Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 53 - 103)

- Nhân lực hiện có của Chi nhánh

Tổng số Cán bộ nhân viên trong Chi nhánh tính đến 31/12/2019 là 165 cán bộ và 100% Cán bộ nhân viên Chi nhánh được đào tạo qua các trường Đại học, cao đẳng, trung học của ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế quốc dân, ngoại thương...

Trong đó, diễn biến nhân lực của Chi nhánh trong giai đoạn 2017-2019:

Bảng 2.1 Nhân lực của Chi nhánh trong giai đoạn 2017-2019

Phân loại Cụ thể 2017 2018 2019 Trình độ Trên đại học 58 56 55 Đại học, cao đẳng 112 109 104 Trung cấp 6 6 6 Thâm niên Trên 5 năm 107 105 102 Từ 1 năm đến 5 năm 62 58 56 Dưới 1 năm 7 8 7

Cấp Bậc

Ban giám đốc 5 5 4

Cán bộ cấp quản lý 39 41 42

Nhân viên 132 125 119

Số lượng Cán bộ nhân viên 176 171 165

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD Vietinbank - chi nhánh Đông Ha Nội giai đoạn 2017-2019)

Trên cơ sở trình độ, cán bộ công nhân viên được bố trí sắp xếp phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc chuyên môn đúng quy trình nghiệp vụ.

2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2015-2019

Trong suốt quá trình từ lúc thành lập cho đến nay, Chi nhánh đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Doanh thu và lợi nhuận liên tục có mức tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh từ 2015-2019

(Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh Thu 2.713 2.748 2.018 2.664 2.703 Trong đó: + Huy động vốn 1.329 1.292 989 1.279 1.324 + Cho vay 841 879 605 852 838 + Phí dịch vụ 190 192 161 160 162 + Đầu tư 244 247 222 266 297 + Hoạt động khác 109 137 40 107 81 Chi phí 2.422 2.476 1.730 2.408 2.237 Lợi nhuận 291 273 288 257 466

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD Vietinbank - chi nhánh Đông Ha Nội giai đoạn 2015-2019)

doanh thu và về tỷ lệ chi phí trên doanh thu qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận chi nhánh qua các năm lại có xu hướng tăng thể hiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên trong năm 2018, lợi nhuận của chi nhánh bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng khoảng 90% lợi nhuận năm 2017. Nguyên nhân, do chất lượng tín dụng năm 2018 chưa tốt, chi nhánh phát sinh 5 tỷ động nợ nhóm 2 và 6 tỷ đồng nợ nhóm 3 trong đó có: khoản nợ nhóm 3 (6 tỷ đồng) của Công ty TNHH Thái Dương (Dư nợ: 3 tỷ đồng) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Dư nợ: 3 tỷ đồng). Đến năm 2019 cùng với việc mở rộng quy mô, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng tốt, lợi nhuận năm 2019 đạt 466 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch được Ngân hàng Công thương Việt Nam giao.

Trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh năm 2019, hoạt động huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh năm 2019)

- Hoạt động huy động vốn đóng góp cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh: 49%, trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nhóm KH cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, có mức độ ổn định cao, lợi nhuận từ hoạt động chênh lệch mua bán vốn. Đây cũng là cơ cấu chung trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.

- Hoạt động cho vay đứng thứ hai trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh. Tuy nhiên hoạt động cho vay DNVVN vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng dư nợ cho vay chỉ chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của chi nhánh. Do đặc thù Chi nhánh không nằm tại trung tâm thành phố Hà Nội mà tại vùng xa trung tâm, do đó việc phát triển hoạt động cho vay còn gặp nhiều khó khăn, các khách hàng vay thường là cá nhân và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, do đó dư nợ vay là thấp so với các chi

nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khác trên địa bàn Hà Nội

Các hoạt động về thẻ, dịch vụ tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ cũng có những sự phát triển mạnh mẽ góp vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy mô số lượng thẻ và các chỉ tiêu về hiệu quả như: phí, số dư huy động, doanh số... từ các hoạt động này đều được nâng cao. Đặc biệt trong đó phí dịch vụ đạt khoảng 11% trong tổng mức lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2019. Phí dịch vụ của Chi nhánh thu được chủ yếu từ hoạt động tài trợ thương mại: phát hành bảo lãnh, mở L/C, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tư vấn khác.

2.1.4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng tại Chi nhánh

Theo Quyết định số 827/2020/QĐ-TGĐ-NHCT60 ngày 31/05/2020 về việc Ban hành Quy định phân khúc và quản lý chuyển đổi phân khúc Khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Quyết định số 3245/TGĐ-NHCT60 ngày 09/06/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thực hiện Quy định phân khúc, việc phân loại phân khúc khách hàng doanh nghiệp nói chung và KHDNVVN nói riêng được tuân theo 2 tiêu chí chính về: Tổng mức đầu tư hoặc Doanh thu thuần năm tiền kề/doanh thu theo kế hoạch và một số các tiêu chí khác.

