1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

104 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 320,12 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏlà loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, ổn định chung của nền kinh tế và trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay không có quá nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đầy đủ các yếu tố đầu vào là nguồn vốn, nguyên vật liệu đảm bảo, công nghệ tiên tiến và mặt bằng sản xuất tối thiểu,...để sản xuất kinh doanh.Phần lớn cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn, đặc biệt nhất là vấn đề thiếu nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc huy động vốn từ cổ đông, các phải trả chiếm dụng vốn và các nguồn vốn khác,… vốn vay tại các ngân hàng thương mại là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả hoạt động duy trì cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có những đóng góp không hề nhỏ đối với nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong các phân khúc về khách hàng doanh nghiệp, do đó hầu hết các ngân hàng thương mại đều tập trung mọi nguồn lực để khai thác tối đa phân khúc khách hàng này. Và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nói chung Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới để tăng trưởng và quản trị rủi ro của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa cao đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu năm 2019 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội có1.970khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại Chi nhánh nhưng chỉ có 335doanh nghiệp có quan hệ vay vốn. Với tỷ lệ khoảng 17% trên tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh là còn thấp và chưa hiệu quả trong việc phát triển, khai thác tiềm năng của phân khúc này trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều trở ngại trong hoạt động quan hệ tín dụng như: thủ tục, hồ sơ vay vốn còn nhiều và phức tạp; tài sản thế chấp không nhiều và độ thanh khoản của tài sản là không cao; lãi suất chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ,… Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và khả năng phát triển mạnh của hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng này tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, đề tài: "Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội"đã được lựa chọn 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài làđề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong trong giai đoạn 2020-2022 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ nghiên cứu chính là: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại Thứ hai,phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2015-2019 nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh. Thứ ba, đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong trong giai đoạn 2020-2022 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội. + Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS LÊ QUỐC HỘI

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi camkết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạmyêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hữu Chiến

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀMỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 51.1.2 Nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại 6

1.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại .9

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàngthương mại 91.2.2 Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại .151.2.3 Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 18

1.3 Tiêu chí và yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại 21

1.3.1.Các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ 211.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa vànhỏ đối với ngân hàng thương mại 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI 34 2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 342.1.2 Cơ cấu tổ chức 352.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2015-2019 362.1.4 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng tại Chi nhánh 39

2.2 Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2019 40

Trang 5

2.2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt

số lượng 46

2.2.3.Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt chất lượng 55

2.3 Đánh giá chung về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh 58

2.3.1 Kết quả đạt được 58

2.3.2 Hạn chế 59

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 66

3.1 Định hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội 66

3.1.1 Định hướng và mục tiêu hoạt động chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2020-2022 66 3.1.2 Định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội 70

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội 71

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71

3.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 73

3.2.3 Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 75

3.2.4 Xây dựng biểu phí và lãi suất cạnh tranh linh hoạt 75

3.2.5 Rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 76

3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 77

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 78

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 78

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 79

3.3.3 Đề xuất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 79

KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

4 Ngân hàng TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần

Trang 7

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 11

Bảng 2.1 Nhân lực của Chi nhánh trong giai đoạn 2017-2019 36

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh từ 2015-2019 36

Bảng 2.3 Phân khúc KHDN tại Vietinbank phân theo tổng mức đầu tư 39

Bảng 2.4 Phân khúc KHDN tại Vietinbank phân theo doanh thu thuần 41

Bảng 2.5: Số lượng KHDN vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2019 47

Bảng 2.6: Doanh số cho vay KHDN tại Chi nhánh (giai đoạn 2015 – 2019) 48

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHDN tại Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2019 50

Bảng 2.8: Tỷ trọng Dư nợ cho vay KHDN theo loại hình doanh nghiệp tại Chi nhánh (giai đoạn 2015 – 2019) 52

Bảng 2.9: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề kinh tế tại Chi nhánh (giai đoạn 2015 – 2019) 54

Bảng 2.10: Cơ cấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2019 55

Bảng 2.11: Dư nợ cho vay theo nhóm nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh (giai đoạn 2015 – 2019) 56

Bảng 2.12: Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN trong tổng thu nhập cho vay KHDN tại Chi nhánh 58

Bảng 2.13: Chương trình ưu đãi lãi suất dành cho KHDNVVN tại Vietinbank Đông Hà Nội (giai đoạn 2017 – 2019) 58

Bảng 3.1: Mục tiêu cho vay DNVVN giai đoạn 2020 - 2022 72

BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 36

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2019 38 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 42

Trang 8

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành : 8340201

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2020

Trang 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tính cấp thiết của đề tài

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có những đóng gópkhông hề nhỏ đối với nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong các phân khúc về kháchhàng doanh nghiệp, do đó hầu hết các ngân hàng thương mại đều tập trung mọinguồn lực để khai thác tối đa phân khúc khách hàng này Và Ngân hàng thương mạicổ phần Công thương Việt Nam nói chung Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng đã triển khai nhiều giải phápđổi mới để tăng trưởng và quản trị rủi ro của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều trở ngại trong hoạtđộng quan hệ tín dụng như: thủ tục, hồ sơ vay vốn còn nhiều và phức tạp; tài sản thếchấp không nhiều và độ thanh khoản của tài sản là không cao; lãi suất chưa phù hợpvới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

và khả năng phát triển mạnh của hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàngnày tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, đề tài:

Nhiệm vụ nghiên cứu

Các nhiệm vụ nghiên cứu chính là:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương

mại và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

Trang 10

Thứ hai,phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội tronggiai đoạn 2015-2019 nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân về cho vaydoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh

Thứ ba, đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong tronggiai đoạn 2020-2022

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Ngân hàng thương mại

Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánhĐông Hà Nội

+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danhmục tài liệu tham khảo và các phụ lục, phần nội dung của Luận văn được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội thời gian tới.

