Đồng bộ cụm.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 69 - 73)

Trong TDMA các cụm được phát từ các trạm lưu lượng được điều khiển sao cho chúng được đặt vào trong các khe thời gian ấn định ở vệ tinh. Việc điều khiển định thời này được gọi là đồng bộ cụm.

Khoảng cách giữa vệ tinh và mặt đất luôn thay đổi do có sự dịch chuyển của vệ tinh so với vị trí địa lý danh định của nó, cho nên khoảng cách và thời gian cần thiết cho một cụm lưu lượng truyền đi từ một trạm đến vệ tinh liên tục

thay đổi. Ngoài ra trạm chuẩn và các trạm lưu lượng có các đồng hồ riêng của chúng với các tần số khác nhau về định thời phát cụm giữa các trạm khác nhau. Vì thế nếu không có đồng bộ cụm thì các cụm phát sẽ trượt khỏi các khe thời gian được ấn định cho vệ tinh. Nếu xảy ra chồng lấn các cụm ở vệ tinh thì thông tin sẽ bị mất.

Trong mỗi khung TDMA vị trí của khe thời gian được ấn định cho mỗi cụm được phát từ một trạm lưu lượng được xác định vị trí tương đối của cụm so với cụm chuẩn. Vì thế mỗi trạm lưu lượng phải thực hiện đồng bộ cụm để duy trì cụm của nó ở vị trí danh định tỏng khung. Định thời phát cụm nên được điều khiển theo chu kỳ bằng cách sử dụng cụm chuẩn như một chuẩn định thời.

Có ba phương pháp đồng bộ cụm cho việc điều khiển vị trí tương đối của cụm lưu lượng so với cụm chuẩn:

* Đồng bộ vòng kín trực tiếp dùng cho các phương pháp hoạt động với búp toàn cầu, trong đó mỗi trạm lưu lượng luôn luôn có thể thu các cụm lưu lượng do phát. Khoảng thời gian giữa hai cụm này được do theo chu kỳ tại trạm lưu lượng để phát hiện lỗi trong khoảng thời gian đó bằng cách so sánh nói với giá trị danh định đã được xác định trước. Định thời phát cụm được đưa ra hoặc trễ đi để bù trừ các lỗi được phát hiện.

* Đồng bộ vòng mở định thời phát cụm được xác định bằng cách bổ sung một lượng trễ phù hợp vào định thời thu cụm chuẩn. Lượng trễ này nhận được là nhờ việc tính toán dựa trên việc đo khoảng cách mỗi trạm mặt đất và vệ tinh. Mỗi trạm lưu lượng thu cụm chuẩn và phát cụm của nó sau một lượng trễ được tạo ra tính từ định thời thu cụm chuẩn. Đồng bộ vòng mở có thể áp dụng cho cả búp hội tụ và cả búp toàn cầu và đơn giản hơn so với các phương pháp đồng bộ cụm khác, tuy nhiên lỗi của các cụm ở đồng bộ mở có khả năng lớn hơn.

VII.3.3 Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)

Là phương pháp mà ở đó mỗi trạm mặt đất phát tín hiệu ở cùng một thời gian và cùng một sóng mang. Để nhận biết các trạm mặt đất không thu lẫn của nhau là chúng có một mã duy nhất dành riêng cho mỗi trạm và được sử dụng để giải mã tín hiệu dành riêng cho chúng. Các trạm mặt đất khi nhận tín hiệu sẽ truyền đến trung tâm để thu lại các thông tin có mã đúng với mã của trạm. Thông tin này được thu lại và xử lý rồi đưa đến nơi nhận.

Với CDMA (Code Division Multiple Access), các trạm trong mạng truyền liên tục trên cùng tần số không phân biệt theo thời gian. Sự giao thoa tín hiệu được

khắc phục bằng cách mỗi trạm nhận biết mã riêng của nó. Mã là một chuỗi bit gọi là code, được tổ hợp với thông tin hữu ích tại máy phát mã cần có đặc tính:

- Mã có thể nhận dạng từ bản sao của nó.

- Mã có thể nhận dạng dễ dàng bất chấp các mã khác cũng có trong mạng. Việc truyền thông tin có mã đòi hỏi dải thông cao tần lớn hơn nhiều dải thông tín hiệu nguyên thuỷ. Đó là lý do truyền trải phổ CDMA hay còn gọi là SSMA (Spread Spectrum Multiple Access).

Có hai kỹ thuật được dùng trong CDMA. - Chuỗi trực tiếp DS (Direct Sequence)

- Tạo bước nhảy tần số FH (Frequency Hopping).

Kỹ thuật CDMA dùng trong thông tin trải phổ. Chuỗi mã giúp trải phổ cấu thành nhận dạng của máy phát. Máy thu phục hồi tín hiệu hữu ích bằng cách thu hẹp phổ sóng mang trong giải thông nguyên thuỷ, đồng thời dãn phổ các tín hiệu khác. Bằng cách này làm giảm mật độ nhiễu.

Ưu điểm CDMA:

* Hoạt động đơn giản không đòi hỏi đồng bộ giữa các trạm chỉ cần đồng bộ mã hoá của tín hiệu thu.

* Chống nhiễu giao thoa do các hệ thống vô tuyến gây ra (giao thoa do phản xạ). Điều này cho phép mạng các trạm mặt đất nhỏ dùng anten có góc nửa công suất lớn (beam rộng) hoặc các thông tin vệ tinh di động.

VII.3.4 Giao tiếp mạng mặt đất.

Các phương pháp giao tiếp khác nhau được sử dụng giữa hệ thống TDMA và mạng thông tin mặt đất nội địa phụ thuộc vào loại mạng mặt đất. Các loại đó là truyền dẫn tương tự FDM và truyền dẫn số TDM.

* Biến đổi ở mức kênh thoại.

Biến đổi bằng bộ ghép kênh truyền dẫn ở mức tín hiệu đã ghép kênh tín hiệu PCM ghép kênh phân chia theo thời gian được sử dụng trong hệ thống

Bộ biến đổi FDM/TDM Hệ thống TDMA Tín hiệu PCM - TDM Mạng mặt đất. Tín hiệu tương tự FDM

TDMA. Ngược lại, khi mạng mặt đất sử dụng truyền dẫn tương tự FDM thì việc biến đổi qua lại giữa các tín hiệu tương tự FDM và các tín hiệu FDM - TDM là rất cần thiết. Với phương pháp biến đổi này hiện có hai phương pháp. Một phương pháp là biến đổi mức kênh thoại và phương pháp kia là biến đổi mức tín hiệu được ghép bằng bộ ghép kênh phát.

Ở phương pháp biến đổi mức kênh thoại, tín hiệu FDM được gửi từ mạng mặt đất trước hết được phân thành các kênh thoại riêng biệt bằng bộ ghép kênh FDM. Sau đó, các kênh thoại này được nhóm lại theo nơi nhận bằng bộ phân kênh. Mã hoá PCM được áp dụng cho mỗi kênh thoại được nhóm ở bộ ghép kênh phân chia theo thời gian rồi được phát đi. Bằng chuỗi xử lý tín hiệu theo thứ tự ngược lại, các tín hiệu từ hệ thống TDMA được đấu nối tới mạng mặt đất. Việc biến đổi mức kênh thoại có thể sử dụng các thiết bị hiện có. Tuy nhiên số lượng thiết bị và kích thước của chúng tăng lớn.

Tín hiệu băng tần tiếng nói FDM MUX BỘ PHẬN PHỐI KÊNH PCM MUX Tín hiệu FDM Tín hiệu TCM - TDM Biến đổi ở mức kênh thoại

PHẦN III

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w