhânTDCN : Tín dụng cá nhân

Trang 7

Bảng 1.1 Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng 19

Bảng 1.2 Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD & POOR’S 25

Bảng 2.1 Đặc điểm lao động của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bìnhgiai đoạn 2018-2020 39

Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn từ năm 2018 đến năm 2020 40

Bảng 2.3 Hoạt động tín dụng từ năm 2018 đến năm 2020 41

Bảng 2.4 Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với KHCN (2018 -2020) 42

Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020 43

Bảng 2.6 Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank 49

Bảng 2.7 Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo kỳ hạn 51

Bảng 2.8 Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo tài sản đảm bảo 52

Bảng 2.9 Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo sản phẩm tín dụng 54

Bảng 2.10 Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo nhóm nợ 55

Trang 8

Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro 8Hình 1.2 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng KHCN 11Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành của Agribank chi nhánh Quang TrungQuảng Bình 37

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi các ngân hàng thương mạiViệt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêngtheo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếpcận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyếtcác khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, các ngân hàng Việt Nam đãbắt đầu chuẩn bị các bước dài hơi hơn bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi rotiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai Quản trị rủi ro tín dụng được đặtlên hàng đầu đối với ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.

Rủi ro tín dụng ở mức độ thấp chỉ làm giảm lợi nhuận, giảm nguồn vốn tự cócủa các ngân hàng Còn nếu rủi ro tín dụng không kiểm soát được các NHTM sẽphải đối mặt việc kinh doanh thua lỗ, có thể dẫn đến phá sản, minh chứng cụ thể làcuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2007 - 2009, với điểm xuất phát làsự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ Như vậy có thể nhận thấy rủi ro tín dụng ngàycàng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM Nhất là tại các nước đang pháttriển, đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh chưa tốt, thị trườngtài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp… sẽ làm gia tăng mức độrủi ro đối với hoạt động ngân hàng Do đó quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM hiệnnay trở nên cấp thiết.

Những năm gần đây, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Việt Namnói chung và tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nói riêng đang dầnđược đổi mới và hoàn thiện Việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng làmột trong những hoạt động mà chi nhánh luôn luôn quan tâm và đạt được kết quảnhất định, góp phần vào kết quả kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển bềnvững Tuy nhiên Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình vẫn gặp rất nhiềukhó khăn trong công tác tín dụng, đặc biệt là việc xử lý nợ xấu Việc nợ xấu cao ảnhhưởng lớn đến hoạt động kinh doanh tại đơn vị, đặc biệt là khó khăn về tài chính.Điều này chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Quang

Trang 10

Trung Quảng Bình vẫn còn những hạn chế nhất định Đây là vấn đề mà Agribankchi nhánh Quang Trung, tỉnh Quảng Bình hết sức quan tâm và tìm giải pháp nhằmhoàn thiện hơn công tác này.

Với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro tín dụng,nâng cao chất lượng tín dụng mà cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính giúpAgribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình ngày càng phát triển, bền vững; tôi

chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quang Trung QuảngBình” để nghiên cứu làm luận văn là cấp thiết, phù hợp với mã ngành, có ý nghĩa

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụngvà hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Quang TrungQuảng Bình trong thời gian đến.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong hoạt độngcủa ngân hàng thương mại.

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.

- Về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá thuộc giai đoạn 2020; Các giải pháp đề xuất thuộc giai đoạn 2021 - 2025.

2018-4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được tác giả thực hiện trong luận văn lànghiên cứu định tính trên cơ sở thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhưsau :

- Phương pháp thu nhập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghên cứu đề ra, tácgiả đã thực hiện phân tích định tính Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồnthông tin khác nhau Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từnhững nguồn sau:

+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong cácgiáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng hợp tại AgribankCN Quang Trung Quảng Bình.

+ Nguồn thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, các nhà quảnlý tại Agribank CN Quang Trung Quảng Bình.để nhận diện ra những mặt thànhcông và các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàngcá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện EaH’leo Bắc Đăk Lăk.

- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tàinghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tintừ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tácquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánhQuang Trung Quảng Bình.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thốngkê để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá công tác quảntrị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh QuangTrung Quảng Bình giai đoạn 2017-2020 và đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho vấn

Trang 12

đề này tại chi nhánh.

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân tại Agribank CN Quang Trung Quảng Bình”, tác giả đã tham

khảo một số đề tài nghiên cứu, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ đã được côngbố về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng và các giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủiro tín dụng Ngân hàng như:

- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hồ Đình Hà bảo vệ thành công tại Đại

học Duy Tân năm 2012 “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàngcá nhân tại CN Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” Luận văn

nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngânhàng Thương Mại và đưa ra những hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra Đề tài nghiêncứu làm rõ thêm nhận dạng, đo lường rủi ro tín dụng thông qua mô hình định tínhvề rủi ro tín dụng (mô hình 5C) và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng khác.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập, xử lý số liệu,thống kê, tổng hợp, so sánh Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng RRTD và quảnlý RRTD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh QuảngNgãi, nêu lên những tồn tại trong hoạt động hạn chế RRTD và những nguyên nhângây ra RRTD từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị trong hoạt động phòng ngừa,hạn chế RRTD tại ngân hàng

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Trang (2018) đã bảo vệ thành công

tại Đại học Kinh tế Huế với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạichi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Quảng Trị” Đây là đề tài nghiên

cứu về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng dưới góc độ KHCN trong khoảngthời gian từ năm 2015-2017 Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,và phân tích đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng KHCN, tác giả luận văn đãđề xuất 5 nhóm giải pháp đó là : (1) Về nhận diện rủi ro tín dụng KHCN : tác giả đềxuất xây dựng các nhóm nhận diện rủi ro như rủi ro về mặt pháp lý, rủi ro lựa chọnđối nghịch, rủi ro sau khi cấp tín dụng, rủi ro bên ngoài khách quan Đồng thời đề

Trang 13

nghị nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch phục vụ cho công tác nhận diện rủi rotín dụng, tra cứu thông tin tín dụng trên hệ thống CIC (2) Về công tác đo lường rủiro tín dụng KHCN : tác giả đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệmcủa khách hàng; (3) Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng KHCN: Tác giả đưa racác giải pháp như thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy trình cấp tín dụng, hoàn thiệncông tác thẩm định tài sản đảm bảo, khuyên khích bán bảo hiểm vay vốn tại chinhánh BIDV Quảng Trị; (4) Về công tác tài trợ rủi ro tín dụng KHCN: tác giả đưara các đề xuất nâng cao hiệu quả xử lý nợ đối với chi nhánh và một số các giải phápkhác.