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Khái quát về ngân hàng thương mại

Khái niệm Ngân hàng thương mại

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam quy định rằng Ngânhàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả cáchoạt động ngân hàng Các hoạt động của ngân hàng thương mại được tựu chunglại bao gồm: (1) Nhận tiền gửi và phát hành các chứng chỉ tiền gửi; (2) Cáchoạt động cấp tín dụng và (3) Cung ứng các dịch vụ hanh toán

Nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính,

có nhiệm vụ điều phối nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm đảm bảo và đáp ứng nhucầu tiết kiệm, đầu tư của xã hội

Ngân hàng thương mại cơ bản là một doanh nghiệp, NHTM có các hoạt động

về vốn, hoạt động về đầu tư và hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa háo lợinhuận của vốn chủ sở hữu Như trên đã nêu trên, NHTM được phép thực hiện toàn

bộ các hoạt động của một ngân hàng và các hoạt động khác được cho phép

Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định rõ các hoạt động của NHTMbao gồm:

Hoạt động huy động vốn

Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động dịch vụ

Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là những doanh nghiệp được thànhlập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có quy mô nhỏ về nhiều mặt như:

về mặt vốn, lao động hay doanh thu Căn cứ vào quy mô, DNVVN có thể được

Trang 12

chia thành ba loại cũng đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ vàdoanh nghiệp vừa

Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, cho vay DNVVN củaNHTM là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và cần thiết Ngân hàng giao choDNVVN một khoản tiển để sử dụng vào mục đích được hợp pháp và thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

- Về giới hạn cho vay: tương đối thấp nếu tính bình quân trên một DNVVN.Mặc dù doanh thu của các DNVVN được trải rộng từ 3 tỷ đến 300 tỷ tuy nhiên khốilượng các doanh nghiệp có doanh thu lớn (từ 100 tỷ trở lên) là tương đối thấp so vớitổng số các DNVVN

- Về thời hạn cho vay: Chủ yếu là cho vay ngắn hạn với thời gian ngắn CácDNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại do đó nhu cầu đầu tư về cơ sở hạtầng, máy móc thiết bị là thấp (nhiều doanh nghiệp không có tài sản cố định vàkhông có nhu cầu đầu tư tài sản cố định)

- Về biện pháp bảo đảm: Hầu hết các DNVVN khi vay vốn ngân hàng đềuphải có tài sản bảo đảm

- Về mục đích cho vay: Hầu hết là cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt độngsản xuất kinh doanh Các DNVVN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại

- Về lãi suất: So với nhóm doanh nghiệp lớn, thì mức ưu đãi lãi suất củaDNVVN thấp hơn Lãi suất được tính theo mức rủi ro và kỳ vọng thu được lợinhuận từ hoạt động cho vay của NHTM

Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

a Phân loại theo thời hạn cho vay

b Theo mục đích cho vay

c Theo phương thức cho vay

d Theo biện pháp bảo đảm

Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay DNVVN tại NHTM đều có điểm chung ở các vấn đề nhưsau:

Trang 13

- DNVVN cung cấp cho NHTM hồ sơ vay vốn

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm

– CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đông Hà Nội (từ đâyxin được được gọi tắt là Chi nhánh) tiền thân là Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam – chi nhánh Yên Viên được thành lập năm 2001 trên cơ sở

mở rộng quy mô của Phòng giao dịch Yên Viên, khi Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam – chi nhánh Yên Viên là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Chương Dương Năm 2003Chi nhánh đã được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam

Hiện tại, trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại 284 Hà Huy Tập, thị trấn YênViên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và hệ thống mạng lưới 12 phòng trong đó

có 6Phòng giao dịch loại hỗn hợp Các phòng giao dịch hỗn hợp là mô hình thu nhỏcủa một chi nhánh với đầy đủ các nghiệp vụ: tín dụng, huy động vốn, các sản phẩmdịch vụ thanh toán,… ; Phòng giao dịch bán lẻ là phòng có chức năng tương tựphòng giao dịch hỗn hợp nhưng chỉ được cấp tín dụng đối với khách hàng thuộc

Trang 14

Doanh thu và chi phí tại Chi nhánh có sự biến động không đều về cơ cấudoanh thu và về tỷ lệ chi phí trên doanh thu qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận chinhánh qua các năm lại có xu hướng tăng thể hiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh trong những năm vừa qua Tuy nhiên trong năm 2018, lợi nhuận của chinhánh bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng khoảng 90% lợi nhuận năm 2017

Các hoạt động về thẻ, dịch vụ tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ cũng cónhững sự phát triển mạnh mẽ góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh Quy mô sốlượng thẻ và các chỉ tiêu về hiệu quả như: phí, số dư huy động, doanh số từ cáchoạt động này đều được nâng cao

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng tại Chi nhánh

- Phân loại và cắt ngưỡng theo tổng mức đầu tư

- Phân loại và cắt ngưỡng theo doanh thu thuần

Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2019

Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình cho vay của Chi nhánh được thực hiện đúng theo quy trình cho vaycủa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Công văn số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017, về việc Quy định quy trình cấp và quản lý giới hạn tíndụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế phi tài chính gồm 4giai đoạn của quá trình cho vay gồm: thẩm định, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốnvay, thu hồi nợ vay

Bước 1: Thẩm định

Bước 2: Giải ngân

Trang 15

Bước 3: Kiểm tra sử dụng vốn vay

Bước 4: Quy trình thu hồi nợ vay

Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt số lượng

Mở rộng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn

Mở rộng doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mở rộng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo các tiêu chí

Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt chất lượng

Chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thu nhập cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đánh giá chung về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh

Kết quả đạt được

Số lượng và dư nợ đối với DNVVN tại Chi nhánh là ngày càng mở rộng

Cơ cấu cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực:

Chất lượng dư nợ cho vay DNVVN được cải thiện:

Thứ ba, vẫn tồn tại và phát sinh những khoản nợ xấu, nợ quá hạn

Thứ tư, hoạt động cho vay DNVVN chưa hiệu quả

Nguyên nhân của hạn chế

Nhân tố chủ quan từ Chi nhánh

Nguyên nhân khách quan

Trang 16

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI

Định hướng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Định hướng và mục tiêu hoạt động chung của Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2020-2022

Định hướng và mục tiêu mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ củaNgân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xây dựng biểu phí và lãi suất cạnh tranh linh hoạt

Rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đẩy mạnh hoạt động marketing về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vốn vay của các doanhnghiệp vừa và nhỏ

Kiến nghị

Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Đề xuất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 17

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm

vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thươngmại, hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng thương mại và các tiêu chí ảnhhưởng đến mở rộng cho vay DNVVN, đặc biệt đã làm rõ nội dung về các chỉ tiêuảnh hưởng đến hoạt động mở cho vay DNVVN

Thứ hai, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đưa ra các số liệu và đánhgiá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại Vietinbank- Chi nhánh Đông Hà Nội

Từ thực trạng tại Chi nhánh đưa ra được những kết quả đạt được, nguyên nhân vàhạn chế trong mở rộng cho vay DNVVN Các hạn chế này do nguyên nhân từ môitrường bên ngoài và do bản thân Vietinbank- Chi nhánh Đông Hà Nội

Thứ ba, trên cơ sở định hướng mở rộng hoạt động cho vay của Vietinbank –Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2020-2022 và từ hạn chế, nguyên nhân hạnchế đã đề xuất được một số giải pháp để mở rộng cho vay DNVVN tại Vietinbank –Chi nhánh Đông Hà Nội trong thời gian tới

