1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô

124 644 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô

Trang 1

Lời cảm ơn

Em xin trân trọng cảm ơn GVC Phan Thanh Đức và các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Viện Đại Học Mở, cùng các cán bộ, công nhân viên trong Liên Hiệp Sản Xuất Thơng Mại Hợp Tác Xã Việt Nam - Vinahandcoop đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.

Sinh viên: Dơng Thị Mai

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC -1

LỜI MỞ ĐẦU -4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG -6

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP -6

I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH: -6

1.1: Khái niệm, phân loại và nguyên tắc lập, trách nhiệm lập và gửi Báo cáotài chính doanh nghiệp: -6

1.1.1: Khái niệm và phân loại: -6

1.1.2: Nguyên tắc lập, trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính doanhnghiệp: -7

1.2: Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành: -10

1.2.1: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN, phụ lục 1) -10

1.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN, phụ lục2) -13

1.2.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN, phụ lục 3): -15

1.2.4: Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN, phụ lục 4): 17

II: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP: -19

2.1: Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp: -19

2.1.1: Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính: -19

2.1.2: Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hìnhtài chính doanh nghiệp: -20

2.1.3: Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: -20

2.2: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: -22

2.2.1: Đánh giá khái quát tình hình tài chính: -22

2.2.2: Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuâtkinh doanh: -24

2.2.3: Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanhnghiệp: -26

2.2.4: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: -29

Trang 3

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚIVIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HÀNG HẢI

ĐÔNG ĐÔ -32

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ: -32

1.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hàng hải Đông Đô- - -32

1.2: Chức năng – nhiệm vụ của Công ty Hàng hải Đông Đô: -33

1.3: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: -33

1.4: Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây:- 35II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HÀNG HẢIĐÔNG ĐÔ: -36

2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: -36

2.2: Các chính sách chung và chế độ kế toán áp dụng tại công ty: -37

III: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢIĐÔNG ĐÔ: -39

3.1: Bảng Cân Đối kế toán (Mẫu số B01 - DN): -39

3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02 - DN): -43

3.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN): -47

3.4: Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN) -49

IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HÀNGHẢI ĐÔNG ĐÔ: -55

4.1: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty: -55

4.2: Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh: -64

4.3: Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công tyHàng hải Đông Đô: -70

4.3.1: Phân tích tình hình thanh toán : -70

4.3.2: Phân tích khả năng thanh toán: -74

4.3.3: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hàng hải ĐôngĐô: -77

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁOTÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ -85

I: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TÌNH HÌNH TÀICHÍNH VÀ VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNGTY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ -85

1.1: Đánh giá hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Hàng hải Đông Đô: 85

Trang 4

1.2: Đánh giá tình hình tài chính và việc phân tích tình hình tài chính tại

Công ty Hàng hải Đông Đô: -88

II: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TÌNH HÌNHTÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ: -89

2.1: Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính: -89

2.2: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty và côngtác phân tích tình hình tài chính tại Công ty: -92

2.2.1: Vấn đề đầu tư tài sản cố định: -92

2.2.2: Công tác quản lý tài sản cố định -93

2.2.3: Vấn đề quản lý nợ của Công ty: -93

2.2.4: Vấn đề quản lý vốn bằng tiền: -94

III: MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁOTÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ: -95

3.1:Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam -95

3.2: Đối với Cơ quan nhà nước: -96

3.3: Đối với Công ty Hàng hải Đông Đô: -96

KẾT LUẬN -98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -99

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ khi nền kinh tế thị trường hình thành và dần thay thế các hình tháixã hội trước kia, cạnh tranh đã là một quy luật phổ biến với những hình thứcngày càng phong phú hơn Trong môi trường cạnh tranh như vậy, để tồn tạivà phát triển các doanh nghiệp phải biết kinh doanh và hơn thế nữa phải biếtkinh doanh có hiệu quả Để đạt được hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệpphải biết được chính xác tình hình tài chính và tiềm năng của doanh nghiệpmình Từ đó giúp cho người đưa ra quyết định lựa chọn được phương án kinhdoanh tối ưu Bởi vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọngđối với nhiều phía, cả chủ doanh nghiệp và bên ngoài Do vậy, phân tích tìnhhình tài chính là một đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp có thể thực hiệnđược mục tiêu của mình

Công ty Hàng hải Đông Đô – một doanh nghiệp nhà nước hoạt độngtrong lĩnh vực vận tải biển và khai thác cảng như là một cầu nối trong tiếntrình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới – cũng dầnkhẳng định vị thế của mình trên thị trường và đang tìm giải pháp để đưa tìnhhình tài chính của Công ty vào thế cân bằng và ổn định Nhận thức được tầmquan trọng của vấn đề này, qua thời gian thực tập ở Công ty Hàng hải Đông

Đô, em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc

phân tích tình hình tài chính tại Công ty Hàng hải Đông Đô” để làm luận

văn cuối khóa của mình

Luận văn có kết cấu làm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về hệ thống báo cáo tài chính và phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tíchtình hình tài chính tại Công ty Hàng hải Đông Đô.

Trang 6

Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính vớiviệc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Hàng hải Đông Đô.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Nam Thanh và các bác,các cô, chú, các anh, chị ở phòng Tài chính – Kế toán Công ty Hàng hải ĐôngĐô đã giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thành luận văn này.

Hà Nội ngày 29 tháng 05 năm 2006 Sinh viên: Vũ Hồng Nga

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG

Trang 7

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀICHÍNH DOANH NGHIỆP

I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH:

1.1: Khái niệm, phân loại và nguyên tắc lập, trách nhiệm lậpvà gửi Báo cáo tài chính doanh nghiệp:

1.1.1: Khái niệm và phân loại:

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiệncung cấp thông tin kinh tế về khả năng sinh lời và thực trạng tài chính củadoanh nghiệp cho những nguời quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhàcho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…) trong việc đánh giá, phântích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

Thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính là những thông tintóm tắt, khái quát tình hình chung của doanh nghiệp Số lượng và nội dungcủa báo cáo tài chính doanh nghiệp không được định đoạt mà phải theo chếđộ Nhà nước ban hành

Hệ thống báo cáo tài chính theo “Chế độ báo cáo tài chính doanhnghiệp” ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000của Bộ trưởng Bộ tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọilĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01- DN

- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02- DN- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03- DN- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09- DN

Trang 8

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, yêu cầu chỉđạo điều hành, các ngành, các Tổng công ty, các tập đoàn sản xuất liên hiệpcác xí nghiệp, các công ty liên doanh,…có thể quy định thêm các báo cáo chitiết khác có tính chất hướng dẫn như:

- Báo cáo giá thành, sản phẩm, dịch vụ.- Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh.- Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất.

- Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp- Báo cáo chi tiết công nợ.

Ngoài cách phân loại theo nội dung, theo tiêu thức phân theo tính bắtbuộc (báo cáo bắt buộc và báo cáo hướng dẫn), báo cáo tài chính còn phântheo thời gian lập và nộp (báo cáo quý, báo cáo năm), phân theo cơ quan nhậnbáo cáo (tài chính, thuế, thống kê, chủ quản,…) Mỗi một cách phân loại sẽ cótác dụng trong quản lý và điều hành khác nhau do nguồn thông tin thu đượckhác nhau

1.1.2: Nguyên tắc lập, trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chínhdoanh nghiệp:

Xuất phát từ vai trò quan trọng của báo cáo tài chính, là phương tiệncung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu liên quan tới quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo tài chính phải được trình bày kháchquan, không thiên vị, tuân thủ nguyên tắc thận trọng và trình bày đầy đủ trênmọi khía cạnh trọng yếu Do vậy, khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phảituân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc “Hoạt động liên tục”: Ngyên tắc này đòi hỏi, khi lập và

trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, hoạt độngkinh doanh bình thường trong tương lai gần (trong vòng 12 tháng tới kể từ

Trang 9

ngày kết thúc niên độ kế toán), trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phảingừng hoạt động, buộc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

- Nguyên tắc “Cơ sở kế toán dồn tích”: Nguyên tắc này có nghĩa là

các giao dịch và các sự kiện phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổkế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

- Nguyên tắc “Nhất quán”: Nguyên tắc này đảm bảo, việc trình bày và

phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độnày sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể trong bản chất của hoạtđộng kinh doanh, hoặc thấy cần phải thay đổi các khoản mục trong báo cáotài chính để trình bày một cách hợp lý hơn hoặc một chuẩn mực kế toán khácyêu cầu phải thay đổi các khoản mục này

- Nguyên tắc “Trọng yếu”: Nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi từng khoản

mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Cáckhoản mục không trọng yếu không cần trình bày thành khoản mục riêng biệtmà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năngtrong báo cáo tài chính hoặc được trình bày trong phần thuyết minh báo cáotài chính

- Nguyên tắc “Bù trừ”: Nguyên tắc này cho biết kế toán không được

bù trừ các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính,trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ các khoảnmục đó.

- Nguyên tắc “So sánh”: Nguyên tắc này chỉ rõ, các thông tin trên báo

cáo tài chính kỳ này phải so sánh được với thông tin phản ánh trên báo cáo tàichính kỳ liền trước nó Khi phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chínhphải phân loại các khoản mục so sánh (trừ khi việc này không thực hiện được)nhằm đảm bảo khả năng so sánh kỳ quá khứ với kỳ hiện tại

Trang 10

Tất cả các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ phải tiếnhành lập và gửi báo cáo tài chính Tại Điều số 30 Luật số 03/2003/QH11 ngày17 tháng 06 năm 2003 quy định người lập, kế toán trưởng và người đại diệncho pháp luật của đơn vị ký và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thựccủa báo cáo tài chính doanh nghiệp Các báo cáo tài chính được lập và gửivào cuối mỗi quý để phản ánh tình hình tài chính của niên độ kế toán đó chocác cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cấp trên theo quy định.Trường hợp doanh nghiệp có Công ty con thì phải gửi kèm theo bản sao báocáo tài chính của các Công ty con cùng quý, cùng năm.

Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộcTổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong Tổngcông ty, báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là 20 ngày đối với báo cáo quýkể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là 30 ngày đối với các báo cáo năm kểtừ ngày kết thúc năm tài chính Đối với các Tổng công ty, thời hạn gửi báocáo tài chính chậm nhất là 45 ngày đối với báo cáo quý kể từ ngày kết thúcquý và chậm nhất là 90 ngày đối với báo cáo năm kể từ ngày kết thúc năm tàichính

Tuy các doanh nghiệp có thời hạn lập và nộp khác nhau nhưng nơi gửichủ yếu của các báo cáo tài chính là cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quanthống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh Có thể khái quát thời hạn lập và nơinhận các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như sau:

Trang 11

BẢNG 01: THỜI HẠN LẬP VÀ NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Loại hình doanhnghiệp

Thờihạn lậpbáo cáo

Nơi nhận báo cáoCơ quan

tài chínhCục thuế

Cơ quanthống kê

Doanhnghiệpcấp trên

Cơ quanđăng ký

1.2.1: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN, phụ lục 1)

1.2.1.1: Khái niệm và nguồn lập Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổngquát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm)

Để lập Bảng cân đối kế toán, kế toán cần phải sử dụng khá nhiều nguồn

số liệu Trong đó có các nguồn số liệu chủ yếu như: Bảng cân đối kế toán

ngày cuối niên độ kế toán trước, số dư các tài khoản trên các sổ kế toán tổnghợp và sổ kế toán chi tiết của kỳ lập Bảng cân đối kế toán, số dư của các tài

Trang 12

khoản ngoài Bảng cân đối kế toán Song để đảm bảo tính kịp thời và chínhxác của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, kế toán cần tiến hành kiểm tra,đối chiếu, kết chuyển các khoản liên quan giữa các khoản phù hợp với quyđịnh, kiểm kê tài sản, khóa sổ các tài khoản tổng hợp, chi tiết để xác định sốdư cuối kỳ.

1.2.1.2: Nội dung của Bảng cân đối kế toán:

Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêuphản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phânloại, xắp xếp thành từng loại, mục và được phản ánh theo số đầu năm và sốcuối năm

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tàikhoản kế toán và được xắp xếp các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý Bảng cânđối kế toán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”, 2phần này có thể kết cấu theo kiểu một bên Trong đó:

Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của

doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tấtcả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu trong phầntài sản được xắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trìnhtái sản xuất Số liệu các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Tài sản” xét về mặt

“kinh tế” thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời

điểm lập báo cáo như tài sản cố định, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ (tiền mặt tạiquỹ, tiền gửi Ngân hàng…), các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thứcnợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh

doanh (từ khâu thu mua, sản xuất tới khâu tiêu thụ) Còn xét về mặt “pháp lý”

thì số liệu các chỉ tiêu trong phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ số tài sản hiệncó đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của doanh nghiệp

Trang 13

Nội dung của phần “Tài sản” được chia làm 2 loại: Loại A “Tài sản

ngắn hạn” và loại B “Tài sản dài hạn”

A- Tài sản ngắn hạn: Phản ánh tổng giá trị thuần của toàn bộ tài sản

ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp Một tài sản được coi là ngắn hạn khi màtài sản đó được dự tính để bán hoặc hoặc sử dụng trong một chu kỳ kinhdoanh bình thường của doanh nghiệp, hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mụcđích thương mại, hoặc cho mục đích ngắn hạn như dự kiến thu hồi hay thanhtoán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ Hoặc tiền và các khoảntương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào Tài sản ngắnhạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chínhngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạnkhác

B- Tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài

sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay ngoài 1 chu kỳ kinh doanh hiện có tạidoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và có giá trị lớn mà theo quy định mới thìnó phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên Tài sản dài hạn bao gồm: Các khoảnphải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tàichính dài hạn và tài sản dài hạn khác

Tổng cộng tài sản: Phản ánh tổng trị giá tài sản ngắn hạn và dài hạn

hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng và sở hữu của doanh nghiệp.