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Đức Diễm My (2018) đã bảo vệ thành

công tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng với đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong chovay KHCN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam” Đây là

đề tài được tác giả thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ đạo là định tínhvới các phương pháp cụ thể là phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, mô tả, thống kê, sosánh dữ liệu, suy luận logic, tổng kết thực tiễn để rút ra các đánh giá nhận xét làmcơ sở cho việc đề xuất giải pháp Nội dung đề tài chỉ rõ trong giai đoạn 2015-2017,Vietinbank CN Quảng Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế trong khâu kiểm soátrủi ro tín dụng KHCN như : bất cập do khâu cung cấp hồ sơ chậm cho phòng Hỗ trợtín dụng gây áp lực cho việc giám sát hiệu quả công việc, không kịp thời cảnh báocác trường hợp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro; hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng vẫncòn một số các bất cập, chưa chú trọng theo dõi việc bảo hiểm hết hạn để đôn đốckhách hàng, việc xử lý nợ đối với KHCN còn nhiều vấn đề vướng mắc, bố trí cánbộ tín dụng không đúng với nghiệp vụ và năng lực được đào tạo Trên cơ sở đó tácgiả đã đi vào đề xuất về việc tái cấu trúc mô hình kiểm soasrt rủi ro như phân táchbộ phận xếp hạng đánh giá tín nhiệm KHCN lần đầu và các lần định kỳ sau giảingân, thiết kế đầy đủ hơn các cảnh báo về việc bảo hiểm tiền vay của KHCN đã quáhạn, tăng cường công tác kiểm tra giám sát khách hàng, tăng cường hệ thống thôngtin tín dụng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ…

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Thạch Việt Anh (2020) đã bảo vệ thành công tại

Trang 14

trường Đại học Ngoại thương với đề tài “Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tronghoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh LángHạ” Đây là đề tài được tác giả thực hiện dựa trên số liệu nghiên cứu tại VIB chi

nhánh Láng Hạ, Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2014-2019 Trên cơ sở phântích thực trạng với một số các khuyết điểm hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tíndụng trong cho vay KHCN tại chi nhánh, tác giả luận văn đã đưa ra các nhóm giảipháp đề xuất hoàn thiện đó là (1) Xây dựng khẩu vị và chiến lược quản lý rủi ro, (2)Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng, (3) Xây dựng mô hìnhlượng hóa tỷ lệ mất vốn tại thời điểm khách hàng vỡ nợ - LGD, (4) Xây dựng cơ sởdữ liệu cho việc thẩm định, (5) Hoàn thiện chính sách tín dụng và truyền thông đầyđủ đến chi nhánh, (6) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ, (7) Tăng cườngkiểm soát hoạt động sau khi cho vay, (8) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ…

Như vậy có thể nó các luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực rủi ro tín dụng tạingân hàng nói chung và rủi ro tín dụng đối với KHCN nói riêng tại các ngân hàngkhác nhau từ trước đến nay là rất nhiều Hầu hết các nghiên cứu đi trước đều thựchiện phương pháp định tính trên cơ sở áp dụng tổng hòa các phương pháp như phântích, tổng hợp, giải thích, so sánh để thu thập số liệu và phân tích số liệu…

Mặc dù vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN đặt trong điều kiệnkhông gian và thời gian tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thì từtrước đến nay trong 3 năm gần nhất chưa có các nghiên cứu thực hiện Đây làkhoảng trống nghiên cứu để tác giả đi vào thực hiện đề tài với bố cục như sau :

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung luận văn của tác giả gồm 3 chương- Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.- Chương 2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Agribank CN Quang Trung, Quảng Bình.

- Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng

cá nhân tại Agribank CN Quang Trung, Quảng Bình.

Trang 15

1.1.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngânhàng, biểu hiện qua việc KH không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn chongân hàng Hay còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hoặc rủi ro sai hẹn, làloại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản, có thể phát sinh khi đối tác khôngthực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng, baogồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khikhoản nợ đến hạn Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi bên thứ ba (ví dụngân hàng thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với ngân hàngnày.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết,chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuêmua, đồng tài trợ dự án, Lúc quyết định cấp tín dụng ngân hàng chưa biết chắcchắn được khả năng có thu hồi được khoản tín dụng ấy hay không bởi vì lúc đó việcthu hồi khoản tín dụng chưa xảy ra.

Theo khoản 1, điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban

hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005) thì "Rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do KH không thực hiện hoặckhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết" [4].

Trang 16

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầunghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành cácloại khác nhau:

- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phânchia thành các loại sau đây:

Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro

Nguồn : Nguyễn Minh Kiều (2009)Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quátrình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ củangân hàng) rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức chovay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đếncông tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).

Rủi rolựa chọn

Rủi ronghiệp vụRủi ro

bảo đảm

Rủi ro tập trungRủi ro

nội tại

Rủi rodanh mụcRủi ro

giao dịch

Rủi rotín dụng

Trang 17

Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạnchế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại(xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vựckinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào mộtsố khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặccùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).

- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủiro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan Rủiro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa,người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốnvay trong khi người vay đó thực hiện nghiêm tỳc chế độ chính sách Rủi ro chủquan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vỡ vụ tìnhhay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vỡ những lý do chủ quan khác.

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơcấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sửdụng vốn vay…

1.1.3 Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân và quản trị rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân

1.1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu củangân hàng thương mại Tuy nhiên, hoạt động trong cho vay khác hàng cá nhân lại làhoạt động có nhiều rủi ro và phức tạp nhất Đặc biệt như Việt Nam, các ngân hàngthiếu đa dạng trong dịch vụ tài chính, các sản phẩm, dịch vụ còn chưa phong phú.Thu nhập từ hoạt động này là chủ yếu và thậm chí gần như duy nhất Vì vậy, RRTDtrong cho vay khách hàng cá nhân cao hay thấp sẽ quyết định kết quả kinh doanhcủa ngân hàng.

Theo Khoản 1, Điều 3 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng banhàng kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc

Trang 18

Ngân hàng Nhà nước thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chứctín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánhngân hàng nước ngoài, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năngthực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Các định nghĩa về RRTD khách hàng cá nhân khá đa dạng nhưng chúng ta cóthể rút ra các nội dung cơ bản của RRTD khách hàng cá nhân như sau:

- RRTD khi KHCN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trảnợ theo hợp đồng, bao gồm tiền gốc hoặc lãi vay Sự thực hiện không đầy đủ có thểlà trễ hạn hoặc là không thanh toán.

- RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trịthị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ hoặc ởmức độ cao hơn là phá sản.

1.1.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hiện nay có nhiều quan điểm về vấn đề quản trị RRTD: Quản trị RRTD là quátrình quản trị có hệ thống với bốn hoạt động cơ bản: nhận diện rủi ro, đo lường rủiro, đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro Kết quả của mỗi khâu trước sẽ là tiền đề cho cáckhâu sau.

Quản trị RRTD là quá trình ngân hàng sử dụng tổng thể các biện pháp tác độngđến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa vàkiểm soát, xác định mức rủi ro có thể xảy ra ở mức lường trước được và hạn chế tổnthất ở mức thấp nhất, tức là ở dưới mức tổn thất dự kiến.

Quản trị RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân là một bộ phận của quản trịRRTD nằm trong khuôn khổ QTRR chung của NHTM Ban lãnh đạo ngân hàng cótrách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với đối tượngkhách hàng cá nhân, trong đó xác định rõ lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng để thiếtlập một hệ thống kiểm soát và quản lý RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân hiệuquả Quản trị RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân bao gồm 4 bước: Nhận dạngrủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro để giảm thiểu những tổn thất,mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân

Trang 19

nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.

1.1.4 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

RRTD nói chung và RRTD cá nhân nói riêng xảy ra khi người vay không trảđược nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy đủ Dựa trên phương thức quản lý RRTD hiệnnay, ta cũng có thể phân chia RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân thành bốncấp độ theo mức độ rủi ro.

- Không thu được lãi đúng hạn: đây là cấp độ thấp nhất là khi người vay không

trả được lãi đúng hạn, khi đó ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treophát sinh và lãi phạt chậm trả Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vìngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đềuxuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng.

- Không thu được vốn đúng hạn: khi không thu được vốn đúng hạn, một phần

do một lượng vốn cho vay lớn bị mất Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển số nợ vốn đósang mục nợ quá hạn phát sinh Khoản mục này phát sinh vào thời gian hết hạn củahợp đồng tín dụng Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát hiện thực của ngânhàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm so với kếhoạch đã đề ra trình ngân hàng.

Hình 1.2 Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng KHCN

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2003)

1 Nợ không cókhả năng thu hồi

2 Xóa nợ1 Treo lãi

2 Miễn giảm lãiNợ quá hạn phát

sinh1 Lãi treo

2 Lãi chậm trả

Không thu đủvốn (mất vốn)Không thu đủ

lãiKhông thu được

vốn đúng hạnKhông thu được

lãi đúng hạn

Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Trang 20

- Không thu được đủ lãi: khi ngân hàng không thu được đủ lãi thì tình hình đã

trở nên nghiêm trọng hơn Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệuquả đến mức không thể trả đủ lãi cho ngân hàng Khi đó, ngân hàng phải chuyểnkhoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiệngiảm hoặc miễn lãi cho khách hàng.

- Không thu đủ vốn cho vay: tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân hàng không

thu đủ vốn cho vay và lúc này ngân hàng đã bị mất vốn Tại thời điểm này, ngânhàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi.

1.1.5 Mục đích quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hoạt động tín dụng trong đó hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và truyềnthống của ngân hàng, nó gắn liền với lịch sử ra đời của ngân hàng Tỷ trọng của hoạtđộng tín dụng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của ngânhàng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính và chủ yếu chongân hàng, đây cũng chính là hoạt động tìm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng Do đó,quản trị RRTD khách hàng cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động củangân hàng.

Bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước: Do khônglường và tránh được tất cả thất bại/tổn thất trong hoạt động tín dụng, NHTM phải tựxây dựng và thực hiện các chính sách về quản trị trong cho vay khách hàng cá nhânvới mục đích tự bảo vệ mình trước các thất bại/tổn thất trong quá trình hoạt động tíndụng.

Bảo đảm mức độ RRTD mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năngvề vốn và tài chính của ngân hàng: RRTD luôn được giám sát chặt chẽ với các tiêuchí đo lường, cảnh báo theo các mức độ khác nhau để đảm bảo rằng RRTD đượckiểm soát và không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng.

Bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng Dođó, mục đích của QTRR hoạt động tín dụng của NHTM phải đảm bảo rằng nếu có xảy raRRTD cũng phải tuân thủ nguyên tắc không được ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhvà tồn tại của ngân hàng.