Mặc dù đã có một số nghiên cứu được công bố trong việc mở rộng cho vayDNVVN, nhưng trong điều kiện, hoàn cảnh mới đòi hỏi phải có những cách nhìnnhận và chiến lược mới Với kết quả nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần

mở rộng cho vay DNVVN tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội Do hạn chế vềthực tiễn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nên đề tài nghiên cứu không tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy côgiáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 18

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Mã ngành : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS LÊ QUỐC HỘI

HÀ NỘI - 2020

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp vừa và nhỏlà loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếutrong nền kinh tế, có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, ổn định chung của nềnkinh tế và trong thời kỳ đổi mới kinh tế Tuy nhiên, hiện nay không có quá nhiều cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có đầy đủ các yếu tố đầu vào là nguồn vốn, nguyên vật liệuđảm bảo, công nghệ tiên tiến và mặt bằng sản xuất tối thiểu, để sản xuất kinhdoanh.Phần lớn cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn, đặc biệt nhất là vấn

đề thiếu nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài việc huy động vốn

từ cổ đông, các phải trả chiếm dụng vốn và các nguồn vốn khác,… vốn vay tại cácngân hàng thương mại là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cảhoạt động duy trì cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có những đóng gópkhông hề nhỏ đối với nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong các phân khúc về kháchhàng doanh nghiệp, do đó hầu hết các ngân hàng thương mại đều tập trung mọinguồn lực để khai thác tối đa phân khúc khách hàng này Và Ngân hàng thương mạicổ phần Công thương Việt Nam nói chung Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng đã triển khai nhiều giải phápđổi mới để tăng trưởng và quản trị rủi ro của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ Tuy nhiên, kết quả đạt được còn chưa cao đối với phân khúc khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ Theo số liệu năm 2019 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội có1.970khách hàng doanh nghiệp vừa

và nhỏ mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại Chi nhánh nhưng chỉ có 335doanh nghiệp

có quan hệ vay vốn Với tỷ lệ khoảng 17% trên tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiChi nhánh là còn thấp và chưa hiệu quả trong việc phát triển, khai thác tiềm năng củaphân khúc này trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bên cạnh đó, các doanhnghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều trở ngại trong hoạt động quan hệ tín dụng như: thủtục, hồ sơ vay vốn còn nhiều và phức tạp; tài sản thế chấp không nhiều và độ thanhkhoản của tài sản là không cao; lãi suất chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của

Trang 20

doanh nghiệp vừa và nhỏ,…

Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

và khả năng phát triển mạnh của hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàngnày tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, đề tài:

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Các nhiệm vụ nghiên cứu chính là:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương

mại và hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

Thứ hai,phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội tronggiai đoạn 2015-2019 nhằm phát hiện những hạn chế và nguyên nhân về cho vaydoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh

Thứ ba, đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong tronggiai đoạn 2020-2022

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Ngân hàng thương mại

Trang 21

4 Phương pháp nghiên cứu

Phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài, đề tài sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu khoa học là:

+ Phương pháp thu lập số liệu: Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáohoạt động cho vay và các báo cáo khác tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong trong giai đoạn 2015-2019 Các số liệu từ cácloại báo cáo trên được thu thập từPhòng Tổng hợp của Chi nhánh, là phòng đầu mối

có chức năng tổng hợp các số liệu theo dạng tổng và chi tiết, hỗ trợ và tham mưucho Ban giám đốc trong các chỉ tiêu kinh doanh để đưa ra các đường lối chiến lượckinh doanh hiệu quả theo từng thời kỳ

+ Phương pháp thống kê: từ các số liệu đã thu thập, lựa chọn các số liệu phùhợp với nội dung nghiêm cứu, tổng hợp và trình bày số liệu dựa theo bảng biểuthống kê, từ đó tính toán một số các chỉ số cần thiết cho nhiệm vụ của luận văn Từbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của báo cáo tài chính các năm từ 2015 đếnnăm 2019, thu thập các số liệu doanh thu (các câu phần nhu: Doanh thu từ huy độngvốn, cho vay, phí dịch vụ, đầu tư và các hoạt động khác), chi phí và lợi nhuận củaChi nhánh Ngoài ra thu thập được thêm từ báo cáo cho vay giai đoạn 2015-2019 sốlượng các KHDN nói chung và KHDNVVN nói riêng đang vay vốn tại Chi nhánhcác năm, các DNVVN đang có quan hệ tiền gửi với Chi nhánh các năm; Doanh sốcho vay KHDN và DNVVN các năm; Dư nợ KHDN và DNVVN các năm, cấu phần

dư nợ DNVVN theo các loại hình doanh nghiệp, theo ngành nghề kinh tế, theo thờihạn cho vay Từ báo cáo cho vay giai đoạn 2015-2019 cũng thu thập được các sốliệu về chất lượng cho vay tại chi nhánh bao gồm: Dư nợ cho vay theo các nhóm nợcủa DNVVN tại Chi nhánh qua các năm và thu nhập từ hoạt động cho vay củaKHDN và DNVVN tại Chi nhánh các năm Từ các số liệu thu thập được từ báo cáo,tính toán được tỷ trọng, tăng giảm về mặt lượng và tốc độ tăng trưởng hàng năm

+ Phương pháp so sánh: So sánh và đối chiếu số liệu giữa các năm trong thờigian nghiên cứu để thấy được xu thế và từ đó chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân hạnchế trong hoạt động mở rộng cho vay Phân tại Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn nghiên cứu

Trang 22

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ nguyên nhân về hạn chế trong hoạt độngcho vay doanh nghiệp và nhỏ vừa tại chi nhánh theo yếu tố tác động chủ quan hay kháchquan, đưa ra các phương pháp,giải pháp và các kiến nghị góp phần cho Chi nhánh mởrộng hoạt động cho vay trong giai đoạn 2020-2022

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danhmục tài liệu tham khảo và các phụ lục, phần nội dung của Luận văn được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội thời gian tới.