Phần “Nguồn vốn”: Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình

thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệpbao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tạicủa doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanhnghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình, còn vốn chủ sở hữu là giátrị vốn của doanh nghiệp và được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sảncủa doanh nghiệp và số nợ mà doanh nghiệp phải trả.

Trang 14

Phần “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán cũng được chia thành 2loại với nội dung cụ thể như sau:

A- Nợ phải trả: Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm của doanhnghiệp đối với các chủ nợ về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản màdoanh nghiệp chiếm dụng khác Nói cách khác, nợ phải trả xác định nghĩa vụcủa doanh nghiệp khi nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phátsinh một nghĩa vụ pháp lý khác Nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dàihạn

B- Vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số vốn của

các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quátrình hoạt động kinh doanh Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải camkết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

Vốn chủ sở hữu được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán bao gồm:Vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.

Tổng cộng nguồn vốn: Phản ánh tổng số nguồn hình thành tài sản của

doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

1.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN,phụ lục 2)

1.2.2.1: Khái niệm và nguồn lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh

tóm lược doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh(hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt độngkhác.

Để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán phải dựa vàonguồn số liệu chủ yếu sau: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý trước,

Trang 15

năm trước; sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9;các tài liệu khác như thông báo thuế thu nhập doanh nghiệp và sổ kế toán chitiết tài khoản 3334.

1.2.2.2: Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các chỉ tiêu trong phần nàyđều được trình bày theo các cột chỉ tiêu, mã số, thuyết minh, số năm nay và sốnăm trước

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư mới nhất chính làphần I – Lãi, lỗ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước đây Chỉ khácmột điều là các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đã được đánhsố từ các chỉ tiêu đầu tiên làm cho việc trình bày các chỉ tiêu đã hợp lý, khoahọc hơn, làm cho việc xem xét các chỉ tiêu trở nên dễ dàng hơn và bổ xungthêm một số chỉ tiêu mới Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm cácphần chủ yếu sau:

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ6 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí tài chính8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác

Trang 16

13 Lợi nhuận khác

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nhgiệp18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.2.3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN, phụ lục 3):

1.2.3.1: Khái niệm và nguồn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh

việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong lỳ báo cáo của doanhnghiệp Nó giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năngtạo ra các khoản tiền và việc sử dụng các khoản tiền đã tạo ra trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể tiến hành lập theo 2 phươngpháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp Cụ thể như sau:

 Theo phương pháp trực tiếp: Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệtheo phương pháp trực tiếp thì căn cứ vào bảng cân đối kế toán, sổ kế toánthu- chi vốn bằng tiền, sổ theo dõi các khoản phải thu – phải trả, báo cáo lưuchuyển tiền tệ kỳ trước

 Theo phương pháp gián tiếp: Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệtheo phương pháp gián tiếp, thì kế toán dựa vào Bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả kinh doanh, các tài liệu khác như sổ cái, sổ kế toán chi tiết, báocáo vốn góp, khấu hao, hoàn nhập dự phòng…

1.2.3.2: Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày luồng tiền theo ba loại hoạt động:hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy địnhcủa chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” Trong đó:

Trang 17

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động kinh doanh chủ yếu củadoanh nghiệp Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền củadoanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trìcác hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cầnđến các nguồn tài chính bên ngoài

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Là luồng tiền có liên quan tới việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán,thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoảntương đương tiền Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư là tiền chi muasắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; tiền thu từ thanh lý, nhượngbán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; tiền chi cho vay đối với các đơn vịkhác trừ tiền chi cho vay đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổchức tài chính; tiền chi (thu hồi) cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vịkhác trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoảntương đương tiền và dùng cho mục đích thương mại; tiền chi, đầu tư góp vốnvào các đơn vị khác trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thươngmại; tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác trừ trường hợp tiền thutừ bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại; tiền thu từ lãi cho vay cổtức, lợi nhuận nhận được

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:

Là luồng tiền liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốnchủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, nhận gópvốn Ngoài ra, khoản mục này còn bao gồm các khoản đi vay vốn và tiền chitrả nợ gốc vay, tiền chi trả nợ thuê tài chính; cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủsở hữu

Trang 18

Với 2 phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếpthì chỉ khác nhau trong phần I “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh”,còn phần II và phần III thì giống nhau

Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này thì báo cáo lưu chuyển

tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu,thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu, chi trên các sổ kế toán tổng hợp vàchi tiết của doanh nghiệp

Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này thì báo cáo lưu chuyển

tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của hoạtđộng sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không trực tiếpthu tiền hoặc chi bằng tiền, loại trừ các khoản lãi hay lỗ từ hoạt động đầu tưvà hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế Điều chỉnh các khoảndoanh thu, chi phí không phải bằng tiền như khấu hao TSCĐ, các khoản dựphòng, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, các thay đổi trong kỳcủa hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và cáckhoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng thuộc hoạt động đầu tư

1.2.4: Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN, phụ lục 4):

1.2.4.1: Khái niệm và nguồn lập thuyết minh báo cáo tài chính:

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo kế toán tài chính tổng quát

nhằm mục đích giải thích và thuyết minh những thông tin về tình hình sảnxuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo màchưa được trình bày đầy đủ và chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác

Thuyết minh báo cáo tài chính thường được lập dựa vào nguồn số liệuchủ yếu sau: Các sổ kế toán tổng hợp cũng như chi tiết kỳ báo cáo, bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo và thuyếtminh báo cáo tài chính của kỳ trước Khi trình bày Thuyết minh báo cáo tài

Trang 19

chính thì phần lời văn phải rõ ràng, ngắn gọn, phần số liệu phải đảm bảothống nhất với các tài liệu khác

1.2.4.2: Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính:

Trước tiên, bản thuyết minh báo cáo tài chính phải cho người quan tâmbiết cơ sở để lập các báo cáo tài chính khác, bao gồm các chính sách kế toáncụ thể áp dụng đối với các hoạt động giao dịch diễn ra trong kỳ kih doanh vàcác sự kiện kinh tế quan trọng cùng sự giải trình về sự thay đổi các chính sáchkinh tế áp dụng trong kỳ (Nếu có).

