Phân khúc Tiểu phân khúc Doanh thu thuần
KHDN Vừa và nhỏ
KHDN nhiều tiền mặt
Phân khúc theo Loại hình KH/Nhóm Loại hình KH, không phụ thuộc vào giá trị các tiêu chí phân khúc, gồm:
- Pháp nhân phi thương mại
- Các Quỹ thuộc đối tượng quản lý của Khối KHDN
KHDN FDI VVN < 500
KHDN vừa 200 - < 500
KHDN nhỏ 60 - < 200
KHDN Vi mô 20 - < 60
(Nguồn: Quyết định số 3245/TGĐ-NHCT60 ngay 09/06/2020)
2.2.Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2019
2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy trình cho vay của Chi nhánh được thực hiện đúng theo quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Công văn số 551/2017/QĐ-TGĐ- NHCT35 ngày 09/03/2017, về việc Quy định quy trình cấp và quản lý giới hạn tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế phi tài chínhgồm 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm: thẩm định, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ vay.
Cụ thể:
Bước 4 Bước 3
Bước 2 Bước 1
Khách hàng Cán bộ QHKH Người thẩm định Cấp thẩm quyền
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Nguồn: Quyết định số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngay 09/03/2017)
Bước 1: Thẩm định
Thứ nhất, tiếp thị và nhận hồ sơ khách hàng:
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ và nhu cầu cấp tín dụng của NHCT từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, Cán bộ QHKH tư vấn các sản phẩm dịch vụ phù hợp và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, Trả nợ gốc & lãi Cung cấp chứng từ sử dụng vốn vay vay Hồ sơ giải ngân Hồ sơ vay vốn Nhận hồ sơ tài sản Cung cấp hồ sơ Chưa đủ hồ sơ và
điều kiện Chưa đủ
hồ sơ và điều kiện Cung cấp hồ sơ Chưa đủ hồ sơ và điều kiện Cung cấp hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thu nợ chuyển nợ quá hạn Tiếp nhận hồ sơ và Giải ngân Kiểm tra sử dụng vốn vay Đủ hồ sơ và điều kiện
Trả lại hồ sơ tài sản Thẩm định Lập hồ sơ vay vốn Bổ sung, làm rõ Bổ sung, làm rõ Thẩm định hồ sơ vay Đồng ý Không cho vay
Trình ký thẩm định Hợp đồng cho vay Đồng ý Đồng ý ký kết hợp đồng cho vay và trả khách hàng hợp đồng cho vay
Bao gồm danh mục các hồ sơ:
- Hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật và của NHCT
- Giấy đề nghị cấp giới hạn tín dụng: Đề nghị vay vốnhạn mức/từng lần; - Hồ sơ sử dụng sản phẩm dịch vụ khác sản phẩm tín dụng.
- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính các năm tại thời điểm liền kề thời điểm dề nghị cấp giới hạn tín dụng, các hợp đồng kinh tế/hồ sơ dự án, các hồ sơ tài chính khác.
- Hồ sơ phương án/dự án vay vốn - Hồ sơ tài sản bảo đảm
Trong việc mở rộng cho vay, bước tiếp thị khách hàng/bước tư vấn tăng thêm hoạt động cho vay khách hàng đóng vai trò rất quan trọng, khi Ngân hàng chủ động tiếp cận, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đem lại cho khách hàng một giải pháp tài chính hiệu quả, đa số các doanh nghiệp sẽ có thiện chí, khả năng hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng là rất cao.
Thứ hai, thẩm định cho vay
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ QHKH sẽ tiến hành thẩm định trên các khía cạnh chính:
- Đánh giá chung về khách hàng;
- Về tình hình tài chính của khách hàng;
- Chấm điểm tín dụng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHCT;
- Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cho vay phù hợp;
- Đánh giá về tài sản bảo đảm;
- Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Cán bộ QHKH lập tờ trình cán bộ QHKH khác thẩm định trong trường hợp cấp giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịchvà trình trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịchtrong trường hợp vượt thẩm quyền trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịch
Người thẩm định kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định: hoặc là đồng ý/không đồng ý với các nội dung nêu tại báo cáo, hoặc là đề nghị CB QHKH
làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung.
Sau khi nhất trí với báo cáo thẩm định, người thẩm định ký ghi rõ họ tên và trình cấp có thẩm quyền ký quyết định tờ trình thẩm định
Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp; khảo sát thực tế và các nguồn khác như từ trung tâm thông tin, từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các nguồn khác…
Thứ ba, quyết định cho vay
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn do CB QHKH trình, Cấp có thẩm quyền kiểm tra lại thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định và ghi rõ trên Tờ trình thẩm định: đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổ sung/kiểm tra lại thông tin.
Trong trường hợp đồng ý cho vay thì CB QHKH phải dự thảo và trình cấp trên Hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiện các điều kiện để chấp nhận cho vay (nếu có). Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về thông tin các bên, điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thoả thuận.