Trang 23

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngày nay, Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới, hệ thống Ngânhàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tếcủa mộtquốc gia Mạng lưới của NHTM không chỉ nằm trong vùng lãnh thổ của một quốc gia, màcòn mở rộng ra toàn thế giới, để phục vụ nhu cầu xuất, nhập hàng hóa và hoạt động giaothương,buôn bángiữa các nước NHTM là tổ chức không thể thiếu trong hoạt độngpháttriển kinh tế của quốc gia và được coi là huyết mạch của nền kinh tế

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm2010 của Việt Namquy định rằng Ngânhàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả cáchoạt động ngân hàng Các hoạt động của ngân hàng thương mại được tựu chunglại bao gồm: (1) Nhận tiền gửi và phát hành các chứng chỉ tiền gửi; (2) Cáchoạt động cấp tín dụng và (3) Cung ứng các dịch vụ hanh toán Đối với cácđịnh nghĩa về Ngân hàng thương mại, việc thêm hoạt động cấp tín dụng vào cáchoạt động của ngân hàng có mục đích là hạn chế một số lượng lớn các tổ chứctài chính được coi là ngân hàng, cũng tạo điều kiện cho các tổ chức này pháttriển theo xu hướng ổn định hơn có các luật riêng để điều chỉnh cho các tổ chứctài chính và ngân hàng thương mại

Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Tổ chức tài chính bao gồm:NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng Tuy nhiên NHTM có điểm khác so vớicác Tổ chức tài chính phi ngân hàng ở chỗ: NHTM được phép thực hiện toàn bộ cáchoạt động ngân hàng đã được đề cập ở trên và là tổ chức nhận tiền gửi, thực hiệncác hoạt động dịch vụ thanh toán Còn các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ đượcthực hiện một số hoạt động của ngân hàng, trong đó không được nhận tiền gửi vàkhông cung cấp các hoạt động dịch vụ thanh toán ngân hàng

Trang 24

1.1.2 Nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế, NHTM đóng vai trò là một tổ chức trung gian tài chính,

có nhiệm vụ điều phối nguồn vốn trong nền kinh tế nhằm đảm bảo và đáp ứng nhucầu tiết kiệm, đầu tư của xã hội Với sự tham gia của NHTM, nền kinh tế trở nên

mở hơn, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn, tác động đến sự tăng trưởng vàđầu tư của tổng thể xã hội

Ngân hàng thương mại cơ bản là một doanh nghiệp, NHTM có các hoạt động

về vốn, hoạt động về đầu tư và hoạt động kinh doanh với mục tiêu tối đa háo lợinhuận của vốn chủ sở hữu Như trên đã nêu trên, NHTM được phép thực hiện toàn

bộ các hoạt động của một ngân hàng và các hoạt động khác được cho phép

Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định rõ các hoạt động của NHTMbao gồm:

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động cơ bản và thường xuyên nhất của NHTM vớimục đích thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ hoạt động kinhdoanh, giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy và bảo đảm khả năng thanhtoán và thanh khoản của ngân hàng

Hoạt động huy động tạo ra nguồn vốn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn

và nguồn tài trợ cho các hoạt động của NHTM NHTM theo quy định được huyđộng tiền gửi rộng rãi từ các tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi và các tổ chức tíndụng khác dưới hình thức tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn và các loại tiềngửi khác Ngoài ra, NHTM có thể sử dụng công cụ như phát hành chứng chỉ tiềngửi, trái phiếu và giấy tờ có giá để huy động Trong trường hợp cần thiết, NHTMcòn có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng, các NHTM khác, hoặc vay từ NHNN

Trong hoạt động huy động vốn, NHTM luôn chú trọng xây dựng cơ cấu vốnhuy động hợp lí Cơ cấu vốn huy động có thể được phân tích dựa trên kết hợp nhiềuyếu tố, các tiêu chí như: theo kì hạn, theo đối tượng khách hàng,…Việc xem xét cơcấu vốn huy động dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cho phép ngân hàng đánh giátoàn diện thực trạng nguồn vốn của ngân hàng để phục vụ nhu cầu tín dụng đa dạng

Cơ cấu vốn linh hoạt và hợp lí là mục tiêu các NHTM luôn hướng tới do ảnh hưởng

Trang 25

trực tiếp tới chi phí vốn, phản ánh việc NH huy động vốn hiệu quả hay không, ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Vì vậy, bên cạnh hoạtđộng huy động vốn thì hoạt động quản lý nguồn vốn luôn được các NHTM chú trọng

Bên cạnh quản lí nguồn vốn và xây dựng một cơ cấu vốn với chi phí hợp lí,NHTM còn chú trọng phát triển các công cụ nợ, tăng thêm tính đa dạng nhằm hấpdẫn người gửi tiền, giúp NHTM chủ động trong việc huy động vốn, bảo đảm hoạtđộng kinh doanh

1.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để cá nhân, tổ chức sử dụng mộtkhoản tiền hoặc một cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc cóhoàn trả bằng một trong các nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, chothuê tài chính, bao thanh toán, và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác Trong đó hoạtđộng cho vay là hoạt động cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Ngân hàng thươngmại

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các NHTM được phép cấp tín dụngdưới các hình thức sau: cho vay; bảo lãnh ngân hàng; chiết khấu; tái chiết khấu côngcụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toántrong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanhtoán quốc tế; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấpthuận cũng theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 các hình thức cấp tín dụng cụthể:

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hoặc bên muahàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng các sản phẩm hoặcdịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm dịch vụ

Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng, tổ chức tín dụng cam kết với bênnhận bảo lãnhsẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho Bên được bảo lãnhtrongtrường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ toàn bộ nghĩa vụ đã camkết; khách hàng phải nhận nợ vay và hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãitheo thỏa thuận

Trang 26

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi cáccông cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đếnhạn thanh toán.

Tái chiết khấu là hoạt động chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ

có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán

Dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể chia hoạt động cấp tín dụng của Ngânhàng thành nhiều loại khác nhau Thông thường phân loại tín dụng dựa trên tiêu chíthời hạn cấp tín dụng, theo đó các loại cấp tín dụng bao gồm: ngắn hạn, trung và dàihạn Theo mục đích sử dụng của Bên vay, hoạt động cấp tín dụng lại được chiathành: cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay sản xuất,cho vay mua bất động sản, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu,…Ngoài ra có thểphân loại tín dụng theo các tiêu chí khác, như dựa trên tính chất về tài sản bảo đảm;các phương thức hoàn trả nợ vay,…Việc phân chia dựa trên các tiêu thức khác nhaugiúp ngân hàng thuận tiện trong việc quản lý và quản lý rủi ro tín dụng và địnhhướng phát triển cho mỗi thời kì

Ngoài ra, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng phải bao gồm nhiều bước,trong đó ngân hàng và khách hàng làm việc từng bước và thường xuyên với nhauvào trước, trong và sau khi đã cấp tín dụng Việc quản lý và thực hiện mỗi bước cấptín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động cấp tín dụng từ đó ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Vì vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng, cácNHTM luôn hoàn thiện quy trình cấp tín dụng và chính sách tín dụng và trú trọng

và giám sát, thẩm định và kiểm tra quá trình cấp tín dụng

1.1.2.3 Hoạt động dịch vụ

Để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển tiền tệ ngày một nhiều ở trong nước và cả quốc

tế, các NHTM còn thực hiện chức năng thanh toán Hoạt động thanh toán bao gồmthanh toán giữa NH với khách hàng và giữa các NHTM với nhau thông qua NHNN vàtổ chức trung gian khác

Các NHTM mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các hoạt động thanhtoán của khách hàng thông qua việc điều chỉnh số dư tài khoản theo yêu cầu của

Trang 27

khách hàng Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm cáchoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nướccho khách hàng, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, các dịch vụ thu và phát tiền mặt chokhách hàng, đồng thời NHTM cũng thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khiNHNN cho phép Bên cạnh đó các NHTM được mở tài khoản tại NHNN và thamgia vào hệ thống thanh toán liên NH trong nước và tham gia hệ thống thanh toánquốc tế theo quy định của NHNN.