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày các thông tin theo quy địnhcủa chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chínhkhác Bên cạnh đó còn trình bày những phân tích chi tiết hơn các số liệu đãđược trình bày trong các báo cáo tài chính còn lại cũng như những thông tinbổ xung cần thiết khác

Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm 7 phần sau: Đặc điểm hoạtđộng của đơn vị; kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán; chuẩn mựcvà chế độ kế toán áp dụng; chính sách kế toán áp dụng, thông tin bổ xung chocác khoản mục được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ và những thông tin khác.

Tóm lại, theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởngBTC hệ thống báo cáo tài chính đã tương đối phù hợp với sự phát triển và xuhướng phát triển của nền kinh tế Hệ thống báo cáo tài chính của nước ta hiệnnay đã phần nào tiến lại gần hơn với thông lệ và chuẩn mực kế toán Quốc tế.Nhưng đây sẽ không phải là hệ thống báo cáo tài chính phù hợp nhất khi nềnkinh tế của nước ta vẫn trên đà phát triển và tất yếu hệ thống báo cáo tài chínhcòn thay đổi theo sự thay đổi của nền kinh tế dưới sự ra đời của nhiều chuẩnmực mới trong công tác kế toán nước ta.

Trang 20

II: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:

2.1: Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp phân tích tình hìnhtài chính doanh nghiệp:

2.1.1: Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính:

Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu vàso sánh số liệu tài chính hiện tại với quá khứ Thông qua việc phân tích báocáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quảkinh doanh cũng như các rủi ro trong tương lai.

Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhữngngười ra quyết định cả những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Bởi phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho họ đánh giá chính xác thực trạngtài chính của doanh nghiệp, từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, họ quantâm tới phân tích tình hình tài chính vì mục đích cuối cùng của họ là tìm kiếmlợi nhuận và khả năng trả nợ Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanhnghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệpnhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khảnăng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đưa raquyết định đúng đắn.

Đối với các chủ ngân hàng mối quan tâm của họ là khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Nên mối quan tâm chủ yếu của họ là tiền và các khoản có thểchuyển đổi thành tiền và số lượng vốn của chủ sở hữu Nên điều mà họ quantâm là khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khảnăng sinh lợi của doanh nghiệp

Do đó, phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp đầy đủ các thông tinhữu ích cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm, cung cấp các thông

Trang 21

tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả hoạt động và những biếnđộng trong nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.

2.1.2: Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp:

Bằng việc xem xét, phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thốngbáo cáo tài chính của doanh nghiệp, người sử dụng thông tin có thể đánh giáchính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanhnghiệp trong tương lai

Ta có thể khái quát vai trò của báo cáo tài chính vơi việc phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp như sau:

- Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiếtgiúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích tàichính của doanh nghiệp; để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế -tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xuhướng vận động, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó đưa ra cácquyết định đúng đắn và có hiệu quả

Tóm lại, báo cáo tài chính là tài liệu, phương tiện phản ánh tình hình tàichính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tới cácđối tượng quan tâm đến nó Các báo cáo tài chính cung cấp các thông tin vềtình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thôngqua các chỉ tiêu giá trị, cung cấp các thông tin kinh tế chủ yếu liên quan tớiquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Và báo cáo tàichính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng nhưđối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm.

2.1.3: Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp:

Trang 22

Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận của phân tích hoạt độngkinh doanh nên phân tích báo cáo tài chính cũng sử dụng mà phân tích hoạtđộng kinh doanh sử dụng Tuy nhiên, do báo cáo tài chính là khâu cuối cùngcủa kế toán tài chính nên khi phân tích báo cáo tài chính, các phương phápchủ yếu được sử dụng bao gồm: Phương pháp so sánh và phương pháp thaythế liên hoàn

Phương pháp so sánh:

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánhgiá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Trong phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách sosánh ngang và so sánh dọc So sánh ngang là so sánh, đối chiếu cả về sốtương đối và số tuyệt đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính còn sosánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữacác chỉ tiêu trong cùng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo với nhau Trongđó: so sánh bằng số tuyệt đối là so sánh về quy mô của các hiện tượng, sự vật,hiện tượng , việc so sánh này cho biết sự biến động về mặt quy mô của cácchỉ tiêu phân tích Còn so sánh bằng số tương đối là so sánh về kết cấu, mốiquan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích Dođó, khi so sánh bằng số tương đối các nhà phân tích sẽ nắm được xu hướngbiến động của các chỉ tiêu

Phương pháp thay thế liên hoàn:

Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhântố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt (mỗilần thay thế một nhân tố) các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích đểxác định trị số của chỉ tiêu phân tích khi trị số của nhân tố thay đổi Sau đó, sosánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiêncứu trước khi thay thế nhân tố Mức chênh lệch của trị số trước và sau khi

Trang 23

thay thế nhân tố chính là sự ảnh hưởng của nhân tố thay thế đến sự biến độngcủa chỉ tiêu nghiên cứu

2.2: Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:2.2.1: Đánh giá khái quát tình hình tài chính:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộbước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Công việc này sẽ cung cấpcho nhà quản lý biết được thực trạng tài chính cũng như biết được sức mạnhtài chính của doanh nghiệp từ đó nắm được tình hình tài chính của doanhnghiệp là khả quan hay không khả quan.

Phương pháp chung sử dụng để phân tích tình hình tài chính là phươngpháp so sánh Ta so sánh từng khoản mục và so sánh sự thay đổi của tỷ trọngmỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau Khi so sánh giữa kỳ gốc và kỳ phântích của các khoản mục ta so sánh cả số tuyệt đối và số tương đối để thấyđược sự thay đổi về số lượng cũng như về quy mô của mỗi khoản mục Và từđó nhận biết được các khoản mục có sự thay đổi lớn, có ảnh hưởng lớn để tiếnhành phân tích kỹ khoản mục này

Khi phân tích biến động của tài sản và nguồn vốn ta tiến hành so sánhcác chỉ tiêu sau:

- So sánh tổng nguồn vốn và tổng tài sản giữa kỳ gốc và kỳ phân tích.Tính được mức độ chênh lệch cả về số tuyệt đối và số tương đối.

- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn nhằm đánh giámức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

- Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản để thấy được cơ cấu tàisản của doanh nghiệp có hợp lý không

- Xác định tỷ trọng vốn chủ sở hữu, vốn vay trung dài hạn trong tổngnguồn vốn để thấy được mức độ ổn định của tình hình tài chính của doanhnghiệp trong tương lai gần.

