Một số giải pháp, khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ...18 5... Hệ thống các ngân hàng thương mại tạ
Trang 2Hà nội, ngày 11 tháng 06 năm 2021
Mục lục
1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 1
2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3
2.2 Chức năng của ngân hàng 3
2.2.1 Trung gian tài chính 3
2.2.2 Trung gian thanh toán 4
2.2.3 Tạo tiền (phương tiện thanh toán) 4
2.3 Các dịch vụ khác của ngân hàng thương mại 4
2.4 Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào NHTM 5
3 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHTM VIỆT NAM 7
3.1 Năm xu hướng ứng dụng công nghệ của hoạt đông kinh doanh ngân hàng 7 3.2 Đi vào một ví dụ cụ thể ở Việt Nam – Ngân hàng Techcombank 8
3.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Techcombank 8
3.2.2 Techcombank đã đầu tư cho công nghệ như thế nào? 9
3.2.3 Một số sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu đã áp dụng công nghệ của Techcombank 11
4 CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ VÀ GIẢI PHÁP 16
4.1 Rút kinh nghiệm từ Techcombank 16
4.2 Tác động của việc ứng dụng Công nghệ trong hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam 16
4.2.1 Ảnh hưởng tích cực 16
4.2.2 Hạn chế, thách thức 17
4.3 Một số giải pháp, khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động và phát triển sản phẩm dịch vụ 18
5 KẾT LUẬN 21
6 Tài liệu tham khảo: 22
Trang 31 Mở đầu1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ứng dụng công nghệ đang trở thành một trong những xu hướng tấtyếu trong mọi lĩnh vực, ngành nghề Doanh nghiệp khó có thể trụ vững và phát triểnnếu như không ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh Đặc biệt, kể từ đầu năm
2020 đến nay, sự bùng phát của dịch bệnh Covid 19 đã thúc đẩy việc sử dụng côngnghệ của con người một cách mạnh mẽ Trong đó, nhu cầu liên quan đến các dịch vụcủa ngân hàng cũng tăng đáng kể Hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Namhiện nay đã và đang đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động vàcung ứng sản phẩm dịch vụ Để có thể hiểu rõ hơn về về những lợi ích, hạn chế, cơ hội
và thách thức trong vấn đề này, nhóm 7 quyết định lựa chọn “XU HƯỚNG ỨNGDỤNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH
VỤ CỦA NHTM VIỆT NAM”, lấy ngân hàng Techcom Bank làm mục tiêu phân tích
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động vàcung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạtđộng và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM ở Việt Nam nói chung và Ngân hàngthương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng
1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận về xu hướng ứng dụng công nghệtrong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM ở Việt Nam
Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thươngmại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệtrong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho ngành ngân hàng Việt Nam nóichung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng
1
Trang 42 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính quan trọng hệ thống tàichính của các quốc gia NHTM là một trong những nhà cung cấp tín dụng chính chokhu vực hộ gia đình và doanh nghiệp và vận hành cơ chế thanh toán Ngân hàngthương mại thường là công ty cổ phần hoặc thuộc sở hữu tư nhân
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chứctín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toánqua tài khoản
2.2 Chức năng của ngân hàng
2.2.1 Trung gian tài chính
Ngân hàng là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư dưới hình thức nhận tiền gửi và cấp tín dụng
Hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế gồm: (1) các cá nhân và tổ chứctạm thời có nhu cầu chi cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập hoặc vốn hiện có, vìvậy phát sinh nhu cầu bổ xung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức có thu nhập hoặcvốn hiện tại lớn hơn các khoản chi cho hàng hoá, dịch vụ, vì vậy có tiền để tiết kiệm.Tuy nhiên, để vốn có thể luân chuyển trực tiếp từ nhóm (1) tới nhóm (2), sẽ cónhiều giới hạn do sự không phù hợp về qui mô, thời gian, không gian Đây là điềukiện cần để nảy sinh trung gian tài chính - ngân hàng - trong quá trình chuyển tiết kiệmthành đầu tư Ngân hàng là sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trongkhi lại đảm bảo ít rủi ro cho người gửi tiền Như vậy, ngân hàng đã làm tăng thu nhậpcho người tiết kiệm và giảm chi phí cho người đầu tư thông qua đáp ứng nhu cầu vốn,tiết kiệm, thanh khoản cho họ Với chi phí và rủi ro thấp, ngân hàng tập hợp lượngđông đảo hàng triệu các nhà đầu tư và người tiết kiệm thành khách hàng của mình, qua
đó giải quyết các mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp, trở thành trung gian tài chính hiệuquả
Cơ sở cho chức năng trung gian tài chính của ngân hàng là khả năng thẩmđịnh thông tin của ngân hàng Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tíchthông tin được gọi là tình trạng "thông tin không cân xứng" làm giảm tính hiệu quả củathị trường nhưng tạo ra khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh
2
Trang 5nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với cácyếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất
