Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 27 - 53)

Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn/ tổng doanh thu Số lao động Tổng nguồn vốn/ tổng doanh thu Số lao động Tổng nguồn vốn/ tổng doanh thu Số lao động I. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Doanh thu 3 tỷ đồng trở xuống/ Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ 10 người trở xuống Doanh thu từ 3 tỷ đến 50 tỷ/ Tổng nguồn vốn từ 3 tỷ đến 20 tỷ từ trên 10 người đến 100 người Doanh thu từ 50 tỷ đến 200 tỷ/ Tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ từ trên 100 người đến 200 người II. Công nghiệp và xây dựng Doanh thu 3 tỷ đồng trở xuống/ Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ 10 người trở xuống

Doanh thu không quá 50 tỷ/ Tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ từ trên 10 người đến 100 người Doanh thu từ 50 tỷ đến 200 tỷ/ Tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ từ trên 100 người đến 200 người III. Thương mại và dịch vụ Doanh thu 10 tỷ đồng trở xuống/ Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ 10 người trở xuống Doanh thu từ 3 tỷ đến 100 tỷ/ Tổng nguồn vốn từ 3 tỷ đến 50 tỷ từ trên 10 người đến 50 người Doanh thu từ 100 tỷ đến 300 tỷ/ Tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đến 100 tỷ từ trên 10 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngay 11/03/2018)

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nắm giữ những vai trò ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung các DNVVN có một số vai trò như sau:

Thứ nhất, DNVVN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp vừa và thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể doanh nghiệp tại quốc gia. Vì thế, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc phân khúc này vào tổng sản lượng quốc gia, tổng thuế phải nộp và tạo việc làm là rất đáng kể.

Thứ hai, DNVVN giúp giữ vai trò ổn định trong phát triển kinh tế: các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhà thầu phụ cho những doanh nghiệp lớn. Với sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ được ví là phanh giảm sốc cho nền kinh tế.

Thứ ba, DNVVN làm cho nền kinh tế năng động hơn: vì doanh nghiệp vừa và nhỏthường là các doanh nghiệp mới hoạt động, có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động của minh, tiếp cận nhiều phương pháp và thiết bị có công nghệ mới, hiện đại (xét về mặt lý thuyết).

Thứ tư, DNVVN tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNVVN vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, là cấu thành quan trọng của rất nhiều các sản phẩm thiết yếu cho thị trường tiêu thụ quốc gia.

Thứ năm, DNVVN là trụ cột của kinh tế địa phương: doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở Thành phố lớn, ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là tổ chức đóng góp quan trọng và lớn vào thu ngân sách nhà nước, vào sản lượng sản xuất và tạo công ăn việc làm với số lượng tương đối lớn ở các địa phương của một quốc gia.

1.2.1.2. Khái niệm cho vay doanh nghiệp vừa va nhỏ của ngân hang thương mại

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tính chất thời vụ của công nợ các khoản thu – chi cũng như dòng tiền của doanh nhiệp, nên các DNVVN thường xuyên xuất hiện hiện tượng “thiếu vốn tạm thời”. Mặt khác, do kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong khi nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp luôn hạn hẹp và cần nguồn vốn bổ sung như vay từ phía các ngân hàng thương mại.

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, cho vay DNVVN của NHTM là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và cần thiết. Ngân hàng giao cho DNVVN một khoản tiển để sử dụng vào mục đích được hợp phápvà thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

1.2.1.3. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa va nhỏ của ngân hang thương mại

Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của DNVVN như quy mô vốn thấp và tài sản ít; doanh thu tăng trưởng không nhanh; báo cáo tài chính chưa rõ ràng, minh bạch; trình độ tay nghề của nhân viên cũng như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn thấp,... Do đó hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại thường có đặc điểm sau:

- Về giới hạn cho vay: tương đối thấp nếu tính bình quân trên một DNVVN. Mặc dù doanh thu của các DNVVN được trải rộng từ 3 tỷ đến 300 tỷ tuy nhiên khối lượng các doanh nghiệp có doanh thu lớn (từ 100 tỷ trở lên) là tương đối thấp so với tổng số các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN tham gia vay vốn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp có mức doanh thu từ 100 tỷ trở xuống. Đối với các doanh nghiệp này tổng mức chi phí là thấp hơn nhiều so với các DNVVN có quy mô lớn và các Doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp thương mại các hàng hóa đơn giản do đó vòng quay vốn lưu động tương đối lớn. Trong đó, Giới hạn cho vay bằng nhu cầu vốn chia cho vòng quay. Nhu cầu vốn thấp, vòng quay lớn dẫn đến giới hạn cho vay là thấp và tính trung bình trên một DNVVN là thấp

- Về thời hạn cho vay: Chủ yếu là cho vay ngắn hạn với thời gian ngắn. Các DNVVN chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại do đó nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị là thấp (nhiều doanh nghiệp không có tài sản cố định và không có nhu cầu đầu tư tài sản cố định), Do đó thời hạn cho vay DNVVN là để phục vụ hoạt động kinh doanh do đó thời gian là ngắn

- Về biện pháp bảo đảm: Hầu hết các DNVVN khi vay vốn ngân hàng đều phải có tài sản bảo đảm. Do các DNVVN chủ yếu là các đơn vị thương mại chưa có nhiều uy tín trên thị trường, với đặc điểm quy mô còn bé, các loại Báo cáo tài chính chưa thống nhất và minh bạch, do đó việc thẩm định chính xác các DNVVN này là thương đối khó khăn. Do đó các NHTM đều đặt ra quy định cho vay đảm bảo đầy đủ bằng tài sản bảo đảm đối với DNVVN để giảm thiểu rủi ro tín dụng

kinh doanh. Các DNVVN chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Đối với các doanh nghiệp sản xuất mục đích cho vay thường là nhập nguyên vật liệu để sản xuất. Do đó mục đích vay vốn của DNVVN chủ yếu là cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Về lãi suất: So với nhóm doanh nghiệp lớn, thì mức ưu đãi lãi suất của DNVVN thấp hơn. Lãi suất được tính theo mức rủi ro và kỳ vọng thu được lợi nhuận từ hoạt động cho vay của NHTM. Đối với cho vay DNVVN và cho vay doanh nghiệp lớn thì cho vay DNVVN là có mức rủi ro cao hơn do: quy mô nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả, mặc dù trình độ quản lý còn hạn chế nhưng ngành nghề sản xuất kinh doanh đơn giản và chủ yếu là các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, Cho vay chủ yếu là bảo đảm đầy đủ bằng tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm phần lớn bằng bằng tài sản bảo đảm . Do đó lãi suất cho vayDNVVN mức lãi suất thấp hơn hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn

Với những đặc điểm cho vay DNVVN tại NHTM trên nên cho vay doanh nghiệp vừa cũng tiềm ẩn những rủi ro sau:

- Tình trạng thông tin chưa minh bạch và không rõ ràng làm cho NHTM không nắm được một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác các dấu hiệu rủi ro của DNVVN, dẫn đến khả năng bị mất vốn của ngân hàng khi quyết định cho vay.Các thông tin chưa đầy đủ tồn tại từ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, quy trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính tại các năm do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các DNVVN còn thấp

- Các DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ thường kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết chồng chéo nhau trong hình thức sở hữu và quản lý doanh nghiệp nên NHTM thường khó phát hiện được những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi giải ngân.

- Khả năng tự chủ về tài chính của DNVVN là còn yếu, do vốn tự chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản và mất cân đối nguồn vốn do hoạt động tự tài trợ thấp, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của NHCT sẽ gặp khó khăn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN thường phụ thuộc vào một số ít các đối tác đầu vào và lớn, thân thiết; Do đó khi những đối tác này gặp khó khăn thì DNVVN cũng gặp khó khăn theo phản ứng dây chuyền, từ đó gây rủi ro cho ngân hàng.

