Bảng 2.1 Nhân lực của Chi nhánh trong giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 53 - 56)

Trình độ Trên đại học 58 56 55 Đại học, cao đẳng 112 109 104 Trung cấp 6 6 6 Thâm niên Trên 5 năm 107 105 102 Từ 1 năm đến 5 năm 62 58 56 Dưới 1 năm 7 8 7

Cấp Bậc

Ban giám đốc 5 5 4

Cán bộ cấp quản lý 39 41 42

Nhân viên 132 125 119

Số lượng Cán bộ nhân viên 176 171 165

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD Vietinbank - chi nhánh Đông Ha Nội giai đoạn 2017-2019)

Trên cơ sở trình độ, cán bộ công nhân viên được bố trí sắp xếp phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc chuyên môn đúng quy trình nghiệp vụ.

2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2015-2019

Trong suốt quá trình từ lúc thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Doanh thu và lợi nhuận liên tục có mức tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh từ 2015-2019

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh Thu 2.713 2.748 2.018 2.664 2.703 Trong đó: + Huy động vốn 1.329 1.292 989 1.279 1.324 + Cho vay 841 879 605 852 838 + Phí dịch vụ 190 192 161 160 162 + Đầu tư 244 247 222 266 297 + Hoạt động khác 109 137 40 107 81 Chi phí 2.422 2.476 1.730 2.408 2.237 Lợi nhuận 291 273 288 257 466

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD Vietinbank - chi nhánh Đông Ha Nội giai đoạn 2015-2019)

doanh thu và về tỷ lệ chi phí trên doanh thu qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận chi nhánh qua các năm lại có xu hướng tăng thể hiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên trong năm 2018, lợi nhuận của chi nhánh bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng khoảng 90% lợi nhuận năm 2017. Nguyên nhân, do chất lượng tín dụng năm 2018 chưa tốt, chi nhánh phát sinh 5 tỷ động nợ nhóm 2 và 6 tỷ đồng nợ nhóm 3 trong đó có: khoản nợ nhóm 3 (6 tỷ đồng) của Công ty TNHH Thái Dương (Dư nợ: 3 tỷ đồng) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Dư nợ: 3 tỷ đồng). Đến năm 2019 cùng với việc mở rộng quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng tốt, lợi nhuận năm 2019 đạt 466 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch được Ngân hàng Công thương Việt Nam giao.

Trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh năm 2019, hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh năm 2019)

- Hoạt động huy động vốn đóng góp cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh: 49%, trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nhóm KH cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, có mức độ ổn định cao, lợi nhuận từ hoạt động chênh lệch mua bán vốn. Đây cũng là cơ cấu chung trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.

- Hoạt động cho vay đứng thứ hai trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên hoạt động cho vay DNVVN vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng dư nợ cho vay chỉ chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của chi nhánh. Do đặc thù Chi nhánh không nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội mà tại vùng xa trung tâm, do đó việc phát triển hoạt động cho vay còn gặp nhiều khó khăn, các khách hàng vay thường là cá nhân và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, do đó dư nợ vay là thấp so với các chi

nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khác trên địa bàn Hà Nội

Các hoạt động về thẻ, dịch vụ tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ cũng có những sự phát triển mạnh mẽ góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy mô số lượng thẻ và các chỉ tiêu về hiệu quả như: phí, số dư huy động, doanh số... từ các hoạt động này đều được nâng cao. Đặc biệt trong đó phí dịch vụ đạt khoảng 11% trong tổng mức lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2019. Phí dịch vụ của Chi nhánh thu được chủ yếu từ hoạt động tài trợ thương mại: phát hành bảo lãnh, mở L/C, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tư vấn khác.

2.1.4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng tại Chi nhánh

Theo Quyết định số 827/2020/QĐ-TGĐ-NHCT60 ngày 31/05/2020 về việc Ban hành Quy định phân khúc và quản lý chuyển đổi phân khúc Khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Quyết định số 3245/TGĐ-NHCT60 ngày 09/06/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thực hiện Quy định phân khúc, việc phân loại phân khúc khách hàng doanh nghiệp nói chung và KHDNVVN nói riêng được tuân theo 2 tiêu chí chính về: Tổng mức đầu tư hoặc Doanh thu thuần năm tiền kề/doanh thu theo kế hoạch và một số các tiêu chí khác.

- Phân loại và cắt ngưỡng theo tổng mức đầu tư:

Dự án đầu tư là là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trong khoảng thời gian xác định

Dự án đầu tư đặc thù là dự án mang mã ngành đặc thù là: Hoạt động thăm dò, khai thác dầu thu, khí đốt tự nhiên và các dịch vụ đi kèm; Kinh doanh BĐS; Sản xuất phân bón, hạt nhựa, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản khác; Sản xuất sắt, thép, tôn và dịch vụ đi kèm; Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, thiết bị y tế; Sản xuất xi măng; sản xuất, truyền tải và phân phối điện, năng lượng khác; Xây dựng cảng biển, cảng hàng không; Vận tải hàng không; Xây dựng, thi công lắp ráp công trình và các dịch vụ tư vấn đi kèm (Chủ yếu là công trình giao thông)Cụ thể:

Bảng 2.3. Phân khúc KHDN tại Vietinbank phân theo tổng mức đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w