Trang 24

- Xác định tỷ trọng các khoản phải thu và ứng trả trước nhằm xác địnhmức vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng Từ đó có các biện pháp nhằm thuhồi các khoản phải thu, giảm thiểu những khoản vốn mà doanh nghiệp bịchiếm dụng.

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta sử dụngcác chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất đầu tư:

Tỷ suất đầu tư là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếmtrong tổng tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Trị số nàyphụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất này có thể tính chung cho toàn bộ tài sản dài hạn của doanhnghiệp hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (Tỷ suất đầu tư tàisản cố định, tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn…)

- Hệ số tài trợ:

Hệ số tài trợ =

vèn nguånsè

u÷ hsëchñVèn

Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chínhvà mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biếttrong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếmmấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ khả năng tự chủ vềmặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Hệ số tự tài trợ:

Hệ số tự tài trợ phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dàihạn là bao nhiêu Trị số chỉ tiêu này càng cao thì số vốn chủ sở hữu đầu tư

= x 100Tỷ suất

đầu tư

Hệ số tự tài trợ

=

Trang 25

vào tài sản dài hạn càng cao làm cho doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tàichính, song hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao do vốn đầutư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng đầu tư vào kinh doanh quay vòng đểsinh lời

2.2.2: Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sảnxuât kinh doanh:

Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinhdoanh thực chất là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồnhình thành tài sản của doanh nghiệp hay chính là việc phân tích cân bằng tàichính của doanh nghiệp

Khi tiến hành phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho quá trình sảnxuất kinh doanh, thì trước tiên ta phải tính được nguồn tài trợ tài sản củadoanh nghiệp bao gồm: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời.

Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản: cân bằng tài chính

được thể hiện qua đẳng thức:

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên +Nguồn tài trợ tạm thời (1)

Phân tích cân bằng tài chính trên góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quảnlý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn củadoanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây mất cân bằng tài chính Khiphân tích, trước hết ta so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản ngắn hạn và tàisản dài hạn) với nguồn tài trợ thường xuyên Nếu tổng tài trợ thường xuyênlớn hơn hoặc bằng nhu cầu về tổng tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng sốthừa này một cách hợp lý để tránh bị chiếm dụng vốn Ngược lại, doanhnghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp để tránh đi chiếm dụngvốn một cách bất hợp pháp

Trang 26

Tiếp theo cần xem xét tình hình biến động của bản thân nguồn tài trợtrên tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu kỳ và dựa vào bảnthân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét

Cân bằng tài chính (1) có thể được biến đổi lại như sau:

Tài sản ngắn hạn – nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên –Tài sản dài hạn (2)

- Trường hợp Vốn hoạt động thuần > 0: Trong trường hợp này, nguồn

tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không những đủ để tài trợ cho tài sảndài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn Do vây, cân bằng tàichính của doanh nghiệp trong trường hợp này là “cân bằng tốt”, an toàn vàbền vững.

- Trường hợp Vốn hoạt động thuần = 0: Trong trường hợp này, nguồn

tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạnnên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp Vì vậy, cânbằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này là tương đối bền vững,tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa cao, khả năng mất cân bằng tài chính vẫn làvấn đề tiềm ẩn

Trang 27

Ngoài các nội dung phân tích nói trên, khi phân tích tình hình đảm bảonguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta còn tính và so sánh các chỉtiêu sau:

- Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn

vốn của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ lệ như thế nào.Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tính ổn định và cân bằng tài chínhcủa doanh nghiệp càng tốt và ngược lại:

Hệ số tài trợ thường xuyên = NguånTængtµitrî nguånth êng vènxuyªn

- Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ

tài sản của doanh nghiệp thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu phần Trịsố của chỉ tiêu này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính của doanhnghiệp càng cao và ngược lại

Hệ số tài trợ tạm thời = NguånTængtµi nguåntrît¹m vènthêi

2.2.3: Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán củadoanh nghiệp:

2.2.3.1: Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp:

Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là việc xem xét tìnhhình thanh toán các khoản phải thu, các khoản phải trả của doanh nghiệp Đểtiến hành phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp ta tính các chỉ tiêusau:

Đối với các khoản phải thu:

- Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so vớicác khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng:

- Số vòng quay các khoản phải thu:

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

= x 100%

Trang 28

Số vòng quay các khoản phải thu = Sè d DoanhBQ c¸cthu kho¶thuÇnnph¶ithuChỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và hiệu quảcủa việc thu hồi nợ Nếu vòng quay lớn thì doanh nghiệp thu hồi nợ tốt, ít bịchiếm dụng vốn Tuy nhiên chỉ tiêu này không nên quá cao mà chỉ nên duy trìở mức độ vừa phải Trong đó, số dư BQ các khoản phải thu được tính nhưsau:

- Thời gian thu tiền:

Thời gian thu tiền = è vßngquayThêic¸cgian kho¶ kú PTnph¶ thu

Thời gian thu tiền là chỉ tiêu hay còn gọi là thời gian quay vòng cáckhoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu hồi tiền hàng bánra Thời gian thu tiền của doanh nghiệp càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp ít bịchiếm dụng vốn và ngược lại Nhưng thời gian thu tiền không nên quá ngắn vìnhư vậy sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích được ngườimua, sẽ ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hóa.

Đối với các khoản phải trả:

Để phân tích các khoản phải trả của doanh nghiệp, ngoài việc so sánhcác khoản phải trả đầu kỳ và cuối kỳ, ta còn tính thêm hệ số nợ:

Hệ số nợ = TængNî nguånph¶ tr¶ vèn

Hệ số nợ cho biết trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp hiện có thì nợphải trả chiếm bao nhiêu phần Hệ số này càng cao thì số nợ doanh nghiệpphải trả càng lớn

2.2.3.2: Phân tích khả năng thanh toán:

Số dư BQ

các khoản phải thu =

Trang 29

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chínhtrước mắt và lâu dài của doanh nghiệp Để tiến hành phân tích khả năng thanhtoán của doanh nghiệp ta tính các chỉ tiêu sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh

tổng số tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả Nếu trị số của hệ số này mà ≥

1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, trị số nàycàng nhỏ hơn 1 thì càng mất dần khả năng thanh toán Hệ số này được tínhtheo công thức sau:

Hệ số thanh toán hiện hành = TængTæng nîtµiph¶s¶ntr¶

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Cho thấy khả năng đáp ứng nợ ngắn

hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này có giá trị xấp xỉ bằng1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tàichính của doanh nghiệp là bình thường và ngược lại Chỉ tiêu này được tínhnhư sau:

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = TængT iàis¶ nîn ng¾n ng¾n h¹n h¹n