Trang 21

Với mục đích trên ta thấy rằng quản trị RRTD trong cho vay khách hàng cánhân là hoạt động tất yếu, thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động củangân hàng Quản trị RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân tốt là yếu tố chủ yếuquyết định thành công của ngân hàng.

1.1.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội

RRTD luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NH và có thể gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc giavà lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

* Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- RRTD làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ được coi làquá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãihoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phầndo các chi phí quản lý, giám sát phát sinh Mặt khác, nếu các khoản nợ quá hạnchuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặpkhó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợkhi phát mại tài sản cũng làm tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng.

- RRTD xảy ra làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao, không những làmgiảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khảnăng thanh toán của ngân hàng Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liênngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiềuthời gian Nếu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, ngânhàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

- RRTD làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng Khi ngân hàngmất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngânhàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạntrên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tìnhhình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngânhàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong

Trang 22

việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.

* Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

- Hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiềungành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế, còn là một tổ chứctrung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi cóRRTD xảy ra thì không những NH bị thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bịảnh hưởng Hơn nữa, khi một NH gặp phải RRTD sẽ có tác động dây chuyền, trướctiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nênmột ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại làm chotoàn bộ hệ thống NH gặp khó khăn.

- Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện chứcnăng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được Hơn nữa, sự đổvỡ của NH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suythoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp, xã hội mất ổn định và các chính sáchtiền tệ của chính phủ không còn thực thi,…

Tóm lại, RRTD của một NH xảy ra ở mức độ khác nhau, nhẹ nhất là NH bịgiảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay, nặng hơn là khi NH không thu đủ cảgốc lẫn lãi dẫn đến NH bị thua lỗ Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phụcđược, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệthống NH nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sứcthận trọng và có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trongkhi cấp tín dụng.

1.2 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚIKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân gồmquá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro trong hoạt động tín dụngkhách hàng cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chấtlượng và phát triển bền vững đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của

Trang 23

ngân hàng Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trìnhchặt chẽ, liên tục hoạt động trước sẽ định hướng cho hoạt động sau tạo thành mộtchu trình liên tục, có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu của công tác quản trị rủito đặt ra.

Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn nhận biết rủi ro gồm có:

(i) Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơrủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…

(ii) Phân tích đánh giá khách hàng: nhằm phát hiện những nguy cơ rủi ro trongtừng khách hàng và từng khoản nợ cụ thể Phân tích đánh giá khách hàng là cả mộtquá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng,tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận dạng rủi ro tín dụng bao gồm các côngviệc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạtđộng tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉnhững loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới cóthể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường, kiểmsoát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp.

Đối với một tổ chức tín dụng, yêu cầu nhận dạng rủi ro phải được thực hiện

Trang 24

với toàn bộ hoạt động tín dụng (để phục vụ cho công tác quản trị điều hành kinhdoanh tín dụng), và cả với từng khoản cấp tín dụng/khách hàng cụ thể (để phục vụcho việc ra quyết định tín dụng).

* Các phương pháp nhận dạng rủi ro tín dụng:

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: Việc đặt và trảlời các câu hỏi thích hợp sẽ giúp ta nhận dạng được rủi ro và đề xuất được các biệnpháp quản trị rủi ro Các câu hỏi xoay quanh những vấn đề như: các khoản cấp tíndụng tương tự đã gặp phải những rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuấthiện của loại rủi ro đó trong một thời kỳ nhất định? Những biện pháp phòng ngừa,biện pháp tài trợ đã được sử dụng? Kết quả đạt được? Những rủi ro chưa xảy ranhưng có thể xuất hiện?

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng để xác định được nguy cơ rủi rocủa khách hàng về tài sản, cấu trúc nguồn vốn, dòng tiền, khả năng sinh lời, khảnăng thanh toán…

- Thanh tra hiện trường: là phương pháp nhận dạngrủi ro nhờ vào việc quansát, theo dõi trực tiếp tình hình thực tế về địa điểm thực hiện phương án, dự án sảnxuất kinh doanh, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng…sau đó sẽ tiến hànhphân tích, đánh giá để nhận dạng rủi ro.

- Tham khảo các ý kiến của chuyên gia là thông qua các giao tiếp thườngxuyên và có hệ thống với các bộ phận khác trong tổ chức Các giao tiếp này baogồm:

+ Mở rộng việc thăm viếng các nhân viên quản lý và nhân viên ở các bộ phậnkhác qua đó nhà quản trị rủi ro cố gắng có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạtđộng cũng như các tổn thất có thể có từ các hoạt động này.

+ Các báo cáo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ phận do họ tự đề xướnghoặc thực hiện theo một hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm giúp nhà quản trị rủiro nắm được những thông tin cần thiết.

+ Không nên xem thường tính quan trọng của hệ thống giao tiếp như thế Cácbộ phận này thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro mà nhà

Trang 25

quản trị rủi ro có thể bỏ sót Thật vậy, sự thành công của nhà quản trị rủi ro phụthuộc rất nhiều vào tinh thần hợp tác của các bộ phận trong tổ chức.

- Phân tích hợp đồng: đây là phương pháp dựa vào việc phân tích tính pháp lýcũng như các điều khoản của hợp đồng kinh tế của khách hàng nhằm phát hiện cácrủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, rủi ro đối với thịtrường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh: rủi ro trong thực hiệnhợp đồng, rủi ro trong thanh toán… để qua đó đàm phán xây dựng hợp đồng theohướng giảm thiểu các rủi ro.

- Phân tích lưu đồ: Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quá trình cấptín dụng, phân tích từ khâu đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đến khâuthẩm định tín dụng, ra quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi khoản vay cho đếnkhâu cuối cùng là thu nợ Vì rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào nên việc theo sátquy trình sẽ giúp ngân hàng xác định rủi ro xuất hiện và tập trung nhất ở khâu nàođể có biện pháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả.

