Cần phải giảm tạp âm để đảm bảo được tỉ số G/T theo yêu cầu.
V.1.2 Nguyên lý làm việc của anten.
Anten cho thông tin vệ tinh được lựa chọn xung quanh anten mặt phản xạ Parabol. Mà nguyên lý của nó là tại tiêu điểm đặt một nguồn bức xạ gọi là nguồn bức xạ thứ cấp sóng điện từ do nguồn bức xạ thứ cấp bức xạ sau khi phản xạ từ mặt phản xạ parabol thành các đường song song và tổng số đoạn đường đi từ tiêu điểm đến điểm phản xạ trên mặt phản xạ, đến điểm trên mặt song song với miệng Parabol là một hằng số. Tức là biến bức xạ của nguồn sơ cáp là sóng cầu hay sóng trụ thành sóng phẳng sau khi phản xạ từ mặt parabol.
Trong hình chỉ ra quá trình bức xạ của các tia sóng phát ra từ tiêu điểm và sau đó được phản xạ bởi mặt parabol. Nhờ vậy sóng điện từ được phản xạ bởi mặt parabol. Nhờ vậy sóng điện từ được bức xạ mạnh về phía trước, tạo ra búp sóng hẹp và hệ số tăng ích lớn.
HÌNH V.1 - PHẢN XẠ SÓNG TỪ GƯƠNG PARABOL.
Hệ số tăng ích của anten là một thông số quan trọng quyết định không những chất lượng anten mà còn cả chất lượng và quy mô của các trạm mặt đất. Anten còn có tham số là độ rộng búp sóng, việc biểu thị sự tập trung năng lượng của sóng trong một góc nửa công suất là góc tính bằng độ tạo ở hai hướng bức xạ của anten mà ở hai hướng đó công suất giảm đi một nửa so với bức xạ cực đại, tức là giảm đi 3 dB.
Hệ số tăng ích (G) thường được biểu thị bằng dBi, liên quan tới bức xạ vô hướng và liên quan đến khẩu độ là một hàm của đường kính phản xa parabol.
Công thức tính hệ số tăng ích của anten gương parabol là (đĩa anten): G = 10 log (η ) dBi
Trong công thức:
λ: là bước sóng công tác; d: là đường kính của đĩa
Tiêu điểm Mặt phản xạ Parabol Tiêu cự
Đây là hệ số tăng ích lý thuyết đối với anten hoàn hảo không có mất mát, chiếu xạ lý tưởng.
Đồ thị phương hướng biểu thị công suất bức xạ ở các hướng khác nhau trong toạ độ cực, biểu diễn bởi búp sóng chính và búp sóng phụ.
Điều mong muốn là búp chính có bức xạ lớn các búp phụ có bức xạ nhỏ. Các búp phụ có thể can nhiễu lên các hệ thống thông tin trên mặt đất về phía thu có thể bị các thông tin mặt đất can nhiễu.
Đồ thị tính phương hướng của anten cũng có thể được thể hiện ở một dạng khác đó là đồ thị biểu thị trên toạ độ Decac (toạ độ vuông góc). Từ các phần trước đã chỉ ra rằng không phải tất cả công suất cung cấp cho anten phải được quan tâm tới khi tính toán hệ số tăng ích anten. Hiệu suất là do cấu trúc vật lý của anten không có thể can thiệp được, hiệu suất anten thường trong khoảng 50% - 70%, điển hình là 55%.
HÌNH V.2 - ĐỒ THỊ TÍNH PHƯƠNG HƯỚNG TƯƠNG ĐỐI TRONG TOẠ ĐỘ CỰC CỦAANTEN GƯƠNG PARABOL. ANTEN GƯƠNG PARABOL.
V.1.3 Phân loại anten
Hình V.3 trình bày các loại anten hay được sử dụng trong thông tin vệ tinh. Mỗi anten có một mặt Parabol phản xạ chính và nguồn bức xạ đặt tại tiêu điểm của Parabol. Vì thế sóng bức xạ ra từ mặt parabol là sóng phẳng.