2.2.2 Trung gian thanh toán
Khi ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay - trung gian tài chính - tất yếu dẫn đến
cơ sở của thanh toán hộ Trước tiên là thanh toán hộ giữa những khách hàng có tiềngửi ở cùng một ngân hàng, sau đó mở rộng ra khi hệ thống thanh toán liên ngân hànghình thành Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ theo lệnh củakhách hàng Hàng triệu khách hàng mở tài khoản và gửi tiền tại ngân hàng là cơ sở đểngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất và có thể duy nhất hiện nay ở hầuhết các quốc gia
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán mang lại lợi ích lớn cho ngânhàng Ngoài doanh thu từ phí, ngân hàng còn mở rộng huy động và cho vay
2.2.3 Tạo tiền (phương tiện thanh toán)
Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Hệ thốngngân hàng tham gia tạo nên phương tiện thanh toán là tiền ghi sổ (tiền trên tài khoản).Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhậnthấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để cóđược hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tạingân hàng là phương tiện thanh toán song hành cùng tiền giấy
Toàn bộ hệ thống ngân hàng tham gia tạo phương tiện thanh toán khi cáckhoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở mở rộngcho vay Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạonên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngânhàng khác, từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo
ra khối lượng tiền gửi thanh toán nhiều gấp bội so với lượng tiền cơ sở thông qua hoạtđộng tín dụng
2.3 Các dịch vụ khác của ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một doanh nghiêp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanhnghiệp Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tàichính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện cung cấp các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.Ngoài các dịch vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản thì ngân hàng còn các có các loại dịch vụ khác như:
Mua bán ngoại tệ: Ngân hàng có thể mua bán ngoại tệ cho khách hàng: mua
bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác, và hưởng chênh lệch giá mua bán Dịch
3
Trang 6vụ này đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ,vay và trả nợ nước ngoài, thậm chí cả nhu cầu tích trữ ngoại tệ của dân chúng
Bảo quản tài sản hộ: Các ngân hàng thực hiện việc giữ vàng và các giấy tờ có
giá và các tài sản khác cho khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuêkét) Dịch vụ này phát triển cùng với nhiều dịch vụ khách như mua bán hộ các giấy tờ
có giá cho khách, thanh toán hộ lãi hoặc cổ tức,
Quản lý ngân quĩ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các
doanh nghiệp và cá nhân Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiềukhách hàng Quản lý ngân quĩ gắn với tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân, giúpgiảm thời gian và chi phí của khách hàng, tăng thu nhập cho khách hàng từ kinh doanhngân quĩ, đảm bảo ngân quĩ tối ưu
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các
ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lí tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanhnghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Ngân hàngsẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lí tài chính, thành lập, mua bán, sáp nhập doanhnghiệp
Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán: Nhiều ngân hàng đang cung cấp đủ
các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu Đây là một trongnhững lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán,cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu với chi phí thấp Với đội ngũphân tích chứng khoán chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại, hoạt động môi giới kết hợpvới tư vấn, hỗ trợ tài chính tạo tiện ích rất lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cánhân
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Thông qua tổ chức công ty bảo hiểm con
hoặc liên kết với công ty bảo hiểm ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho kháchhàng, như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tín dụng Ngân hàng đã bán bảo hiểm cho kháchhàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phếhay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán,
Cung cấp các dịch vụ đại lí: Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không
thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiều ngân hàng (thường ngânhàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán
hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ
2.4 Ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào NHTM
Điều kiện quan trọng và cần thiết để một ngân hàng có thể phát triển lớn mạnhdịch vụ của NHTM là ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại
4
Trang 7vào các dịch vụ mà ngân hàng mình cung cấp Trong điều kiện có rất nhiều ngân hàngcùng tồn tại như hiện nay thì việc cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường là không thể tránhkhỏi, ngân hàng nào có nền tảng công nghệ hiện đại, phục vụ được nhiều đối tượngkhác nhau, thỏa mãn được yêu cầu của họ về thời gian, không gian, chi phí… thì ngânhàng đó sẽ giành được thắng lợi bước đầu.