- Thu thập thông tin: ngân hàng sẽ tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồnkhác nhau, từ khách hàng cung cấp, trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ đối tác củakhách hàng, tạp chí, truyền hình, internet…giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quát,thêm nhiều thông tin về khách hàng vay vốn, khắc phục những rủi ro do thông tinbất cân xứng, nhiều thông tin về đánh giá khách hàng.

- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: Các nhà quản trị rủi ro có thểtham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất qua các biến cố rủi ro đã xảy ra tại tổchức Các thông tin trong quá khứ cho phép dự báo các thông số liên quan đến rủiro tiềm năng Cụ thể, số liệu thống kê cho phép các nhà quản trị rủi ro đánh giá xuhướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà tổ chức phải đối mặt; tạo điều kiệncho công tác nghiên cứu phân tích một số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị tríxảy ra sự cố…; số liệu thống kê về tổn thất trong quá khứ còn cho phép nhà quản trịrủi ro có thể lập dự toán tổng chi phí tổn thất hay quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồnvốn tự có của tổ chức.

Trên thực tế, các NH thường phối hợp nhiều phương pháp để tối ưu hóa nhận

Trang 26

dạng RRTD Việc áp dụng các phương pháp nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể củatừng ngân hàng và sự vận dụng linh hoạt, hiệu quả của CBTD.

Để hoạt động nhận dạng RRTD có hiệu quả thì hoạt động quản trị rủi ro tíndụng phải đảm bảo được hai vấn đề là: nhận thức của người lãnh đạo, nhà quản trịnói chung đối với hoạt động quản trị phải có nhận thức đầy đủ và sâu rộng về hoạtđộng quản trị rủi ro; thứ hai là vấn đề thông tin phải đầy đủ, chính xác, xử lý thôngtin khoa học, kịp thời và thông tin phải sử dụng đồng bộ, hợp lý.

1.2.2 Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóamức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng antoàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro Mục đíchcủa đo lường rủi

Đo lường RRTD trong hoạt động của ngân hàng cần phải đạt được hai yếu tốquan trọng: Khả năng hay xác suất gặp phải RRTD và mức độ tổn thất khi RRTDxảy ra Bất kỳ sai lệch trong việc xác định khả năng và mức độ tổn thất đều làm mấtđi tính chủ động và khả năng chấp nhận của ngân hàng gây lãng phí và nghiêmtrọng hơn khi tổn thất xảy ra trên thực tế lớn hơn mức đo lường dự kiến.

Các chỉ số được sử dụng để quản lý chất lượng hoạt động tín dụng tạicác ngân hàng

Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với toàn bộ hoạt động kinhdoanh tín dụng của ngân hàng thông thường sẽ được thực hiện trên cơ sở lập và

phân tích các chỉ tiêu: (1) Tỷ lệ nợ quá hạn(2) Tỷ lệ mất vốn; (3) Tỷ lệ dự phòng rủiro tín dụng; (4) Khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất vốn; (5) Khả năng bùđắp rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng; (6) Đo lường khả năng bị rủi ro Các chỉ

tiêu này được xác định như sau:

Trang 27

Các chỉ tiêu phản ảnh tình hình rủi ro mất vốn

- Phản ảnh số vốn đã trích dựphòng rủi ro do nợ xấu Tỷ lệ dựphòng RRTD càng cao cho thấychất lượng tín dụng thấp.

- R: là khoản tiền được trích lập đểdự phòng cho những tổn thất có thểxảy ra do khách hàng của tổ chứctín dụng không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết

1 Tỷ lệ dựphòng RRTD =

Dự phòng RRTD đượctrích lập (R)

- A: giá trị của khoản nợ

- C: Giá trị khấu trừ của TSĐB- r: Tỷ lệ trích lập dự phòng đối vớitừng nhóm nợ như sau: Nhóm 1:0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%;Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%(Quyết định số 22/VBHN-NHNNngày 04/6/2014)

Tổng dư nợ trong kỳbáo cáo

R=max{0,(A-C)}x r2 Tỷ lệ mất vốn = Mất vốn đã xoá cho kỳ

báo cáo

Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực tếcủa ngân hàng vì các khoản nợ này

Trang 28

Dự phòng RRTD đượctrích lập

Phản ảnh quỹ dự phòng RRTDđược trích lập có thể bù đắp baonhiêu % Khi dư nợ bị thất thoát.Dư nợ bị thất thoát

2 Hệ số khảnăng bù đắp

Dự phòng RRTD đượctrích lập

Phản ảnh quỹ dự phòng RRTDđược trích lập có thể bù đắp baonhiêu % khi NQH khó đòi bị thấtthoát

NQH khó đòi

Đo lường khả năng bị rủi ro

1 Xác xuất rủiro dự kiến (P) =

Số món cho vay bị rủiro trong kỳ báo cáo

Phản ảnh xác suất bị rủi ro tín dụngTổng số lần cho vay

trong kỳ báo cáo

(Nguồn : Nguyễn Văn Tiến, 2010)

Các mô hình được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp đểlượng hóa mức độ rủi ro tín dụng Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tíndụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phòng để tàitrợ cho rủi ro tín dụng Để đo lường rủi ro, ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tinvà phân tích, đánh giá rủi ro Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lườngrủi ro.

Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, người ta sử dụng cả haitiêu chí: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức độ nghiêm trọng

Trang 29

của tổn thất) Trong đó, tiêu chí biên độ rủi ro của tín dụng đóng vai trò quyết định.Đo lường rủi ro tín dụng giúp ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng cho kháchhàng; định kỳ hoặc đột xuất đánh giá lại rủi ro tín dụng cho toàn bộ danh mục tíndụng; cho phép ngân hàng lường trước được những dấu hiệu mà khoản cấp tín dụngcó chất lượng xấu đi để có biện pháp đối phó kịp thời Việc đánh giá, đo lường rủiro tín dụng giúp ngân hàng ước lượng được mức tổn thất có thể xảy ra để phân loạitín dụng làm cơ sở trích lập dự phòng.