Nếu từ chối cho vay, QHKH thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay và gửi trả lại khách hàng toàn bộ hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư và công văn từ chối trong thời gian sớm nhất.
Trong trường hợp bổ sung/làm rõ, kiểm tra lại thông tin thì CB QHKH phải tìm hiểu các thông tin theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng đồng thời lập tờ trình báo cáo bổ sung.
Bước 2: Giải ngân
Khi khách hàng yêu cầu giải ngân, tuỳ từng mục đích sử dụng vốn vay như đã thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng, CB QHKH hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục giải ngân như lập giấy uỷ nhiệm chi, lập các giấy nhận nợtheo mẫu, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay…
Thứ hai, xét duyệt giải ngân
Trên cơ sở các chứng từ giải ngân do khách hàng xuất trình, CB QHKH thực hiện việc kiểm tra các căn cứ và hiệu lực của thời hạn giải ngân, tính hợp pháp của người đại diện bên vay kí, nội dung cam kết, sự phù hợp giữa thời hạn, lãi suất với thoả thuận trong hợp đồng tín dụng…, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản giải ngân
Thứ ba, thực hiện giải ngân
CB QHKH chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện chuyển tiền giải ngân theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi giải ngân, CB QHKH phải kiểm tra số liệu trên hệ thống có khớp đúng với hồ sơ giải ngân hay không; cập nhật số liệu vào bảng theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng; tập hợp các chứng từ, hoá đơn, bản sao sổ phụ, phiếu chuyển khoản kế toán và các giấy tờ liên quan khác để lưu giữ trong hồ sơ vay vốn.
Bước 3: Kiểm tra sử dụng vốn vay
Kết quả kiểm tra khẳng định được ít nhất những nội dung sau: Khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích không, giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay không ít hơn số tiền giải ngân, phù hợp với cam kết trên hợp đồng tín dụng. Quy trình thực hiện cho sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay
Căn cứ vào từng mục đích cho vay sẽ có kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay riêng, Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian và có tính hiệu quả trong hoạt động kiểm tra sử dụng vốn vay CB QHKH có thể tập trung kiểm tra khách hàng theo lô, theo nhóm khách hàng,...
Thứ hai, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay
phải kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân được quy định tùy từng mục đích cho vay. Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CB QHKH cần chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.
Thứ ba, lập biên bản hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay
Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CB QHKH cần lập biên bản hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình Trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến. Tại biên bản/báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CB QHKH phải có ý kiến rõ ràng về việc: Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng không, giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có đủ bảo đảm với số tiền đã giải ngân không, tình hình tài sản đảm bảo, các ý kiến đề xuất kiến nghị.
Bước 4: Quy trình thu hồi nợ vay
Thứ nhất, đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn
Khi gần đến hạn trả nợ, CB QHKH gửi khách hàng thông báo về thời hạn đến hạn trả nợ, tổng số nợ khách hàng phải trả (nợ gốc và nợ lãi). Nếu khách hàng có dấu hiệu trì hoãn trả nợ thì phải có phương án xử lý kịp thời. Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan, khách hàng có văn bản đề nghị điều chỉnh kì hạn nợ hoặc gia hạn nợ, CB QHKH xem xét thẩm định nhu cầu thực tế và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, thực hiện thu nợ
Đến hạn trả nợ, CB QHKH phối hợp cùng bộ phận kế toán để thực hiện thu nợ. Đồng thời thực hiện theo dõi đối chiếu dư nợ hiện tại với Hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Thứ ba, Chuyển nợ quá hạn
Quá ngày đến hạn trả nợ (nợ gốc và nợ lãi) mà khách hàng không trả được hoặc trả không đủ, CB QHKH gửi công văn đến khách hàng thông báo về việc chuyển nợ quá hạn đồng thời nêu rõ các biện pháp tiếp theo của ngân hàng nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.
Thứ tư, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ
vay có tài sản bảo đảm, CB QHKH có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.
2.2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt sốlượng
2.2.2.1. Mở rộng số lượng doanh nghiệp vừa va nhỏ vay vốn
Nhận biết được tầm quan trọng của nhóm KHDNVVN, Chi nhánh không ngừng đẩy mạnh khai thác thị trường tiềm năng này. Chính vì vậy, số lượng KHDNVVN giao dịch tại Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Đến năm 2019, số lượng KHDNVVN vay vốn tại Chi nhánh là 335 khách hàng, tăng 94 khách hàng, gấp 1.9 lần so với năm 2015.
Xét riêng các DN vay vốn thì: số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong số lượng KHDN, trung bình chiếm khoảng 94%. Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng cho vay DNVVN tại Chi nhánh, ta xem xét số lượng DNVVN có quan hệ vay vốn tại ngân hàng.
Bảng 2.5: Số lượng KHDN vay vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2019