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM tạo ra sự đa dạng vàthuận tiện trong việc phục vụ lợi ích của khách hàng.Mỗi NHTM đều có hệ thống

và chính sách riêng về dịch vụ thanh toán nhằm nâng cao năng lực canh tranh giữacác NHTM Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụthanh toán củangân hàng cũng ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng và trảinghiệm người dùng Do đó, các NHTM ngoài tập trung vào các hoạt động cấp tíndụng cũng đã dần đầu tư và đảm bảo chất lượng hoạt động dịch vụ thanh toán vàngân quỹ, giữ gìn uy tín đối với khách hàng

1.2 Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệmdoanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là những doanh nghiệp được thànhlập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có quy mô nhỏ về nhiều mặt như:

về mặt vốn, lao động hay doanh thu Căn cứ vào quy mô,DNVVN có thể đượcchia thành ba loại cũng đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ vàdoanh nghiệp vừa

Thực tế trên thế giới, các nước có rất nhiều quan niệm khác nhau vềdoanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là dosự khácnhau trong tiêu thức dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp tùy thuộc vàomức độ phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên trong các tiêu thức phân loại có

Trang 28

hai tiêu thức được sử dụng phổ biến là quy mô vốn và số lượng lao động Mặtkhác việc lượng hoá các tiêu thức để phân loại quy mô doanh nghiệp còn tuỳthuộc vào những yếu tố khác, như:

- Căn cứ vào yếu tố trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia vànhững quy định riêngcủa mỗi quốc gia

- Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũngkhác nhau.Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệnnay là nghị định của Chính phủ số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Theo quyđịnh tại điều 6 của Nghị định thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định nhưsau:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp đã được đăng ký kinh doanhtheo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp doanh nghiệp dựa theo quy

mô là: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa Tiêu chíphân chia theo quy mô tổng nguồn vốn (trong đó tổng nguồn vốn chính làtổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán); doanh thu của năm(được xác định trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc số lượng laođộng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm Đối với các tiêu chí

để phân chia doanh nghiệp thành các cấp thì tổng nguồn vốn hoặc doanh thu

là hai tiêu chí được ưu tiên khi phân chia doanh nghiệp

Cụ thể như sau:

Trang 29

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa Tổng

nguồn vốn/

tổng doanh thu

Số lao động

Tổng nguồn vốn/

tổng doanh thu

Số lao động

Tổng nguồn vốn/

tổng doanh thu

Số lao động

10ngườitrởxuống

Doanh thu từ 3 tỷđến 50 tỷ/ Tổngnguồn vốn từ 3

tỷ đến 20 tỷ

từ trên10ngườiđến 100người

Doanh thu từ

50 tỷ đến 200tỷ/ Tổng nguồnvốn từ 20 tỷđến 100 tỷ

từ trên100ngườiđến 200người

II Công

nghiệp và xây

dựng

Doanh thu 3 tỷđồng trởxuống/ Tổngnguồn vốnkhông quá 3 tỷ

10ngườitrởxuống

Doanh thu khôngquá 50 tỷ/ Tổngnguồn vốn khôngquá 20 tỷ

từ trên10ngườiđến 100người

Doanh thu từ

50 tỷ đến 200tỷ/ Tổng nguồnvốn từ 20 tỷđến 100 tỷ

từ trên100ngườiđến 200người

III Thương

mại và dịch vụ

Doanh thu 10

tỷ đồng trởxuống/ Tổngnguồn vốnkhông quá 3 tỷ

10ngườitrởxuống

Doanh thu từ 3 tỷđến 100 tỷ/ Tổngnguồn vốn từ 3

tỷ đến 50 tỷ

từ trên10ngườiđến 50người

Doanh thu từ

100 tỷ đến 300tỷ/ Tổng nguồnvốn từ 50 tỷđến 100 tỷ

từ trên 10ngườiđến 100người

(Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018)

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nắm giữnhững vai trò ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các DNVVN cómột số vai trò như sau:

Thứ nhất, DNVVN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh

nghiệp vừa và thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể doanh nghiệp tại quốcgia Vì thế, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc phân khúc này vào tổng sản lượngquốc gia, tổng thuế phải nộp và tạo việc làm là rất đáng kể

Trang 30

Thứ hai, DNVVN giúp giữ vai trò ổn định trong phát triển kinh tế: các doanh

nghiệp vừa và nhỏ là nhà thầu phụ cho những doanh nghiệp lớn Với sự điều chỉnhhợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vìthế, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ví là phanh giảm sốc cho nền kinh tế

Thứ ba, DNVVN làm cho nền kinh tế năng động hơn: vì doanh nghiệp vừa

và nhỏthường là các doanh nghiệp mới hoạt động, có quy mô nhỏ, nên dễ điềuchỉnh hoạt động của minh, tiếp cận nhiều phương pháp và thiết bị có công nghệmới, hiện đại (xét về mặt lý thuyết)

Thứ tư, DNVVN tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng:

DNVVN vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng đểlắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, là cấu thành quan trọng của rất nhiều cácsản phẩm thiết yếu cho thị trường tiêu thụ quốc gia

Thứ năm, DNVVN là trụ cột của kinh tế địa phương: doanh nghiệp lớn

thường đặt cơ sở ở Thành phố lớn, ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thìDNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là tổ chức đóng góp quan trọng vàlớn vào thu ngân sách nhà nước, vào sản lượng sản xuất và tạo công ăn việc làm vớisố lượng tương đối lớn ở các địa phương của một quốc gia

1.2.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệpvừa và nhỏ, do tính chất thời vụ của công nợ các khoản thu – chi cũng như dòngtiền của doanh nhiệp, nên các DNVVN thường xuyên xuất hiện hiện tượng “thiếuvốn tạm thời” Mặt khác, do kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có xu hướng mởrộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh củamình trong khi nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp luôn hạn hẹp và cần nguồn vốnbổ sung như vay từ phía các ngân hàng thương mại