- Hệ số thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản

bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nếu trị số của hệ số này >0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan và ngược lại Hệ số thanh toánnhanh được tính theo công thức sau:

Hệ số thanh toán nhanh =

h¹n ng¾n nîTæng

thuph¶n kho¶c¸c+tiÒnng¬®ng¬t n kho¶c¸c vµ TiÒn

- Hệ số thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số thanh toán tức thời = TiÒn vµ c¸cTæng kho¶ nîn ng¾nt ¬ng h¹n® ¬ngtiÒn

Trang 30

- Hệ số thanh toán vốn lưu động: Phản ánh khả năng chuyển đổi thành

tiền của tài sản lưu động, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếutiền, hay thừa tiền khi tiến hành thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.Hệ số thanh toán vốn lưu động được tính theo công thức sau:

Hệ số thanh toán vốn lưu động = TiÒn vµ c¸cT iài kho¶s¶nnl ut ¬®ngéng® ¬ngtiÒn

- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán =

to¸nthanhKh¶ n¨ng

Nếu trị số của chỉ tiêu này >1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanhtoán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan và ngược lại Nếuchỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán.Khi hệ số này ≈ 0 thì doanh nghiệp bị phá sản do không còn khả năng thanhtoán

Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoài việc phân tíchcác nội dung trên thì ta còn đi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

2.2.4: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh không những làthước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn làvấn đề sống còn Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng cóđiều kiện mở mang và phát triển kinh tế Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp thì ta đi phân tích: hiệu quả sử dụng tài sản và khảnăng sinh lời của vốn:

2.2.4.1: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:

Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh qua phân tích hiệu quả sửdụng tài sản của doanh nghiệp, ta phân tích sức sản xuất, sức sinh lời và xuấthao phí của tài sản

Trang 31

- Về sức sản xuất của tài sản: Là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị tài sản

đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả sản xuất đầu ra Trị số của chỉ tiêu nàycàng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại Yếu tố đầu ra cóthể là tổng giá trị sản xuất, doanh thu thuần bán hàng hay tổng số luân chuyểnthuần Song yếu tố đầu ra hay sử dụng trong phân tích sức sản xuất của tài sảnlà “Doanh thu thuần” Khi đó, sức sản xuất của tài sản được tính như sau:

Sức sản xuất của tài sản = DoanhGi¸trÞthutµis¶thuÇnn

Khi phân tích sức sản xuất của tài sản thì ta đi tính và so sánh giữa kỳphân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầuvào như: sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sản xuất của tài sản dài hạn,sức sản xuất của tài sản cố định hay sức sản xuất của tổng tài sản.

- Về sức sinh lợi của tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản

đầu vào đem lại mấy đơn vị lợi nhuận Trị số sức sinh lợi của tài sản càng lớnthì khả năng sinh lợi càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao vàngược lại Sức sinh lợi của tài sản được tính theo công thức sau:

Sức sinh lợi của tài sản = Gi¸LîitrÞ nhuËntµis¶n

- Về suất hao phí: Chỉ tiêu này cho biết để có một đơn vị đầu ra phản

ánh kết quả kinh doanh sản suất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì doanhnghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản Suất hao phí của tài sản được tínhtheo công thức sau:

Suất hao phí của tài sản = §Çura ph¶n¸nh kÕt Gi¸qu¶ kinhtrÞtµis¶doanhn haylîi nhuËnTrong đó, giá trị tài sản có thể là tổng tài sản, tài sản ngắn hạn hoặc tàisản dài hạn Và sức sinh lợi của tài sản bao gồm sức sinh lợi của tổng tài sản,sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn và sức sản xuất của tài sản dài hạn.

2.2.4.2: Phân tích khả năng sinh lời của vốn:

Trang 32

Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh thực chất là xem xéthiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời Đây là một nội dung được các nhàđầu tư, các nhà tín dụng rất quan tâm bởi vì nó quyết định lợi ích của họ cảtrong hiện tại và trong tương lai Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn ta đitính các chỉ tiêu: Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu, hệ số doanh lợi củadoanh thu thuần :

- Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu:

Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = VènLîichñ nhuËnsë h÷tr ícub×thuÕnhqu©nHệ số này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận Hệ số này càng cao thì phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

- Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần:

Hệ số doanh lợi của DT thuần =

thuÕtr íc nhuËnLîi

Hệ số này cho biết, cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quátrình sản xuất kinh doanh, hệ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp càng cao

Hai chỉ tiêu trên chỉ mang tính tiêu biểu nên khi phân tích khả năngsinh lời của vốn thì ta phải kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau khi xemxét nó.

Trang 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁOTÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ

I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ:1.1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hàng hảiĐông Đô

Công ty Hàng hải Đông Đô (VISERITRANS) trước đây có tên gọi là Xínghiệp liên hợp vận tải biển pha sông được chính thức thành lập vào ngày04/12/1985 theo Nghị định số 274/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủtướng Chính phủ)

Trong 20 năm hoạt động, Công ty Hàng hải Đông Đô đã trải qua nhiềugiai đoạn phát triển thăng trầm, đầy biến cố và có thể tổng kết thành bốn giaiđoạn phát triển sau:

- Giai đoạn 1985 – 1988: Giai đoạn này Công ty có tên là Xí nghiệp liên

hợp Vận tải biển pha sông Đây là giai đoạn hình thành, gây dựng lực lượng vềtổng trọng tải phương tiện , tổng số lao động cũng như quy mô Xí nghiệp dần đivào hoạt động có hiệu quả.

- Giai đoạn 1989 - 1996: Khi cả nước bước vào xây dựng nền kinh tế thị

trường, xoá bỏ chế độ bao cấp, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tình hìnhkinh doanh có dấu hiệu đi xuống Đến năm 1994, xí nghiệp trở thành Doanhnghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

- Giai đoạn 1997- 1999: Do tình hình kinh doanh ngày càng đi xuống,

Thủ tướng Chính phủ buộc phải cho phép Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển phasông tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Thông báo số 3762/ ĐMDN, ngày 29/07/ 1997 của văn phòng Chính phủ Giai đoạn này là công cuộc đổi mớiDoanh nghiệp lần thứ nhất và là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảosự thắng lợi của “kế hoạch 2 năm chống phá sản 1997 - 1999”.