- Khả năng quản lý tài chính, quản trị nhân lực,... yếu kém cũng là một đặc điểm của DNVVN, đặc biệt là việc quản lý dòng tiền đảm bảo tính thanh khoản cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh các rủi ro trong việc thu hồi nợ vay đúng hạn của ngân hàng.

1.2.2. Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của DNVVN, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cũng rất đa dạng, phong phú và linh hoạt; với nhiều hình thức cho vay khác nhau. Việc áp dụng các loại hình thức cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn vay nhằm quản lý vốn vay có hiệu quả, phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.

Để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả vốn tín dụng, cần thiết phải phân loại các hình thức cho vay.Phân loại hình thức cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu chí nhất định. Nếu việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học sẽ là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Có nhiều tiêu chí phân loại hình thức cho vay đối với DNVVN, theo thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 30 tháng 12 năm 2016, các NHTM phân loại cho vay theo các tiêu thức sau đây:

a. Phân loại theo thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hoặc giấy nhận nợ giữa NHTM và khác hàng. Do đó, có thể phân chia các hình thức vay theo thời hạn cho vay như sau

- Cho vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn cho vay tối đa không quá 12 tháng. Khoản vay này thường áp dụng đối với nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi tiêu tức thời của doanh nghiệp như chi trả các chi phí hoạt động, trả lương công nhân viên,...

- Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay mà khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng và tối đa không quá 60 tháng. Khoản vay này thường áp dụng đối với nhu cầu vốn để đầu tư tài sản cố định: máy móc, thiết bị, cơ sở sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ...

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Khoản vay này thường áp dụng đối với nhu cầu vốn để đầu tư tài sản cố định, máy móc, thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng các dự án mới có quy mô lớn, thời gian khấu hao dài...

b. Theo mục đích cho vay

Mục đích vay của DNVVN tương đối rộng. Các mục đích cho vay phổ biến là bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay thực hiện các dự án đầu tư.

- Cho vay bổ sung vốn lưu động: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn cũng như nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. DNVVN phát sinh nhu cầu vốn vay để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt của mình và khi xác định thời hạn cho vay ngân hàng sẽ căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay.

- Cho vay theo dự án đầu tư: là hình thức tài trợ vốn của ngân hàng cho các DNVVN thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất hay mở rộng quy mô sản xuất của Doanh nghiệp.

c. Theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: áp dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, có tính chất đột xuất, không đủ điều kiện cấp hạn mức tín dụng. Cho vay từng lần có đặc điểm sau:

+ Vốn tín dụng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay một quy trình nhất định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển của đơn vị.

+ Về phía ngân hàng, việc cho vay và thu nợ được xử lý theo từng món vay.

+ Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn bắt buộc bên vay cung cấp phương án/kế hoạch vay vốn kèm theo các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá khách hàng, đánh giá từng phương án/kế hoạch vay vốn cụ thể để quyết định ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời

hạn cho vay, lãi suất và biện phảp bảo đảm. Mỗi món vay được tách thành những hồ sơ khác nhau.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là cho vay theo hình thức Ngân hàng cấp cho Bên vay hạn mức theo số dư nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng cam kết sẽ thực hiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm sau:

+ Vốn tín dụng tham gia toàn bộ vào vòng quay vốn của doanh nghiệp, từ khâu dự trữ đến khâu sản xuất và lưu thông.

+ Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ tại mọi thời điểm không vượt quá hạn mức tín dụng.

+ Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ cần cung cấp các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo những nội dung trong hợp đồng cho vay hạn mức đã ký kết.

- Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án giao thông, công trình xây dựng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là việc ngân hàng cho vay chấp nhận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức cho vay để thanh toán tiển mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán linh hoạt, hiện đại trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 27 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w