Nhờ có công nghệ hiện đại mà đã có nhiều dịch vụ được cung cấp cho kháchhàng: thanh toán, rút tiền tự động qua máy ATM, Internet Banking, thấu chi toànkhoản,… Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thờigian nào chứ không còn bị phụ thuộc, bó hẹp như trước đây
5
Trang 83 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHTM VIỆT NAM3.1 Năm xu hướng ứng dụng công nghệ của hoạt đông kinh doanh ngân hàng
Thứ nhất, hoạt động số hóa ngân hàng được triển khai mạnh mẽ, tạo nên
những bước phát triển đột phá trong cung ứng dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.Trong đó, lĩnh vực dịch vụ thanh toán với sự phát triển rất mạnh của cả hạ tầng thanhtoán và công cụ thanh toán, sự hoàn thiện của hệ thống khuôn khổ pháp lý trong lĩnhvực thanh toán Theo đó, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toánvào cuối năm 2018 ở mức 11,78% (giảm 0,15% so với năm 2017) và đến tháng9/2019, tiếp tục giảm xuống 11,22% Cùng với đó, các kênh ngân hàng hiện đại nhưInternet Banking, Mobile Banking cũng được triển khai mạnh mẽ Hệ thống ATM,POS tiếp tục được bố trí, sắp xếp ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của từng khuvực và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng
Thứ hai là việc gia tăng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đối với các
dịch vụ cốt lõi để thay thế cho công nghệ lưu trữ truyền thống Các ngân hàng tại ViệtNam đã nghiên cứu và nhìn nhận điện toán đám mây như là một phương thức để đơngiản hóa các hoạt động công nghệ thông tin trong những hoạt động của ngân hàng.Theo đó, điện toán đám mây giúp tạo ra một cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa cáchoạt động công nghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng Xu hướngnày đã trở nên rõ ràng trong ngành ngân hàng thế giới những năm gần đây, giúp cácngân hàng thương mại tiết kiệm được nhiều chi phí, mặt bằng, cũng như tăng cườngtính bảo mật trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu
Thứ ba, công nghệ sổ cái phân tán (General Ledger - GL) và Data mining
cùng các phân tích chuyên sâu trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lượcphát triển dài hạn là một xu hướng rất mới đã được nhiều ngân hàng thương mại ởViệt Nam áp dụng trong thời gian vừa qua Đầu tư theo hướng này sẽ giúp các ngânhàng thương mại ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ các dữ liệu mà ngân hàng muốn có
về giao dịch, thói quen, hành vi khách hàng,… Qua đó biến các dữ liệu này trở thànhnguồn thông tin hữu ích cho ngân hàng trong việc đánh giá, phân tích hành vi củakhách hàng nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh một cách thích hợp, hiệuquả
6
Trang 9Thứ tư, Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đầu tư và nâng cấp hệ thống
Core banking, công nghệ bảo mật, hệ thống quản lý rủi ro cũng là yêu cầu bắt buộctrong điều kiện các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, hiện đại trong một môitrường ngày càng bất trắc Khác với nhiều doanh nghiệp, Core banking là ứng dụngbắt buộc với mỗi ngân hàng, tuy nhiên việc đầu tư này không diễn ra một lần mà phảiliên tục được nâng cấp
Thứ năm, sự phát triển và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước
với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoahọc công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đadạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùngtrong kỷ nguyên số
3.2 Đi vào một ví dụ cụ thể ở Việt Nam – Ngân hàng Techcombank
3.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Techcombank
Techcombank là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (têntiếng Anh: Vietnam Technological and Commerical Joint – Stock Bank, viết tắtTechcombank) được thành lập năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nềnkinh tế thị trường
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Techcombank ngày nay đang dần xâydựng được một nền tảng tài chính ổn định cho khách hàng tin tưởng chọn lựa giaodịch Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, mộttrong những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ
và tài chính đa dạng cho hơn 5,4 triệu khách hàng ở Việt Nam với rất nhiều mạng lướichi nhánh trên toàn quốc
Với tầm nhìn trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu ViệtNam, Techcombank đang hoạt động dựa trên ba sứ mệnh:
Thứ nhất, trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của
khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng
và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm
Thứ hai, tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với
nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt
Thứ ba, mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc
triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp
7
Trang 10dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩnquốc tế.
3.2.2 Techcombank đã đầu tư cho công nghệ như thế nào?
3.2.2.1 Những đầu tư của Techcombank
Từ 16 năm trước, Techcombank đã từng tạo hiện tượng lớn trong hệ thống cácngân hàng thương mại Việt Nam Năm 2001, lần đầu tiên một ngân hàng thương mại
cổ phần tư nhân “dám” chi một khoản tương đương 20% vốn điều lệ đầu tư cho nềntảng công nghệ
Đó là hệ thống ngân hàng lõi Core Banking của Temenos (Thụy Sĩ), mà đến cảchục năm sau nhiều thành viên khác mới áp dụng được Chiến lược đi trước đón đầu,tạo lợi thế đó của Techcombank từng được một lãnh đạo ngân hàng khác thừa nhận:
“khi nhiều ngân hàng khác bắt đầu trồng cây thì Techcombank đã hái quả”
Về công nghệ, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, ngân hàng đã trù tính dànhtới khoảng trên 200 triệu USD đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, quy mô lớnhơn gấp đôi lợi nhuận trước thuế của Techcombank nhiều năm trước đó:
“Techcombank sẵn sàng đầu tư nguyên một năm lợi nhuận vào xây dựng nền tảng hệthống cho 5 năm tới, để đảm bảo trong 10 năm sau đó mình không bị lỗi thời Hộiđồng Quản trị và Ban điều hành tập trung đầu tư vào công nghệ, trước tiên là để giảiquyết vận hành - vận hành tốt hơn để mang tới trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng Vàphần nữa là phải đảm bảo hệ thống của mình vững chắc, an toàn.”