Có hai phương pháp cơ bản để phân tích, đo lường rủi ro tín dụng là phươngpháp định tính và phương pháp định lượng Hai phương pháp này không loại trừ lẫnnhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân tích, đo lường rủi ro tín dụng Do vậy, tùy tìnhhình thực tế mà ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp hoặc sử dụngcả hai phương pháp để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

- Phương pháp định tính là phương pháp mà ngân hàng tiến hành thu thậpthông tin, phân tích thông tin, đo lường rủi ro tín dụng khách hàng vay về các mặt:Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, nhucầu vốn vay, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay ngân hàng, các biện pháp đảmbảo nghĩa vụ trả nợ.

- Phương pháp định lượng là phương pháp mà ngân hàng xây dựng hệ thốngxếp hạng tín dụng khách hàng thông qua việc chấm điểm hai nhóm chỉ tiêu: Nhómchỉ tiêu phi tài chính, nhóm các chỉ tiêu tài chính và tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu thểhiện mức độ quan trọng của từng nhóm chỉ tiêu Kết quả xếp hạng tín dụng chophép ngân hàng phân khách hàng vay vốn ra thành nhiều nhóm khách hàng khácnhau có mức độ rủi ro khác nhau Tương ứng với mỗi nhóm khách hàng, ngân hàngáp dụng các chính sách khách hàng khác nhau và giám sát khoản tín dụng phù hợpvới mức độ rủi ro được đo lường cho từng nhóm khách hàng.

Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C

Đây là mô hình ngân hàng tiến hành nghiên cứu, phân tích hồ sơ đề nghị cấptín dụng Đó là mô hình chất lượng 6C, liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6khía cạnh – 6C” của khách hàng là: Tính cách (Charater), Năng lực (Capacity), Thu

Trang 30

nhập (Cash), Tài sản thế chấp (Collateral), Điều kiện (Condition) và Kiểm soát(Control)

(1) Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xinvay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tíndụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh củakhách hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ vay đối vớikhách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khácnhư từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đạichúng .

(2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định luật pháp củaquốc gia Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hànhvi dân sự.

(3) Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trảnợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bánthanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán…

(4) Bảo đảm tiền vay: (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụngvà là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng qui định các điều kiện tùy theochính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thungân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trungương theo từng thời kỳ.

(6) Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luậtpháp có liên quan và qui chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay haykhông? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hànghay không?

Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem làkhả thi.

 Mô hình định lượng rủi ro tín dụng

Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng.

Trang 31

Mô hình này được xem là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan Hiện nay,hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại hơn, đó làviệc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đóxác định phần bù rủi ro tín dụng và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một kháchhàng cũng như trích để lập dự phòng rủi ro Sau đây là một số mô hình lượng hóarủi ro tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất:

+ Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z này do E.I Altman thiết lập để cho điểm tín dụng đối vớicác công ty sản xuất tại Mỹ, mô hình này được thiết lập phụ thuộc vào: chỉ số cácyếu tố tài chính của khách hàng vay, tầm quan trọng của các yếu tố này trong việcxác định xác suất mất khả năng thanh toán của khách hàng vay

Mô hình này phụ thuộc vào: (1) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;(2) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”.X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trịsố Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơvỡ nợ cao.

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.1,8 < Z <3: Không xác định được.

Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơrủi ro tín dụng cao.

Trang 32

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.

Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủiro và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng củamỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đếnmức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầmquan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy, bản thâncác chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiệnkinh doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.

Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóngmột vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng củakhách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩmô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).

+ Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & poor’s

Đây là mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải cóphần mềm quản lý tập trung Khách hàng đề nghị cấp tín dụng sẽ được chấm điểmdựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính như: Tình hình tài chính, năng lực sảnxuất kinh doanh, hiệu quả dự án hoặc phương án vay vốn, mối quan hệ với kháchhàng và các đối tác Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạngtư nhân, trong đó có Moody và Standard&Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Trang 33

Bảng 1.2 Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD & POOR’S

AAA Chất lượng cao nhất

(Nguồn : Nguyễn Văn Tiến, 2010)

+ Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm đểxử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bấtđộng sản,…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ sốtín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điệnthoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc

Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ1-10 Trong điều kiện tại Việt Nam, mô hình điểm số tín dụng thường được sử dụngdo có nhiều ưu điểm như đơn giản, nhanh chóng, phản ánh khá toàn diện.

Trang 34

Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vayvà giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng

Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thíchứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

+ Mô hình xác định giá trị rủi ro tới hạn Var (Value at Risk)

Giá trị tới hạn (VAR) là một thước đo về tổng mức rủi ro trong một danh mụccác tài sản tài chính cho các nhà quản trị cao cấp

Khi sử dụng thước đo giá trị rủi ro tới hạn, nhà quản trị tính cho một danh mụctài sản của một tổ chức tài chính theo cách như sau:

“Chúng ta có X% chắc chắn rằng chúng ta sẽ không mất nhiều hơn V đồngtrong vòng N ngày tới”

Biến số V là giá trị rủi ro tới hạn của danh mục tài sản Đó là một hàm số gồm2 biến: N biểu diễn trục thời gian nằm ngang, và X là mức độ tin tưởng Có nghĩa lànhà quản trị tin rằng mức độ thua lỗ trong vòng N ngày với mức chắc chắn X%không vượt quá một mức rủi ro xác định V

Nếu tính vốn của ngân hàng theo mức độ rủi ro của thị trường, thì các nhàquản lý sẽ sử dụng N = 10 ngày và X = 99 Điều này có nghĩa là họ tập trung vàomức thua lỗ trong thời gian 10 ngày mà nó được hy vọng rằng không vượt quá 1%.Vốn mà họ yêu cầu ngân hàng duy trì ít nhất gấp 3 lần giá trị rủi ro tới hạn này