Trang 34

- Giai đoạn 2000 - 2005: Theo quyết định số 778/ QĐ - HĐQT của

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ngày 10/ 10/2003, Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông đã được đổi tên thành công tyHàng hải Đông Đô

Bằng ý chí tự vươn lên trong HĐSXKD, công ty Hàng hải Đông Đô đã tựkhẳng định mình trong ngành Hàng hải Vịêt Nam Cán bộ công nhân viên củacông ty đã nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông – Vận tải tặngbằng khen và được Tổng Công ty Hàng hải Vịêt Nam lấy làm tấm gương sángcho các Doanh nghiệp trong ngành về tinh thần tự vươn lên trong hoạt động sảnxuất kinh doanh

1.2: Chức năng – nhiệm vụ của Công ty Hàng hải Đông Đô:

Công ty Hàng hải Đông Đô là doanh nghiệp thành viên hạch toán độclập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với các chức năng nhiệm vụ chủyếu sau: Vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ; kinh doanh xếp dỡ kho và bãicảng; dịch vụ đại lý hàng hoá; kinh doanh vật tư và thiết bị hàng hoá; đại lýtàu biển và môi giới hàng hải; ……Tuy Công ty có nhiều loại hình kinhdoanh khác nhau nhưng chỉ có các loại hình như “vận chuyển hàng hóa bằngđường thuỷ ”, “kinh doanh xếp dỡ kho và bãi cảng”, “Đại lý tàu biển và môigiới hàng hải” và “Kinh doanh khai thác vật liệu xây dựng các loại” là nhữnghoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn các hoạtđộng khác tuy được triển khai nhưng doanh thu và lợi nhuận chiếm tỷ lệ nhỏhoặc có chi phí lớn không mang lại nhiều lợi nhuận do vậy làm giảm hiệu quảsản xuất kinh doanh của toàn Công ty

1.3: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Cơ quan Công ty và cácđơn vị trực thuộc (Xí nghiệp vận tải ven biển, cảng Khuyến Lương, Xí nghiệpdịch vụ tổng hợp, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đội tàu biển > 3.000 DWT

Trang 35

và một văn phòng đại diện tại Nha Trang) Trong đó, đại diện Công ty tại NhaTrang là đơn vị hiện đang do Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh quản lý Cơcấu tổ chức của Công ty Hàng hải Đông Đô như sau:

Do đặc điểm riêng của Công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh diễn radàn trải trên phạm vi rộng, không tập trung và hoạt động trên nhiều lĩnh vựckhác nhau nên cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng theo mô hình trựctuyến - chức năng Bộ máy quản lý của Công ty như sau:

Đội tàu biển > 3000 DMT

Chi nhánhHồ Chí MinhXí nghiệp vận

tải ven biển Xí nghiệp dịch vụ tổng hợpCơ quan Công

Cảng Khuyến Lương

Đại diện tại Nha Trang

Đội tàu biển >3000

DWTP tài chính

kế toánthuyền viênTrung tâm

P KDĐN & P.chế

Văn phòng IIPhòng

Ban lãnh đạo Công ty

P Kỹ thuật vật tư

Trang 36

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm Bộ máy quản trịvà các đơn vị trực tiếp sản xuất Cơ cấu tổ chức này được xây dựng theo môhình trực tuyến - chức năng Tuỳ theo đặc điểm của từng đơn vị mà có cácphòng ban tương ứng và phù hợp Các phòng ban này chịu sự quản lý trựctiếp của lãnh đạo các đơn vị và chịu sự lãnh đạo chuyên môn của các phòngban trực thuộc cơ quan Công ty theo ngành dọc.

Như vậy, cơ cấu tổ chức trên có nhược điểm là cồng kềnh, ban quản lýmỗi cảng hay mỗi xí nghiệp được tổ chức riêng rẽ Do đó, đội ngũ cán bộ giántiếp đông Nhưng xét trong điều kiện công ty là doanh nghiệp có các đơn vịsản xuất dàn trải, không tập trung và hoạt động trên các lĩnh vực khác nhaunên cơ cấu tổ chức này cũng có ưu điểm là quản lý chuyên môn chặt chẽ, cácphản hồi từ các đơn vị trực tiếp sản xuất lên bộ máy quản trị nhanh và tươngđối chính xác.

1.4: Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong nhữngnăm gần đây:

11.170.830.6989.739.324.614

Trang 37

II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ:

2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Công ty áp dụng hình thức kế toán máy theo phần mềm ITSOFT Xuấtphát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy Kế toán của công tyđược tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Đứng đầu là trưởng phòng theodõi chung toàn bộ hoạt động tài chính Sau kế toán trưởng là 06 nhân viên baogồm: Kế toán tổng hợp, kế toán theo dõi kho, kế toán theo dõi quỹ tiền mặt,kế toán theo dõi công nợ và TSCĐ, kế toán tiêu thụ, thủ quỹ Và bộ máy Kếtoán của công ty được tổ chức như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢIĐÔNG ĐÔ

Trong đó:

- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế

toán trong doanh nghiệp, tổ chức chỉ đạo mọi công tác kế toán, thống kê thôngtin kinh tế của công ty, tổ chức kiểm tra kế toán, việc chấp hành chế độ chínhsách về quản lý kinh tế tài chính của Công ty.

Kế toán

Kế toán theo dõi công nợ và

TSCĐKế toán

theo dõi khoPhó phòng KT

(Kế toán tổng hợp)Trưởng phòng

Kế toán theo dõi quỹ tiền

mặt

Trang 38

- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trực tiếp về

nghiệp vụ, tổng hợp ghi sổ cái, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và làmcác công việc báo cáo tài chính theo đúng chế độ tài chính của nhà nước.

- Kế toán theo dõi quỹ tiền mặt : Mở sổ theo dõi, kiểm tra đối chiếu các

khoản tiền về, tiền gửi vào Ngân hàng Theo dõi các khế ước tại các Ngân hàng,hạch toán các khoản lãi và chi phí tiền gửi và tiền vay, phụ trách thêm về kế toánthuế và các khoản phải nộp nhà nước, các nghiệp vụ tạm ứng

- Kế toán tiêu thụ: Theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp doanh thu chi

phí của toàn công ty, bao gồm cả theo dõi tình hình thanh toán các khoản tiềnlương, tiền thưởng, tiền công, BHXH, BHYT cho CBCNV hàng tháng.

- Kế toán theo dõi kho: Hạch toán tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật

liệu, công cụ, dụng cụ.

- Kế toán theo dõi công nợ và TSCĐ: Theo dõi các khoản phải thu, phải

trả với khách hàng ( công nợ ) và Theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp sựbiến động về TCSĐ, khấu hao TSCĐ, sửa chữa TSCĐ.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về chi, thu tiền mặt, báo báo tồn quỹ hàng

ngày và nộp vào ngân hàng.

2.2: Các chính sách chung và chế độ kế toán áp dụng tại công ty:

Công ty Hàng Hải Đông Đô áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức“chứng từ ghi sổ” Đơn vị tiền tệ áp dụng trong kế toán là Vịêt Nam Đồng, ápdụng nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo chuẩn mựcsố 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

Kỳ kế toán: hiện nay kỳ kế toán của Công ty được xác định theo từng quý.Cuối mỗi quý Công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập BCTC theo quy định.Năm kế toán của Công ty được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày01/01 đến ngày 31/12.