Như suốt thời gian 1 năm vừa qua, Techcombank sẵn sàng “hy sinh” lợi nhuậnvới chương trình “Zero Fee”, miễn phí toàn bộ giao dịch ngân hàng điện tử cho kháchhàng, ngay cả những giao dịch ngoại mạng Bên cạnh nguồn phí trực tiếp, ông Nguyễn
Lê Quốc Anh giải thích rằng, chính sách miễn phí đó sẽ thúc đẩy khách hàng sử dụngnhiều hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử, thay vì mất nhiều thời gian và công sức hơn
ở kênh giao dịch truyền thống tại quầy - thời gian và công sức đó cũng là một dạng chiphí và lợi ích
Bệ phóng vững chắc: Trong năm 2018, Techcombank tiếp tục thực hiện
chương trình Debit Cashback để hoàn tiền lại cho khách hàng khi sử dụng dịch vụthanh toán qua thẻ Debit Tính đến năm 2020, hàng nghìn tỷ đồng phí giao dịch đãđược Techcombank “đầu tư” trở lại cho khách hàng
3.2.2.2 Thành tựu
Trong giai đoạn sau năm 2011, chiến lược nhìn xa trông rộng đã giúpTechcombank tạo được nền tảng vững chắc để vượt khó, rồi nhanh chóng bứt phá
8
Trang 11Khối lượng khách hàng đã gia tăng nhanh chóng Đến cuối 2016, Techcombank đã cókhoảng 1,4 triệu khách hàng cá nhân có giao dịch tại ngân hàng so với con số 1 triệucuối năm 2013 Tương tự, lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gia tăngmạnh, từ hơn 12.000 lên hơn 36.000 khách hàng có giao dịch.
Trong những năm trở lại đây, ở Techcombank bắt đầu thể hiện sự bứt phá vềkết quả kinh doanh Năm 2016, với tốc độ tăng trưởng tới hơn 90%, Techcombank đãtrở lại quy mô 4.000 tỷ đồng lợi nhuận, cùng tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở nhóm thấpnhất trong hệ thống Rõ ràng, Techcombank mới là hiện tượng trong lĩnh vực tài chính
- ngân hàng với nỗ lực chinh phục công nghệ số và trở thành ngân hàng dẫn dắt cuộcchơi Lợi thế này xuất phát từ việc ngân hàng này đã công bố sẽ chi 300 triệu USD đểđầu tư công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu hiện đại
Cú hích từ "Zero fee" - dịch vụ ngân hàng điện tử "0 đồng" cho cá nhân đãmang những bước tiến nhảy vọt cho Techcombank từ cuối năm 2016 và được áp dụng
cả cho doanh nghiệp từ năm 2019
Nền tảng số hóa dẫn đầu thị trường giúp khách hàng của Techcombank có thểthực hiện giao dịch 24/7 từ bất cứ nơi đâu Tính đến năm 2020, Techcombank đã thiếtlập hệ thống kết nối với 54 nhà cung cấp dịch vụ lớn trên khắp cả nước để khách hàng
có thể thanh toán các dịch vụ cơ bản thiết yếu như điện, nước, truyền hình hay phí dịch
vụ, bảo hiểm… chỉ với chiếc điện thoại thông minh kết nối internet
Bên cạnh đó, Techcombank đã triển khai giải pháp kết nối ví điện tử thông quathẻ nội địa và thẻ visa debit với các đối tác như kết nối thanh toán thẻ nội địa VinIDPay, thanh toán thẻ Debit với Grab by Moca Giải pháp này nhanh chóng giúp kháchhàng tối ưu hoá thời gian và chi phí trong sử dụng các dịch vụ phục vụ đời sống hàngngày
Lãnh đạo Techcombank cho biết, hiện hơn 85% giao dịch của Ngân hàng đãđược thực hiện bởi tiện ích số hóa Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, việcxác định rõ “thương hiệu” Techcombank gắn với nền tảng số hoá từ sớm đã giúp ngânhàng này tạo dựng được bản lề vững chắc
9