Nhìn chung, khi N ngày là quãng thời gian nghiên cứu biểu diễn theo trục nằmngang và X% là mức độ chắc chắn thì VAR là giá trị khoản lỗ tương ứng với (100-X %) theo quy luật phân phối chuẩn về mức độ biến động giá trị của danh mụctrong vòng N ngày tới Ví dụ: khi N = 5 và X = 97, có nghĩa là 3% theo quy luậtphân phối chuẩn sẽ là mức độ biến động giá trị danh mục trong vòng 5 ngày tới

Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất Một số nhànghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị chọn lựa được mộtdanh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủiro cao hơn

1.2.3 Kiểm soát rủi ro

Trang 35

Kiểm soát là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược,chương trình hành động… để ngăn ngừa né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất,những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức Nhằm mục tiêu phòngchống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảotoàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của phápluật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quảtrong hoạt động ngân hàng Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

- Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lậpchính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩmđịnh, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

- Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểmtra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mụcđích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…

- Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tíndụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

* Có nhiều biện pháp để kiểm soát:

- Biện pháp né tránh rủi ro: Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra, nétránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Tập trung tác động vào chính mối nguy hiểmđể ngăn ngừa tổn thất, ví dụ: mua bảo hiểm, tập trung tác động vào môi trường rủiro, chọn ngân hàng uy tín để mở L/C, mua bảo hiểm rủi ro, tập trung vào sự tươngtác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro => thông qua trung gian, người thứ 3 đểtiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương.

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Cứu vớt tài sản còn sử dụng được, chuyểnnợ; ví dụ: bồi thường bảo hiểm cho bên thứ 3 xây dựng các kế hoạch phòng ngừarủi ro; dự phòng; phân tán rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho ngườikhác, tổ chức khác hoặc ký hợp đồng với người khác/tổ chức khác trong đó quyđịnh chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.

Trang 36

- Đa dạng hóa rủi ro: đa dạng thị trường, khách hàng để phòng chống rủi ro.

1.2.4 Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làmlành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay chokhách hàng Đối với các khoản tín dụng được tài trợ rủi ro thì chuyển sang theo dõingoại bảng và ngân hàng tiếp tục sử dụng các biện pháp khắc phục xử lý để tận thuhồi nợ Nguồn vốn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Trích lập dự phòng rủi ro, quỹdự phòng tài chính, trợ cấp của chính phủ Trong các nguồn đó thì nguồn hình thànhtừ việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nguồn chủ yếu và sử dụng trước để tài trợrủi ro tín dụng, nếu sử dụng nguồn này không đủ thì tiếp tục sử dụng quỹ dự phòngtài chính để tài trợ rủi ro tín dụng Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ đểtài trợ cho rủi ro tín dụng thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường.

Xét về mặt quá trình thực hiện thì hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng phải gồmhai giai đoạn: Giai đoạn xây dựng phương án tạo nguồn, và giai đoạn thực hiện tàitrợ Dựa theo thời gian mà quỹ tài trợ được chuẩn bị, tài trợ rủi ro có thể phânthành: Tài trợ rủi ro quá khứ; tài trợ rủi ro hiện tại; tài trợ rủi ro tương lai Dựa vàongười gánh chịu tổn thất, tài trợ rủi ro có thể chia thành: Lưu giữ tổn thất (sử dụngnguồn bù đắp tổn thất là nguồn vốn tự có, hoặc nguồn mượn từ bên ngoài); vàchuyển giao tài trợ (sử dụng nguồn kinh phí của bên ngoài để tài trợ, bù đắp tổn thấtthông qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm) Cũng như đối với các loại rủiro khác, kỹ thuật tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm các phương án:

- Tự khắc phục: Là việc ngân hàng dùng nguồn tài chính tự có của mình để bù

đắp cho khoản mất mát, tổn thất mà rủi ro gây ra Nguồn vốn tự có dùng để bù đắptổn thất ở đây chủ yếu từ việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thườngxuyên từ lợi nhuận hàng năm của ngân hàng.

- Chuyển giao rủi ro: Là việc chuyển giao toàn bộ hoặc một phần kinh phí bù

đắp tổn thất cho đối tượng khác bên ngoài gánh chịu (chuyển giao trách nhiệm tàichính) Ở đây cũng cần làm rõ thêm về cụm từ “chuyển giao” Chuyển giao có thểlà các phương pháp kiểm soát rủi ro, hoặc phương án tài trợ rủi ro.

Trang 37

+ “Chuyển giao kiểm soát rủi ro” có nghĩa là:

(1) Chuyển tài sản hoặc hoạt động của nó cho người khác kiểm soát;

(2) Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người chuyển giao đối với tổnthất cho người được chuyển giao;

(3) Xóa bỏ bổn phận được giả định là của người chuyển giao đối với các tổnthất.

+ “Chuyển giao tài trợ rủi ro”, ngược lại, là cung cấp một nguồn kinh phí bên

ngoài được dùng để thanh toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện Nó được thực hiệnthông qua các hợp đồng bảo hiểm (theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bùđắp những tổn thất được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, và người được bảohiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ chongười bảo hiểm); hoặc hợp đồng phi bảo hiểm (là hợp đồng nhằm giải quyết cácvấn đề khác, nhưng có một số thỏa thuận chuyển giao trách nhiệm tài chính đối vớitổn thất tài sản trực tiếp, hoặc thu nhập Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểmkhác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểmvề mặt pháp lý).

Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, phương pháp chuyểngiao tài trợ rủi ro được thực hiện chủ yếu là bằng các hợp đồng bảo hiểm.