Trang 39

: Ghi hàng ngày: Đối chiếu, kiểm tra: Ghi cuối tháng

Phương pháp kế toán hàng tồn kho là áp dụng phương pháp kê khaithường xuyên Phương pháp tính thuế GTGT: công ty tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ

Cùng với việc vận dụng các chế độ kế toán chung, Công ty đã tiến hànhvận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách theo Quyết định 1141 –TC/CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và đã được sửa đổi,bổ xung theo các văn bản của Bộ Tài Chính Riêng đối với hệ thống Báo cáoTài chính, Công ty áp dụng hệ thống Báo cáo Tài chính theo Quyết định số167/ 2000/ QĐ - BTC ngày 25/10/2000 và bổ xung theo Thông tư số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài Chính Quy trình lên Báo cáo Tàichính của Công ty như sau:

Trong đó:

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chi tiếtBảng tổng

hợp chứng từ gốc

Sổ, thẻ KT chi tiếtChứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối phát sinh TK

Báo cáo Tài chính

Sổ cáiSổ đăng

ký chứng từ ghi sổ

Trang 40

III: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ:

Theo chế độ kế toán áp dụng tại Công ty hiện nay (kỳ kế toán tại Côngty được xác định theo từng quý) nên cuối mỗi quý Công ty phải tiến hànhtổng hợp số liệu và lập Báo cáo Tài chính theo quy định Các Báo cáo Tàichính của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN), báocáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DN), báo cáo lưu chuyểntiền tệ (mẫu số B03 - DN), thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 - DN).Hệ thống Báo cáo Tài chính được lập theo mẫu quy định tại Quyết định số167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 và bổ xung theo Thông tư số 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài Chính Hệ thống báo cáo này sẽ đượcgửi kèm với báo cáo kiểm toán tới các cơ quan sau: Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam, cục thuế Hà Nội, cục Tài chính doanh nghiệp, chi cục Tài chính HàNội, cục Thống kê, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namvà Tổng giám đốc Công ty.

3.1: Bảng Cân Đối kế toán (Mẫu số B01 - DN):

Nội dung: Bảng cân đối kế toán của Công ty là một báo cáo kế

toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của Công ty theogiá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định Thờiđiểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán (vào ngày cuối cùngcủa mỗi quý) Bảng cân đối kế toán của Công ty là tài liệu quan trọng phảnánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốncủa Công ty cũng như triển vọng kinh tế tài chính của Công ty trong tươnglai Bảng cân đối kế toán của Công ty có kết cấu dưới dạng bảng cân đối sốdư của các tài khoản, được chia làm 2 phần là phần tài sản và phần nguồnvốn, được trình bày theo kiểu một bên.

Ngày đăng: 24/11/2012, 10:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN, phụ lục 1) - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN, phụ lục 1) (Trang 11)
BẢNG 01: THỜI HẠN LẬP VÀ NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 01 THỜI HẠN LẬP VÀ NƠI NHẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 11)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI  ĐÔNG ĐÔ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ (Trang 37)
Bảng tổng hợp chi tiếtBảng tổng  - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
Bảng t ổng hợp chi tiếtBảng tổng (Trang 39)
Bảng tổng  hợp chi tiếtBảng tổng - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
Bảng t ổng hợp chi tiếtBảng tổng (Trang 39)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN (Trang 42)
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN (Trang 42)
3.2: Bỏo cỏo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DN): - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
3.2 Bỏo cỏo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DN): (Trang 44)
 Bảng Cõn đối kế toỏn - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
ng Cõn đối kế toỏn (Trang 49)
32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 (Trang 50)
bỏo cỏo tài chớnh khỏc như bảng cõn đối kế toỏn, bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toỏn sẽ dựa vào đú và dựa vào thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh của  kỳ trước, năm trước để lập nờn thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh kỳ này. - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
b ỏo cỏo tài chớnh khỏc như bảng cõn đối kế toỏn, bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toỏn sẽ dựa vào đú và dựa vào thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh của kỳ trước, năm trước để lập nờn thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh kỳ này (Trang 50)
2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng : chứng từ ghi sổ . 2.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định : - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng : chứng từ ghi sổ . 2.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định : (Trang 52)
BẢNG 4: CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CễNG TY HÀNG HẢI ĐễNG Đễ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 4 CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CễNG TY HÀNG HẢI ĐễNG Đễ (Trang 58)
BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CễNG TY HÀNG HẢI ĐễNG Đễ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 5 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CễNG TY HÀNG HẢI ĐễNG Đễ (Trang 63)
BẢNG 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY HÀNG  HẢI ĐÔNG ĐÔ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 5 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ (Trang 63)
BẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 6 BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN (Trang 67)
BẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 6 BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN TÀI TRỢ TÀI SẢN (Trang 67)
BẢNG 7: NHU CẦU VÀ VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYấN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 7 NHU CẦU VÀ VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYấN (Trang 69)
BẢNG 7: NHU CẦU VÀ VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG  XUYÊN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 7 NHU CẦU VÀ VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN (Trang 69)
BẢNG 8: PHÂN TÍCH TèNH HèNH THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 8 PHÂN TÍCH TèNH HèNH THANH TOÁN (Trang 72)
BẢNG 8: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 8 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN (Trang 72)
BẢNG 9: CHỈ TIấU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 9 CHỈ TIấU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 76)
BẢNG 9: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 9 CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 76)
BẢNG 10: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 10 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 77)
BẢNG 10: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 10 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 77)
Qua bảng cõn đối kế toỏn, ta lập bảng tớnh sau: Bảng 11 - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
ua bảng cõn đối kế toỏn, ta lập bảng tớnh sau: Bảng 11 (Trang 78)
BẢNG 11: BẢNG TÍNH TÀI SẢN BÌNH QUÂN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 11 BẢNG TÍNH TÀI SẢN BÌNH QUÂN (Trang 78)
BẢNG 12: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 12 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN (Trang 79)
BẢNG 12: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 12 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN (Trang 79)
BẢNG 13: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TSLĐ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 13 PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TSLĐ (Trang 82)
BẢNG 13: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN  TSLĐ - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG 13 PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN TSLĐ (Trang 82)
PHỤ LỤC I: Bảng cõn đối kế toỏn - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
Bảng c õn đối kế toỏn (Trang 102)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 102)
c- Cỏc khoản nợ thuờ tài chớnh - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
c Cỏc khoản nợ thuờ tài chớnh (Trang 117)
a- Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu - Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Hàng hải Đông Đô
a Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu (Trang 117)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w