- Phân loại và cắt ngưỡng theo tổng mức đầu tư:

Dự án đầu tư là là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trong khoảng thời gian xác định

Dự án đầu tư đặc thù là dự án mang mã ngành đặc thù là: Hoạt động thăm dò, khai thác dầu thu, khí đốt tự nhiên và các dịch vụ đi kèm; Kinh doanh BĐS; Sản xuất phân bón, hạt nhựa, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản khác; Sản xuất sắt, thép, tôn và dịch vụ đi kèm; Sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, thiết bị y tế; Sản xuất xi măng; sản xuất, truyền tải và phân phối điện, năng lượng khác; Xây dựng cảng biển, cảng hàng không; Vận tải hàng không; Xây dựng, thi công lắp ráp công trình và các dịch vụ tư vấn đi kèm (Chủ yếu là công trình giao thông)Cụ thể:

Bảng 2.3. Phân khúc KHDN tại Vietinbank phân theo tổng mức đầu tư

(Đơn vị: tỷ đồng)

Phân khúc Tiểu phân khúc Tổng mức đầu tư

KHDN Vừa và nhỏ

KHDN nhiều tiền mặt

Phân khúc theo Loại hình KH/Nhóm Loại hình KH, không phụ thuộc vào giá trị các tiêu chí phân khúc, gồm:

- Pháp nhân phi thương mại

- Các Quỹ thuộc đối tượng quản lý của Khối KHDN

KHDN FDI VVN < 1.000 < 500

KHDN vừa 500 - < 1.000 200 - < 500

KHDN nhỏ 200 - < 500 100 - < 200

KHDN Vi mô 10 - < 200 10 - < 100

- Phân loại và cắt ngưỡng theo doanh thu thuần:

Doanh thu thuần: là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được xác định bẳng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giám giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại. Cụ thể;

Bảng 2.4. Phân khúc KHDN tại Vietinbank phân theo doanh thu thuần

(Đơn vị: tỷ đồng)

Phân khúc Tiểu phân khúc Doanh thu thuần

KHDN Vừa và nhỏ

KHDN nhiều tiền mặt

Phân khúc theo Loại hình KH/Nhóm Loại hình KH, không phụ thuộc vào giá trị các tiêu chí phân khúc, gồm:

- Pháp nhân phi thương mại

- Các Quỹ thuộc đối tượng quản lý của Khối KHDN

KHDN FDI VVN < 500

KHDN vừa 200 - < 500

KHDN nhỏ 60 - < 200

KHDN Vi mô 20 - < 60

(Nguồn: Quyết định số 3245/TGĐ-NHCT60 ngay 09/06/2020)

2.2.Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh giai đoạn 2015-2019

2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình cho vay của Chi nhánh được thực hiện đúng theo quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Công văn số 551/2017/QĐ-TGĐ- NHCT35 ngày 09/03/2017, về việc Quy định quy trình cấp và quản lý giới hạn tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp và định chế phi tài chínhgồm 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm: thẩm định, giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ vay.

Cụ thể:

Bước 4 Bước 3

Bước 2 Bước 1

Khách hàng Cán bộ QHKH Người thẩm định Cấp thẩm quyền

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

(Nguồn: Quyết định số 551/2017/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngay 09/03/2017)

Bước 1: Thẩm định

Thứ nhất, tiếp thị và nhận hồ sơ khách hàng:

Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ và nhu cầu cấp tín dụng của NHCT từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, Cán bộ QHKH tư vấn các sản phẩm dịch vụ phù hợp và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, Trả nợ gốc & lãi Cung cấp chứng từ sử dụng vốn vay vay Hồ sơ giải ngân Hồ sơ vay vốn Nhận hồ sơ tài sản Cung cấp hồ sơ Chưa đủ hồ sơ và

điều kiện Chưa đủ

hồ sơ và điều kiện Cung cấp hồ sơ Chưa đủ hồ sơ và điều kiện Cung cấp hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thu nợ chuyển nợ quá hạn Tiếp nhận hồ sơ và Giải ngân Kiểm tra sử dụng vốn vay Đủ hồ sơ và điều kiện

Trả lại hồ sơ tài sản Thẩm định Lập hồ sơ vay vốn Bổ sung, làm rõ Bổ sung, làm rõ Thẩm định hồ sơ vay Đồng ý Không cho vay

Trình ký thẩm định Hợp đồng cho vay Đồng ý Đồng ý ký kết hợp đồng cho vay và trả khách hàng hợp đồng cho vay

Bao gồm danh mục các hồ sơ:

- Hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định của pháp luật và của NHCT

- Giấy đề nghị cấp giới hạn tín dụng: Đề nghị vay vốnhạn mức/từng lần; - Hồ sơ sử dụng sản phẩm dịch vụ khác sản phẩm tín dụng.

- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính các năm tại thời điểm liền kề thời điểm dề nghị cấp giới hạn tín dụng, các hợp đồng kinh tế/hồ sơ dự án, các hồ sơ tài chính khác.

- Hồ sơ phương án/dự án vay vốn - Hồ sơ tài sản bảo đảm

Trong việc mở rộng cho vay, bước tiếp thị khách hàng/bước tư vấn tăng thêm hoạt động cho vay khách hàng đóng vai trò rất quan trọng, khi Ngân hàng chủ động tiếp cận, tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đem lại cho khách hàng một giải pháp tài chính hiệu quả, đa số các doanh nghiệp sẽ có thiện chí, khả năng hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng là rất cao.

Thứ hai, thẩm định cho vay

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ QHKH sẽ tiến hành thẩm định trên các khía cạnh chính:

- Đánh giá chung về khách hàng;

- Về tình hình tài chính của khách hàng;

- Chấm điểm tín dụng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHCT;

- Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cho vay phù hợp;

- Đánh giá về tài sản bảo đảm;

- Đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Cán bộ QHKH lập tờ trình cán bộ QHKH khác thẩm định trong trường hợp cấp giới hạn tín dụng thuộc thẩm quyền trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịchvà trình trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịchtrong trường hợp vượt thẩm quyền trưởng/phó phòng khách hàng/ Phòng giao dịch

Người thẩm định kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định: hoặc là đồng ý/không đồng ý với các nội dung nêu tại báo cáo, hoặc là đề nghị CB QHKH

làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung.

Sau khi nhất trí với báo cáo thẩm định, người thẩm định ký ghi rõ họ tên và trình cấp có thẩm quyền ký quyết định tờ trình thẩm định

Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp; khảo sát thực tế và các nguồn khác như từ trung tâm thông tin, từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các nguồn khác…

Thứ ba, quyết định cho vay

Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn do CB QHKH trình, Cấp có thẩm quyền kiểm tra lại thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định và ghi rõ trên Tờ trình thẩm định: đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổ sung/kiểm tra lại thông tin.

Trong trường hợp đồng ý cho vay thì CB QHKH phải dự thảo và trình cấp trên Hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiện các điều kiện để chấp nhận cho vay (nếu có). Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về thông tin các bên, điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thoả thuận.

Nếu từ chối cho vay, QHKH thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay và gửi trả lại khách hàng toàn bộ hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư và công văn từ chối trong thời gian sớm nhất.

Trong trường hợp bổ sung/làm rõ, kiểm tra lại thông tin thì CB QHKH phải tìm hiểu các thông tin theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng đồng thời lập tờ trình báo cáo bổ sung.

Bước 2: Giải ngân

Khi khách hàng yêu cầu giải ngân, tuỳ từng mục đích sử dụng vốn vay như đã thoả thuận tại Hợp đồng tín dụng, CB QHKH hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục giải ngân như lập giấy uỷ nhiệm chi, lập các giấy nhận nợtheo mẫu, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay…

Thứ hai, xét duyệt giải ngân

Trên cơ sở các chứng từ giải ngân do khách hàng xuất trình, CB QHKH thực hiện việc kiểm tra các căn cứ và hiệu lực của thời hạn giải ngân, tính hợp pháp của người đại diện bên vay kí, nội dung cam kết, sự phù hợp giữa thời hạn, lãi suất với thoả thuận trong hợp đồng tín dụng…, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản giải ngân

Thứ ba, thực hiện giải ngân

CB QHKH chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện chuyển tiền giải ngân theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi giải ngân, CB QHKH phải kiểm tra số liệu trên hệ thống có khớp đúng với hồ sơ giải ngân hay không; cập nhật số liệu vào bảng theo dõi thực hiện hợp đồng tín dụng; tập hợp các chứng từ, hoá đơn, bản sao sổ phụ, phiếu chuyển khoản kế toán và các giấy tờ liên quan khác để lưu giữ trong hồ sơ vay vốn.

Bước 3: Kiểm tra sử dụng vốn vay

Kết quả kiểm tra khẳng định được ít nhất những nội dung sau: Khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích không, giá trị tài sản hình thành bằng vốn vay không ít hơn số tiền giải ngân, phù hợp với cam kết trên hợp đồng tín dụng. Quy trình thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 53 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w