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, cho vay DNVVN củaNHTM là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và cần thiết Ngân hàng giao choDNVVN một khoản tiển để sử dụng vào mục đích được hợp phápvà thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

Trang 31

1.2.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của DNVVN như quy mô vốn thấp và tàisản ít; doanh thu tăng trưởng không nhanh; báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minhbạch; trình độ tay nghề của nhân viên cũng như trình độ quản lý của chủ doanhnghiệp còn thấp, Do đó hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mạithường có đặc điểm sau:

- Về giới hạn cho vay: tương đối thấp nếu tính bình quân trên một DNVVN.Mặc dù doanh thu của các DNVVN được trải rộng từ 3 tỷ đến 300 tỷ tuy nhiên khốilượng các doanh nghiệp có doanh thu lớn (từ 100 tỷ trở lên) là tương đối thấp so vớitổng số các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN tham gia vay vốn Chiếm tỷ trọng lớnnhất là các doanh nghiệp có mức doanh thu từ 100 tỷ trở xuống Đối với các doanhnghiệp này tổng mức chi phí là thấp hơn nhiều so với các DNVVN có quy mô lớn

và các Doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp thươngmại các hàng hóa đơn giản do đó vòng quay vốn lưu động tương đối lớn Trong đó,Giới hạn cho vay bằng nhu cầu vốn chia cho vòng quay Nhu cầu vốn thấp, vòngquay lớn dẫn đến giới hạn cho vay là thấp và tính trung bình trên một DNVVN làthấp

- Về thời hạn cho vay: Chủ yếu là cho vay ngắn hạn với thời gian ngắn CácDNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại do đó nhu cầu đầu tư về cơ sở hạtầng, máy móc thiết bị là thấp (nhiều doanh nghiệp không có tài sản cố định vàkhông có nhu cầu đầu tư tài sản cố định), Do đó thời hạn cho vay DNVVN là đểphục vụ hoạt động kinh doanh do đó thời gian là ngắn

- Về biện pháp bảo đảm: Hầu hết các DNVVN khi vay vốn ngân hàng đềuphải có tài sản bảo đảm Do các DNVVN chủ yếu là các đơn vị thương mại chưa cónhiều uy tín trên thị trường, với đặc điểm quy mô còn bé, các loại Báo cáo tài chínhchưa thống nhất và minh bạch, do đó việc thẩm định chính xác các DNVVN này làthương đối khó khăn Do đó các NHTM đều đặt ra quy định cho vay đảm bảo đầy

đủ bằng tài sản bảo đảm đối với DNVVN để giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Về mục đích cho vay: Hầu hết là cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt động

Trang 32

sản xuất kinh doanh Các DNVVN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại.Đối với các doanh nghiệp sản xuất mục đích cho vay thường là nhập nguyên vậtliệu để sản xuất Do đó mục đích vay vốn của DNVVN chủ yếu là cho vay phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh

- Về lãi suất: So với nhóm doanh nghiệp lớn, thì mức ưu đãi lãi suất củaDNVVN thấp hơn Lãi suất được tính theo mức rủi ro và kỳ vọng thu được lợinhuận từ hoạt động cho vay của NHTM Đối với cho vay DNVVN và cho vaydoanh nghiệp lớn thì cho vay DNVVN là có mức rủi ro cao hơn do: quy mô nhỏnhưng hoạt động hiệu quả, mặc dù trình độ quản lý còn hạn chế nhưng ngành nghềsản xuất kinh doanh đơn giản và chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống,Cho vay chủ yếu là bảo đảm đầy đủ bằng tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm phần lớnbằng bằng tài sản bảo đảm Do đó lãi suất cho vayDNVVN mức lãi suất thấp hơnhoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn

Với những đặc điểm cho vay DNVVN tại NHTM trên nên cho vay doanhnghiệp vừa cũng tiềm ẩn những rủi ro sau:

- Tình trạng thông tin chưa minh bạch và không rõ ràng làm cho NHTMkhông nắm được một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác các dấu hiệu rủi ro củaDNVVN, dẫn đến khả năng bị mất vốn của ngân hàng khi quyết định cho vay.Cácthông tin chưa đầy đủ tồn tại từ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, quy trình quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính tại các năm do trình độ chuyênmôn và kinh nghiệm quản lý của các DNVVN còn thấp

- Các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thường kinhdoanh dựa vào mối quan hệ quen biết chồng chéo nhau trong hình thức sở hữu và quảnlý doanh nghiệp nên NHTM thường khó phát hiện được những rủi ro trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi giải ngân

- Khả năng tự chủ về tài chính của DNVVN là còn yếu, do vốn tự chiếm tỷ lệthấp Vì vậy khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản và mất cân đối nguồnvốn do hoạt động tự tài trợ thấp, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của NHCT sẽ gặp khókhăn

Trang 33

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN thường phụ thuộc vào một số ítcác đối tác đầu vào và lớn, thân thiết; Do đó khi những đối tác này gặp khó khăn thìDNVVN cũng gặp khó khăn theo phản ứng dây chuyền, từ đó gây rủi ro cho ngânhàng.

- Khả năng quản lý tài chính, quản trị nhân lực, yếu kém cũng là một đặcđiểm của DNVVN, đặc biệt là việc quản lý dòng tiền đảm bảo tính thanh khoảncũng là một trong những nguyên nhân phát sinh các rủi ro trong việc thu hồi nợ vayđúng hạn của ngân hàng

1.2.2 Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của DNVVN, hoạt động cho vay của ngân hàngthương mại cũng rất đa dạng, phong phú và linh hoạt; với nhiều hình thức cho vaykhác nhau Việc áp dụng các loại hình thức cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tếcủa đối tượng sử dụng vốn vay nhằm quản lý vốn vay có hiệu quả, phù hợp với sựvận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng

Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loạicác hình thức cho vay.Phân loại hình thức cho vay là việc sắp xếp các khoản chovay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu chí nhất định Nếu việc phân loại cho vay

có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nângcao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Có nhiều tiêu chí phân loại hình thức cho vay đối với DNVVN, theo thông tư39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 30 tháng 12 năm 2016, cácNHTM phân loại cho vay theo các tiêu thức sau đây:

a Phân loại theo thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận tiềnvay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng và hoặc giấy nhận nợ giữa NHTM và khác hàng Do đó, có thể phân chiacác hình thức vay theo thời hạn cho vay như sau

- Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay tối đa không quá 12

tháng Khoản vay này thường áp dụng đối với nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh và chi tiêu tức thời của doanh nghiệp như chi trả các chi

Trang 34

phí hoạt động, trả lương công nhân viên,

- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay mà khoản vay có thời hạn cho

vay từ trên 12 tháng và tối đa không quá 60 tháng Khoản vay này thường áp dụngđối với nhu cầu vốn để đầu tư tài sản cố định: máy móc, thiết bị, cơ sở sản xuất kinhdoanh, mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng các dự án mới có quy mônhỏ

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng Khoản

vay này thường áp dụng đối với nhu cầu vốn để đầu tư tài sản cố định, máy móc, thiết

bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư xâydựng các dự án mới có quy mô lớn, thời gian khấu hao dài

b Theo mục đích cho vay

Mục đích vay của DNVVN tương đối rộng Các mục đích cho vay phổ biến

là bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay thực hiệncác dự án đầu tư

- Cho vay bổ sung vốn lưu động: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh, do quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn cũng như nhu cầu mở rộng quy

mô sản xuất DNVVN phát sinh nhu cầu vốn vay để bổ sung vốn lưu động thiếu hụtcủa mình và khi xác định thời hạn cho vay ngân hàng sẽ căn cứ vào chu kỳ luânchuyển vốn của đối tượng vay

- Cho vay theo dự án đầu tư: là hình thức tài trợ vốn của ngân hàng cho các

DNVVN thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hay mở rộng quy

mô sản xuất của Doanh nghiệp

c Theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: áp dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế có nhu cầu vay

vốn không thường xuyên, có tính chất đột xuất, không đủ điều kiện cấp hạn mức tíndụng Cho vay từng lần có đặc điểm sau:

Vốn tín dụng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay một quy trình nhất địnhtrong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển của đơn vị

Về phía ngân hàng, việc cho vay và thu nợ được xử lý theo từng món vay

Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn bắt buộc bên vay cung cấp phươngán/kế hoạch vay vốn kèm theo các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay

Trang 35

Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá khách hàng, đánh giá từng phươngán/kế hoạch vay vốn cụ thể để quyết định ký hợp đồng cho vay, xác định quy môcho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và biện phảp bảo đảm Mỗi món vay được táchthành những hồ sơ khác nhau

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là cho vay theo hình thức Ngân hàng cấp

cho Bên vay hạn mức theo số dư nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng cam kết sẽ thựchiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầuvốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểmsau:

Vốn tín dụng tham gia toàn bộ vào vòng quay vốn của doanh nghiệp, từkhâu dự trữ đến khâu sản xuất và lưu thông

Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ tại mọithời điểm không vượt quá hạn mức tín dụng

Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ cần cung cấp các chứng

từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo những nội dung trong hợp đồng chovay hạn mức đã ký kết

- Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay đối với khách hàng có

nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịchvụ và các dự án giao thông, công trình xây dựng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là việc ngân

hàng cho vay chấp nhận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mứccho vay để thanh toán tiển mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán linh hoạt, hiện đại trong nền kinh tế

- Cho vay theo hạn mức dự phòng: là hình thức cấp tín dụng theo đó ngân

hàng cho phép khách hàng vay vượt quá hạn mức đã thỏa thuận ban đầu trong mộtgiới hạn nhất định, hình thức này được áp dụng khi khách hàng không đủ vốn để bùđắp cho những khoản chi phí phát sinh, Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòngthể hiện sự linh hoạt của NHTM đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảiquyết những vướng mắc tài chính tạm thời

Trang 36

- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay đối với một phương án/dự án vay

vốn mà bên cho vay là một nhóm tổ chức tín dụng, trong đó có một tổ chức tín dụngđứng ra làm đầu mối thu xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cho vay trong ngân hàng thỏa

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng vay chi vượt số tiền có trên tàikhoản thanh toán của mình đến một thời hạn nhất định và trong một khoản thời gianxác định Đây là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn

là không có tài sản bảo đảm hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với nhữngkhách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn

- Cho vay khác: Ngoài các phương thức trên, tùy theo nhu cầu khách hàng và

thực tế phát sinh, ngân hàng sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợpvới quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, tuân thủ theo quyđịnh của pháp luật

d Theo biện pháp bảo đảm

- Cho vay không bảo đảm hoặc bảo đảm bằng một phần tài sản: Là hình thức

cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố/một phần tài sản thế chấp mà tổng mứcvay của tài sản thấp hơn so với dư cho vay mà Bên vay được sử dụnghoặc khôngcần sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng vay Đối với những khách hàng tốt, khả năng tài chính lành mạnh, quảntrị có hiệu quả ngân hàng có thể cho vay dựa trên uy tín của khách hàng mà khôngcần có sự đảm bảo về nguồn thu nợ bổ sung Tuy nhiên đối với hình thức vay tínchấp, DNVVN sẽ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản và đã được quy định sẵn củaNHTM

- Cho vay có bảo đảm: Là hình thức cho vay mà Bên vay được NHTMcho

vay tiền trên cơ sở Bên vay phải có đầy đủ tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc phải

có sự bảo lãnh của bên thứ ba mà tài sản đó phải đủ điều kiện nhận theo quy định.Đối với các khách hàng có năng lực tài chính chưa thật mạnh, chưa tạo được uy tíncao đối với ngân hàng, thời điểm ban đầu khi vay vốn đòi hỏi phải có tài sản bảođảm

Trang 37

1.2.3.Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Cho vay DNVVN hiện nay có nhu cầu vay thường rất đa dạng và số tiền chovay cũng thường lớn hơn nhiều so với cho vay cá nhân, do vậy quy trình cho vay trong

đó đặc biệt là khẩu thẩm định đòi hỏi phải thật chặt chẽ và thận trọng Quy trình chovay có thể được thiết kế không hoàn toàn giống nhau ở các NHTM do đặc đặc điểm tạimỗi NHTM là khác nhau Tuy nhiên, quy trình cho vay DNVVN tại NHTM đều cóđiểm chung ở các vấn đề như sau:

- DNVVN cung cấp cho NHTM hồ sơ vay vốn

Khi DNVVN có nhu cầu vốn tài trợ từ phía NHTM, DNVVN sẽ phải hoànthiện hồ sơ vay theo quy định tại từng NHTM được hướng dẫn của cán bộ quan hệkhách hàng Hồ sơ vay tốn thường có: Đơn xin vay vốn (theo mẫu của ngân hàng);các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của DNVVN như: quyết định thành lập, giấpphép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chức danh giám đốc, kế toán trưởng, ; tài liệuthuyết minh về việc vay vốn như kế hoạch phương án sản xuất kinh doanh, các hợpđồng đầu vào đầu ra của doanh nghiệp; báo cáo tài chính các năm gần nhất so với thờiđiểm thẩm định, trong báo cáo tài chính sẽ bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ(nếu có); các tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hồ sơ về Quyền sử dụng đât,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ phương tiện vận tải/máymóc, hồ sơ về các giấy tờ có giá, hồ sơ về bảo lãnh tại các NHTM khác và các hồ sơbảo đảm khác

