Thị bức xạ của anten.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 35 - 39)

Có hai cách vẽ đồ thị bức xạ của anten: đồ thị bức xạ ở vùng gần trục và đồ thị bức xạ góc rộng.

a, Đồ thị bức xạ ở vùng gần trục.

Đồ thị bức xạ ở gần trục biểu thị đặc tính tăng ích xung quanh trục chính. Độ rộng của búp sóng chính được biểu thị bằng góc giữa hai điểm mà ở đó hệ số tăng ích giảm 3 dB. Như trên hình V.8. Nó được gọi là độ rộng búp sóng (độ rộng búp sóng nửa công suất)

+ 6 dB

HÌNH V.8 - ĐỘ RỘNG BÚP SÓNG NỬA CÔNG SUẤT.

Đối với một anten parabol thông thường, độ rộng búp sóng nửa công suất (θ1/2), xác định gần đúng, theo D(m) và f(GHz) như sau:

θ1/2 =

Độ rộng búp sóng nửa công suất giảm tỷ lệ nghịch với tần số và đường kính anten như ở hình V.9

HÌNH V.10 - CÁC ĐẶC TÍNH BÚP PHỤ ĐIỂN HÌNH.

b, Đồ thị bức xạ góc rộng của anten.

Đồ thị bức xạ góc rộng của anten là đặc tính tăng ích tính ở các hướng cách trục chính búp sóng 10 hoặc lớn hơn; còn gọi là đặc tính búp sóng phụ. Nên giảm búp phụ càng nhiều càng tốt để tránh can nhiễu với các hệ thống khác theo khuyến nghị của CCIR (Uỷ ban tư vấn vô tuyến quốc tế) cho các anten có D/λ > 100, hệ số tăng ích của búp phụ (Gs) phải nhỏ hơn như sau (chỉ ra ở hình V.10) với góc cách trục chính φ:

10 < φ≤ 480 Gs = 32 - 25log φ (dB) φ > 480 Gs = - 10 (dB)

Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả hơn quỹ đạo địa tĩnh và tần số, gần đây người ta đòi hỏi các đặc tính búp phụ tốt hơn. Do đó ở Nhật cũng đã quyết định các giá trị Gs sau đây phải là mục tiêu thiết kế anten với 10< φ < 250

D/λ > 100 Gs = 29 - 25logφ (dB)

D/λ < 100 Gs = 32 - 25logφ (dB)

Các anten lệch có các đặc tính búp phụ rất tốt, vì không có sự cản trở của gương phụ và các thanh đỡ, chúng được sử dụng khi có yêu cầu nghiêm ngặt giảm can nhiễu trong thiết kế mạch.

c, Các đặc tính phân cực.

Các đặc tính phân cực biểu thị mức độ tách biệt phân cực khi một tần số được dùng cho hai sóng phân cực vuông góc (hoặc sóng phân cực phải và phân cực trái trong trường hợp phân cực tròn) tại cùng thời điểm. Mức độ tách biệt được gọi là khả năng tách biệt phân cực chéo (XPD).

Các nguyên nhân làm giảm khả năng tách biệt phân cực chéo bao gồm các yếu tố như sự thiếu chính xác của mặt phản xạ, bộ phản xạ sơ cấp có khiếm khuyết và việc lắp ráp không đúng vị trí của nó. Nói chung, mặc dù đã đạt được giá trị 30 dB hoặc lớn hơn, nhưng nâng cao các đặc tính là rất quan trọng trong thiết kế mạch điện. Nói cách khác, trị số XPD biểu thị mức độ can nhiễu với các hệ thống khác khi sử dụng phân cực V/H, cho nên cần có các đặc tính tốt.

Các bức xạ từ nếp nhăm và các bộ biến đổi phân cực với các đặc tính tốt được sử dụng để đạt được các đặc tính phân cực thoả đáng.

V.1.6 Đo lường G/T

Hệ số tăng ích trên nhiệt tạp âm là một tiêu chuẩn đánh giá trạm mặt đất. Có nhiều phương pháp để xác định giá trị này, một trong những phương pháp đó như sau:

Hệ số hiệu chỉnh cần phải được biết trước khi có thể tính được G/T. Các búp sóng thu được biến thiên theo cường độ trên mặt đất. Cường độ tín hiệu đã được một trạm mặt đất thu nhận phụ thuộc vào vị trí của nó bên trong búp sóng.

HÌNH V.11 - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ TRỰC TIẾP

V.1.7 Thủ tục

Thu một tín hiệu có cường độ đã biết thì hướng dẫn vệ tinh là một nguồn thích hợp của tín hiệu này. Máy phân tích phổ được điều chỉnh đặt ở vị trí thích hợp. Mức tín hiệu thu được giám sát và bộ suy hao của máy phân tích phổ chính ở một mức yêu cầu: Bộ suy hao chính xác được hiệu chỉnh sao cho nền tạp âm phù hợp với mức này khi đĩa hướng vào không gian các kết quả được tính toán và sau đó G/T dB/0C được xác định.

LNA 1 Suy hao

chính xác RF Máy phân tích phổ

V.1.8 Các tham số của trạm vệ tinh mặt đất Intelsat

Các tham số của anten SES: Loại anten, kích thước, băng tần công tác, G/T và hệ số tăng ích G cho ở bảng sau bảng V.1.

V.2-/ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN

V.2.1 Các thiết bị truyền dẫn.

Để truyền dẫn sóng điện từ ở băng sóng cực ngăn người ta sử dụng hai dạng tuyến dẫn là cáp đồng trục và ống dẫn sóng.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỆ TINH (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w