- Trung hòa rủi ro: là việc thực hiện trao đổi những đặc điểm có lợi cho nhau

với một đối tượng khác để hai bên cùng có lợi, hạn chế mức độ tổn thất Phươngpháp trung hòa được mô tả như là hành động mà nhờ đó một khả năng thắng đượcbù trừ từ khả năng thua Hay nói cách khác, trung hòa một rủi ro là sử dụng việcđánh cược có kết quả ngược với rủi ro Trong quản trị rủi ro tín dụng, nó được thựchiện bằng các hợp đồng tương lai (Future) hoặc hợp đồng hoán đổi (SWAP).

* Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phóvới những tổn thất tín dụng dự kiến.

Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thực hiện trích dự phòng và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo quyết định số quyết định số

Trang 38

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 củangân hàng nhà nước Việt Nam Quy định về việc quy định phân loại nợ, trích lập vàsử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổchức tín dụng.

Dự phòng rủi ro (DPRR): Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phíhoạt động của tổ chức tín dụng Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng rủi ro trung vàdự phòng rủi ro cụ thể.

+ Dự phòng rủi ro cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụthể các khoản nợ theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 Quyết định số quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 củangân hàng nhà nước Việt Nam để dự phòng cho những tổn thất tín dụng có thể xảyra.Tỷ lệ và số tiền được trích cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: 0%b) Nhóm 2: 5%c) Nhóm 3: 20%d) Nhóm 4: 50%đ) Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r : tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

+ Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổnthất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể vàtrong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượngcác khoản vay suy giảm Trích dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng giá

Trang 39

trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4

* Thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro:

Những khoản vay đã xử lý rủi ro khó thu hồi được theo dõi riêng và từngtrường hợp có biện pháp và xử lý cụ thể.

Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụngbằng dự phòng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đốivới tổ chức tín dụng.

Việc tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏiphải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ để chuẩn bị tiến hành tranh chấp.

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.3.1 Nhân tố bên trong

- Thứ nhất; chiến lược kinh doanh Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đếnhiệu quả tín dụng Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranhthành công trên thị trường Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựachọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so vớicác đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở một chiến lượckinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ranhững kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đềra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kếhoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…

- Thứ hai; các chính sách, quy định của ngân hàng Đó là chính sáchchăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay; Các quy định về lãi suất vàphí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có củangười dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sảnđảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phứctạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…

- Thứ ba; chất lượng cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người trực tiếp

Trang 40

tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tụcvay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyếtđịnh cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát saukhi cho vay và thu nợ Do đó, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trêncơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ nănglực tài chính, có tư cách đạo đức tốt thì các khoản cho vay diễn ra an toàn vàhiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Thứ tư; công tác thông tin Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngânhàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năngcủa khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay chongân hàng Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi rocho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi rođó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Từ đólàm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay.

1.3.2 Nhân tố bên ngoài

- Thứ nhất; năng lực tài chính của khách hàng Với mỗi cán bộ tín dụngvấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ Mộtkhoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủnhững yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩavụ trả nợ Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ vềtính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.

- Thứ hai; nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng Ngoài những nhântố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởngtới cho vay, đó là đạo đức khách hàng Nếu như khách hàng là người có ýthức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạtđộng cho vay, các quy định cũng sẽ không quá khắt khe.

Ngày đăng: 19/04/2022, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro (Trang 11)
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng KHCN - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng KHCN (Trang 14)
Bảng 1.1. Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 1.1. Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng (Trang 22)
Đo lường rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
o lường rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng (Trang 23)
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình (Trang 40)
Bảng 2.1. Đặc điểm lao động của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 2.1. Đặc điểm lao động của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 (Trang 42)
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình (Trang 43)
Qua số liệu huy động vốn tại bảng 2.2 có thể thấy được với tổng nguồn vốn huy động tăng đều đặn và ổn định qua các năm - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
ua số liệu huy động vốn tại bảng 2.2 có thể thấy được với tổng nguồn vốn huy động tăng đều đặn và ổn định qua các năm (Trang 44)
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020 - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 – 2020 (Trang 46)
Bảng 2.6. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank Xếp hạng KH theo HTXH nội bộPhân loại nhóm nợ Nhóm nợ - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 2.6. Thang xếp hạng tín dụng nội bộ Khách hàng Agribank Xếp hạng KH theo HTXH nội bộPhân loại nhóm nợ Nhóm nợ (Trang 52)
Bảng 2.7. Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo kỳ hạn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 2.7. Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo kỳ hạn (Trang 54)
Bảng 2.9. Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo sản phẩm tín dụng - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
Bảng 2.9. Rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh theo sản phẩm tín dụng (Trang 56)
Theo số liệu tại bảng 2.8 về cơ cấu tín dụng cá nhân phân theo tài sản đảm bảo tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thì hầu hết tất cả món vay đều có tài sản đảm bảo, những món vay không tài sản đảm bảo chủ yếu là cho vay cán bộ nhân viên Agriban - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
heo số liệu tại bảng 2.8 về cơ cấu tín dụng cá nhân phân theo tài sản đảm bảo tại Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thì hầu hết tất cả món vay đều có tài sản đảm bảo, những món vay không tài sản đảm bảo chủ yếu là cho vay cán bộ nhân viên Agriban (Trang 56)
- Theo số liệu tại bảng 2.9, hoạt động tín dụng cá nhân Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình tập trung ở một số nhóm sản phẩm chủ yếu: Cho vay bất động sản (mua nhà, xây nhà), cho vay mua phương tiện vận tải, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cán  - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
heo số liệu tại bảng 2.9, hoạt động tín dụng cá nhân Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình tập trung ở một số nhóm sản phẩm chủ yếu: Cho vay bất động sản (mua nhà, xây nhà), cho vay mua phương tiện vận tải, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay cán (Trang 58)
Agribank bán nợ cho VAMC về bản chất là làm sạch nợ trong bảng cân đối, Chi nhánh vẫn phải thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác để thu hồi nợ vay - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH
gribank bán nợ cho VAMC về bản chất là làm sạch nợ trong bảng cân đối, Chi nhánh vẫn phải thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác để thu hồi nợ vay (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w