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm

Dựa trên các hồ sơ mà DNVVN cung cấp cho NHTM, sau khi ngân hàngtiến hành thẩm định đầy đủ trên những nội dung cần thiết (thẩm định về tính pháp lý

và hoạt động kinh doanh của khách hàng, thẩm định về phương án vay vốn và thẩmđịnh về tài sản đảm bảo, ), nếu khách hàng đủ điều kiện được vay tại NHTM thìgiữa ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm tiền vay nhằm ghi nhận những yếu tố thỏa thuận giữa hai bên,

Trang 38

cũng như tạo cơ sở pháp lý cho những vấn đề phát sinh trong quan hệ tín dụng giữangân hàng và khách hàng Thủ tục giao nhận giấy tờ tài sản đảm bảo sẽ là bướchoàn tất về hồ sơ vay vốn của khách hàng tại ngân hàng.

+ Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ

+ Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu

+ Các hóa đơn, chứng từ thanh toán

+ Các chứng từ của ngân hàng như bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi

Về hình thức giải ngân, ngân hàng có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặcchuyển khoản tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng cũng như quy chế hiện hành.Theo Thông tư 21/2017/NHNN có hiệu lực từ ngày 29/12/2017 thì với số tiền từ

100 triệu đồng trở lên ngân hàng phải giải ngân cho khách hàng bẳng phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt Mỗi lần nhận tiền vay, khách hàng phải ký nhậntrên giấy nhận nợ theo mẫu của ngân hàng cho vay

- Trả nợ gốc và lãi

Căn cứ vào kế hoạch trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đã thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng hoặc trong từng giấy nhận nợ, doanh nghiệp vay phải chủ động trả nợcho ngân hàng hoặc ngân hàng được phép chủ động trích tài khoản tiền gửi để thu

nợ theo cam kết Doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn trả đầy

đủ gốc lãi đầy đủ và trong thời gian đã thỏa thuận Trong trường hợp Doanh nghiệpkhông trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận thì phải làm đơn đề nghị Ngân hàng thươngmại xem xét cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ (cơ cấu lại nợ)

+ Việc cơ cấu lại nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Doanh nghiệp vàviệc đánh giá khả năng trả nợ của Doanh nghiệp trong phương án trả nợ mới theocam kết cũng như quy định của Ngân hàng nhà nước về việc cơ cấu lại nợ phải

Trang 39

được đáp ứng.

+ Nếu đến hạn trả nợ, Doanh nghiệp không trả được nợ và cũng không đượcngân hàng chấp thuận cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ thì ngân hàng sẽchuyển toàn bộ số nợ gốc và lãi quá hạn của doanh nghiệp chưa trả sang nợ quáhạn Tuy nhiên, lãi suất nợ quá hạn chỉ áp dụng với các khoản nợ đến hạn trong thờigian trả chậm Lãi suất nợ quá hạn do thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhưngphải lớn hơn lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng và tối đa bằng 150% lãi suấtcho vay trong hợp đồng tín dụng

+ Trong một số trường hợp cần thiết, DNVVN phải chấp thuận cho ngânhàng thương mại cho vay xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu nợ theo thỏa thuận

- Thanh lý hợp đồng tín dụng:

Thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng đã ký kết Khi bên vay đã hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ thì hợp đồng tíndụng sẽ tự động hết hiệu lực và các bên không phải lập biên bản thanh lý hợp đồngtín dụng

1.3 Tiêu chí và yếu tố ảnh hưởng đến mở rộngcho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại

1.3.1 Các tiêu chíđánh giámở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.1.1 Các tiêu chí đánh giá về mặt số lượng

a Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn

- Nội dung: là tổng số khách hàng mà ngân hàng đã ký hợp đồng vay vốn và thực hiện giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định.

- Các xác định: cuối kỳ báo cáo, ngân hàng cộng tổng số khách hàng hiện đang vay vốn tại ngân hàng mình.

- Tốc độ tăng của số lượng khách hàng vay vốn:

+ Tốc độ tăng tuyệt đối:

Mức tăng số lượng

KHDNVVN =

Số lượng KHDNVVN năm t -

Số lượng KHDNVVN năm t -1

Trang 40

Chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi quy mô khách hàng DNVVN, chỉ tiêu này dương thì chứng tỏ quy mô khách hàng DNVVN được mở rộng, ngược lại âm thì quy mô số lượng khách hàng DNVVN bị thu hẹp hay không mở rộng cho vay đối với DNVVN

+ Tốc độ tăng tương đối:

Tốc độ tăng số lượng

khách hàng DNVVN =

Mức tăng số lượng KH DNVVNV Số lượng KHDNVVN năm t -1 Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng là DNVVN của năm nay so với năm trước là bao nhiêu Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượng khách hàng là DNVVN tăng hơn so với năm ngoái Nếu tỷ

lệ này giảm nhưng vẫn lớn hơn 0 thì rõ ràng số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn với NH có tăng nhưng tốc độ giảm so với năm trước

+ Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN

Tỷ trọng số lượng

KH DNVVN =

Số lượng KH DNVVN Tổng số lượng KH đề cập Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng khách hàng là DNVVN trong tổng số khách hàng đề cập (Ví dụ: tỷ trọng số lượng KH DNVVN đối với khách hàng doanh nghiệp/ DNVVN quan hệ tiền gửi,…) Nếu tỷ trọng này tăng, tức là ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với khách hàng là DNVVN trong tổng số khách hàng của mình Nếu tỷ trọng này giảm chứng tỏ ngân hàng đã không khuyến khích việc mở rộng tín dụng đối với đối tượng này hoặc là việc mở rộng tín dụng với đối tượng này ít hơn so với các đối tượng khác.

b Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Nội dung: doanh số cho vay phản ánh lượng vốn hay tổng số tiền ngân hàng thực tế đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ, tính theo ngày, tháng, quý, năm tùy theo yêu cầu của số liệu của báo cáo.

- Cách xác định: Cộng lũy kế tất cả số tiền giải ngân của từng món trong ngày, tháng, quý, năm.

- Tốc độ tăng doanh số cho vay:

+ Tốc độ tăng tuyệt đối:

Ngày đăng: 08/04/2022, 10:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w